4 thg 2, 2016

Cầu kỳ như canh bóng ngày Tết Hà Nội xưa

Tôi thích nấu ăn và vốn có niềm yêu thích đặc biệt với tất cả những món ăn cổ truyền của Hà Nội.

Vì hầu như tất cả những món ăn từ dân dã đến cầu kì của vùng đất này đều gắn liền với một kí ức đẹp nào đó của tôi. Càng gần đến Tết tôi lại càng nung nấu ý định viết về một trong những món ăn gắn liền với mâm cỗ ngày xuân mà tôi có ấn tượng nhất bởi mức độ cầu kì của nó, đó là món canh bóng. 


Bát canh bóng Hà Nội thuở xưa cũng đầy đủ thành phần chân tẩy, nào súp lơ, cà rốt, su hào, nào hạt sen, tôm nõn, nào nấm hương, giò sống, trứng cút... 

Thương hồ trên Bến Bình Đông

Năm hết, tết đến, nhiều người dân ở TP.HCM lại háo hức đổ về Bến Bình Đông (Q.8) để được tận mắt thấy chợ hoa đậm chất sông nước giữa lòng đô thị. 

Chợ hoa Bến Bình Đông - Ảnh: Tấn Đức 

Nơi đây, trên đoạn kênh trải dài hàng cây số từ P.13 qua P. 14 ghe, thuyền đậu san sát, biến dòng kênh thành dòng sông hoa kiểng, với đủ loại sắc hương.

Đây, những “lão” mai vàng năm cánh đang rung cười trước gió réo gọi xuân về. Kia, các “chị” bông giấy rực đỏ mặt sông, như muốn cho cả thiên hạ thấy sự hiện diện của mình. Cạnh bên, mấy “bác” vạn thọ, cúc mâm xôi, cúc Đài Loan kênh kiệu, ễnh mặt lên nhìn trời. Xa hơn, những “cô nàng” lily, violet, đỗ quyên, hoàng yến, uyên ương, ngọc điểm e ấp khoe hương sắc, quyến rũ khách qua đường!

Chuyện loài khỉ ở đảo Rều

Hơn nửa thế kỷ nay, đảo Rều (thuộc vịnh Bái Tử Long, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) có một vương quốc khỉ vàng quần tụ sinh sống. 

Hơn 1.000 con khỉ vàng Macaca Mulatta được nuôi trên đảo Rều phục vụ sản xuất văcxin và các công trình nghiên cứu y học - Ảnh: Đức Hiếu 

Đây là những chú khỉ được nuôi để sản xuất văcxin bại liệt và phục vụ nhiều công trình nghiên cứu y học.

Năm 1962, khỉ vàng Macaca Mulatta bắt đầu được nuôi theo phương pháp bán tự nhiên tại trại chăn nuôi đảo Rều. Từ đó đến nay, nhiều thế hệ khỉ đã góp công lớn cho sự nghiệp nghiên cứu, phát triển y học nước nhà. 

3 thg 2, 2016

Trò đùa du lịch

1.
Nhiều trang mạng về du lịch nói rằng Hòn Vọng Thê ở trên núi Ba Thê, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Họ nói như vầy:

Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.


Tui đọc và tin sái cổ luôn, lên núi Ba Thê tui nhìn quanh nhìn quất chả thấy cục đá nào giống hình người đàn ông đang ngóng vợ ráo trọi!

Nghĩ rằng mình chưa tìm ra, nên tui trở lại núi Ba Thê quyết tâm nhìn cho ra hòn vọng thê. Hic, mấy trang mạng nó nói rằng vị sư trọc đầu nên biến thành hòn đá có dạng tròn tròn. Khỉ thiệt, đá trên núi thiếu cha gì cục tròn tròn, vậy cục nào cũng là hòn vọng thê hết sao?

Núi non trùng điệp, chả thấy đâu là hòn vọng thê cả!

Mênh mang hồ Cà Dây giữa vùng nắng cháy

Thật bất ngờ giữa miền sơn cước khô nóng của vùng đất Bắc Bình, Bình Thuận quanh năm nắng cháy lại có một hồ nước rộng lớn, xanh mát và tuyệt đẹp. Hồ Cà Giây. 

Rừng trên núi ven hồ Cà Giây đang vào mùa thay lá, rực rỡ sắc vàng như mùa thu - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng 

Mùa này để đến đây, bạn phải băng qua những những thửa ruộng khô mênh mông cỏ cháy, những con đường ngập nắng thiếu vắng bóng cây, những cơn nắng lửa phả hơi nóng bỏng rát vào người, những vườn thanh long bạt ngàn chưa đến mùa đơm hoa kết trái mới... 

Ngất ngây trên đỉnh đồi Thiên Phúc Đức

Vì một vài người thân (cả Việt Nam lẫn nước ngoài) lần đầu tiên đến Đà Lạt, tôi quay trở lại thành phố này với tư cách khách du lịch chứ không phải vì công tác. 

Ảnh chụp dãy Lang Biang từ đồi Thiên Phúc Đức lúc 5g sáng - Ảnh: H.T. 

Dù không thể bỏ qua những địa điểm quá quen thuộc như nhà thờ con gà, Trường CĐ Sư phạm, đi xe lửa đến Trại Mát thăm chùa miểng sành..., nhưng tôi vẫn gắng tìm thêm cái gì là lạ cho mình lẫn cho khách lần đầu đến xứ mộng mơ.