12 thg 12, 2018

Làng gốm Thanh Hà: Dấu xưa hồn đất

Không theo con đường chính trải nhựa từ phố cổ tới Thanh Hà. Tôi men theo dòng Thu Bồn, qua hàng tre trúc xanh rì mát lành và bến thuyền neo đậu bên sông. Một khung cảnh làng quê Việt đẹp yên bình trải dài cho đến làng gốm có tuổi đời hơn 500 năm. 

Bảo tàng sống về nghề gốm cổ truyền
Sáng sớm, ngôi làng Thanh Hà trong vắt sương mai, tiếng chim lảnh lót bên những hàng rào cây thấp đặc trưng. Hàng rào cây bao bọc những ngôi nhà ngói xưa của Thanh Hà tạo thành một mê cung xanh với những ai lần đầu đến ngôi làng gốm cổ. Trong mê cung ấy, bên những đèn, chậu, bát, hủ, lu, nồi, niêu, các vật trang trí bằng gốm chung một màu hồng đỏ trầm mặc bao giờ cũng có một thợ gốm với bàn xoay cần mẫn.

Nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang tạo dáng cho sản phẩm. 

Làng cổ Cự Đà vàng óng sắc miến dong

Cự Đà - ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội là một làng nghề thủ công nổi tiếng với nghề làm miến.

Làng Cự Đà cách trung tâm Hà Nội gần 20 km về phía Tây, nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai.

Bình nguyên xanh Khai Trung đẹp mê đắm lòng người

Khu du lịch “Bình nguyên xanh Khai Trung” (Lục Yên, Yên Bái) vừa đưa vào khai thác. Miền đất vốn trong lành, nên thơ thu hút du khách gần xa.

Khai Trung là xã vùng cao của huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái gần 100km. Miền đất này là một bình nguyên tương đối bằng phẳng, nằm trên độ cao 700m so với mực nước biển, xung quanh có núi đá cao bao bọc.

Ngôi đình thờ hàng trăm bộ xương khổng lồ ở Bình Thuận

Đình và vạn Phước Lộc ở Bình Thuận được biết đến với bộ sưu tập xương cá ông lớn bậc nhất Việt Nam với số lượng trên 100 bộ. 

Nằm ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, Đình và vạn Phước Lộc được hình thành từ lâu đời do các thế hệ ngư dân người Việt đầu tiên đến lập làng, mở ấp

Bí ẩn 120 bộ xương cổ khổng lồ ở Bình Thuận

Cá voi được tôn sùng thành vật thiêng
Vạn Phước Lộc (Di tích lịch sử Quốc gia, thuộc phường Phước Lộc, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận) được hình thành từ lâu đời do các thế hệ ngư dân đầu tiên đến thị xã Lagi xây dựng cùng thời gian với sự lập làng, mở ấp của huyện Hàm Tân trước đây.

Theo quan niệm của người Việt bất cứ ai xa quê hương, di cư đến nơi khác lập nghiệp, đi đến đâu thì phải lập làng, xây chùa ở mảnh đất đó. Còn đối với người đi biển cứ định cư ở đâu thì các lăng, vạn cũng mọc lên.

Điều đó thể hiện được niềm tin, tín ngưỡng tạo thành một nét văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền.

Vạn Phước Lộc trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử đã được di dời và phục dựng nhiều lần làm cho kiến trúc cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, từ xưa đến nay vật thờ phụng vẫn được ngư dân vùng biển Lagi giữ nguyên và bảo quản đó là những bộ xương cá voi và một số loài cá lạ mà người dân cho rằng đó là những hiện vật thiêng của biển khơi.

9 thg 12, 2018

Cảnh sắc dã quỳ nơi xứ lạnh Đà Lạt

Với người dân Đà Lạt, dã quỳ nở rộ mỗi dịp cuối năm như “hơi thở” cuộc sống hàng ngày nên nhiều khi họ cũng không mấy để tâm, như vẻ đẹp mặc nhiên của xứ lạnh. Với du khách, dã quỳ có một giá trị đặc biệt trong tình yêu họ dành cho Đà Lạt khi hầu hết đều tìm về Đà Lạt vào dịp tháng 11, để được chiêm ngắm vẻ rực rỡ mà dịu dàng của sắc vàng dã quỳ dưới cái nắng rót mật trên cao nguyên.

Nếu Đà Lạt được biết đến là “xứ sở ngàn hoa” thì dã quỳ từ lâu đã được mang giá trị biểu tượng trong số hàng ngàn loài hoa được trồng và sống tự nhiên ở Đà Lạt. Không chỉ thành phố này mà khắp các huyện lân cận như Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà…, thậm chí cả huyện Đạ Tẻh xa xôi (một huyện phía Nam Lâm Đồng, cách Đà Lạt 170km - PV) cũng có dã quỳ. Nhưng tất nhiên, nhắc đến dã quỳ thì người ta thường nghĩ ngay đến khung cảnh lãng mạn, yên bình nơi xứ lạnh Đà Lạt, nên thường gọi “dã quỳ Đà Lạt”.

Tháng 11 về, thời tiết se se lạnh, dã quỳ đã vàng rực, lan tràn khắp chốn, dọc qua những cung đường theo các triền núi hay hút vào thung lũng, trải dài như bất tận giữa trời cao nguyên. Dẫu sương sớm, mưa dầm trong tiết trời âm u, hay nắng vàng cao nguyên, dã quỳ cũng luôn là “điểm nhấn” tạo nên cảnh sắc rất riêng cho Đà Lạt, không gian và thời gian nơi đây như ngưng đọng.

Với người dân Đà Lạt, dã quỳ nở rộ mỗi dịp tháng 11 hàng năm như “hơi thở” trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Hà Hữu Nết

8 thg 12, 2018

Chùa Sắc tứ Tam Bảo ở Rạch Giá

Du khách tới Rạch Giá thường được hướng dẫn tới chùa Tam Bảo, với lý do đây là Di tích cấp Quốc gia, là ngôi chùa cổ nhất ở Rạch Giá. Khoảng những năm 1790, một Phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (cư dân địa phương gọi là Bà Hoặng) đã đứng ra xây dựng một ngôi chùa trên một khu đất thuộc phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá hiện nay và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo.

Chùa Sắc tứ Tam Bảo. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Căn hầm bí mật trong tòa nhà hơn trăm tuổi ở Sài Gòn

Hầm trong bảo tàng TP HCM rộng 1.400  m2, có sáu lớp cửa sắt, chịu được các loại pháo và bom 500 kg. 

Tòa nhà của bảo tàng TP HCM (đường Lý Tự Trọng, quận 1) từng mang tên Dinh Gia Long, do KTS người Pháp, Alfres Foulhoux, thiết kế được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890. 
Tòa nhà từng được sử dụng làm Bảo tàng Thương Mại rồi thành dinh thự cho thống đốc Nam Kỳ Hoefel. Năm 1962, khi Dinh Độc Lập (Dinh Thống Nhất ngày nay) bị hư hại hoàn toàn do ném bom thì công trình này thành nơi ở và làm việc tạm thời của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. 

Bảo vật quốc gia hơn 300 tuổi còn hoạt động được ở Hải Dương

Tháp gỗ Cửu Phẩm Liên Hoa là tác phẩm kiến trúc Phật giáo chỉ có ở Việt Nam, du khách có thể xoay tròn để cầu mong hạnh phúc. 

Cửu Phẩm Liên Hoa nằm trong di tích lịch sử quốc gia chùa Giám, thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Theo đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, ngôi chùa xây dựng từ năm 1336, thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh. 

Cúm núm – đặc sản “gây nghiện” ở miền Tây

Nếu có dịp về miền sông nước Tây Nam Bộ, đừng quên tìm một quán lá, gọi đôi ba món cúm núm và thưởng thức hương vị đồng quê mộc mạc có một không hai này.

Nghe cái tên cúm núm, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một loại cua sống sát bờ biển có lớp vỏ cứng, xuất hiện nhiều từ độ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch. Thực khách phương xa đến những vùng biển như Sa Huỳnh, Sa Kỳ,… ai ai cũng mê đắm món cúm núm rang me với hương vị đậm đà, đủ chua cay mặn ngọt.

Tuy có tên gọi giống nhau, nhưng cúm núm của miền Tây lại khác hoàn toàn so với đặc sản của vùng đất núi Ấn sông Trà. Có một loài chim hoang dã sinh sản rất nhiều ở các khu rừng tràm miền Tây Nam Bộ, nhất là vùng sát biên giới Tây Nam, thường được người dân gọi là cúm núm. Thêm vào đó, loài này có thịt ngon tương đương thịt gà nên còn được nhớ đến với cái tên gà nước. 

Cúm núm hay còn gọi là gà nước – một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cửu Long