8 thg 8, 2015

Rau dạ hiến - hương vị của vùng núi Cao Bằng

Những cọng rau rừng xanh mơn mởn vươn lên từ đá, chắt chiu inh túy của trời đất để tạo ra vị giòn, ngọt, hấp dẫn thực khách mỗi lần đến Cao Bằng.

Với nhiều tên gọi khác nhau như bò khai, khau hương hay dạ hiến, loài rau này lên xanh mơn mỏn, đã mắt mà không cần phải chăm sóc. Chúng không sống ở những vùng đất màu mỡ mà mọc trên núi đá, chia làm nhiều nhánh, bò, bám theo các thân cây gỗ vươn lên lấy ánh sáng mặt trời.

Đây là thứ rau dại, nhưng không phải ở vùng nào cũng có. Từ sau Tết đến tháng 7 âm lịch, rau mọc nhiều và ngon, là món quà bất cứ ai lên vùng đất Cao Bằng cũng muốn mua về cho người thân.

Chỉ cần lấy một nắm, rửa sạch là có thể chế biến thành nhiều món ngon như xào tỏi, tôm, mực, trứng hay thịt bò... Rau dạ hiến dùng cho các món lẩu, nấu canh cũng có sức hấp dẫn bởi vị thơm nồng, ngai ngái, ăn một lần thì nhớ mãi. 

Những gùi rau rừng theo chân người dân bản xuống chợ. Ảnh: hotel 

Gà hấp lá trúc – hương vị mộc mạc quê nhà An Giang

Miền đất An Giang không chỉ gợi du khách nhớ đến các đặc sản lạ tai như gỏi sầu đâu, tung lò mò… mà còn làm xao xuyến bao thực khách bởi món ăn đậm chất thôn quê như “gà hấp lá trúc”.

Một lần về với An Giang, du khách không chỉ được thưởng ngoạn danh thắng núi non hùng vĩ mà còn được chiêu đãi món ngon đặc sản đậm chất hồn quê là gà hấp lá trúc.

Trúc là một loại cây mọc hoang đặc trưng của vùng Thất Sơn, Bảy Núi, An Giang. Chúng có nhiều nhất ở hai huyện miền núi giáp Campuchia là Tịnh Biên và Tri Tôn. Cây trúc lớn bằng cây chanh, lá có vị the, cay nồng và gắt hơn lá chanh, mùi thơm đặc biệt. Trái trúc có vỏ xù xì hơi giống chanh, được vắt lấy nước để tạo gia vị cho các món ăn.

Đặc biệt, từ bao đời nay, cây trúc ở An Giang không chỉ góp phần làm nên hương vị độc đáo cho các món ăn, mà còn tạo nên một thương hiệu ẩm thực, nét đặc trưng vốn có để thu hút và phát triển du lịch. 

Vì mùi thơm độc đáo của lá trúc, các đầu bếp tài ba đã sử dụng chúng để những món ăn trở thành sản vùng miền. Món gà hấp lá trúc được xem là “tuyệt chiêu dụ khách” của một số quán ăn, nhà hàng ở miền đất An Giang. 

7 thg 8, 2015

Chùa khỉ ở núi Kỳ Vân

Tui tới chùa Khỉ cách đây gần 10 năm. Nói ra nghe kỳ, thiệt tình mục đích chính của tui khi tới đây là để... coi khỉ, chớ không phải đi lễ Phật. Đến nỗi viếng chùa xong rồi ai hỏi chùa tên gì tui cũng hổng biết, chỉ biết kêu là chùa Khỉ (mà tên chính thức của chùa chắc đâu phải là Khỉ, héng?).

Thiệt ra không phải lỗi tại tui. Mọi người coi hình cái chùa nè. Nó nhỏ xíu và không hề có bảng tên chùa, người viếng chùa cũng đang chỉ chỏ mấy con khỉ chớ có quan tâm tới Phật đâu!

Mặt tiền chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Nơi ra đời câu thành ngữ 'vắng như chùa Bà Đanh'

Chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hòa có không gian cổ kính cùng những tích xưa bí ẩn sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Chùa Bà Đanh còn có tên khác là Bảo Sơn tự, nằm cạnh ngọn núi Ngọc thơ mộng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh". 

Hải đăng gành Đèn

Ánh nắng chiều hòa trong làn nước xanh biếc của vịnh Xuân Đài và sắc nâu của những phiến đá sẽ hút hồn du khách khi tới hải đăng gành Đèn.

Tới huyện Tuy An, bên cạnh một gành đá đĩa đầy mê hoặc với những phiến đá bazan xếp tầng lớp, ngày đêm nằm nghe sóng biển vỗ là một hải đăng gành Đèn đứng lặng lẽ nơi cửa vịnh Xuân Đài, hướng ra vũng Chào. Nằm cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên hơn 30 km về phía bắc, hải đăng gành Đèn là điểm đến không thể bỏ qua của các du khách khi ghé thăm tỉnh Phú Yên.

Ngọn hải đăng gành Đèn không lớn và nổi tiếng như ở Kê Gà, Mũi Điện, nhưng với vị trí đắc địa nơi cửa biển, sắc đỏ trắng của hải đăng nổi bật giữa màu xanh mênh mông của nước biển. Những phiến đá cổ nằm dọc con đường dẫn tới ngọn hải đăng, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một rừng đá ngay bên bờ biển.

Từ ngã ba rẽ tới gành Đá Đĩa, du khách men theo con đường nhỏ gần một km dẫn vào gành Đèn. Trong ánh nắng chiều của vùng biển miền Trung, khung cảnh thiên nhiên trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với một bên là thảm cỏ khô mọc xen kẽ xương rồng, một bên là các mỏm đá đủ hình dáng nơi cửa vũng Chào. 

”Rừng đá” hai bên nhịp cầu thang dẫn tới hải đăng gành Đèn. Ảnh: Minh Đức. 

Một ngày du ngoạn thị xã Long Khánh

Cách TP HCM 90 km, Long Khánh được coi như “thiên đường” trái cây của Đông Nam Bộ. Ngoài những miệt vườn, nơi đây còn có rất nhiều điểm đến thú vị và món ăn ngon cho bạn trải nghiệm trong một ngày cuối tuần.


7h: Ăn sáng

Bún bà Ty, bún riêu, mì Quảng... là những món ngon ở thị xã Long Khánh mà bạn nên thử. Bạn có thể ăn ở đường Quang Trung, Hồ Thị Hương... với giá 20.000-25.000 đồng một tô.