Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 8, 2013

Chùa Ba Đồn, một di tích văn hóa và lịch sử

Đến Huế thăm các di tích văn hóa và lịch sử, du khách không nên bỏ qua cơ hội đến viếng thăm khu nghĩa trang và hiểu thêm về một ngôi chùa độc đáo có tiếng linh thiêng. 

Ngôi chùa tọa lạc bên đường Tam Thai, thuộc phường An Tây trên đường từ đàn Nam Giao đi về hướng Nam. Ngôi chùa nhỏ, nổi bật, vây quanh là những thảm cỏ xanh rì, bằng phẳng. Đó là ba khu mộ cải táng của những mồ mả không có thân nhân. Chùa Ba Đồn trước khi hình thành là khu đất làm nơi cải táng chôn cất các mộ phần không có thân chủ khi vua Gia Long xây dựng kinh thành năm 1803, xây đàn Nam Giao năm 1806 và quan quân, dân chúng tử nạn khi kinh đô thất thủ vào ngày 23 tháng 5 Ất Dậu (1885). Ông Nguyễn Đắc Xuân, Nhà nghiên cứu Huế cho hay: Đây là một chùa do các phổ (phường nghề) tự lập và những người giữ chùa là những người bán thế xuất gia (có gia đình), không có tu sĩ như các chùa khác.


23 thg 8, 2013

Làng cổ Mỹ Lợi, nét đẹp một vùng quê

"Mấy ngày cuối tuần ở Huế nóng quá, đi đâu chơi cho hạ nhiệt"-tôi gợi ý. Du lịch biển Lăng Cô, Thuận An, hay phá Tam Giang?-một đồng nghiệp xướng lên. "Cũ lắm rồi". Thế thì đi làng cổ Mỹ Lợi-Phú Lộc. Lần đầu nghe đến làng cổ Mỹ Lợi nên tôi không ngần ngại gật đầu. 

Lưu giữ báu vật 


Nhà thờ họ Nguyễn được xem như tuyệt tác kiến trúc. Ảnh: M.Văn 


22 thg 8, 2013

Đã tìm ra “đáp số” đường Phượng Bay

Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn còn tranh cãi với nhau về con đường có cái tên thật hoài niệm, đường Phượng Bay. Thực sự thì đường Phượng Bay là con đường nào ở Huế? Không ai buộc, cũng chẳng ai hối thúc, nhưng mà sao vẫn cứ muốn đi tìm. 

Ngày xuân chắp nhặt đôi dòng, chúng tôi mạo muội thử nêu những kiến giải của mình...”- Đó là lời mở đầu cho bài viết “Đi tìm đường Phượng Bay” của tôi được đăng trên Thừa Thiên Huế Xuân Mậu Tý-2008.

Đường Phượng Bay đã trở thành nguồn cảm hứng để nhạc sĩ tài danh họ Trịnh sáng tác nên nhạc phẩm Mưa hồng làm say lòng bao thế hệ. Và rồi, không rõ căn cứ vào đâu, nhiều người xác tín rằng, đường Phượng Bay chính là đường Đoàn Thị Điểm - con đường men dọc bờ thành bên trái của Đại Nội Huế, song song với đường Đinh Tiên Hoàng và giao cắt với các đường Nguyễn Chí Diểu, Hàn Thuyên, Mai Thúc Loan… 


Đường Lê Duẩn đoạn trước Phu Văn Lâu

Đầu năm thăm Văn Thánh Miếu

Nếu đến Huế, thăm chùa Thiên Mụ, bạn có thể ngược lên 400m đường lên Hương Hồ ghé thăm Văn Thánh Miếu - ngôi miếu thờ Khổng Tử ở Huế.

Được xây dựng dưới triều vua Gia Long (1808), Văn Miếu là một biểu tượng sự tôn trọng việc học, đề cao nhân tài đất nước của triều Nguyễn. Quay mặt về hướng Nam, nhìn ra sông Hương, công trình được xây hình chữ khẩu, mỗi cạnh khoảng 160 mét, có la thành bao bọc với khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Từ Đại Thành Môn nhìn vào, ngay chính giữa là điện thờ Khổng Tử, gọi là Đại Thành Điện, xây trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m theo lối “trùng thiềm điệp ốc”. Hai bên trước Điện là Đông Vu và Tây Vu - hai ngôi nhà bảy gian thờ Thất thập nhị hiền và các Tiên nho. Trước sân Miếu có hai nhà bia, bên phải khắc văn bia của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng) dụ về việc Thái giám không được liệt vào hạng quan lại. Bia bên trái khắc bài văn bia của Hiến Tổ Chương Hoàng đế (vua Thiệu Trị) dụ về việc bà con bên ngoại của Vua không được tham gia triều chính. Qua khỏi Đại Thành Môn, bên trái có Hữu Văn Đường, bên phải có Dị Lễ Đường, là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế lễ. Hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị Tiến sỹ thi đỗ trong 39 kỳ thi Hội, thi Đình tổ chức dưới triều Nguyễn. Ngoài ra còn có các công trình khác như Thần trù (nhà bếp), Thần khố (nhà kho), Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn... Các tòa nhà đều được xây dựng bằng gỗ lim, kiến trúc, trang trí đăng đối, uy nghi. 

Đại thành môn nhìn từ ngoài vào 

21 thg 8, 2013

Hiền hòa những ngôi chùa làng

Ở vùng đất Huế, khi Chúa Nguyễn Hoàng vào xứ Thuận Hóa đã mang theo tinh thần của Phật giáo, đi đến đâu cũng đều lập chùa. Thuở ban đầu, chùa làng chỉ là một ngôi nhà nhỏ, dựng bằng tranh tre nứa lá, mãi đến sau này, những ngôi chùa làng mới được xây dựng kiên cố với những trang trí rồng, đắp nổi sành sứ. Mỗi ngôi chùa làng đều được xây dựng ở những nơi có thế đất tốt, ở vị trí đầu làng hay ở giữa làng. Thời nhà Nguyễn còn có chỉ dẫn cụ thể về việc xây dựng chùa. 

Theo đó, “việc xây dựng chùa phải chọn đất tốt, ngày, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông- ao hồ ôm bọc. Trước mặt chùa có minh đường hay không có minh đường cũng được nhưng phía sau không nên có núi áp kề, ấy là thế đất tốt”. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh cho rằng “Chùa làng là loại chùa công có mặt sớm nhất ở Huế, đã trước bạ với tên xứ đất này. Thời Mạc, tại Huế đã có hai ngôi chùa nổi tiếng được sử sách ghi nhận: đó là chùa Sùng Hóa và chùa Thiên Mụ. Tuy nhiên, giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo, văn hóa xã hội của làng quê xứ Huế nói riêng, hay cả miền Trung nói chung, phải là ngôi chùa làng, ngôi chùa của một cộng đồng cư dân đã cùng chung khai phá một vùng đất, cố kết nhau trong một sinh hoạt tâm linh bền chặt, trải qua thử thách trên dưới năm, sáu trăm năm qua”.

20 thg 8, 2013

Đến Huế thưởng thức các món chay

Ai đã có dịp ghé thăm Huế, vùng đất chùa chiền chắc không thể nào quên các món chay ở vùng đất Cố đô. 

Có ít nhất 30 đến 50 món chay sẵn sàng phục vụ du khách thập phương. Loanh quanh thăm Huế vào những ngày lễ Phật hay những ngày chay giới (rằm, mồng một), du khách không khỏi ngạc nhiên trước cảnh những quán bán đồ ăn mặn bỗng chốc hóa thành quán bán thức ăn chay hấp dẫn, độc đáo… 


Một bàn ăn chay dành cho du khách khi đến Huế. 

Du khách đến Huế thường tìm đến quán Liên Hoa, quán Bồ Đề, quán An Lạc, quán Tịnh Bình…, những quán ăn chay đã nổi tiếng với những món ăn chay độc đáo. Với bàn tay tài hoa, tấm lòng phúc hậu và sự đảm đang tuyệt vời, người phụ nữ Huế tuy chế biến những món ăn chay từ những nguyên vật liệu bình dị giản đơn như đậu hũ, măng khô, nấm đông cô, nấm hương, mì căn, cải thảo, cải ngọt, boa-rô… nhưng lại hấp dẫn bao thực khách lại qua.

“Thiên cẩu” trong lòng người dân Phổ Trung, Phổ Đông

Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn… 

Theo câu đối tại chùa Cầu - Hội An (Thiên cẩu song tinh an cấn thổ. Tử vi lưỡng tướng định khôn thân) thì “thiên cẩu” này cho là hai vị thần trời cử xuống trần để canh giữ sự bình yên. Còn ở đền Định Vĩ, Hà Nội bệ thờ tượng “thần khuyển” bằng đá cao khoảng 1,4m trong tư thế ngồi, miệng há, lưỡi thè ra… Người dân quanh vùng Định Vĩ và các làng lân cận đều đặn đến nhang khói bệ thờ ở đền vào các ngày rằm, mồng một, Tết… Điều này chứng tỏ, trong văn hóa dân gian, tín ngưỡng thờ “chó đá” vẫn được giữ gìn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, theo quan niệm của người Việt, con chó là vật giữ nhà, xua đuổi tà ma. Còn theo chuyện dân gian thì chó đá từng nhổm dậy mừng rỡ khi một người học trò đi qua và báo cho anh biết, kỳ thì sắp tới, anh sẽ đỗ đạt cao. Con chó là biểu tượng của sự gần gũi và mang điềm lành. 

Bệ thờ được đặt ngay đầu làng 

Phú Diên – vẻ đẹp ẩn của một bãi biển mới

Từ lâu, người ta chỉ biết đến Phú Diên (Phú Vang) với ngôi Tháp Chăm Pa có từ thế kỷ thứ VIII. Giờ đây, du khách còn được thỏa mình thư giãn bên bờ biển đẹp Phú Diên như một sự kết hợp hoàn hảo. 

Giá cả phải chăng 


Dù biển đẹp nhưng vẫn còn thưa thớt du khách 

Cách trung tâm thành phố Huế chừng 30km về hướng đông nam, biển Phú Diên mang trong mình vẻ hấp dẫn của một bãi biển mới. Sự kết hợp du lịch Tháp Chăm Pa – Biển Phú Diên đã khơi nguồn cho những ai đam mê vẻ đẹp của thiên nhiên. 


15 thg 7, 2013

Thác Mơ, nên một lần đến

Hai năm trở lại đây, thác Mơ được biết đến như một điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong những ngày hè nóng bức. 

Để đến thác Mơ (thị trấn Lăng Cô - Phú Lộc - TT Huế) có thể đi theo 2 hướng: từ TP. Huế đi về chừng 65km, hoặc từ Đà Nẵng ra khoảng 40 km, đến điểm đầu và điểm cuối đường Trịnh Tố Tâm, rẽ vào địa phận thôn An Cư Tây, thẳng vào đường Hói Mít chừng 7km sẽ bắt gặp thác Mơ hùng vĩ được bao phủ giữa núi rừng. 

Thác Mơ, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong những ngày hè 


21 thg 1, 2013

Thác Bồ Gè, một vẻ đẹp hoang sơ

Giữa vách núi đá, chốn rừng hoang vắng thác Bồ Gè hiện ra hoang sơ, bình yên và thơ mộng đủ để làm cho con người ta quên đi mọi vất vả, lo toan giữa đời thường. 


Từ thành phố Huế đi về trên tuyến QL 1A, đối diện với trụ sở UBND xã Lộc Tiến (Phú Lộc) rẽ vào chừng 3km sẽ bắt gặp thác Bồ Gè.

Con đường vào thác nhiều chỗ quanh co uốn lượn, bên trái là vách núi đá cao vút đan chẻ lởm chởm tạo nên một chút mạo hiểm khiến không gian trở nên hoang dã, heo hút. Cảm giác đang lẫn lộn thì thác Bồ Gè hiện ra trước mắt; một thác nước với vẻ đẹp hoang sơ dài tầm 500m, nằm giữa một thung lũng màu xanh của núi rừng bao phủ với từng tảng đá to nhỏ đang xen vào nhau hoà cùng làn nước trong xanh. 



Vẻ đẹp hoang sơ của thác Bồ Gè