3 thg 4, 2019

Quán cà phê gần 50 năm ở trung tâm Pleiku

Quán là điểm dừng chân để du khách thưởng thức ly cà phê nguyên chất khi có dịp ghé thăm đại ngàn Gia Lai. 

Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Pleiku là quán cà phê nổi tiếng xuất hiện từ những năm 1970. Chủ quán hiện tại, cô Kim Hoa (sinh năm 1961) là em gái của người khai mở quán. "Năm 1971, chị tôi mở một quán nước nhỏ rồi phát triển như ngày nay", cô Hoa cho biết.

Quán nằm trên đường Nguyễn Thái Học, TP Pleiku. Ảnh: Di Vỹ. 

Giống như các nơi khác, cà phê là thức uống được nhiều người lựa chọn để khởi đầu ngày mới. Theo bà chủ, trước đây quán còn bán thêm các món điểm tâm sáng như bún thang, bún riêu... nhưng sau một thời gian chỉ tập trung bán cà phê.

Bánh tôm Hồ Tây

Bánh tôm Hồ Tây được xem là một trong những món ăn thể hiện nét đặc trưng trong tinh hoa ẩm thực của người Hà Nội mà bất kỳ du khách quốc tế nào cũng nên thử ăn một lần. Món ngon này đã được giới thiệu trong chương trình “Destination” của kênh truyền hình CNN.

Theo chia sẻ của chủ nhà hàng Hòa Nhã ở Phủ Tây Hồ, món bánh tôm bắt đầu phổ biến từ những năm 1930, thời điểm đó có nhiều gánh hàng rong tụ tập dọc theo đường Thanh Niên để bán. Đến khi khu vực này sầm uất hơn, các quầy bán bánh tôm nhỏ lẻ được mở ra và bánh tôm Hồ Tây bắt đầu được chú ý từ đó.

Bánh tôm Hồ Tây được làm bởi sự kết tụ tinh hoa ẩm thực của người Hà thành xưa. Đúng với tên gọi bánh tôm Hồ Tây thì nguyên liệu tôm chọn làm phải là tôm nước ngọt được đánh bắt từ Hồ Tây. Bởi tôm được đánh bắt ở Hồ Tây thường chắc thịt, có độ ngọt và khi rán lên vỏ tôm đỏ au. Tôm sau khi rửa sạch sẽ được trộn với bột rồi đem chiên ngập dầu. Trong quá trình chiên bánh, người làm phải để ý khi lớp vỏ bánh ngả màu vàng cánh gián và giòn thì vớt ra và để ráo dầu.

Tôm tươi được đánh bắt tại hồ tây.

“Trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ

Phật giáo Nam tông có vai trò và vị trí quan trọng, chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer ở Nam bộ. Phật giáo Nam tông mang tính quần chúng, hướng con người đến việc “tốt đạo - đẹp đời” và đào tạo con em người Khmer thành những người có trí thức và đức hạnh. Vì vậy, Phật giáo Nam tông được ví như “trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ. 

Đời người gắn với ngôi chùa 


Chúng tôi có mặt ở Trà Vinh để dự trong đám cưới anh bạn người Khmer tên Thạch Ri Cơn. Trong lễ cưới, sau khi cô dâu chú rể đã làm lễ hồi hướng tổ tiên và nhận chúc phúc từ phía họ hàng hai bên, một nghi lễ không thể thiếu là nhận sự chúc phúc và nghe giảng đạo từ các sư thầy về nghĩa vợ chồng, đạo làm con với bố mẹ.

Người Khmer khi sinh ra, lớn lên rồi về già và cho đến lúc chết, mọi buồn vui của cuộc đời đều gắn bó với ngôi chùa. Chùa là biểu tượng tinh thần của cộng đồng cư dân Khmer Nam bộ. Mỗi phum sóc đều có ngôi chùa là trung tâm điều khiển cả việc đạo lẫn việc đời.

(Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
Là người làm chủ hôn cho cô dâu chú rể trong đám cưới, ông Thạch Út cho biết: “Các nhà sư là người có tri thức của cộng đồng và luôn được kính trọng nên việc giáo dục cho lớp trẻ là một phần trách nhiệm của họ”.

Chúng tôi để ý rằng trong buổi lễ hôm đó, người nhà cô dâu chú rể đều dâng cơm cho các vị sư thầy tới giảng đạo với một mong muốn được các vị sư chiếu cố dùng để mang lại điều phước lớn cho gia đình mình. Khi tôi kể rằng, không chỉ thấy trong buổi lễ cưới mà ngay khi đi trên đường cũng nhìn thấy người dân hay biếu đồ ăn hay hoa quả cho các thầy sư, anh bạn Thạch Ri Cơn cho biết đây là một nét đẹp trong lẽ sống người dân Khmer. Người Khmer cho rằng lấy việc làm điều thiện, cung tiến chùa chiền là lẽ sống thường ngày của mình. Vì vậy, triết lý của Phật giáo luôn đi cùng cách hành xử trong cuộc sống thường ngày của người Khmer. Điều này tạo nên giá trị văn hóa nhân văn cho người Khmer luôn sống nhân ái với nhau.

Trekking thác Hang Én giữa đại ngàn Gia Lai

Thác Hang Én như dải lụa trắng giữa núi rừng hoang sơ, là điểm đến dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. 

Thác Hang Én nơi đầu nguồn sông Côn nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, thuộc địa phận huyện K'bang (Gia Lai). Đây là điểm du lịch khám phá không dành cho những người yếu tim, nếu muốn chinh phục bắt buộc phải có thổ địa hướng dẫn, vì đường đi trekking-hiking hiểm trở với những mối đe dọa tiềm ẩn giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”. 

Nhà máy thủy điện có kiến trúc như biệt thự ở Đà Lạt

Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, do người Pháp xây dựng năm 1942 với vật liệu chủ yếu bằng đá. 

Nhà máy thủy điện Ankroet nằm sâu trong thung lũng Dan Kia - Suối Vàng, giữa rừng thông, cách TP Đà Lạt khoảng 15 km. Công trình do người Pháp xây dựng từ năm 1942 và khánh thành, phát điện vào năm 1946. 

'Địa ngục trần gian' một thời ở Pleiku

Nhà lao Pleiku là nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 

Nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925 trên một đồi cao ở đường Yết Kiêu, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, Gia Lai. Diện tích của khu trại giam khoảng 7 ha, bao quanh là những bức tường cao 3 m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai.