12 thg 9, 2018

Độc đáo nghi lễ hát Quan làng trong Lễ cưới của người Tày ở Tùng Bá

Trong lễ cưới truyền thống của người Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang nói riêng diễn ra nhiều nghi thức, hát Quan làng là một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới của người Tày ở Tùng Bá.

Hát Quan làng trong đời sống văn hóa người Tày


Văn hóa dân tộc Tày có nhiều làn điệu dân ca như: Lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng. Trong đó, hát Lượn là lối hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng, gồm: Lượn cọi, lượn slương, lượn then... thường xuất hiện trong hội Lồng Tồng, đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến chơi thôn, bản. Hát Quan làng được coi là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đám cưới người Tày xã Tùng Bá.

Hát Quan làng có nơi gọi là nai lùa, có nơi gọi là văn ví quan làng… bởi người hát dùng lối hát ví von, lời hay ý đẹp để thách đố tài ứng xử của ông, bà Quan làng bên nhà trai hay ông, bà Quan làng bên nhà gái khi đoàn nhà trai đi đón dâu hoặc đoàn nhà gái đi đưa dâu sang nhà trai. Hát Quan làng còn gọi là thơ lẩu của dân tộc Tày. Đây là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày, với hệ thống các bài thơ, bài hát được chia thành các cung đoạn cụ thể. Những người hát Quan làng (tiếng Tày gọi là Pú Quan làng) là những người làm nhiệm vụ thay mặt họ nhà trai mang trầu cau đến nhà gái từ việc dạm hỏi, xin lộc mệnh, chuẩn bị đồ sính lễ cho ngày cưới đến khi đón dâu về. 

Đoàn nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái. 

Tiệm cà phê hoa hồng ở Đà Lạt

Hoa không chỉ ở ngoài sân mà còn xuất hiện trong gian nhà nhỏ, hương thơm thoang thoảng đem lại cho thực khách cảm giác nhẹ nhàng và thư giãn. 

Nép mình dưới tán cây xum xuê trên đường Yersin, tiệm cà phê của chị Hương Thi mở được gần một năm. Quán nhỏ có cách bày trí tinh tế, lấy hoa hồng làm điểm nhấn để thiết kế không gian. Chị Thi sinh ra ở Quảng Trị, có 8 năm gắn bó với Sài Gòn. Chị quyết định lên Đà Lạt sinh sống đã được một thời gian. 

Những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu của địa phương để có hướng bảo tồn. 


27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế bao gồm 11 công trình cơ quan nhà nước quản lý như Đại học Huế, Bia Quốc học, trường Quốc học, trường THPT Hai Bà Trưng, trụ sở Bảo tàng Văn hóa Huế, nhà trưng bày Điềm Phùng Thị, dãy lớp học Trường Tiểu học Lê Lợi, dãy lớp học A&B Đại học Khoa học Huế, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, trung tâm Festival, sân vận động Tự Do.

Nhà hàng hình bông sen khổng lồ nằm trên sông Hương

Tòa nhà 3 tầng ở Huế giống như bông hoa đang nở, thu hút đông khách du lịch và dân địa phương. 

Nhà hàng hình đóa sen nằm trên dòng sông Hương, ngay gần cầu Trường Tiền - vị trí đắc địa mà hiếm quán xá nào ở Huế có được. Kiến trúc lạ mắt khiến không gian này trở thành chốn lui tới quen thuộc của người dân Huế và điểm đến hấp dẫn đối với du khách. 

Tà Năng - Phan Dũng, cung đường đủ trải nghiệm khác lạ

Bạn có thể đi qua những đồng cỏ xanh mướt, tắm dưới chân thác, biết thêm nhiều loại cây mới. 

Tà Năng - Phan Dũng được biết đến là một con đường trekking ấn tượng với những đồng cỏ xanh, lối đi đất đỏ uốn quanh những sườn đồi đẹp như một bức tranh. Làm nền cho khung cảnh ấy còn có những ngọn núi chập chùng ở phía xa. 

Kiến trúc đá đặc sắc của dinh thự Vua Mèo

Dinh thự Vua Mèo ở Hà Giang được xây dựng hoàn toàn thủ công bằng những nguyên vật liệu địa phương, trong đó đá có vai trò chủ đạo. Để đánh bóng được một chân cột đá ở dinh thự cần đến 900 đồng bạc Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng thời giá ngày nay.

Nằm ở thung lũng Sà Phìn, cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc, khu dinh thự Vương Chí Sình hay dinh thự Vua Mèo, dinh họ Vương là một công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo của cao nguyên đá Đồng Văn