28 thg 2, 2013

Thăm làng đá Non Nước

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc P.Hòa Hải (Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) được hình thành vào thế kỷ 18. Tương truyền các tộc họ đầu tiên đến lập nghiệp ở đây là họ Huỳnh và họ Lê có quê gốc từ Thanh Hóa, do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. 

Thời các vua Nguyễn, một số thợ đá ở đây đã bị tập trung về Huế để xây lăng tẩm theo chế độ công tượng. Sản phẩm đá mỹ nghệ của làng Quán Khái (gồm tượng cổ Chămpa, tượng vũ nữ, bộ ấm chén trà) đã được đưa sang triển lãm ở Hội chợ thuộc địa tại thành phố Marseille (Pháp) năm 1922. Tác phẩm nghệ thuật bằng đá nơi đây hiện đã có mặt ở nhiều nước Âu Mỹ. Trước đây, các nghệ nhân chỉ sử dụng các nguồn đá trong nước như đá của Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bình Định, nay do yêu cầu thị hiếu thẩm mỹ ngày càng nâng cao, các cơ sở điêu khắc đá phải nhập khẩu nhiều loại đá có chất lượng cao của nhiều nước như Ấn Độ, Myanmar, các nước Trung Đông về để chế tác theo yêu cầu của khách hàng 

Làng đá Non nước 

Nhà thờ Phát Diệm

Tỉnh Ninh Bình nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh mà nhà thờ Phát Diệm là một trong số đó. Cách Hà Nội khoảng 120 km, nhà thờ Phát Diệm được coi là công trình kiến trúc độc đáo và duy nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới.

Với diện tích hơn 20 ha, nhà thờ Phát Diệm gồm 11 công trình được xây cất, bố trí hợp lý, tạo thành một cảnh quan cổ kính tuyệt đẹp. Ngay trước khuôn viên nhà thờ là hồ nước hình chữ nhật được bao quanh bởi kè đá. Giữa hồ có một hòn đảo nhỏ xanh mát bóng cây và bức tượng chúa Giêsu bằng đá trắng. 

Phương đình

Đền thờ và lăng họ Mạc ở Hà Tiên

Tượng đài Mạc Cửu uy nghi nơi Mũi Tàu cửa ngõ vào thị xã Hà Tiên, được dựng nhân 300 năm thành lập trấn Hà Tiên. 

Trong thời gian từ ngày 19 đến ngày 24-2-2013 (tức từ mồng 10 đến rằm tháng Giêng), lễ hội Nguyên tiêu, cũng là lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các năm Quý Tỵ diễn ra tại thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Lễ hội năm nay có nhiều nét mới, đa dạng hơn nhiều năm trước, bao gồm các cuộc vui mang đậm sắc thái văn hóa Việt Nam như đi bộ diễu hành, thi làm hoa đăng, thi cờ tướng, đờn ca tài tử, hội thi ẩm thực, triển lãm ảnh, triển lãm thư pháp, trò chơi dân gian, thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại đầm Đông Hồ, dâng hương đền thờ họ Mạc... 

Chơi rừng Trà Sư

Đi xuồng vào ruột rừng tràm hoang dã. Ảnh: Cát Lộc 

Hàng năm, cứ hễ vào mùa nước nổi là rừng tràm Trà Sư cũng bắt đầu vào mùa du lịch. Đến đây lúc này khách sẽ bị choáng ngợp bởi nét hoang sơ hiếm có của cánh rừng tràm nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia chừng 10 cây số về phía tây bắc. 

Sáu anh em chúng tôi sau khi dong ruổi khắp huyện Tri Tôn, mãi tới xế chiều mới rong xe đến rừng tràm Trà Sư. Khu rừng nổi tiếng về cảnh quan du lịch này nằm trên địa bàn hai xã Văn Giáo và Vĩnh Trung của huyện Tịnh Biên; trong đó, một phần giáp Ô Long Vĩ của huyện Châu Phú, cũng đều thuộc tỉnh An Giang.

Cơm hến, quà tặng từ sông Hương

Trong hơn nghìn món ăn nấu theo lối Huế, có một món quà sáng mà từ vua quan cho tới dân đen, từ khách Tây bụng phệ cho đến thằng Ta gầy nhom, tất tất ai cũng mê. Đó là cơm hến. 


Ra quán cơm hến một bữa lại muốn bữa thứ hai. Nghe thoảng mùi cơm hến ai đang no cũng thèm. Tôi có anh bạn tiến sĩ Nguyễn Bích Đạt, từ Hà Nội vào Huế dạy "cua" đại học.

Buổi sáng đầu tiên, tôi đưa anh đi giới thiệu món cơm hến mà mình thường tự hào ca ngợi. Anh ăn cay kém, nên vừa ăn vừa xuýt xoa, nước mắt mồ hôi chảy ròng ròng.

Về Cao Lãnh thăm Xẻo Quýt

Nằm ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cái tên khu di tích Xẻo Quýt hãy còn khá xa lạ với nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên sau một lần đến đây, du khách sẽ khó mà quên được vẻ đẹp hoang sơ cùng những điều đặc sắc chỉ có ở Xẻo Quýt.

Hồ sen bên đường

Từ Vĩnh Long, qua cầu Mỹ Thuận một quãng, chúng tôi rẽ vào tỉnh lộ 30 hướng về Cao Lãnh. Xẻo Quýt thuộc hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, nằm cách quốc lộ 30 chừng 6km. Đường vào khu di tích này là một con đường nhựa nhỏ, cao ráo, khang trang.