12 thg 1, 2018

Thăm ngôi chùa cổ nằm trên hòn đảo nổi tiếng Hội An

Chùa Hải Tạng ở đảo Cù lao Chàm có từ thế kỷ 18, là một điểm tham quan không nên bỏ qua trên hành trình khám phá các di sản miền Trung

Nằm trên đảo Cù lao Chàm, thuộc TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, chùa Hải Tạng là một chùa cổ mang nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử và kiến trúc của Việt Nam

Giếng đá cổ đẹp nhất xứ Thanh

Giếng đá cổ lăng Quận Nghi là một công trình xưa nay hiếm thấy, có lẽ không chỉ của xứ Thanh mà của cả Việt Nam.
'
Trong khuôn viên của lăng mộ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi (lăng Quận Nghi) ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa tồn tại một giếng đá cổ tuyệt đẹp với tuổi đời gần 5 thế kỷ

Măng rừng, đặc sản của vùng cao Tây Bắc

Mùa này, tiết trời chuyển sang đông, người vùng cao Tây Bắc đeo gùi lên núi hái măng rừng.

Các địa điểm ở vùng Tây Bắc vốn nổi tiếng có nhiều măng rừng như Mộc Châu (Sơn La); Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu (Yên Bái); Mai Châu (Hòa Bình; Bảo Yên, Sa Pa (Lào Cai)….

Ấn tượng khi trải nghiệm đỉnh Mã Pì Lèng

Xuân sắp về, cung đường trên đỉnh Mã Pì Lèng, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc sẽ mang đến cho bạn bao điều trải nghiệm.

Đèo Mã Pì Lèng là con đèo nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Người Mông ở đây vẫn thường hay gọi nghĩa của từ Mã Pì Lèng- con đèo hùng vĩ và hiểm trở bậc nhất là “sống mũi con ngựa” hay “sống mũi con mèo”

11 thg 1, 2018

Nhà thờ Cái Bè - người mới thăm chốn xưa

Khi kể tên những ngôi nhà thờ đẹp nhất miền Tây Nam bộ, hầu hết các trang web đều kể đến nhà thờ Cái Bè. Có trang còn gọi là ngôi nhà thờ cổ nữa, nhưng má tui sinh ra ở Cái Bè năm 1940, khi bà lớn lên thì ngôi nhà thờ này hãy còn... mới tinh, vì nhà thờ Cái Bè được xây dựng khoảng những năm 1930. Vậy đâu phải nhà thờ cổ?


Nhà ngoại ở trong chợ Cái Bè, bên dòng sông. Bên này sông là chợ, bên kia sông là nhà thờ Cái Bè. Ngôi nhà thờ luôn ở trong tầm mắt. Ngoại rời Cái Bè năm 1956, má và các cậu, các dì cũng đi theo. Giờ đây hơn 60 năm đã trôi qua, ông bà ngoại và má đã qua đời, các dì, các cậu đã già. Ký ức về quê nhà thuở nào là dòng sông, là chợ Cái Bè, và ngôi nhà thờ vươn cao bên kia sông...

Đậm đà ẩm thực nướng của Tây Bắc

Đồ nướng của Tây Bắc khá phong phú. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất mà bạn đặt chân đến sẽ có một vốn ẩm thực nướng riêng không ai giống ai.

Tây Bắc là vùng đất sinh sống từ bao đời của đồng bào các dân tộc. Nơi đây cũng là những địa điểm du lịch nổi tiếng. Đến với Tây Bắc vào tiết trời mùa thu, du khách được thả hồn mình với cảnh sắc như thể chốn thần tiên và không quên ngồi thư thái bên bếp lửa để thưởng thức những món nướng do đồng bào chế biến.

Đồ nướng của Tây Bắc khá phong phú. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất mà bạn đặt chân đến sẽ có một vốn ẩm thực nướng riêng không ai giống ai. Vì thế, dư vị riêng của mỗi món dễ làm say lòng người thưởng thức. Người Thái nổi tiếng với món cá nướng, cơm lam, người Tày nức tiếng với cá suối nướng, thịt lợn cắp nách nướng, các món lam trong ống nứa, thịt trâu hun khói…

Món cá suối nướng của đồng bào Thái vừa giòn vừa thơm. 

Người Lự ở Bản Hon

Từ thị xã Lai Châu, theo quốc lộ 4D về phía Đông Nam khoảng 20 km, du khách sẽ đến xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cộng đồng người Lự ở Lai Châu vẫn giữ gìn những sắc thái văn hóa tộc người độc đáo như nghề dệt vải thổ cẩm, cư trú ở nhà sàn, trang phục truyền thống, tục nhuộm răng đen...

Nhà sàn của người Lự


Nhà ở của người Lự là nhà sàn, có 1 chiếc cầu thang lên xuống. Căn nhà luôn có hai mái, mái phía sau ngắn hơn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cả hàng hiên và cầu thang lên xuống. Cửa ra vào của nhà chủ yếu mở theo hướng Bắc. Gầm sàn sạch sẽ, hầu hết các gia đình dùng làm nơi để trữ củi khô, khung cửi và một số đồ dùng khác. Bên trong nhà sàn của người Lự thường dành 1 gian giữa để thờ cúng và con dâu trong gia đình không được vào gian này. Nhà bếp thì nối trực tiếp với căn nhà chính, do vậy khi bước chân vào nhà thì thấy ngay nhà ở và nhà bếp là một thể liên hoàn chứ không tách rời nhau.

Kỳ bí những mộ cổ nằm vị trí oái oăm giữa Sài Gòn

Nằm giữa công viên trung tâm, trong sân trường đại học hoặc sở hữu đến hai mặt tiền phố buôn bán... là vị trí "độc" của một số ngôi mộ cổ Sài Gòn.

Ở công viên Tao Đàn, thuộc phường Bến Thành, trung tâm quận 1 (TP.HCM) tồn tại ngôi mộ cổ bề thế, kiến trúc còn khá nguyên vẹn

Bí ẩn về gia tộc "giàu nhất Hà Nội" trong lời kể của những nhân chứng đặc biệt

Trong ký ức của nhiều người có tuổi tại khu phố cổ Hà Nội vẫn còn nhớ đến gia tộc họ Vũ, một trong những dòng họ "trâm anh thế phiệt", giàu có nhất chốn kinh kỳ xưa.

Những lời đồn về gia tộc "giàu nhất" Hà Nội


Nằm gọn trong khu phố Hồng Phúc (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), không ai dám nghĩ đây từng là ngôi nhà của dòng họ nổi danh “địa chủ” giàu có năm xưa. Lớp sơn bạc màu, lan can hoen gỉ, ngôi nhà xập xệ nhuốm màu thời gian chính là nơi ở hiện tại của gia đình họ Vũ. 


Căn nhà nhuốm màu thời gian của gia tộc họ Vũ.

Tòa dinh thự 4 mặt tiền của đại gia Sài Gòn xưa

Căn nhà xây năm 1933 giữa trung tâm thành phố gắn với giai thoại của gia đình vị đại gia giàu nhất nhì Sài Gòn trước đây. 

Dinh thự nằm ở vị trí đắc địa này từng là tài sản của đại gia Nguyễn Văn Hảo (1890-1971), ông trùm buôn bán phụ tùng xe hơi và là chủ của rạp hát lớn nhất Sài Gòn xưa. Công trình được bao bọc bởi 4 con đường: Trần Hưng Đạo, Ký Con, Lê Thị Hồng Gấm và Yersin (quận 1).