17 thg 8, 2021

Những chuyện kỳ thú ít ai biết trên đỉnh Fansipan

Với độ cao 3.143m, Fansipan không chỉ là ngọn núi cao nhất Đông Dương mà còn ẩn chứa bên trong lòng mình rất nhiều câu chuyện ly kỳ, khó lý giải.

Bí ẩn đỉnh núi “dự báo thời tiết” cạnh đỉnh Fansipan

Năm 2010, rừng Hoàng Liên Sơn trải qua một vụ cháy rừng khủng khiếp. Khi lửa đang cháy như Hỏa Diệm Sơn và các lực lượng cứu rừng đều đã mệt lử lả, thì ông Trần Ngọc Lâm - người được mệnh danh là “người rừng” trên Fansipan với hơn 20 năm lang thang ẩn dật, thuộc từng ngóc ngách đệ nhất hùng sơn Tây Bắc này – phán chắc nịch: “Mai rừng sẽ hết cháy. Chúng ta sẽ đi xem những đống than trên dãy Hoàng Liên”.

Kỳ lạ thay, đúng như lời ông nói, hôm sau Hoàng Liên Sơn mưa như trút nước, rừng hết cháy thật. Không lẽ “người rừng” Trần Ngọc Lâm có tài “hô mưa gọi gió”?

“Người rừng” Trần Ngọc Lâm.

Nghĩ về địa danh Bà La và vài địa danh khác theo từ nguyên học

Trong một cuốn sách viết về địa danh ở vùng Ninh Thuận - Bình Thuận, các tác giả có trình bày nguồn gốc của địa danh Bà La như sau: tại xóm này có một bà già trước đây thường rầy la con cháu nên khi bà qua đời, người địa phương đã gọi tên xóm nơi bà ấy sinh sống là xóm Bà La, sau trở thành tên ấp.

Cách lý giải theo từ nguyên học dân gian này có mấy điểm hạn chế sau đây. Trước hết, ở địa phương này (vùng Ninh Thuận - Bình Thuận có 4.557 đơn vị) cũng như ở các nơi khác (như cả Nam bộ có trên 400 đơn vị) không hề có địa danh tương tự như Bà Chửi, Bà Mắng, Bà Hét,…

Kế đến, chỉ mới có một địa danh mang từ Bà chắc chắn chỉ phụ nữ là chợ Bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền (TP.HCM). Bà đó tên là Nguyễn Thị Hoa, vốn là người Bắc di cư vào Nam năm 1955. Năm 1967, bà có một tiệm buôn lớn và sau đó đầu tư xây dựng chợ tại đây nên chợ mang tên bà. Sau ngày 30.4.1975, bà xuất ngoại, định cư ở nước ngoài, thỉnh thoảng có về thăm quê.

Miếu Bà Rà nơi tưởng nhớ những tù binh chính trị.

Thời gian đựng trong một màu ngói cũ

Mái ngói hơn cả một đặc điểm, nó là một biểu tượng cho không gian sống của người Việt. Mái ngói kéo theo một nền sản xuất phục vụ xây dựng, tạo ra một lối sống và tư duy xoay quanh bộ phận nóc nhà này.

Năm 1960, Chế Lan Viên ra mắt tập thơ Ánh sáng và phù sa, được đánh giá là bước chuyển ngoạn mục so với giọng thơ thời trước cách mạng trong tập Điêu tàn. Người đàn ông 40 tuổi ngoái nhìn lại tuổi hoa niên của mình bằng những câu thơ có màu sắc phủ định: “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”, nhưng vẫn không giấu nổi khía cạnh trữ tình: “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/ Một mái nhà yên rũ bóng xuống tâm hồn”.

16 thg 8, 2021

Trứng chiên cốm xanh

Hà Nội được biết đến với những món ăn theo mùa. Khi những cơn gió heo may của mùa Thu xuất hiện cũng là lúc báo hiệu mùa cốm đã về. Cốm là món ăn được ví như tinh hoa của đồng quê bởi cách chế biến của nó từ khi là hạt lúa nếp non trải qua nhiều công đoạn mới trở thành hạt cốm.

Ở Hà Nội có 2 địa điểm nổi tiếng làm cốm, đó là cốm làng Vòng (Cầu Giấy) và Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Theo những người làm nghề cốm lâu năm thì nơi này có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng sẽ cho ra hạt cốm ngon với vị thơm và dẻo đặc biệt.

Cốm tươi được bán ngay tại cổng làng hoặc theo quang gánh của các chị, các mẹ len lỏi vào từng con phố. Cốm luôn được bọc bởi 2 lớp lá, bên trong là lá ráy giữ cốm luôn dẻo và mềm, bên ngoài là lá sen giúp tạo mùi thơm thoang thoảng và buộc bên ngoài là sợi rơm vàng chứa đầy hình ảnh của đồng quê Việt Nam. Cốm có thể được ăn trực tiếp, có thể chế biến thành chè cốm, bánh cốm… và có một món ăn đơn giản nhưng dễ làm, rất đưa cơm trong mỗi bữa ăn đó là món trứng tráng cốm.

Cốm được chọn là cốm tươi đầu mùa của làng cốm Mễ Trì với hạt dai, dẻo.

Đặc sản khiến nhiều người mê mẩn của miền "đất võ" Bình Định

Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định nhìn hao hao chè lam, nhưng khi thưởng thức lại cho hương vị thơm ngon đặc biệt.

Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng, không chỉ bởi được thiên nhiên ban tặng nhiều loại nguyên liệu làm đồ ăn mà còn nhờ vào sự sáng tạo của người dân.

Như món đặc sản dưới đây, dù chỉ là từ những thứ rất quen thuộc thôi, nhưng qua bàn tay khéo léo, cách làm cầu kỳ của người dân đất võ Bình Định, nó đã trở thành món bánh đặc sản nổi tiếng, hấp dẫn bao người.

Bánh hồng là một món ăn truyền thống của vùng đất Bình Định, nguyên liệu để làm nên món bánh nổi tiếng này chỉ có gạo nếp, dừa và đường cát, rất đơn sơ, rất giản dị vậy mà khi thưởng thức sao lại ngon đến thế.

Độc đáo món "bò tùng xẻo" Nam Bộ

Món "bò tùng xẻo", cái tên nghe lạ đến giật mình nhưng nếu một lần được thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy thú vị bởi hương vị thơm ngon.

Ẩm thực miền Tây luôn hấp dẫn du khách gần xa bởi những món ăn thơm ngon, đậm đà. Nhờ được kế thừa, phát huy và liên tiếp khám phá, sáng tạo mà văn hóa ẩm thực ở miền Tây ngày càng phong phú, đa dạng. Nói đến miền Tây Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là thiếu sót.

Để có món bò tùng xẻo đạt chuẩn người chế biến phải cẩn thận từ khâu đầu tiên là chọn bò. Bò là loại bò con còn nhỏ, không được quá non thịt sẽ nhão càng không được già vì thịt dai. Đặc biệt, nhiều chủ điền còn muốn tự tay nuôi và vỗ béo chú bò đã được lựa chọn. Thường, thức ăn phải là loại lá cây, cỏ ở vùng đồng bằng, thung lũng đất đai màu mỡ thì thịt sẽ trắng hồng và ngọt hơn bình thường.

Bò tùng xẻo nướng. (Ảnh: foodysaigon).