30 thg 6, 2018

Quan Âm tu viện Biên Hòa - Tổ đình của Liên tông Tịnh độ Non Bồng

Trên quốc lộ 1K từ TPHCM về Biên Hòa, lúc sắp đến cầu Hóa An du khách sẽ nhìn thấy bên tay phải có một khuôn viên yên bình rợp bóng cây xanh, đó là Quan Âm Tu viện. Ngôi chùa này có vị trí rất đẹp, phía trước là dòng sông Đồng Nai, phía sau là núi Châu Thới, cảnh quan yên bình tĩnh lặng, với những rặng cây cao. Quan Âm tu viện là Tổ đình của Liên tông Tịnh độ Non bồng, là nơi liên hệ của 172 cơ sở thờ tự trên toàn quốc cùng một môn phong pháp phái, một Thầy Tổ với danh nghĩa tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, Niệm Phật Đường.


Nếu bạn là khách phương xa đến Biên Hòa, đây là một nơi tôn nghiêm có nhiều ý nghĩa với người kính ngưỡng Phật pháp; một nơi có nhiều cảnh quan kiến trúc, điêu khắc đẹp mắt, hài hòa; một điểm đến vãn cảnh yên bình, thơ mộng với người yêu thiên nhiên. Với người sống ở Biên Hòa, đây ngoài việc là nơi viếng chùa lễ Phật của Phật tử còn là nơi đến để có những phút giây yên ả tạm quên đi những náo nhiệt ồn ào nơi phố thị.

Khám phá nghề làm gốm Gia Thủy

Xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng với làng nghề gốm truyền thống có tuổi đời hơn 50 năm. Đến nay, làng nghề gốm Gia Thủy không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.

Theo các nghệ nhân của làng, gốm Gia Thủy có tiền thân là gốm Long Thịnh. Năm 1959, một số thợ gốm ở Thanh Hoá đã di cư về đây và mở lò gốm để làm các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như nồi, niêu, chum, vại. Từ đó, làng gốm Gia Thuỷ ra đời. Đến năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng gốm Gia Thủy vẫn giữ được nét riêng biệt bởi những sản phẩm đơn sơ, mộc mạc và không kém phần tinh tế do những người thợ gốm nơi đây tạo nên. 

Người thợ đang nhào đất. 

Nhà mồ Ba Na - những giá trị văn hoá

Kiến trúc nhà mồ của người Ba Na mang đầy tính giao cảm âm - dương và rất gần gũi với buôn làng. Bởi họ tin rằng, có một thế giới người chết tồn tại song hành với cuộc sống dương gian.

Vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc

Theo quan niệm của người Ba Na, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác - thế giới của hồn ma. Chính vì vậy, họ tạc ra những bức tượng gỗ với nhiều hình thù khác nhau để tiễn đưa và trông coi linh hồn cho người chết.

Nhà mồ được xây dựng bằng những vật liệu và kiến trúc hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa… Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.

Độc đáo kiến trúc nhà mồ Ba Na. 

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nghệ thuật từ cát

“Thủ đô resort” Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng lý tưởng cùng các loại hình du lịch hấp dẫn, mà du khách trong nước và quốc tế từ lâu còn được biết đến Công viên tượng cát Forgotten Land - một điểm đến độc đáo, mang đặc trưng của một miền gió cát. 

Điều đầu tiên mọi người thường nghĩ khi nhắc đến địa danh Mũi Né chính là những đồi cát vàng óng, mịn màng, nằm yên bình dưới cái nắng, cái gió của một vùng biển xanh trong mát. Những đồi cát được tạo hóa tạo hình nên nhiều hình hài như được sắp đặt sẵn mà trí não con người có thể thỏa sức tưởng tượng. Giờ đây, ngoài điểm du lịch nổi tiếng mà thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né như Đồi Cát hay Bàu Trắng, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật “độc nhất vô nhị” từ cát trong Công viên tượng cát Forgotten Land, được biết đến là công viên tượng cát đầu tiên trên thế giới.

Các nhà khoa học quốc tế sau một thời gian dài khảo sát cát Mũi Né đã khẳng định chất lượng cát nơi đây hoàn toàn đạt yêu cầu để làm nguyên liệu cho nghệ thuật điêu khắc trên cát. Loại hình này tuy khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Để hình thành nên công viên tượng cát, các nghệ nhân điêu khắc cát từ 15 quốc gia trên thế giới bao gồm: Hà Lan, Canada, Italia, Brazil, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đã được mời về để trực tiếp thực hiện những tác phẩm điêu khắc trên cát.

Công viên tượng cát Forgotten Land được hoàn thành sau một năm thực hiện.

Đìu hiu nhà cổ Trần Ngọc Du

Nhà cổ Trần Ngọc Du là công trình có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc. Nếu không có biện pháp bảo tồn, quản lý một cách bài bản, di tích này có nguy cơ bị quên lãng

Chúng tôi đến thăm ngôi nhà cổ Trần Ngọc Du (phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào một ngày đầu tháng 6. Ngôi nhà hơn trăm năm tuổi từng được UNESCO trao “Giải thưởng công trạng kiến trúc nhà Việt cổ” (năm 2004) và UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh (năm 2005). Thế nhưng, di tích này đang rơi vào tình trạng “cửa đóng then cài” và có dấu hiệu xuống cấp.

Được kiến trúc sư Nhật trùng tu tỉ mỉ


Ngôi nhà do cụ Trần Ngọc Du (1862-1932), vốn là tri huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (cũ) xây dựng từ năm 1900 trên mảnh đất hương hỏa của dòng tộc họ Trần, có tổng diện tích sử dụng khoảng 1.200 m2, mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai, mặt hậu dựa lưng vào núi Sảnh, thuận theo thuyết bền vững của phong thủy. Nhà được xây dựng theo dạng nhà rọi, có 3 gian, 2 chái; mái lợp ngói âm dương, nền lót gạch tàu do cụ Trần Ngọc Du trực tiếp chỉ đạo toán thợ mộc Thủ Dầu Một và Biên Hòa vào rừng tuyển gần 200 cây gỗ quý các loại làm cột, xuyên, đòn tay, rui và xẻ ván để trang trí nội thất. Toàn bộ số gạch lát nền và ngói âm dương được đặt mua ở các lò gốm vùng Tân Vạn, đá tảng dùng kê chân cột được khai thác từ núi Sảnh. Riêng việc chạm trổ các họa tiết nơi cánh én, khuôn bông, đầu các vì kèo, cửa buồng, khánh thờ, bàn thờ theo các mô típ dân gian, như: tùng - lộc, cúc - bướm, trúc - mai... được làm rất cẩn trọng, tỉ mỉ trong suốt 2 năm.

Di tích nhà cổ Trần Ngọc Du

29 thg 6, 2018

Bên trong làng dệt chiếu cói trăm năm ở Phú Yên

Vùng đất Tuy An, Phú Yên nổi tiếng với các sản phẩm thủ công từ chiếu cói suốt hàng trăm năm qua. 

Tại làng Phú Tân, chiếu cói không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng mà còn tiêu thụ ra các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thời tiết trong vùng khô nóng nên chiếu cói với nguyên liệu tự nhiên giúp giấc ngủ ngon hơn. 

Đủ món ngon từ nhum - đặc sản bổ dưỡng từ biển đảo Lý Sơn

Nhắc đến đảo Lý Sơn là nhắc đến thiên đường ẩm thực từ biển cả như: cá, ốc, rong biển, tôm hùm… Trong đó, cầu gai (nhum biển) là một trong những món ấn tượng nhất mà bất cứ du khách nào cũng muốn tìm ăn khi đến vùng biển đảo Lý Sơn.

Nhum biển có hình thù kỳ quái, dưới bàn tay khéo léo của ngư dân xứ đảo đã mang đến cho du khách hương vị độc đáo, ngon khó quên.

Mùa sinh sản của nhum bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Nhum thường sống các gành đá ven biển, thức ăn chủ yếu của cầu gai là phù du, chính vì vậy, để bắt được nhum, người ta phải dùng móc sắt để giật cho nhum rơi ra. Người bắt nhum phải rất khéo léo và nhẹ tay bởi chỉ cần đánh động mạnh, nhum sẽ tự vệ bằng cách bắn gai để tự vệ và sẽ bám chắc trên vách đá, không thể nào gỡ ra được. 

Nhum là món ngon nhiều du khách tìm ăn khi đến đảo Lý Sơn. Ảnh: I.T 

5 địa điểm lý tưởng ‘thu gọn’ Vũng Tàu trong tầm mắt

Ngắm nhìn thành phố từ 5 cao điểm này là một trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi du lịch Vũng Tàu. 

Cách Sài Gòn chừng 2 tiếng đi xe, Vũng Tàu là lựa chọn thích hợp cho chuyến du lịch hè ngắn ngày hoặc cuối tuần. Không dừng lại ở thú vui tắm biển và thưởng thức hải sản, thành phố này còn nhiều điều hấp dẫn khác như khám phá thành phố từ trên cao. 5 địa điểm đắc địa sau là gợi ý để bạn không bỏ lỡ trải nghiệm thú vị này. Ảnh: @gauutrucc_112. 

Rừng vải cổ thụ sai trĩu quả giữa đảo Cát Bà

Rừng vải thiều 1.300 gốc sai trĩu quả giữa vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng đang chín đỏ, du khách có thể rẽ vào tham quan miễn phí. 

Thanh Hà (Hải Dương) được mệnh danh là đất vải thiều, nhưng để có cả một rừng vải cổ với đường kính thân lên tới cả mét, vài ba người ôm thì chỉ có ngoài đảo Cát Bà, Hải Phòng. 

28 thg 6, 2018

Không trùng tên, nhưng trùng người

TPHCM có rất nhiều con đường trùng tên,theo thống kê thì có đến hơn 200 con đường. Bên cạnh đó, có những con đường tuy không trùng tên nhưng... trùng người. Hai trường hợp quen thuộc nhất là cặp đường Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh  Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Ở trường hợp đầu thì ông Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi ở Bình Thạnh, đến chừng lên làm vua lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng thì chuyển hộ khẩu sang quận 1 ngay. Trường hợp Quang Trung - Nguyễn Huệ thì ngược lại, thuở còn áo vải mang tên Nguyễn Huệ thì ở ngay khu vực trung tâm quận 1, nhưng khi lên ngôi hoàng đế Quang Trung thì chuyển sang tận Gò Vấp.

Nguyễn Huệ ở quận 1