4 thg 1, 2018

Điều đặc biệt của cầu sắt Bạch Hổ trăm tuổi ở xứ Huế

Cầu sắt Bạch Hổ là một di tích quan trọng gắn với nhiều thăng trầm lịch sử của xứ Huế và cả lịch sử phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.

Bắc qua sông Hương ở góc Tây Nam kinh thành Huế, cầu sắt Bạch Hổ là tên thường gọi của cây cầu đường sắt có tuổi đời một thế kỷ ở đất Cố đô

Xứ lụa Tân Châu…

Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân Nam bộ, hình ảnh tấm lụa Lãnh Mỹ A phất phơ bay trong gió, luôn gợi nhớ về một thời kiêu sa, rực rỡ. Đó là thương hiệu của xứ lụa Tân Châu (An Giang). 

“Lãnh Mỹ A” có thời được ví như “nữ hoàng tơ tằm” vượt ra khỏi biên giới Việt Nam sang các quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Lãnh Mỹ A thành món quà tặng con gái ngày xuất giá, hoặc tặng cho nhà thông gia trong ngày cưới. Lụa Tân Châu là biểu hiện sự sang trọng, quý phái, đỉnh cao của loại lụa tơ tằm ở phương Nam

Người Tân Châu cũng có câu ca rằng:

“Trai nào thanh bằng trai sông Của
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa, trồng dâu
Phụng dưỡng cha mẹ quản đâu nhọc nhằn...”.

Ai lên quán dốc chợ Giầu…

Không đâu sướng như dân làng Giầu. Vùng đất mai rùa này đầy đủ những yếu tố làm ăn phong lưu: “Nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ”. Hơn thế nữa, ngay bên làng ngã ba sông Tiêu phình ra thành cái đầm rộng hàng chục mẫu, trở thành “bến cảng” của làng Giầu một thời. Dân khắp nơi đổ về buôn bán xông xênh. Vui đầy con mắt. Chính vì thế mà dân cả làng ở đây chỉ mỗi một nghề chạy chợ.

Phố chợ trong làng

Làng Giầu, nay thuộc phường Phù Lưu, huyện Từ Sơn, bám hai bên quốc lộ xưa, chạy từ kinh thành Thăng Long về Bắc Ninh. Con đường làng sớm mọc lên phố chợ, dân buôn từ nhiều nơi đổ về, hội tụ đông đúc mua bán đủ các mặt hàng. Họ chở hàng bằng tàu thuyền qua sông Đuống, sông Hồng, về cập bến sông Tiêu. Người thì gồng gánh, hoặc đẩy xe hàng qua con lộ chính về chợ. Nơi đây bỗng trở thành chợ giao lưu sản vật, hàng hóa giữa kinh thành Thăng Long với thành Bắc Ninh, tấp nập ngày đêm.

3 thg 1, 2018

Kiến trúc cổ xưa và dấu ấn lịch sử của nhà ga Huế

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, ga Huế đã in dấu chân của của rất nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Tọa lạc tại phường Phường Đúc của thành phố Huế, ga Huế một trong những nhà ga có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam

Theo tàu ra biển bắt ốc cà na

Giữa mùa gió chướng khắc nghiệt trên biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang, lão ngư dân nhỏ bé cố trụ chân vững trước mỗi con sóng lớn, trong khi tay thoăn thoắt kéo từng lọp ốc nặng trĩu lên tàu,...

Ngư dân khoe “chiến tích” đầy ốc 

1. Năm giờ sáng, ông Năm Đực (Phạm Văn Đực) thức dậy trên con tàu nhỏ, cũ kỹ của người em trai đang neo tại một cái vịnh có hàng bần che chắn. Đây cũng là chỗ cho hàng chục chiếc ghe, tàu khác tạm trú khi đang vào giữa mùa gió chướng.

Chiếc lông cò bay trong cổ tích

Có lẽ trong những vùng đất làm nghề truyền thống thì ở Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội, có cái cổng làng cổ và đơn giản nhất. Những dòng chữ đã ố vàng theo thời gian, nhưng lại gợi nhớ biết bao ký ức về thuở ban đầu hoang sơ, trên gò đất của nơi chiêm khê mùa thối đã bao năm trôi qua. Trên cổng còn ghi thêm “Xóm Gò Đậu”. Đó là một cái tên ẩn giấu bao nỗi trầm luân của làng quê... 

Khởi nghiệp từ những chiếc mũ lông cò


Nghe có vẻ lạ, nhưng đó là câu chuyện có thực cách đây hàng trăm năm, ở xóm Gò Đậu này. Xưa dân cư quần tụ trên gò đất rộng lớn, với những lũy tre và cây cối xanh tốt, tạo nên làng xóm cùng cấy cày trên cánh đồng chiêm trũng, mênh mông nước mỗi ngày mưa. Đặc biệt khu đất này vốn là nơi cò đến trú ngụ. Ban ngày chúng đi kiếm ăn, chiều về rợp kín trời, rồi đậu lại trên những lũy tre và tán cây.

Mắt gốm bên sông Thu Bồn

Mỗi khi đến phố cổ Hội An tôi rất thích nghe bầy trẻ cùng thổi những con chim giống bằng đất nhỏ xíu trên môi. Khi tối đến, những chiếc đèn gốm hòa cùng ánh sáng màu phát ra từ chùm đèn lồng, tạo nên những con phố lung linh trên sông Hoài. Nhiều tượng gốm như vũ nữ Apsara, tháp Chăm cùng Linga-Yuni và giống thú con bằng đất nung được bán khắp nơi, tựa như một vườn gốm ở Hội An vậy...

Ngọn lửa gốm cổ Thanh Hà 


Thú chơi gốm của người dân Hội An đã hình thành từ nhiều đời nay. Có lẽ viên ngói đầu tiên ở làng gốm Thanh Hà, cách đây chừng 500 năm đã là niềm tự hào của xứ sở Quảng Nam. Những người thợ gốm từ Thanh Hóa và Nam Định đã đến đây, nhào luyện đất mở lò gốm làm gạch ngói, chum vại, bếp lò bán khắp bàn dân thiên hạ làm nên nghề gốm cho những người Chăm cổ sinh sống trên sông Thu Bồn.

Làng đóng giày của “Thánh Gióng”

Có một hình ảnh cứ bồi hồi trong tâm hồn tôi, mỗi khi thấy chàng trai nào đó đi bán giày da trên phố, với chiếc ba lô nặng trĩu phồng căng, chứa hàng chục chiếc giày. Chưa hết, trên hai cánh tay anh cũng có bốn đôi giày, thậm chí có hôm trên cổ cũng quàng hai đôi. Ai gọi mua thì dừng lại. Ngày nắng đổ lửa hay những hôm giá rét căm căm cũng vậy. Chàng trai ấy vẫn lầm lũi trên đường... 

Người làng giày cầu Giẽ 

Mặc dù hiện nay có hàng trăm cửa hàng giày của nhiều hãng khác nhau mọc lên khắp nơi, cùng với phố Hàng Dầu còn được coi là trung tâm mua bán giày ở Hà Nội; nhưng không thể ngờ khi đến làng Giẽ Hạ, Giẽ Thượng, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, công việc làm giày da vẫn hối hả, tấp nập ngày đêm.

Người dân ở đây cho biết, giày của họ được các địa phương, cửa hàng mua về, rồi đóng nhãn mác khác để bán được lãi nhiều. Tôi quả bất ngờ. Khi hỏi những chàng trai lang thang bán giày trên phố có phải người làng mình? Thì một ông già bên quán nước nói như quát lên vậy - “Chứ sao nữa”.

Chuyện về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức là Vương cung Thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận tại TPHCM. Được khởi công lần đầu tiên vào 1876, Nhà thờ Đức Bà được xây dựng với quy mô lớn và khánh thành vào năm 1880. Tính ra Nhà thờ Đức Bà đã có tuổi hơn 137 năm, trải qua với bao biến cố lịch sử cùng người dân Sài Gòn - Gia Định. 

Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà trong đêm Noel 2015. 

Chỉ 50 mét nhưng đây là 'thiên đường' dành cho người Sài Gòn mê ăn vặt

Ăn xế với đĩa gỏi đu đủ khế chua hấp dẫn. Thiên An

Từ 2 giờ 30 chiều, góc cuối đường Cô Giang (quận Phú Nhuận) trở thành con đường ẩm thực với nhiều món ăn hấp dẫn như bánh xèo, bánh khọt, bánh Huế, nghêu ốc hấp xào...

Các món ăn được chia làm nhiều loại, ăn chơi, ăn no, hay snack tay cầm mang đi... Nhiều người đến đây ăn vài lần vẫn chưa bị trùng món vì thức ăn bán ở đây quá đa dạng.