6 thg 8, 2018

Tháp Chăm Chánh Lộ: Một phong cách nghệ thuật độc đáo

Tháp Chánh Lộ là tháp Chăm có quy mô lớn nhất mà chúng ta được biết ở vùng phía nam châu Amaravati của Vương quốc Chăm, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Theo nhiều nhà nghiên cứu, niên đại xây dựng tháp Chánh Lộ được ước đoán vào thế kỷ X đầu thế kỷ XI. Tháp bị hủy hoại, đổ nát theo thời gian và đến nay đã hoàn toàn mất dấu vết.

Bản tường trình của kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ người Pháp H.Parmentier về kết quả của cuộc khai quật ở Chánh Lộ do ông ta tiến hành vào năm 1904; sau đó được công bố rộng rãi trong một tài liệu có tên là Inventare descriptj des monuments Cams de L’Annam (Thống kê - khảo tả các di tích Chăm ở miền Trung Việt Nam) có thể giúp chúng ta hiểu biết những nét chủ yếu về ngôi tháp quý giá này.

Theo đó, tháp Chánh Lộ tọa lạc tại khu vực nay là Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi. Tên tháp gọi theo tên của làng Chánh Lộ thuộc phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nay nằm trên địa bàn phường Trần Phú, TP.Quảng Ngãi.

2 thg 8, 2018

Độc đáo bánh khọt Vũng Tàu

Bánh khọt với lớp vỏ vàng ruộm, giòn cùng nhiều loại nhân khác nhau như tôm, sò, thịt, chả cá từ lâu đã nức tiếng gần xa, đốn tim thực khách khi tới phố biển Vũng Tàu.

Bánh khọt, cái tên nghe lạ tai nhưng lại là món ăn vô cùng bình dị và dân dã của vùng sông nước Nam Bộ, có sức hút đặc biết đối với du khách bởi những chiếc bánh tròn, vàng ruộm, không cầu kỳ hoa mỹ. Món ăn mang đậm nét riêng biệt này không chỉ nổi tiếng với du khách trong nước mà còn được nhiều khách quốc tế biết đến khi du lịch Vũng Tàu.

Lựa chọn nguyên liệu được coi là một trong những yếu tố chính để làm nên hương vị chiếc bánh khọt ngon. Đầu tiên chủ quán sẽ phải rất chú trọng đến lựa chọn nguyên liệu như tôm, thịt, rau sống, gạo để làm bánh vì nó ảnh hưởng đến màu sắc hay độ bắt mắt, hấp dẫn của món ăn.

Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác nên chế bột là một công đoạn cũng rất tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian.


Bánh khọt thơm lừng, vàng ruộm trông hấp dẫn. 

Vòng đồng - trang sức không thể thiếu của người M’nông

Cùng với y phục thì trang sức là một phần không thể thiếu trong tập quán của người M’nông. Ngoài chức năng làm đẹp, trang sức còn được xem như là một thông điệp giải mã về quá trình phát triển văn hóa của đồng bào M’nông, đặc biệt là vòng đồng.

Dấu ấn văn hóa qua chiếc vòng đồng


Trong cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1971) viết rằng: “Thời Hùng Vương ai cũng xăm mình, ai cũng búi tó hoặc cắt tóc ngắn. Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay. Người ta nhuộm răng ăn trầu”. Hầu hết các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều có tập quán trang sức bằng vòng đồng, vòng bạc. Những chiếc vòng được đeo ở cổ tay, cổ chân và trên cổ vừa để làm đẹp vừa thể hiện chủ nhân của nó sang hay hèn, giàu có hay nghèo khổ. Dân tộc M’nông là một trong số ít dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên có tập quán trang sức bằng vòng đồng được quấn thành một ống dài để đeo trên ống chân, ống tay. 


Đeo vòng tay trong lễ cưới. 

Chùa Bà Đanh - nơi vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm hiếm có ở Hà Nam

Chùa Bà Đanh có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch, nổi tiếng linh thiêng. Chùa có vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm vào loại hiếm có của Hà Nam.

Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

1 thg 8, 2018

Nếu có đi thăm tam giác mạch ở Đà Lạt...

Vài năm gần đây, du khách đến Đà Lạt thường bảo nhau tham quan một địa điểm mới: hoa tam giác mạch ở chùa Vạn Đức.

Tam giác mạch được xem là loại "đặc sản" của vùng núi phía Bắc, nên được tận mắt chiêm ngưỡng ở phương Nam thật là thú vị. Tuy vậy, phải thành thật mà nói rằng ngắm hoa tam giác mạch chỉ thật sự ấn tượng khi thật nhiều hoa trên cánh đồng bát ngát kìa chứ còn chỉ một ít hoa thì... đâu có xi-nhê gì! (cũng giống như dã quỳ ấy, phải ngắm dã quỳ mọc hoang dã thật nhiều mới đẹp, chớ có ai trồng vài bụi dã quỳ trong vườn đâu).

Đám tam giác mạch trồng ở trước cổng chùa

10 điểm đến ở Sơn La

Sơn La hầu như vẫn giữ được nét hoang sơ, sơn thủy hữu tình và đậm chất núi rừng. Dưới đây là 10 địa điểm bạn nên đến khi tới vùng đất này.

Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu - cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La. Đó là một tác phẩm nghệ thuật, một danh thắng quốc gia mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất cao nguyên Mộc Châu