28 thg 2, 2015

Cuối tuần du ngoạn Quan Sơn

Trong khi mùa hè, Quan Sơn phủ một màu hồng rực rỡ của sen thì mùa đông, bỗng chốc nơi đây biến thành bức tranh thủy mặc.

Trong hai ngày nghỉ cuối tuần đầu của tháng 12 mới đây, nhóm bạn chúng tôi đã có chuyến ngao du dã ngoại thăm thú quần thể du lịch hồ Quan Sơn, rộng tới 850 ha, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Xuất phát từ trung tâm TP, 6 người chúng tôi đi trên 3 chiếc xe máy. Trải qua quãng đường dài khoảng hơn 50 km, tất cả có mặt tại hồ Quan Sơn sau chỉ hơn 1 giờ đồng hồ.

Bến thuyền chính hồ Quan Sơn

Hoài Nhơn đẹp bất ngờ

Không nằm trên bản đồ du lịch nhưng biển, núi, rừng Hoài Nhơn (Bình Định) sẽ khiến bất cứ ai một lần đi qua cũng phải trầm trồ.

Huyện Hoài Nhơn nằm phía Bắc tỉnh Bình Định, giáp địa phận tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quy Nhơn hơn 100 km.

Hoài Nhơn không phải là một điểm đến du lịch hấp dẫn so với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, với địa hình bao gồm cả rừng, núi, ruộng, vườn, sông, suối, hồ, biển, Hoài Nhơn sở hữu trong mình một nét đẹp vừa mộc mạc, hiền hòa đặc trưng thôn quê lẫn hùng vĩ của tự nhiên hoang dã.

Hoài Nhơn có cửa biển Tam Quan ấn tượng với những ngọn đồi chạy dài ra biển, khi bình lặng cùng bãi cát trắng dài tít tấp, khi nhộn nhịp với cảng cá Thiện Chánh tấp nập tàu thuyền. Đến cửa Tam Quan, bạn hãy dành thời gian khám phá hang Yến qua chuyến leo núi tại mũi không tên chia cắt ranh Bình Định và Quãng Ngãi.

27 thg 2, 2015

Ðường tre đẹp nhất Sa Pa

Lên Sa Pa, nếu đến làng du lịch Tả Van, đi trên tuyến đường từ thị trấn Sa Pa - Tả Van, ai cũng phải ngỡ ngàng khi đi qua đoạn đường gần 1 km hàng tre, mai, trúc xanh mướt bốn mùa dọc hai bên đường.

Từ lâu, hình ảnh lũy tre xanh đã gắn liền với làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, sống trung thực, ngay thẳng, luôn đoàn kết gắn bó, nương tựa lẫn nhau để vươn lên trong cuộc sống và chống lại kẻ thù. Thông thường, những lũy tre xanh thường gặp ở các làng quê vùng đồng bằng cùng với với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, bình dị. Thật bất ngờ, ở ngay “Thành phố trong sương”, dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ - xứ sở của các loại sa mộc và những loài cây xứ lạnh, chúng ta lại bắt gặp những lũy tre, lũy mai xanh tốt đẹp đến vậy.

Du khách thích thú đi dạo trên đoạn đường tre xanh ngắt.

26 thg 2, 2015

Bến Bình Đông

Bến Bình Đông là một không gian di sản với các dãy nhà mang đậm nét kiến trúc đặc thù của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Nơi đây còn mang dấu ấn của hoạt động kinh tế “trên bến dưới thuyền” một thời cũng như sự giao thoa của văn hóa Đông - Tây rất thu hút du khách khi đến Tp. Hồ Chí Minh. 

Ngược thời gian, bến Bình Đông xưa là một phần quan trọng của Chợ Lớn, được hình thành ngay khi người Hoa từ Cù lao Phố (thuộc Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tới đây vào năm 1778. Sau đó, cộng đồng người Hoa đã gây dựng bến Bình Đông dọc theo hai bờ kênh Tàu Hũ trở thành một trung tâm quan trọng của vựa lúa miền Nam với sự kết hợp liên hoàn giữa hệ thống các điểm xay lúa, kho gạo và bến bãi. Bến Bình Đông chính là nơi chứng kiến một giai đoạn thịnh vượng của việc mua bán và xuất khẩu lúa gạo trong suốt lịch sử hơn 300 năm phát triển Sài Gòn - Chợ Lớn.

Địa danh Cù lao Tân Triều

Cù lao Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu , Biên Hòa tên gọi này đã từng bị hiểu lầm là “triều đình mới”, “kinh đô mới” do Nguyễn Ánh thiết lập ở Trấn Biên, Biên Hòa để đối đầu với nhà Tây Sơn chẳng hạn như tác giả Mathilde Tuyết Trần qua bài viết Đi tìm dấu vết Bá Đa Lộc (Mgr Pigneau de Béhaine)… 

Trong làng bưởi Tân Triều. Ảnh: PHN

Thưởng thức bánh chưng gù độc đáo của người Dao đỏ

Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng trong cộng đồng người Dao đỏ Yên Bái, chiếc bánh gù vẫn được thế hệ này truyền lại cho thế hệ khác.

Đối với đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái, đón Tết cổ truyền, ngoài những lễ vật như xôi, thịt, rượu thì không thể thiếu những chiếc bánh truyền thống của dân tộc.

Bánh chưng gù – một loại bánh truyền thống của dân tộc thường được bà con người Dao đỏ ở Yên Bái làm để thờ cúng tổ tiên, mang biếu ông bà. Theo quan niệm của người Dao đỏ, bánh chưng gù tượng trưng cho người Phụ nữ Dao chịu thương chịu khó, khi lên nương thường gùi chiếc gùi truyền thống của mình để hái lúa, lúc chị em cúi xuống sẽ tạo thành một đường cong trên lưng.

Ảnh minh họa: Báo Bắc Kạn