18 thg 1, 2022

Ngược ngàn rong ruổi săn ong rừng

Thời tiết chuyển lạnh, loài ong rừng đi tìm tổ mới, đây cũng là lúc người dân Hà Tĩnh mang theo đồ nghề di chuyển lên các vùng núi để săn ong.

Khoảng 2 tháng nay, hàng trăm “thợ săn” ong ở miền núi Hà Tĩnh chạy xe máy lên các con suối, khu rừng để săn ong. Dụng cụ mang theo là những chiếc vợt tự chế bằng màn, tổ và ít nước, thức ăn dự trữ.

Thánh thất lớn nhất của đạo Cao Đài ở Việt Nam

Thánh thất Đa Phước

Thánh thất mang tên là Đa Phước có lối kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹp riêng, tọa lạc trên đồi thông thơ mộng của TP Đà Lạt; thu hút hàng nghìn tín đồ đến sinh hoạt đạo và gây ấn tượng đặc biệt cho người đến chiêm bái.

Thánh thất gồm 3 phần chính: Hiệp Thiên Đài ở phía trước, Cửu Trùng Đài ở giữa và Bát Quái Đài ở phía sau; về kiến trúc tổng thể, được xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh, chỉ thay đổi một số chi tiết và họa tiết trang trí.

Chiêm ngưỡng tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ

Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.


Chùa Phúc Lạc được xây dựng vào thời Lê, là một di tích, danh thắng linh thiêng, nơi sinh hoạt tâm linh cho Phật tử trong vùng. Trải qua thời gian, chùa bị hư hỏng, chỉ còn dấu tích nguyên trạng của phần móng và một số hiện vật như bia đá, lư hương đá, chuông đồng… Năm 2010, chùa được UBND tỉnh Nghệ An quyết định phục hồi, tôn tạo. Trong quá trình xây dựng, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là một hạng mục quan trọng. Sau 18 tháng thi công, tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoàn thiện.

17 thg 1, 2022

Độc đáo đình Quan Lộc

Đình Quan Lộc ở xã Tiên Động (Tứ Kỳ) - nơi thờ bốn vị tướng thời Hùng Vương còn lưu giữ nhiều bức chạm khắc gỗ cổ kính, độc đáo, tinh xảo mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Đình Quan Lộc ngày nay

Đám cưới người Dao đỏ ở Tả Phìn

Đám cưới chú rể Lý Láo Tả và cô dâu Phàn Lở Mẩy ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai còn giữ nguyên được các nghi lễ truyền thống của người Dao đỏ, thể hiện sự nhân văn, tinh thần đoàn kết cộng đồng được trao truyền nghìn đời nay.

Theo tục lệ từ xa xưa của người Dao đỏ ở Tả Phìn, được sự đồng ý của hai bên gia đình, lễ hỏi sẽ diễn ra trước đám cưới một năm. Trong thời gian này, cô dâu chú rể không được đi chơi hay nói chuyện với nhau. Đám cưới cổ truyền của người Dao đỏ trải qua các nghi lễ: dạm hỏi, cưới và lại mặt.

Khoảng tháng 2 âm lịch, nhà trai của chú rể Lý Láo Tả chọn ngày lành sang nhà cô gái Phàn Lở Mẩy để cùng ấn định lễ vật dẫn cưới và ngày giờ tổ chức rồi ghi vào hai bản giấy đỏ gọi là “lộc mệnh”, mỗi bên giữ một bản để làm tin. Lễ dạm hỏi thành công, nhà trai trao cho nhà gái đôi vòng tay bạc đính ước để cha mẹ cô gái đeo cho con. Với đôi vòng bạc trên tay, cô gái đã là người “có nơi có chốn”.

Làng làm đũa cau Nàng Rưng tất bật đón Tết

Từ những cây cau rừng hay còn gọi là cau Nàng Rưng, qua đôi tay chế tác của người dân ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), đã trở thành món hàng được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết.

Nằm bên ga tàu ở thôn 1, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến với nghề làm đũa cau Nàng Rưng. Ở đây hiện có 20 hộ dân theo nghề. Những ngày cuối năm, người dân làng nghề tất bật để làm đũa phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày Tết.