Trần
Kiêm Đoàn - một người con xứ Huế - đang định cư tận Sacramento (Mỹ) đã
khái quát như thế về một chiếc cầu duyên dáng, yêu kiều bắc qua dòng
sông thơ mộng dẫu một thời chứng kiến sự ác liệt của lịch sử, của chiến
tranh...
Cầu Trường Tiền khởi công xây dựng năm 1897 và hoàn tất năm 1899 dưới triều vua Thành Thái. Đây là chiếc cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hương, không chỉ chấm dứt sự chia cắt của bờ bắc - kinh đô của triều đình với bờ nam - nơi đặt tòa khâm sứ của chính phủ bảo hộ (Pháp), mà còn nối liền con đường thiên lý Bắc - Nam bị cách đò trở giang suốt mấy thế kỷ. Hãng Eiffel, Pháp được thuê thiết kế và thi công cầu với hình dáng sáu vài vòng cung bằng thép, mặt cầu lát gỗ lim.
Năm năm sau, cơn bão lịch sử Nhâm Thìn 1904 đã hất đổ bốn vài cầu xuống sông, đến năm 1906 được sửa lại và mặt cầu được đúc bằng bêtông cốt thép ("cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong" như ca dao còn nhắc).
Đợt trùng tu vào năm 1937 dưới triều vua Bảo Đại, cầu được mở thêm hai lan can phía ngoài vài cầu cho người đi bộ, xe đạp. Đến năm 1946, cầu đã bị đánh sập theo chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, sau đó tu sửa tạm. Đến năm 1953 việc tái thiết nguyên dạng mới được thực hiện hoàn chỉnh.
Lần sập thứ ba của Trường Tiền là vào Tết Mậu Thân 1968, khi quân giải phóng miền Nam cắt đường tấn công của đối phương. Một chiếc cầu phao tạm thời được thiết lập ngay chỗ hai vài cầu số 3 và 4 vừa sụp xuống.
Sau đó một đoạn cầu lát gỗ theo kiểu dã chiến được dựng lên và hình ảnh cầu Trường Tiền “thương tật chiến tranh” với 12 nhịp nhưng chỉ có 5 vài đã tồn tại đến năm 1991, Bộ Giao thông vận tải quyết định phục hồi nguyên vẹn chiếc cầu này. Cuộc tái thiết lần thứ tư này kéo dài đến năm 1995 thì hoàn thành, với hình dáng đã có một số thay đổi so với trước đó.

Qua 110 năm tồn tại, cây cầu có ít nhất bốn tên gọi. Từ 1899-1919 cầu mang tên cầu Thành Thái. Từ 1919 đến tháng 3-1945 cầu được đặt tên Clémenceau, tên vị thủ tướng Pháp lúc bấy giờ. Từ tháng 3-1945, chính quyền Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng, vị tiên chúa có công khai phá vùng đất Thuận Hóa. Tuy nhiên trong suốt chiều dài lịch sử đến ngày nay, người dân Huế và người Việt đều gọi theo tục danh là Trường Tiền - theo tên bến đò cũ ở điểm đầu cầu phía bắc, cạnh xưởng đúc (trường) tiền của triều đình.
Những bức ảnh Trường Tiền ở đây được được tìm kiếm từ các sưu tập cá nhân ở Huế, trên mạng Internet và chọn ra từ cuộc triển lãm “Cây cầu và dòng sông” diễn ra trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2009 vừa khai mạc chiều 11-6 trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, ngay bên cây cầu và dòng sông lịch sử này...

Cầu Trường Tiền lung linh huyền ảo trong đêm - Ảnh: Phạm Bá Thịnh
Cầu Trường Tiền khởi công xây dựng năm 1897 và hoàn tất năm 1899 dưới triều vua Thành Thái. Đây là chiếc cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hương, không chỉ chấm dứt sự chia cắt của bờ bắc - kinh đô của triều đình với bờ nam - nơi đặt tòa khâm sứ của chính phủ bảo hộ (Pháp), mà còn nối liền con đường thiên lý Bắc - Nam bị cách đò trở giang suốt mấy thế kỷ. Hãng Eiffel, Pháp được thuê thiết kế và thi công cầu với hình dáng sáu vài vòng cung bằng thép, mặt cầu lát gỗ lim.
Năm năm sau, cơn bão lịch sử Nhâm Thìn 1904 đã hất đổ bốn vài cầu xuống sông, đến năm 1906 được sửa lại và mặt cầu được đúc bằng bêtông cốt thép ("cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong" như ca dao còn nhắc).
Đợt trùng tu vào năm 1937 dưới triều vua Bảo Đại, cầu được mở thêm hai lan can phía ngoài vài cầu cho người đi bộ, xe đạp. Đến năm 1946, cầu đã bị đánh sập theo chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, sau đó tu sửa tạm. Đến năm 1953 việc tái thiết nguyên dạng mới được thực hiện hoàn chỉnh.
Lần sập thứ ba của Trường Tiền là vào Tết Mậu Thân 1968, khi quân giải phóng miền Nam cắt đường tấn công của đối phương. Một chiếc cầu phao tạm thời được thiết lập ngay chỗ hai vài cầu số 3 và 4 vừa sụp xuống.

Bản vẽ thiết kế đầu tiên của cầu Trường Tiền do Hãng Eiffel thực hiện
Sau đó một đoạn cầu lát gỗ theo kiểu dã chiến được dựng lên và hình ảnh cầu Trường Tiền “thương tật chiến tranh” với 12 nhịp nhưng chỉ có 5 vài đã tồn tại đến năm 1991, Bộ Giao thông vận tải quyết định phục hồi nguyên vẹn chiếc cầu này. Cuộc tái thiết lần thứ tư này kéo dài đến năm 1995 thì hoàn thành, với hình dáng đã có một số thay đổi so với trước đó.

... và chiếc vài cầu đầu tiên với hình dáng “như chiếc lược ngà” được dựng lên
Qua 110 năm tồn tại, cây cầu có ít nhất bốn tên gọi. Từ 1899-1919 cầu mang tên cầu Thành Thái. Từ 1919 đến tháng 3-1945 cầu được đặt tên Clémenceau, tên vị thủ tướng Pháp lúc bấy giờ. Từ tháng 3-1945, chính quyền Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng, vị tiên chúa có công khai phá vùng đất Thuận Hóa. Tuy nhiên trong suốt chiều dài lịch sử đến ngày nay, người dân Huế và người Việt đều gọi theo tục danh là Trường Tiền - theo tên bến đò cũ ở điểm đầu cầu phía bắc, cạnh xưởng đúc (trường) tiền của triều đình.
Những bức ảnh Trường Tiền ở đây được được tìm kiếm từ các sưu tập cá nhân ở Huế, trên mạng Internet và chọn ra từ cuộc triển lãm “Cây cầu và dòng sông” diễn ra trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2009 vừa khai mạc chiều 11-6 trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, ngay bên cây cầu và dòng sông lịch sử này...

Cầu
đã được xây xong mang tên vua Thành Thái. Trước đó lúc khởi công, đương
kim hoàng thượng cùng khâm sứ Trung kỳ của Pháp Levécque cùng dự lễ,
thấy sàn cầu được làm bằng gỗ chứ không phải bằng sắt, vua bèn hỏi viên
khâm sứ rằng tuổi thọ của cầu sẽ được bao lâu? Viên Khâm sứ kiêu hãnh
trả lời: “Khi nào cái cầu này gãy thì nhà nước bảo hộ sẽ trả lại nước
Nam cho bệ hạ”

Cơn
bão Nhâm Thìn 1904 đã “thổi” bay 4 vài xuống sông Hương. Nhân một buổi
khâm sứ Levécque vào Hoàng thành yết kiến, vua Thành Thái nhắc lại
chuyện cũ: “Hôm khởi công cây cầu, ông nói khi nào cầu này gãy thì nhà
nước bảo hộ sẽ trả lại nước An Nam cho tôi. Nay cái cầu đã gãy rồi đó”.
Viên Khâm sứ chống đỡ: “Chuyện cái cầu bị gãy là do cơn bão quá mạnh chứ
đâu phải là do con người”

“Cầu
cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông hờ” - thi sĩ
Nguyễn Bính đã viết về Trường Tiền, chiếc cầu được gắn liền với vẻ đẹp
của thiếu nữ Huế. Lúc bấy giờ cầu vẫn còn những chiếc “bao - lơn” hình
bán nguyệt vươn ra ngoài, ở đoạn nối giữa các vài, dùng để khách đứng
nghỉ ngơi, ngắm cảnh

Cầu Trường Tiền bị gãy lần thứ ba vào Tết Mậu Thân 1968 (ảnh trên trang www.panomario.com)

...
và một chiếc cầu phao được dựng lên tạm thời cho người qua sông (ảnh do
nhà báo Nhật Sawada chụp ngày 17-2-1968; nhiếp ảnh gia Phan Cử - Huế
cung cấp)

Qua
bao thăng trầm, Trường Tiền đã được bình yên để làm phận sự của một
công trình nghệ thuật làm đẹp cho Huế. Từ Festival Huế 2002, Trường Tiền
bắt đầu mang chiếc áo mới với nhiều màu sắc rực rỡ nhờ một hệ thống đèn
chiếu màu được lắp đặt hai bên thành cầu và điều khiển bằng phần mềm
lập trình theo kịch bản màu do họa sĩ thiết kế. Đây là chiếc cầu đầu
tiên ở Việt Nam được chiếu sáng bằng ánh sáng màu nghệ thuật - Ảnh: PHẠM
BÁ THỊNH

Trường
Tiền trong những ngày hè 2009, với "nét trang điểm" là cây phượng vĩ ở
góc cầu, đã lưu vào ống kính của không biết bao nhiêu là du khách - Ảnh:
MINH NHÂN

Cầu
Trường Tiền trong những ngày tạm đóng cửa để nâng cấp mặt đường. Các
chị hàng gánh vẫn đi tạm qua cầu để khỏi vòng đến chợ Đông Ba lâu hơn -
Ảnh: PHAN CỬ
MINH TỰ - THÁI LỘC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét