3 thg 9, 2022

Thân thương bếp củi

Bây giờ ở phố, nấu ăn đã có bếp gas, bếp điện, nhưng lâu lâu có thời gian, hay nấu những món ăn gì đó đặc trưng của quê hương thì chị vẫn dùng bếp củi. Nhìn chị chụm củi, ngửi mùi khói bếp cay cay, tôi lại thương dáng má lui cui bên bếp củi nơi quê nhà.

Mỗi lần ngửi mùi khói bếp cay cay lại nhớ thương bếp củi của mẹ nơi quê nhà. Ảnh: SC

Cả anh và chị đều là con nhà nông, nên ai cũng quen với bếp củi. Xa quê, nên nhiều lúc nhớ quay quắt mùi khói bếp, nhớ những món ăn quen thuộc ở quê, nên cứ muốn được nấu bếp củi- chị nói.

Khám phá nét độc đáo của vườn đá Hoàng Tung ở Cao Bằng

Tại huyện Hòa An, có 1 vườn đá độc đáo mang tên Hoàng Tung là điểm đến trong tuyến “Hành trình về với nguồn cội” của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, có 1 vườn đá độc đáo là điểm đến trong tuyến “Hành trình về với nguồn cội” của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Chùa Ngâu được xây dựng vào năm 1130 niên hiệu Thiên Thuận vào thời vua Lý Thần Tông do đức Lệ Thiên Hoàng Hậu xây dựng. Ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1995.

2 thg 9, 2022

Giồng Cám - Địa danh đã đi vào lịch sử

Di tích lịch sử (DTLS) Giồng Cám thuộc địa phận xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là nơi ghi dấu chiến tích Nam kỳ khởi nghĩa của quân - dân Đức Hòa. Mặc dù không đạt được thắng lợi nhưng phong trào đã nêu cao tinh thần yêu nước, mưu trí của quân ta và là bài học quý giá cho phong trào khởi nghĩa vũ trang sau này.

Di tích lịch sử Giồng Cám

Người dân Đức Hòa Thượng quen gọi DTLS Giồng Cám là bia Nam kỳ khởi nghĩa vì bởi tại đó, các chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 tên ác ôn là Quản Nên và Bếp Nhung vào năm 1940.

Văn bia năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh - xuất phát từ việc tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu

Trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) có 2 tấm văn bia tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu và sự gắn bó của cụ Đồ với chùa Tôn Thạnh. Có ý kiến cho rằng, cần bỏ tấm văn bia có nội dung chưa chính xác để tránh nhầm lẫn. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có trả lời chính thức về vấn đề trên.

Đề xuất “tháo tấm bảng này ra”

Chùa Tôn Thạnh là ngôi cổ tự thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc. Đây là nơi lưu dấu nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Từ năm 1859-1862, cụ Nguyễn về quê vợ - bà Lê Thị Điền ở làng Thanh Ba, Cần Giuộc và nương náu tại chùa Tôn Thạnh, mở lớp dạy học. Sau đó, giặc đánh chiếm Cần Giuộc, ông xuôi về Bến Tre. Để ghi nhớ những ngày cụ Đồ Chiểu lưu lại Long An và sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ đã dám đứng lên chống lại bọn “Lang sa”, chùa Tôn Thạnh được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Văn bia năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh

Công viên tượng đài - Biểu tượng của Long An

"Công viên tượng đài" (CVTĐ) là cách gọi quen dùng của người dân dành cho Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Được khánh thành vào năm 2010, CVTĐ trở thành biểu tượng của Long An. Nhiều người Long An xa quê nói rằng nhìn thấy CVTĐ là biết đã về tới nhà vì công viên nằm trên tuyến Quốc lộ 1, thuộc phường 5, nơi cửa ngõ vào TP.Tân An.

Một công trình đồ sộ và ý nghĩa

Được khánh thành năm 2010, CVTĐ Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" đã trở nên quen thuộc, là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Hình ảnh cụm tượng đài cũng đi vào phim ảnh, MV, video như một điểm nhấn không thể thiếu khi nhắc đến Long An.

Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" gồm nhóm tượng người mẹ và chiến sĩ cùng quần thể tượng "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc"