4 thg 2, 2013

Chợ Bình Tây

Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…

Chợ Bình Tây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930. Chợ được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kĩ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Á Đông. Cổng chợ có hình một tháp lầu cao, kiến trúc gần giống kiểu cách của một ngôi chùa, mái lợp ngói âm dương, bốn phía có đồng hồ lớn, trên góc mái và đỉnh tháp có hình rồng đắp nổi, mặt trước có bức phù điêu khảm sành màu xanh hình “lưỡng long chầu châu”. Bốn góc chợ có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát.

Chợ Bình Tây mang lối kiến trúc độc đáo phương Đông.

Thắng cảnh hồ Noong

Nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 15 km, hồ Noong là một hồ tự nhiên, với thiên nhiên hoang sơ, nước mông mênh chạy dài ôm gọn lấy chân ngọn núi Noong xanh ngắt, cao vời. Tới tham quan hồ Noong, ngoài phong cảnh thơ mộng, du khách còn được tìm hiểu cuộc sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao.

Từ thị xã Hà Giang, đi qua những cánh rừng, vạt nương, lướt qua vài bản Tày, Mông, Dao, nằm rải rác bên đường là đến hồ Noong, thuộc địa phận xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên. Hồ Noong nằm trên dãy Tây Côn Lĩnh, được khai tạo từ thuở sơ khai, có diện tích mặt nước hơn 20ha (vào mùa cạn), khoảng 80ha (vào mùa mưa), bao quanh là những dãy núi đá, núi đất và rừng nguyên sinh bao trùm rộng tới trên 700ha. Người dân bản Noong 1, Noong 2 (xã Phú Linh) luôn ví hồ Noong như “mắt rừng” bởi giữa tứ bề là núi rừng, hồ Noong phẳng lặng, lấp lánh ánh bạc dưới ánh trăng hay ánh nắng mặt trời.


Đám trẻ tan học chăn trâu, đùa nghịch dưới lòng hồ Noong mùa nước cạn. (Ảnh: Thạch Công Thịnh) 

3 thg 2, 2013

Viếng mộ Trịnh Công Sơn

Mộ Trịnh Công Sơn nằm ở nghĩa trang chùa Quảng Bình, cạnh bên nghĩa trang Gò Dưa (chứ không phải trong khuôn viên nghĩa trang Gò Dưa). Nơi này gần khu công nghiệp Sóng Thần, gần như khoảng giữa đường từ Biên Hòa đi Sài Gòn, cách mỗi nơi khoảng 15 km.


Bước qua cổng chùa này vài bước, nhìn bên trái là mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Không phải trang trọng uy nghi như lăng tẩm vua chúa hay lăng mộ bậc anh hùng nào, ngôi mộ của Trịnh Công Sơn lãng mạn và đơn sơ - đúng với tính chất của ông, một nghệ sĩ.

Chợ nổi trên phá Tam Giang

Từ tờ mờ sáng, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh trên phá Tam Giang (Thừa Thiên- Huế) đã nhộn nhịp thuyền bè tập trung mua bán tôm, cá. Bây giờ nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn...

Nhộn nhịp chợ nổi 

4 giờ sáng, khi các làng quê trên bờ phá Tam Giang vẫn còn yên giấc, tôi thức dậy lên thuyền theo người dân ra chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh. Trên một vùng đầm phá còn tờ mờ, hàng trăm chiếc thuyền của ngư dân và thương lái đã tụ tập, chợ nổi nhộn nhịp cảnh bán buôn.

Chợ họp trên vũng đầm làng Ngư Mỹ Thạnh, vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cách TP.Huế chừng 30 km về phía bắc. 




Cảnh các thương lái bơi thuyền mua tôm cá trên chợ nổi - Ảnh: Tuyết Khoa 


Măng Đen - điểm đến của Kon Tum

Với không gian tự nhiên, nguyên thủy của hệ sinh thái, sự hoang sơ và thuần khiết như bông hoa rừng vừa hé nở là yếu tố tạo cho Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen có sức hấp dẫn mà ít nơi nào có được, đã làm biết bao người rung động khi lần đầu đặt chân đến Măng Đen.

Tây Nguyên được xác định là một trong 7 vùng du lịch đặc thù của Việt Nam trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Khu Du lịch Sinh Thái Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là một trong 31 khu vực có quy mô và tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội ở Việt Nam được Nhà nước ưu tiên đầu tư để phát triển thành khu du lịch quốc gia. Khi nói đến vùng văn hóa - du lịch Tây Nguyên là chúng ta nghĩ ngay đến không gian văn hóa cồng chiêng, kho tàng sử thi, đến kiến trúc nhà rông, đến cà phê Buôn Mê Thuật và các ca khúc sôi động, giàu sức sống... Tất cả những hình ảnh, ngôn ngữ và âm thanh đó tạo nên một Tây nguyên bản năng, mạnh mẽ, đầy sức lối cuốn và cám dỗ.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tỉnh Kon Tum có vị trí, vai trò hết sức quan trọng của vùng Tây Nguyên trong phát triển Du lịch của cả nước và hợp tác phát triển du lịch của khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, trong đó: Đẩy mạng việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số; tập trung phát triển du lịch sinh thái rừng núi, thác hồ. Phát huy có hiệu quả tài nguyên khí hậu đặc thù để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở Măng Đen, là dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư thời kỳ 2012-2020 vùng Tây Nguyên.


Vị thống soái đất Phú Yên

Ngày 28, 29 tháng giêng hằng năm, hàng ngàn người đến viếng mộ và tham dự lễ hội đền thờ Lê Thành Phương ở thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, H.Tuy An, Phú Yên.


Nuôi chí chống ngoại xâm 

Theo Địa chí Phú Yên, Lê Thành Phương có tổ tiên ở Thanh Hóa. Cha ông là Lê Thanh Cao cùng hai người em rời quê hương vào định cư ở Phú Yên. Cả 3 anh em đều học giỏi và đỗ đạt. Lê Thành Cao đậu cử nhân nho học được triều đình cử làm chức Đốc học ở kinh đô Phú Xuân (Huế). Người em kế là Lê Thành Ba được triều đình bổ làm quan án sát dinh Phú Yên. Người em út không rõ tên cũng đỗ cử nhân nhưng từ chối chốn quan trường, ở lại Phú Yên thay mặt hai anh trông coi dòng họ.

Lê Thành Phương sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, huyện Đồng Xuân (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp). Ông là con thứ 6 trong số 8 người con của ông Lê Thanh Cao và bà Nguyễn Thị Minh. Lúc nhỏ, Lê Thành Phương được cha đưa ra học ở Phú Xuân. Năm 32 tuổi, ông đỗ Tú tài và được nhân dân địa phương gọi là Tú Phương. Dù được bổ nhiệm làm quan trong bộ máy hành chính ở Phú Yên nhưng Lê Thành Phương từ chối về nhà dạy học, đi thăm thú nhiều nơi và tìm cách kết giao nhiều sĩ phu yêu nước trong và ngoài tỉnh. 


Lễ hội đền thờ Lê Thành Phương ở thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp - Ảnh: Đào Tấn Trực 


Chiếc đòn khiêng võng của bậc quốc sĩ

Bảo tàng tổng hợp Bình Định đang lưu giữ chiếc đòn khiêng võng của Lê Đại Cang (1771 - 1847), vị đại thần triều Nguyễn dưới thời các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị.

Hai lần làm lính khiêng võng

Theo sách Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Lê Đại Cang sinh tại làng Phú Nhơn, huyện Tuy Viễn (nay là thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, H.Tuy Phước, Bình Định). Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, như: Quyền tổng trấn Bắc Thành, Thượng thư bộ Binh kiêm Hữu đô Ngự sử Đô sát viện, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên kiêm Hà Nội - Ninh Bình Tổng đốc sự vụ, Tổng đốc liên tỉnh An Giang - Hà Tiên kiêm Bảo hộ Cao Miên quốc ấn... Ông cáo quan về quê năm 72 tuổi.


Từ đường tộc Lê ở làng Luật Chánh, nơi thờ tự Lê Đại Cang - Ảnh: Hoàng Trọng


Cảm thương quan Hậu thủ thiềng ba năm

Trong thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, Bình Định) còn lại nền móng Song Trung miếu thờ hai vị trung thần triều Nguyễn là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

Hai ngôi mộ cổ

Đặt chân đến thành Hoàng Đế, nhìn cảnh hoang phế, không ít người xúc cảm khi biết nơi đây từng là kinh đô của vương triều Tây Sơn (1776-1799). Võ Tánh là vị anh hùng duy nhất không phải người Bình Định, không phải người của nhà Tây Sơn nhưng lại được nhân dân địa phương đưa vào ca dao: “Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên/Cảm thương quan Hậu thủ thiềng (thành) ba năm”. Hằng năm, vào ngày giỗ Võ Tánh (27.5 âm lịch), người dân thường mang lễ vật, tiền bạc đến làm lễ cúng.


Mộ Võ Tánh - Ảnh: Hoàng Trọng


Con kênh biên phòng thời Nguyễn

Trải dài qua địa phận 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, Vĩnh Tế là con kênh đào dài nhất mang ý nghĩa và tầm nhìn chiến lược do nhà Nguyễn thực hiện từ thời mở cõi mà đến nay vẫn còn giá trị.

Tạm hoãn nhiều lần

Khởi đầu tại ngã ba tiếp giáp sông Châu Đốc thuộc xã Vĩnh Ngươn, TX.Châu Đốc (An Giang), kênh Vĩnh Tế có chiều dài gần 90 km chạy song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia qua các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) rồi nối vào sông Giang Thành, TX.Hà Tiên (Kiên Giang) và đổ ra biển.




Ngôi chùa của ân nhân chúa Nguyễn

Được xây dựng vào năm 1802, chùa Sắc tứ Tam Bảo (P. Vĩnh Bảo, TP. Rạch Giá, Kiên Giang) là nơi gắn liền với cuộc đời tu hành của hòa thượng Thích Trí Thiền. Đây còn là trụ sở, tòa soạn Tạp chí Tiến hóa của Hội Phật học kiêm tế vào năm 1936.

Chúa Nguyễn ở Phú Quốc

Sách Đại Nam thực lục chép rằng, tháng 7 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Huệ nghe tin Nguyễn Phúc Ánh đang ở đảo Côn Lôn, bèn sai phò mã Trương Văn Đa đem thủy binh đến vây ba vòng. Bỗng mưa to gió lớn nổi lên, bốn bề mây mù giăng kín. Trận bão đã nhấn chìm đội thủy binh của Trương Văn Đa. Thuyền của chúa Nguyễn nhân đó vượt vòng vây, đến hòn Cổ Cốt, rồi lại trở về đảo Phú Quốc. “Ở đây quân lương thiếu thốn, binh sĩ phải hái cỏ tìm củ mà ăn. Bấy giờ có người đàn bà tên là Thị Uyển chở một thuyền gạo đến dâng. Thuyền vua gặp gió, buồm và cột buồm bị hỏng, lại có thuyền buôn đem lá buồm đến dâng”.