Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 12, 2019

Chùa Đèn cầy, có 3 ngôi chùa Đèn cầy

1. Chùa Đèn cầy ở Sóc Trăng

Tên đúng là chùa Bửu Sơn, nhưng tên thông dụng nhất của ngôi chùa này là chùa Đất Sét. Gọi như vậy bởi đặc điểm lớn nhất của ngôi chùa này là tất cả các tượng trong chùa đều làm bằng đất sét. Kỳ công hơn nữa, tất cả các tượng này do duy nhất một người làm bằng phương tiện thủ công trong suốt 42 năm (884 tượng độc lập và khoảng 1200 tượng nhỏ trong các nhóm tượng).

Chùa còn được gọi là chùa Đèn cầy vì cùng với các tượng Phật bằng đất sét nơi đây còn có 4 cặp đèn cầy (8 cây), trong đó có 3 cặp lớn, mỗi cây chứa 200kg sáp. Các cây đèn cầy nầy đều cao 2,6m. Bình quân mỗi cây đèn cầy cháy suốt ngày đêm phải mất đến 70-80 năm. Cặp đèn cầy đầu tiên được thắp lên từ năm 1970, đến thời điểm gần nhất mà tôi ghé thăm là cuối năm 2018 vẫn đang cháy.


Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2002

3 thg 12, 2019

Gỏi cá hoa chuối

Ẩm thực của bà con dân tộc Thái rất phong phú. Trong đó, góp phần làm nên nét riêng trong phong cách ẩm thực đó là việc người Thái dựa theo sông suối để khai thác và chế biến những món ăn. Món gỏi cá ra đời, đã trở thành món ăn đặc sắc... 

Để làm món gỏi cá hoa chuối cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu. 

Trong các món gỏi cá, thì món gỏi cá với hoa chuối rừng được xem một món ăn khá cầu kỳ, thú vị.

2 thg 12, 2019

Về miền Tây săn cúm núm

Cùng với vô vàn các sản vật mùa nước nổi khác, những ngày này, nhiều người dân ở Đồng Tháp, An Giang, Long An rủ nhau đi săn cúm núm (còn gọi là gà nước). Mặc dù khó để săn bắt cúm núm nhưng những người thợ săn lại khá dễ dàng để kiếm tiền, vì giá cúm núm rất cao.

Cúm núm bày bán nhiều nơi ở các tuyến đường miền Tây mùa nước về. Ảnh:Đ.X.

Cùng với vô vàn các sản vật mùa nước nổi khác, những ngày này, nhiều người dân ở Đồng Tháp, An Giang, Long An rủ nhau đi săn cúm núm (còn gọi là gà nước). Cũng như chim cu gáy, chích cồ hay le le, vịt giời… nghề săn cúm núm có nhiều nét thú vị, độc đáo mà cũng không dễ thực hiện.

16 thg 11, 2019

Múa nghi lễ của dân tộc Chăm

Dân tộc Chăm chẳng những đã sáng tạo nên nhiều kiệt tác điêu khắc và kiến trúc đền tháp còn lưu lại trên dải đất miền Trung mà còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý báu như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng gian, trò chơi, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, tri thức bản địa... Trong kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian dân tộc Chăm, các điệu múa nghi lễ mang nhiều giá trị đặc sắc, trở thành nét độc đáo nhất trong các lễ hội truyền thống dân tộc. 

Những điệu múa mang đậm văn hóa Chăm


Những loại hình nghệ thuật như hát khấn, tụng ca các vị thần linh, múa nghi lễ, nhạc lễ thường được diễn ra tại các đền tháp trong các lễ hội lớn của cộng đồng. Những vũ điệu dân gian luôn mang đậm hương vị Chăm như: Vũ điệu dâng lễ, múa đội nước, múa Apsara, múa cắn lửa, đi cùng với âm điệu của tiếng kèn saranai, trống ghi năng và paranưng… 

Múa dâng lễ trong Ngày hội văn hóa dân tộc năm 2019 tại Phú Yên. 

3 thg 11, 2019

Bánh giầy trong đời sống đồng bào Mông Tây Bắc

Được kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu nơi núi rừng, bánh giầy không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân tộc Tây Bắc và đồng bào Mông. 

Với đồng bào Kinh miền xuôi, bánh giầy thường được làm trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán, có hình tròn, tượng trưng cho trời, trong truyền thuyết Lang Liêu và là hoạt động gắn kết tình làng, nghĩa xóm trong những dịp sinh hoạt cộng đồng. 

14 thg 10, 2019

Ấn tượng những giá hầu đồng đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

3 năm sau khi Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các hoạt động nghi lễ đặc sắc gắn liền với di sản này diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương. Ấn tượng nhất trong số đó là nghi lễ hầu đồng. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Theo các nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng, Tam phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ (miền Trời), Nhạc phủ (miền rừng núi) và Thoải phủ (miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Trong ảnh là quang cảnh một điện thờ Mẫu điển hình. 

28 thg 9, 2019

Trở về tuổi thơ với kẹo tơ hồng ngon ngọt

Chẳng ai rõ kẹo tơ hồng có nguồn gốc từ đâu, chỉ nhớ rằng nó gắn liền với hình ảnh chiếc hộp gỗ phía sau yên xe đạp, cùng tiếng rao của người bán kẹo vào những buổi trưa hè nắng tràn. Tất cả như một phần ký ức tuổi thơ đã đi qua biết bao thế hệ.


Đây cũng là thức quà giản dị mang hương thơm đặc trưng trong từng sợi dừa bào, vị béo ngậy của lạc rang quyện cùng bánh tráng... vừa ngọt ngào lại vừa dẻo mềm, làm nên hương vị rất riêng và rất độc đáo, luôn khiến trẻ em phải mê mẩn.

1 thg 9, 2019

Cá bống suối nướng vùi ngon từ thịt ngọt từ xương

Cá nướng vùi thơm xênh xang và mềm ngọt nước, thực sự là món mang đậm hương miền rừng, nguyên vẹn vị ẩm thực quê bản, rất xứng đáng được nhắc đến chứ không chỉ riêng món cá nướng gập.

Món Pa pho

Đã có nhiều bài viết về món cá nướng của người Thái ở miền Tây Bắc, nhưng chủ yếu là về món cá nướng gập - pa pỉnh tộp, hiếm bài nhắc tới món cá nướng vùi - pa pho.

Thương nhớ cà đắng núi rừng

Cà đắng là một trong những món ăn lần đầu phải nếm vị đắng dần dần thành quen dễ gây ghiền. Món ăn từ cà đắng là niềm tự hào của các dân tộc như: Ê đê, M’Nông, Gia Rai,…

Trái cà đắng

Đặt chân đến đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ cùng con người chân chất, dân dã nhưng vô cùng mến khách, bên cạnh sự choáng ngợp vẻ đẹp hoang sơ về phong cảnh núi rừng, đặc biệt hơn là thế giới ẩm thực không chê vào đâu được.

27 thg 8, 2019

Bánh chuối - ăn hoài rồi trừ cơm bữa

Chuối là loại trái cây có quanh năm, được chế biến thành nhiều món ngon như chuối ép, chuối chiên, chuối hầm… Trong đó phải kể đến món bánh chuối hấp với nước cốt dừa, một món ăn vặt, tráng miệng rất được ưa thích.


Cách chế biến bánh chuối cũng rất nhanh, tiện. Nguyên liệu đầy đủ gồm: chuối chín, bột sắn, nước cốt dừa và dừa nạo. Những nguyên liệu này dễ tìm, chỉ cần ra chợ là có ngay!
Chuối dùng để làm bánh phải chọn loại chuối mốc chín mềm, nếu chuối vừa chín tới sẽ chát và khi ăn miếng bánh chuối sẽ bị cứng hơn. Trước khi chế biến, lột vỏ, để ra thau nhỏ, cho các nguyên liệu gồm: bột sắn mì, nước cốt dừa, dừa nạo, chút đường trắng, ít nước vào cùng một lúc và dùng tay nhào bóp sao cho thật nhuyễn thì miếng bánh chuối khi chín ăn mới thơm ngon. 

26 thg 8, 2019

Càng cua, món quê mà nhớ mà thương

Hồi nhỏ, chị tôi từng đố “Càng cua không phải càng cua mà càng cua là thứ gì?”. Tất nhiên là tôi ngẩn tò te. Khi nghe giải đố “rau càng cua”, tôi đập đùi cái chách, nói xíu nữa em giải ra rồi.

Rau càng cua trộn với tôm. Trần Cao Duyên 

Càng cua là loài rau hoang dại nên dễ tính nhất… quả đất! Từ xó rào đến bờ giậu, từ góc hè đến chân móng nhà, chỗ nào hơi ẩm là chỗ đó mọc lên rau càng cua. Nhất là trong những chậu cảnh, rau càng cua yên tâm mà xanh cành tốt lá, tốt đến mức tràn cả ra ngoài chậu, gần chạm đất mới giật mình vươn ngọn lên.

31 thg 7, 2019

Khoai lang chấm mắm sống, món nghèo mà sang

Ngày nay, tại các hàng quán lúc nào cũng tràn ngập các loại quà bánh dân gian và bánh ngoại, nhưng ở một vài góc phố thân thương vẫn tồn tại một món ăn dân dã quê mùa, đó là khoai lang.

Khoai lang luộc

Nhắc đến khoai lang tôi lại nhớ đến kỷ niệm của một thời thơ ấu. Thuở còn học trường làng, sáng nào mẹ tôi cũng nhét vào túi tôi một gói quà khi thì chiếc bánh lá dừa, khi gói xôi hoặc củ khoai lang.

23 thg 7, 2019

Hẹ nước ăn cùng mắm sặc, món ngon chỉ miền Tây mới có

Mỗi năm cứ đến mùa nước nổi, cây hẹ nước sinh sôi nẩy nở, đã đem lại cho chúng tôi món ngon dân dã lại hấp dẫn mà đặc biệt chỉ có ở vùng đất miền Tây. 

Hẹ nước chấm cá rô kho

Hẹ nước là một loài rong cỏ thủy sinh hoang dại không chỉ mọc ở ruộng nước, còn hiện diện ở các kinh mương vùng đất phèn được thiên nhiên hào phóng ban tặng.

Loài rong cỏ này có thể gọi là món ăn hiếm trên mâm cơm của người thành thị, mặc dù người đô thành thèm lắm nồi cá kho, dĩa mắm kho dân dã miệt vườn với loại rau hái từ bờ ruộng, ao đìa như hẹ nước.

15 thg 7, 2019

Bí ẩn của 'minh chủ' ốc gạo cuốn dừa nạo

Đem ốc xào với lá cách xong, làm món cuốn này chắn chắn sẽ tạo được "minh chủ" trong "võ lâm" món ốc gạo. Chỉ cần chén nước mắm mặn ngon dầm ớt vắt chút chanh, là đã có một bữa ốc ngon hơn nhiều so với ốc Sài Gòn.

Ốc gạo mua ở ven đường từ Cần Thơ đi Phong Điền - Ảnh: THU NGUYỄN

Một buổi tối, mất cả tiếng đồng hồ chờ đợi, hai người bạn, một đồng nghiệp địa phương, một đồng nghiệp Sài Gòn mới mang về hai bịch ốc.

Một thứ là ốc gạo kèm đồ bổi. Một thứ là chang chang, loài nhuyễn thế hai mảnh giống chem chép nhưng dở hơn chem chép xa, như rắn hổ hành so với hổ mang.

10 thg 7, 2019

Cá lóc, chuột cống nhum nướng - món đáng thử khi về miền Tây

Cá lóc nướng rơm cho thịt ngọt thơm còn thịt chuột đồng dai mềm, đậm đà gia vị. 

Dưới đây là hai món ăn phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà du khách nên thử khi có dịp.

Cá lóc nướng rơm
Cá lóc (hay còn gọi là cá quả) là một món ăn dân dã của người Việt. Trong đó cá nướng trui, tức nướng mà không tẩm ướp gia vị, là món ăn bạn dễ thử khi về các tỉnh miền Tây.

Rơm rạ được ém xuống sát mặt đất một lớp để cá được nướng chín phần đầu trước. Ảnh: Di Vỹ. 

6 thg 7, 2019

Dạ lý hương

Dạ lý hương là một loài hoa mà nghe cái tên thôi đã thấy lãng đãng phiêu bồng. Hoa dạ lý hương không rực rỡ thắm tươi, chỉ là những chùm hoa trắng nhỏ li ti nhưng nhìn xa từng chùm hoa như vậy rất thanh khiết, đáng yêu. Thế nhưng đặc sắc nhất chính là hương hoa, mùi hương chỉ tỏa về đêm, đúng như cái tên dạ lý hương cuả nó. Người yêu hoa đã viết về hương hoa dạ lý như sau:

Hương thơm của dạ lý hương đặc biệt quyến rũ mê hoặc lòng người. Đó là một mùi hương kì lạ, vừa thực vừa ảo, có lúc xa nhưng đôi khi lại gần kề. Hương thơm của dạ lý hương về đem sẽ len lỏi trong gió, dịu dàng, khi thoảng thoảng quấn quýt, lúc lại ào ạt mạnh mẽ.




30 thg 5, 2019

Ngẩn ngơ bánh tét miền Tây

Miền Trung quê tôi, phần lớn bánh tét “chung thủy” công thức nhân đậu, thịt heo và đòn to dài, thường dùng dịp giỗ, lễ, tết. Về miền Tây ăn bánh tét mới thấy người miền này rất thoáng trong việc dùng nhân, tạo kích cỡ, hoa văn..

Bánh Tét ở miền Tây như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một... lý do. Quang Viên 

Bánh tét ở đây cũng được dùng phổ biến hơn. Nó như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một... lý do. Lần đầu đến An Giang, tôi ngẩn tò te trước một mâm bánh tét có 5 kích cỡ khác nhau. Loại to nhất bằng bánh tét miền Trung nhưng ngắn một nửa. Nhỏ nhất chỉ bằng ngón tay. Khám phá bên trong chiếc bánh thì càng thú vị. 

29 thg 5, 2019

Làng Mường đậm nét văn hóa thung lũng

Làng Mường được ôm trọn trong một vùng thung lũng núi đồi, ở đó cảnh sắc giao hòa đủ để quần tụ những mái nhà sàn khum khum hình mai rùa núp dưới bóng vườn cây, những lối mòn uốn lượn lên rừng xuống suối, xuống ruộng, lên nương và đi tới các Mường bản lân cận.

Nét văn hóa bản địa là đặc trưng
Làng Mường truyền thống thường được neo đậu ở những chân núi ven đồi, bìa rừng. Nơi ấy đất thoai thoải, không ở độ dốc cao cũng không là nơi quá bằng phẳng. Sự lựa chọn cư trú này tránh được nguy cơ lở đất, lũ ống lũ quét. Điều không thể thiếu ở làng Mường đó là có rừng phòng hộ, có nguồn sinh thủy gần nguồn nước, cận kề sông suối, hồ...

Chiêng đồng là biểu tượng uy quyền của các mường trong xứ Mường xưa.