Hiển thị các bài đăng có nhãn Bến Tre. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bến Tre. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 11, 2017

Thơm ngon ba khía Thạnh Phong

Ảnh: Tô Phục Hưng

Ba khía Thạnh Phong nổi tiếng về mùi vị thơm ngon, đậm đà, thịt săn chắc. Sở dĩ có được hương vị đặc trưng độc đáo là do chúng chỉ ăn những trái mắm rụng, loại cây trái mọc rất nhiều tại biển Thạnh Phong.

Ba khía nguyên liệu phải được bắt sống để tránh trường hợp bị chết do người bắt sử dụng bả thuốc trừ sâu, rất nguy hiểm cho người dùng. Sau đó rửa thật sạch, rồi bỏ ba khía vào nước muối có độ mặn nhất định. Muối lạt thì thịt ba khía sẽ mau bị bủng, nếu mặn thì thịt sẽ cứng và làm mất mùi thơm. 

12 thg 6, 2017

Cận cảnh cây bạch mai cổ thụ 300 năm tuổi nổi tiếng miền Tây Nam bộ

Gọi là bạch mai nhưng không giống như mai trắng, mai vàng. Không cần lẩy lá, mỗi năm hoa vẫn nở rộ vào dịp Tết Nguyên tiêu.

Mỗi năm bạch mai nở một lần vào dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh chụp lại ảnh tư liệu của đình Phú Tự. 

Từ trung tâm TP.Bến Tre theo tỉnh lộ 885 đi về hướng huyện Giồng Trôm chừng 3 cây số, tới ngã ba, rẽ trái vài trăm mét vào con đường nhựa sẽ gặp ngôi đình cổ Phú Tự, tọa lạc trên một khu đất rộng gần 1 hecta thuộc ấp Phú Hào, phường Phú Hưng. 

31 thg 5, 2017

Về Bến Tre làm kẹo dừa

Ai đã từng rong ruổi qua những kênh rạch, những thôn ấp bưng biền ở Đồng bằng sông Cửu Long đều không lạ gì những rặng dừa xanh chạy xa tít tắp. Điều đặc biệt, dừa hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày nhưng chỉ ở Bến Tre, dừa mới được chế biến thành kẹo và trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng. 

Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo 


Tương truyền, kẹo dừa Bến Tre ra đời từ khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, được làm bởi những người phụ nữ khéo tay đất Mỏ Cày. Điều này đã được dân gian lưu truyền qua câu ca: “Bến Tre dừa ngọt sông dài/ nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan”.

Nguyên liệu làm kẹo dừa đều là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, trong đó không thể thiếu nước cốt dừa, mạch nha, đường. Mạch nha được làm từ thóc nếp loại ngon, hạtto, nở đều, đã có mầm hoặc mộng già. Mạch nha sau khi nấu lên màu vàng sậm, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp. nếm thử có vị ngọt thanh, đó là của gạo và mộng lúa chứ không ngọt đậm của đường. 

18 thg 5, 2017

Người thủ lĩnh Bình Xuyên đi theo cách mạng

Bình Xuyên là một tổ chức quy tụ những tay giang hồ hảo hớn ở đất Sài Gòn, có trang bị vũ khí. Người khai sinh ra tổ chức Bình Xuyên là Dương Văn Dương (thường gọi Ba Dương), quê ở Bến Tre.

Ông từng một thời gian dài là tay giang hồ lừng danh nhất đất Sài Gòn, tất cả các băng đảng khác phải nể phục. Nếu không có Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9.1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, có lẽ cuộc đời Ba Dương và tổ chức Bình Xuyên cũng chỉ dừng lại ở “giang hồ nghĩa hiệp”. Cách mạng đã chắp cho Ba Dương và Bình Xuyên đôi cánh, giúp họ biết chiến đấu và hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước, dân tộc.

Giang hồ hảo hớn đất Sài Gòn

Dương Văn Dương sinh năm 1900, trong một gia đình nghèo ở tỉnh Bến Tre. Mồ côi cha từ nhỏ, Ba Dương theo mẹ bỏ xứ đi kiếm sống khắp nơi, cuối cùng trụ lại ở khu vực cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quy, huyện Nhà Bè (nay là quận 7, TPHCM). Nhà nghèo, Ba Dương học hết tiểu học thì nghỉ, làm đủ thứ nghề để mưu sinh. Ông đã từng lăn lộn khắp nơi, từ Nhà Bè qua Cần Giuộc, đến Cần Đước, xuống tận Gò Công, qua Chợ Gạo, Bến Tre... chăn vịt chạy đồng mướn.

Di ảnh Dương Văn Dương

3 thg 5, 2017

Biển lở nơi miệng rồng

Nhiều người cho rằng Hàm Luông có tên gốc là Hàm Long. Thời nhà Nguyễn do “kỵ húy” để tránh chữ Long (Long là rồng, tượng trưng cho nhà vua) nên gọi chệch là Luông, lâu dần thành quen.

Những người nông dân ở bên cửa sông Hàm Luông luôn lo lắng trước nguy cơ sạt lở đất - Ảnh: Tấn Đức

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả vùng cửa sông này như sau:

“Sông rộng như là vực rồng, hang giao, thường có cá to, sấu lớn trồi lên hụp xuống. Nước sông thường trong, ngọt, sóng gió dập dình, có cái hứng nhìn một cái trông rõ mênh mông vạn khoảnh”. Nhưng bây giờ...

Ba Lai - chia hai mặn ngọt

Sông Ba Lai chảy qua bốn huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), tổng chiều dài khoảng 55km.

Những con rạch phía ngoài cống đập Ba Lai thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri thường xuyên cạn kiệt do bồi lắng nhanh - Ảnh: Ngọc Tài

Hơn mười năm trước, người ta đã xây cống đập Ba Lai chắn ngang dòng sông. Từ đấy cuộc sống của người dân bắt đầu thay đổi...

27 thg 12, 2016

Bánh dừa Giồng Luông ngon nức tiếng

Chiếc bánh của người nghèo

Các cụ cao niên tại Thạnh Phú cũng không nhớ rõ bánh dừa Giồng Luông được làm từ khi nào nhưng họ khẳng định nguồn gốc bánh xuất phát ở ấp Vĩnh Bắc (xã Đại Điền). Theo đó, khoảng năm 1900, một số gia đình nghèo tập trung về ấp Vĩnh Bắc sinh sống. 

Do đây là vùng đất ven sông Hàm Luông, lại không có đê bao ngăn mặn nên chỉ có một số loại cây hoang dại, dừa nước và vông đồng sống được. Khi đến đây, đàn ông trong các gia đình nghèo đi làm thuê cho những gia đình giàu có, còn phụ nữ thì mò cua bắt ốc. 

Vào một tết nọ, những người chồng được chủ tặng bánh tét nên các chị mang ra gốc vông đồng thưởng thức. Bỗng một chị lóe lên ý tưởng làm những cái bánh tét thu nhỏ để chồng ăn vững bụng trong những buổi làm đồng thuê. Tuy nhiên, cả cánh đồng bạc màu không có chuối để lấy lá nên các chị thử dùng cờ bắp (phần đọt non của cây dừa nước) lấy lá quấn nòng (gói) bánh. Từ đó, bánh dừa xứ Vĩnh Bắc (hay bánh dừa Giồng Luông) ra đời. 

Bánh dừa Giồng Luông hiện cung không đủ cầu - Ảnh: Tự Đồng 

18 thg 10, 2016

Kẹo dừa - món quà quê thân thương từ Bến Tre

Vị ngọt của đường thốt nốt, vị béo của dừa và độ dẻo thơm tròn vị đã khiến kẹo dừa trở thành món quà quê độc đáo xứ Bến Tre.

Được mệnh danh là thủ phủ dừa, Bến Tre hấp dẫn khách du lịch bằng nhiều sản phẩm làm từ dừa như cổ hũ dừa, đuông dừa, các loại chè bánh và đặc biệt là món kẹo làm bằng nguyên liệu chính từ phần cơm dừa. 

15 thg 9, 2016

Một ngày khám phá làng nghề ở Bến Tre

Làng nghề xã Phú Lễ, những con đường quanh co rợp bóng cây... là những điểm đến thú vị dành cho những người yêu thích khám phá văn hóa và cuộc sống dân dã, trù phú miền Tây. 


Xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cách TP.HCM khoảng 200 km. Bạn sẽ có cảm giác thoải mái với đường rộng rãi, dễ đi. Xã có khoảng 500 hộ dân, cuộc sống rất bình yên và có tính cộng đồng cao. 

14 thg 9, 2016

Nhớ hương cơm... “cứt dừa” nội nấu

Cơm “cứt dừa” - món ăn mà có lẽ nhiều người lần đầu nghe qua không khỏi sốc, thế nhưng, nó ngon lắm bạn ạ. 

 “Cứt dừa” ăn cùng với cơm gạo dẻo rất ngon. 

Cứ mỗi năm, vừa dứt tháng 7 mưa ngâu là đến giỗ nội tôi. Các con cháu lại làm cơm “cứt dừa” - món khoái khẩu của nội và cũng là của cả nhà ngày xưa, để cúng nội. Ngồi ăn, xúm nhau ôn lại kỷ niệm ngọt ngào cách đây hàng chục năm mà ngậm ngùi, thương nhớ nội không thôi, nhớ cả cái hương cơm ngày ấy nội nấu, ngon hơn chúng con nấu bây giờ nhiều lắm…

29 thg 7, 2016

Ăn bánh canh bột xắt thịt vịt xứ dừa

Trưa muộn, chạy ngang Bến Tre, băng qua mấy con lộ nhỏ giữa vườn cây trái xanh mướt, tình cờ gặp cái quán nhỏ xíu với cái bảng “Bánh canh bột xắt thịt vịt”, chúng tôi mừng như “bắt được vàng”. 

Tô bánh canh thịt vịt bột xắt giá 15.000 đồng - Ảnh: TRÂN DUY 

Bảo khách vào quán, chị chủ quán giọng "đặc quẹo" Bến Tre nói như xin lỗi: “Trưa trật nên chị hết huyết vịt rồi”. Lâu lắm mới thấy bánh canh bột xắt nên đứa nào cũng phẩy tay qua quýt "không sao, không sao".

29 thg 6, 2016

Ăn bánh canh hến và ốc hấp nước dừa ở Bến Tre

Những ngày mưa gió cứ kéo dài dai dẳng, ngồi đâu đó trong góc quán xì xụp húp tô bánh canh hến nóng hay mút từng con ốc thấm nước dừa béo ngậy thì không còn gì thú vị bằng. 

Món ăn tuy dân dã, quen thuộc và dễ chế biến nhưng chỉ ở Bến Tre mới bật lên được cái hồn cốt thơm ngon, bởi đây là quê hương của xứ dừa, những giọt nước cốt dừa béo ngầy ngậy trắng ngà quyện vào từng món ăn mới dễ làm say lòng du khách phương xa.

Bánh canh nấu hến nước dừa

Bánh canh là món ăn phổ biến ở miền Tây, từ bánh canh ghẹ ngon nức tiếng Kiên Giang, Cà Mau tới bánh canh thốt nốt ngọt ngào của đất An Giang thì Bến Tre cũng có bánh canh đặc sản đó là bánh canh hến nấu nước dừa. Thoạt nghe tên thực khách có thể hình dung độ béo thơm của món bánh này.

Dù là bánh canh ngọt hay mặn thì sợi bánh ấy ở miền Tây vẫn được làm ra chủ yếu từ bột gạo. Gạo ngâm nước vài tiếng đồng hồ cho mềm rồi đem đi xay mịn thành bột. Xay gạo xong lại cho tất cả vào cái bao vải, đặt bộ cối xay thật nặng lên trên để ép lấy bột. 

Bánh canh nấu hến nước dừa là món ăn ngon ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 

13 thg 6, 2016

5 món ăn dân dã ở Bến Tre hấp dẫn du khách

Bến Tre không chỉ là vùng đất nổi tiếng bởi những cù lao đẹp và vườn dừa xanh mát rượi bên dòng sông Tiền thơ mộng, nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất sản sinh ra những món ngon đậm chất miền tây Nam bộ. Những món ăn tuy dân dã nhưng có đầy sự phóng khoáng, tự nhiên như phản ánh đúng bản tính của người dân nơi đây.

1. Bánh canh bột xắt

Bánh canh bột xắt còn có tên gọi khác là bánh bột gạo. Cũng như bánh bột gạo ở những vùng miền khác, bánh canh bột xắt ở Bến Tre được làm từ nguyên liệu chính là gạo. Gạo vo sạch rồi đem ngâm mềm sau đó xay thành bột nước rồi cho vào túi vải để ráo nước. Tiếp đó sẽ bóp bột rồi rưới nước sôi lên để nhào thành thứ bột sú, rồi mới cán sợi, xắt thành từng miếng nhỏ, sợi nhỏ. Công đoạn này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn và đòi hỏi công phu nhất nên qua quá trình này ta có thể lí giải được tại sao bánh lại có tên là bánh canh bột xắt. 

29 thg 1, 2016

Ngôi mộ đại thần Phan Thanh Giản

Khu mộ Phan Thanh Giản tại xã Bảo Thạnh - Ảnh: L.C.T 

Về H.Ba Tri (tỉnh Bến Tre), ngoài khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu ở thị trấn Ba Tri, tại xã Bảo Thạnh ven biển còn có khu mộ của đại thần Phan Thanh Giản, một nhân vật lịch sử triều Nguyễn gây nhiều tranh luận cho hậu thế. 

Theo đường nhỏ quanh co qua nhiều khúc rẽ, từ thị trấn Ba Tri đi khoảng 8 km dọc theo đường đê bao, chúng tôi đến khu mộ Phan Thanh Giản tọa lạc tại ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh. Mặc dù hiện tại khu mộ được chính quyền quan tâm chỉnh trang khá khang trang với đền thờ và hệ thống tường rào bao quanh, nhưng do hẻo lánh xa xôi, cùng với những định kiến về lịch sử, nên rất ít người biết tới khu mộ.

14 thg 9, 2015

Mắm tép cù lao Minh

Ở các sông rạch nước ngọt thuộc vùng cù lao Minh của tỉnh Bến Tre có rất nhiều tép bạc đất, kích thước cỡ hơn đầu đũa một chút, màu trắng, thịt trong, ngon, là nguyên liệu để làm mắm tép thích hợp nhất so với các loại tôm tép khác.


Người ta thu hoạch tép bằng cách chài lưới, đóng đáy trên sông rạch, đặt nò, lú trên ruộng… Tép bạc còn tươi rói, nhảy tanh tách, được chọn lấy những con tương đối bằng nhau, cắt đầu đuôi, rửa sạch để ráo.

12 thg 9, 2015

Hủ tiếu patê, chỉ Bến Tre mới có!

Nói đến patê, chắc trong đầu bạn đang hình dung đến món patê gan heo béo ngậy thơm tho đúng không? 

Ngoài patê, tô hủ tiếu còn có thịt nạc, bao tử, gan, phèo... 

Người Bến Tre rất ưa hủ tiếu, ưa hơn bất cứ người dân ở miền Tây nào mà tôi biết. Ở đây người ta có thể ăn hủ tiếu tối ngày, từ hủ tiếu chay, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu xương heo đến hủ tiếu thập cẩm… Và cũng duy chỉ có ở Bến Tre mới có món hủ tiếu không đụng hàng: hủ tiếu patê. 

5 thg 8, 2015

Gỏi củ hũ dừa - món ăn tinh hoa của Bến Tre

Gỏi củ hũ dừa là món ăn "xa xỉ" của người dân tỉnh Bến Tre bởi muốn chế biến, người ta phải đốn một cây dừa để lấy phần non trắng muốt trên thân cây.

Khắp các đường quê, ngõ xóm ở Bến Tre đều là thiên đường của dừa. Đi đâu bạn cũng bắt gặp những cây dừa cao vút, tỏa bóng râm mát và cho trái sai trĩu trịt. Có lẽ vì vậy mà các món ăn ở đây đều cho thêm dừa để tăng hương vị. Tuy nhiên, món gỏi cổ hũ dừa không phải lúc nào cũng có thể được thưởng thức. Đây là món đặc sản mà người dân thường dùng để đãi khách quý.

Củ hũ dừa là phần trên của cây dừa, nằm sâu trong thân, bao gồm chồi non chưa nhú ra bên ngoài và cuống lá. Vì vậy để lấy củ hũ phải chặt cả cây dừa. 

Gỏi cổ hũ dừa, món ăn tinh hoa của người dân tỉnh Bến Tre. Ảnh: mientay 

25 thg 7, 2015

Ngọt thơm bánh lá dừa Bến Tre

Độ dẻo của nếp, vị bùi của đậu, ngọt thơm của chuối, dịu nhẹ của lá dừa quyện vào vị béo nước cốt dừa đã tạo nên hương vị đặc trưng của bánh lá dừa, đặc sản quê hương Bến Tre, ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi. 

Không chỉ người dân xứ dừa mới gói được bánh ngon, ai cũng có thể làm được chỉ cần đủ khéo tay. Nguyên liệu chính để làm bánh lá dừa không quá cầu kỳ, chỉ cần nếp, cơm dừa, đậu đen, đậu xanh, chuối và lá dừa để gói bánh. Phải chọn được nếp ngon, đều hạt, căng bóng, không bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng để bánh trắng và thơm. 

Với cách gói dân dã, hình dáng nhỏ xinh, nếp dẻo nhân thơm, thoang thoảng mùi lá dừa tươi, tất cả hòa quyện tinh tế trong từng chiếc bánh như gói cả ân tình người phương Nam... - Ảnh: Phan Phương 

23 thg 2, 2015

Hương vị Tết qua chiếc bánh phồng Bến Tre

Bánh phồng nếp từ lâu đã trở thành món ăn dân dã quen thuộc, mang đậm hồn quê trong văn hóa ẩm thực Việt. 

Bánh phồng là loại bánh phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng. Cái tên này xuất phát từ đặc thù hình dáng bánh vì khi nướng lên bánh sẽ phồng to, tròn trịa. Bánh phồng nếp khá dễ làm, một người có thể tự làm bánh vào những lúc rảnh rỗi để ăn vặt cùng bạn bè. Vào những ngày cận Tết, nhiều người thường tụ tập quết bánh phồng sôi nổi, rộn ràng. Tiếng chày, tiếng cười nói cứ thế rộn rã cả ngày. 

Món quà miền Tây này bạn dễ dàng bắt gặp từ những cửa hiệu sang trọng đến các gánh hàng rong quen thuộc. Ảnh: Hiepcantho 

12 thg 2, 2015

5 điểm ngắm hoa Tết đẹp nhất miền Tây

Thời tiết chuyển ấm áp, ánh nắng mặt trời chan hòa mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm vườn hoa. Nếu muốn làm 1 tour du lịch ngắm hoa miền Tây những ngày giáp Tết, bạn có thể tham khảo 5 làng hoa, cây kiểng sau:

1. Làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc


Nói đến hoa, cây kiểng, không thể không nhắc đến làng hoa Sa Đéc trăm năm. Mùa Tết, làng hoa Tân Quy Đông trồng nhiều nhất là cúc: cúc mâm xôi, đại đóa, đồng tiền, vạn thọ… Bên cạnh đó là bát ngát thược dược, vạn thọ, hoa dâm bụt, mãn đình hồng, ớt kiểng…, ngoài ra còn có hàng trăm thực vật quý hiếm miền Nam. Vì vậy nơi đây mỗi mùa giáp tết đều tấp nập du khách tham quan, vừa ngắm hoa vừa chụp ảnh.