Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 11, 2020

Rối nước 300 năm ở làng Đào Thục

Múa rối nước Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) có từ 300 năm nay. Ông tổ của nghề là cụ Nguyễn Đăng Vinh (tự Phúc Khiêm - Đào tướng công) đỗ tiến sĩ và làm quan Tổng nội giám. 

Nghệ nhân Ngô Minh Phong tận tâm truyền nghề cho thế hệ trẻ nhất của làng rối nước Đào Thục

30 thg 10, 2020

Xím Vàng mùa táo mèo chín rộ

Cũng giống như chè shan tuyết ở xã Tà Xùa, nổi tiếng bởi hương vị đậm đà và hương thơm đặc trưng nơi non cao, khí hậu lạnh, quả Sơn Tra ở Xím Vàng cũng được coi là nông sản ngon nhất ở huyện Bắc Yên (Sơn La). Ai lên Xím Vàng mùa quả chín đều không quên mua một vài cân táo mèo làm nguyên liệu, tự tay ngâm cho mình bình rượu táo, thức uống thơm dịu, càng uống càng ngọt càng say. 

Chỉ cách trung tâm huyện 32km, Xím Vàng là xã vùng cao của huyện Bắc Yên, nơi có địa hình đồi núi chia cắt phức tạp với 100% bà con dân tộc Mông sinh sống. Xím Vàng cũng như các xã vùng cao khác ở huyện Bắc Yên, quanh năm có sương mù bao phủ, thời tiết khắc nghiệt nên cây táo mèo được coi là cây ăn quả chủ lực, xóa nghèo bền vững cho đồng bào. Đó là lý do mà cây táo mèo dường như là một phần của vùng đất này khi rất nhiều gia đình trồng táo ở ngay trong vườn, trước cửa nhà... Đây cũng là nơi được coi là một trong những xã có diện tích trồng táo mèo lớn nhất huyện Bắc Yên.

Vẻ đẹp của Làng Hoa Kiểng Cái Mơn – Chợ Lách – Bến Tre

Làng hoa kiểng Cái Mơn không chỉ là địa điểm du lịch Bến Tre lý tưởng cho khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của muôn hoa khoe sắc cứ mỗi độ xuân về, mà còn tìm hiểu được thêm kỹ thuật chăm bón hoa của người dân địa phương. Họ là những nông dân, nghệ nhân với bàn tay khéo léo, cần mẫn đã làm ra những sản phẩm hoa kiểng độc đáo để làm đẹp cho mùa xuân, làm đẹp cho đời. 

Những người nông dân tất bật thu hoạch hoa 

Huyện Chợ Lách là vùng đất mang nặng phù sa, thời tiết mát mẻ, sông nước êm đềm, rất thích hợp với mô hình trồng hoa kiểng. Trong đó, Làng hoa Cái Mơn là tên gọi chung cho các xã tập trung trồng nhiều hoa như: Vĩnh Thành, Long Thới, Phú Sơn…Đây là một trong hai vựa hoa lớn nhất cùng với làng hoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp chuyên cung cấp hoa tết trong vùng và các tỉnh lân cận. 

12 thg 10, 2020

Mộc mạc làng nghề dệt choàng giữa đất sen hồng

Từ bao đời nay, hình ảnh những cô bác nông dân mặc áo bà ba, đầu đội khăn rằn trở nên quen thuộc trên những cánh đồng mênh mông thẳng cánh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là sản phẩm làng nghề truyền thống của chính quê hương Đồng Tháp Mười - làng nghề dệt choàng Long Khánh, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 

Trăm năm nghề dệt choàng 

Mảnh đất trù phú Đồng Tháp cũng được xếp vào vùng đất trăm nghề của Nam Bộ, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng với tuổi đời cả trăm năm như làng nghề dệt chiếu Định Yên, làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài, nghề làm bột, trồng hoa kiểng Sa Đéc, làm nem Lai Vung hay nghề dệt choàng Long Khánh... Các nghệ nhân dệt choàng Long Khánh tự hào vì quê hương mình là một trong những làng nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh, với những chiếc khăn rằn giản dị đã gắn bó với cuộc sống của những người nông dân thôn quê bao đời. 

7 thg 10, 2020

Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng ở Hà Tĩnh

Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng, vợ chồng ông Trần Xuân Liên và bà Nguyễn Thị Quy ở thôn Ái Quốc, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là hộ duy nhất trong xã còn quyết tâm giữ nghề truyền thống này...

Ông Trần Xuân Liên (SN 1955), thường được mọi người trong thôn Ái Quốc gọi là “ông kiềng giang”, bởi đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề đan kiềng. Thôn Ái Quốc trước đây có tên là làng kiềng Triều Thượng, nghề đã có từ hàng trăm năm nay và đã nuôi lớn bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm, phần vì sự xuất hiện của những sản phẩm công nghiệp giá cạnh tranh, phần vì tính chất đặc thù đòi hỏi sự tỉ mẩn cao nên nghề đan kiềng bị mai một...

21 thg 9, 2020

Mùa thu hoạch bòn bon 'ăn hoài mệt nghỉ' ở xứ Quảng

Mỗi năm, bòn bon ra trái từ tháng 4 âm lịch. Đến tháng 8 âm lịch thì trái chín, bà con Cơ Tu bắt đầu thu hoạch trước khi mùa mưa đến. Cây bòn bon khó trồng, chịu mát nên chỉ nằm gần các khe suối và năng suất phụ thuộc nhiều vào thời tiết. 

Người dân Cơ Tu leo lên cây để hái bòn bon

Mùa thu tháng 9 ở huyện Đông Giang (một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam) thấp thoáng những chiếc gùi đi khắp các cánh rừng già trên rẻo cao. Đó là mùa thu hoạch bòn bon của người Cơ Tu ở đây.

19 thg 9, 2020

Làng trải lừng danh xứ Huế

Nằm biệt lập với thành phố, cách một con sông Phổ Lợi Hà, một bên là vùng thấp trũng Rú Chá tiếp giáp biển Đông, làng cổ Dương Nổ vẫn còn là một ẩn số với nhiều người Huế và du khách. 

Làng lúa làng “trải”

Làng Dương Nổ (thuộc xã Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) nằm về hướng Đông, cách trung tâm thành phố 6 km. Dương Nổ là một làng cổ hơn 500 năm tuổi, gốc tích do di dân từ Thanh Hóa vào. Làng gồm có 7 họ: Nguyễn, Trần, Đoàn, Lê, Võ, Huỳnh, Dương; trong đó vị khai canh, khai khẩn là võ tướng Nguyễn Đức Xuyên, được vua Gia Long phong làm Khoái Châu Quận Công, trong vùng thường gọi là Khoái Công; tên ông được đặt cho một con đường lớn ở trung tâm huyện lỵ Phú Vang. 

Đua trải đường trường đòi hỏi các vận động viên phải có sức khỏe dẻo dai . 

10 thg 9, 2020

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Ở miền Tây Thanh Hóa, những người phụ nữ Thái vẫn lưu giữ những bí kíp gia truyền về cách siêu rượu men lá.

15 tuổi, chị Ngân Thị Quyến (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đã biết cách siêu men lá. Bởi lẽ, theo văn hóa của địa phương, ngoài khua luống, nhảy điệu xòe Thái thì những người con gái vùng cao nơi đây khi lớn lên đều phải biết cách siêu rượu men lá, một thứ đặc sản gắn liền với cuộc sống của người đồng bào dân tộc Thái.

6 thg 9, 2020

Nghề dệt thổ cẩm ở miền Tây xứ Thanh

Khi thóc lúa trên nương đã vào kho, tranh thủ lúc nông nhàn, những người phụ nữ Mường ở miền Tây Thanh Hóa lại tay se sợi, ngồi tỉ tê bên khung dệt để “thổi hồn” cho nghề thổ cẩm.

Chiềng Khạt – một bản người dân tộc Mường ở xã Đồng Lương (huyện Lang Chánh). Trải qua nhiều thế hệ, nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp mang bản sắc văn hóa vùng dân tộc thiểu số qua nghề dệt thổ cẩm. Ở đó, những nữ nghệ nhân vẫn ngày đêm se sợi, dệt ra những chiếc khăn choàng, những bộ váy bản địa và nhiều sản phẩm kết tinh giữa tình yêu và tâm huyết của nghề.

30 thg 8, 2020

'Giữ lửa' cho xứ gò thùng Kim Bích

Nghề gò thiếc Kim Bích xuất hiện ở KP.2, P.Hố Nai (TP.Biên Hòa) từ những năm 1970. Từ “xứ” gò thùng ban đầu ở khu vực giáo xứ Kim Bích với hơn chục hộ, giờ đã có cả trăm hộ đang sống với nghề. Từng có thời làng nghề này gần như bị mai một, nhưng hiện nay sản phẩm thiếc gò “made in Kim Bich” không chỉ được đưa đi nhiều nơi mà còn xuất khẩu ra nước ngoài...

Ông Triệu Bá Đón (ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) nhận sửa hàng cho khách. Ảnh: P.Liễu 

“Giữ lửa” nghề, nhiều thế hệ thợ gò cả đời lăn lộn, tìm tòi, học hỏi để đưa nghề gò hàn truyền thống ngày một phát triển, mặc cho những vết sẹo do bị thiếc cắt, cứa trên đôi tay họ mỗi ngày một dày hơn.

25 thg 8, 2020

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình)

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình) hình thành hơn 500 năm trước. Hiện, mộ đá, tượng thờ và các sản phẩm từ đá được đặt la liệt hai bên đường vào làng. 

Làng đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 8km, được hình thành cách đây 500 năm. Ông tổ nghề đá của làng là Hoàng Sùng, người làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân lập nghiệp và truyền nghề lại cho con cháu. Ban đầu thợ chế tác đá làm các sản phẩm đơn giản phục vụ mùa màng như cối giã, cối xay, con lăn trục lúa… Lâu dần, sản phẩm của các nghệ nhân đa dạng và hiện đại hơn.

12 thg 8, 2020

Tìm hiểu nghề muối ba khía ở Cà Mau

Nghề muối ba khía của người dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được hình thành từ rất lâu. Ở vùng đất Ngọc Hiển, phù sa, dinh dưỡng trong đất dồi dào, tạo điều kiện cho cây mắm, cây đước phát triển, chính vì vậy ba khía tươi luôn dồi dào và có quanh năm. Để dự trữ được lâu, người dân đã sáng tạo nên nghề muối ba khía dùng làm thức ăn cho những chuyến đi rừng, đánh bắt trên biển… Rồi dần dần, ba khía muối được nhiều người biết đến và phát triển cho đến hôm nay. Hiện nghề muối ba khía đã trở thành nghề truyền thống và món ba khía muối trở thành đặc sản Cà Mau vang danh khắp nơi.

Rừng ngập mặn nơi sinh sống cùa con ba khía

Thăm làng nghề cá khoai khô Cái Đôi Vàm – Cà Mau

Cá khoai Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau là sản vật thiên nhiên ban tặng, qua bàn tay lao động của người dân đã trở thành thương hiệu riêng với hương vị thơm ngon đặc trưng.


Theo những người cao niên trong vùng, nghề này ở đây đã có từ lâu đời. Do ở đây gần cửa biển nên khi hộ dân đánh bắt, ngoài bán sản phẩm tươi, họ còn làm khô dự trữ lại để bán tăng thu nhập. Xuất phát từ việc kinh doanh mặt hàng cá khô có lợi nhuận, từ đó người dân ở trong vùng phát triển từ mô hình nhỏ đến nay đã có nhiều cơ sở lớn. Từ tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh, nay họ đã vươn xa ra ngoài tỉnh, thậm chí là xuất khẩu.

8 thg 8, 2020

Đậm đà nước mắm Vạn Phần

Đối với người dân làng nghề nước mắm Vạn Phần (huyện Diễn Châu – Nghệ An), nước mắm không chỉ là một thứ gia vị mà đã trở thành sản phẩm lưu giữ “hồn cốt” của quê hương. Và phát huy nghề làm nước mắm truyền thống của quê mình cũng chính là góp phần bảo tồn nét văn hóa, sự tinh tế của xứ Nghệ.

Không ai rõ nghề làm nước mắm xuất hiện tại đất Vạn Phần xưa tự bao giờ, chỉ biết rằng, làng nghề làm nước mắm có truyền thống nổi tiếng từ vài thế kỉ trước. Những tổ nghề từ xa xưa đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ biển cả, kết hợp với phương pháp ủ chượp truyền thống để cho ra loại nước mắm thơm ngon. Dần dần, làm nước mắm trở thành nghề truyền thống của địa phương theo hình thức cha truyền con nối. Sản phẩm của làng nghề đã từng có vinh dự là đặc sản “Tiến Vua”.

Nước mắm Vạn Phần càng để lâu càng ngon, màu trong, vàng sậm, sánh đặc. 

5 thg 8, 2020

Làng nghề Trường Sơn - nơi lưu giữ bản sắc Việt


7 năm trước, tôi đã tìm đến nơi này và thật sự ngạc nhiên trước một rừng hoa mai trong phố, được chủ nhân chăm sóc và mở cửa cho khách tham quan. Khi ấy, mọi người quen với tên gọi “Vườn mai Trường Sơn” và từ đó nao nức đợi vào những ngày cuối năm, vườn mai (số 8 Trường Sơn, Nha Trang) mở cửa để tìm tới dạo chơi, ngắm nhìn và tận hưởng. Với tổng diện tích rộng gần 20.000 m2, nơi đây đã trở thành một vườn hoa đa sắc trong phố với biết bao giống hoa được gây trồng, rực rỡ cả một góc trời, từ những gốc hoa mai quý cho đến hoa hướng dương, hoa hồng, hoàng yến… 

4 thg 8, 2020

Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ

Xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi có tới cả bảy làng làm nghề khảm trai đang thu hút rất đông lao động địa phương cũng như các vùng lân cận tham gia sản xuất. Từ đôi bàn tay cần mẫn tài hoa, mỗi năm nghề khảm trai Chuyên Mỹ xuất ra thị trường hàng triệu sản phẩm lớn nhỏ tinh xảo, đa dạng từ sập gụ, tủ, bàn ghế, khảm trai, hoành phi câu đối, tranh sơn mài...

Nằm ven sông Hồng, xã Chuyên Mỹ với hàng loạt các làng nghề khảm trai liền kề nhau san sát như Chuôn Thượng, Chuôn Trung, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ... gần đây thu hút rất đông lao động địa phương tham gia vào các cơ sở sản xuất. 


Người nghệ nhân già đang miệt mài sáng tạo bên bức tranh khảm trai của mình. 

29 thg 7, 2020

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời'

Thốt nốt là loại cây đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Thật thú vị khi chứng kiến nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' để cho ra loại đường thốt nốt thơm phức, vàng óng. 

Đường thốt nốt An Giang vẫn được nấu thủ công nên hấp dẫn du khách 

Do đặc thù địa hình thổ nhưỡng, ở An Giang chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên cây thốt nốt sinh sôi phát triển tốt. Tất cả các bộ phận của cây thốt nốt đều được tận dụng từ thân, cho đến lá, hoa, quả để phục vụ cho đời sống hằng ngày. 

28 thg 7, 2020

Nghề gác kèo ong Rừng U Minh Hạ – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề gác kèo ong của người dân ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo các bậc cao niên trong nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX.

Người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ nghệ nhân lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong.

Vào tháng 11 – 12 hằng năm, khi rừng U Minh hoa tràm nở rộ, các loài ong bay về chọn những nhánh tràm nằm xiên để đóng tổ. Biết quy luật này, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà, từ đó họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong, và nghề gác kèo ong ra đời như vậy.


23 thg 7, 2020

Tinh hoa gốm Chăm

Những bức phù điêu, họa tiết trang trí, tượng vũ nữ apsara... bằng gốm được trang trí trong những đền đài rêu phong, cổ của người Chăm ở vùng Nam Trung Bộ vẫn tồn tại hơn 1000 năm nay; những điệu múa cổ xưa như múa lu, múa đội nước... cũng được các vũ nữ sử dụng gốm làm đạo cụ mô phỏng lại những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm đang thu hút du khách gần xa. Có thể nói, gốm không chỉ là dụng cụ phục vụ đời sống mà nó còn được ví như “vật trung gian” để người Chăm giao tiếp với thế giới thần linh. Từ những thông tin trên đã thu hút chúng tôi về với làng gốm cổ Bàu Trúc ở Ninh Thuận để khám phá tinh hoa nghề làm gốm của người Chăm. 

Độc đáo Gốm Bàu Trúc 


Chúng tôi về Ninh Thuận, vùng đất khô hạn nhất Việt Nam giữa những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nhiều hoạt động kinh tế, du lịch bị đình trệ do dịch COVID -19 và hạn hán nhưng tại làng gốm cổ Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn nhộn nhịp các hoạt động sản xuất. Tại các gia đình, các nghệ nhân vẫn cần cù nặn và các lò nung vẫn đỏ lửa để cho ra lò những mẻ gốm mới.


Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay. Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc có khoảng 500 hộ dân thì có đến hơn 90% trong số đó vẫn làm nghề gốm.

18 thg 7, 2020

Làng rèn ở Hà Tĩnh “rực lửa” trong những ngày nắng nóng

Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng những người làm nghề rèn ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) vẫn hăng say lao động bên lò lửa rực đỏ…

Nghề rèn ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh nổi tiếng từ bao đời nay, nhưng hiện toàn phường chỉ còn 110 hộ theo nghề.