30 thg 1, 2016

Ga Bảo Chánh

Bảo Chánh là một ấp thuộc xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Ở ấp này có một ga xe lửa nhỏ thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam: ga Bảo Chánh.

Ga Bảo Chánh. Ảnh: Đường sắt Việt Nam

Tôi sinh ra và lớn lên ở thị xã Long Khánh, cách Bảo Chánh - theo đường bộ lẫn đường sắt - chỉ khoảng 10 km, thế nhưng chưa bao giờ có dịp tới đây và cũng không hình dung được vùng đất này như thế nào.

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội (còn có tên gọi khác là kỳ đài Hà Nội) được coi là “nhân chứng” khi đã hơn 2 thế kỷ in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Giờ đây, Cột cờ Hà Nội là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành. 

Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Cột cờ Hà Nội được đánh giá là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Điều thú vị đầu tiên khiến hầu hết du khách khi đến thăm Hà Nội đều muốn đặt chân đến điểm di tích này chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính của công trình.

Theo sử sách ghi chép, Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long (bắt đầu xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành năm 1812).Cột cờ cao 41m, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế Cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, vững vàng cho Cột cờ Hà Nội.

Về làng Sình xem vẽ tranh Tết

Từng một thời thịnh hành khắp dải đất miền Trung và cũng có lúc gần như bị quên lãng, trải qua hàng trăm năm, tranh làng Sình vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa độc đáo. 

Không gian vẽ tranh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. 

Những ngày cận tết Bính Thân, không khí vẽ tranh của người dân tại làng Sình (tên chữ là làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) lại càng thêm hối hả, tất bật để kịp phục vụ cho dịp tết cổ truyền.

Hoa hải đường nhắc nhớ Tết xưa

Cánh hoa hải đường đỏ thắm rung rinh trước gió gợi nhớ những hoài niệm về Tết của một thời gian khó đã qua.

Ông Súy chăm sóc vườn hoa hải đường 

Tôi đi nhặt nhạnh những gì còn sót lại trong ký ức về Tết xưa, đó là nồi bánh chưng bên bếp lửa rực hồng, là hơi ấm ổ rơm và tiếng pháo nổ giòn giã đêm giao thừa. Những năm 90 của thế kỷ trước, dù đói kém tới đâu mẹ tôi cũng cố mua một cành hoa hải đường về cắm trong bình trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Nụ hoa hải đường tròn như hòn bi ve đỏ thắm xen trong đám lá xanh ngắt viền răng cưa. Cuộc sống xoay vần, đã qua bao cái Tết bóng dáng hoa hải đường không còn hiện hữu trong căn nhà nhỏ của tôi. Bất giác nhớ về sắc hoa ấy, dù cuối năm bận bịu nhưng tôi vẫn tranh thủ tìm đến “vương quốc” của loài hoa này để được đắm mình trong miền nhớ Tết xưa.

29 thg 1, 2016

Về Quảng Ninh mua ‘vàng đen’ làm quà Tết

Những khối than đá thô ráp qua bàn tay khéo léo của người thợ trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo.

Trời rét buốt nhưng người thợ vẫn miệt mài “thổi hồn” vào than đá 

Vào một ngày cuối năm mưa lất phất, chúng tôi tìm đến một trong những xưởng chế tác than đá lớn ở TP.Hạ Long, Quảng Ninh. Đó là xưởng của gia đình anh Nguyễn Tiến Quyết ở khu 8, phường Hồng Hải. Không khí Tết đang cận kề khắp nẻo đường nhưng những người thợ ở đây vẫn miệt mài với công việc chế tác than đá như thường nhật. Trong tiếng máy mài, tiếng đục chạm, những khuôn mặt người thợ lấm lem bụi than cặm cụi “thổi hồn” vào khối than kíp lê để tạo hình khối, chạm khắc thành phẩm. Anh Quyết cho biết, nghề điêu khắc than đá bận rộn nhất vào dịp cuối năm và ra Tết. Thời điểm này, đơn hàng nhiều nên vợ chồng anh cùng 5 người thợ làm liên tục, chỉ tranh thủ ăn trưa và nghỉ ngơi chút để làm cho kịp có hàng giao cho khách. Em rể của anh Quyết là anh Nguyễn Mạnh Tuân (30 tuổi), làm công nhân ở công ty than Hòn Gai tranh thủ lúc rảnh rỗi đến làm. “Cuối năm cần nhiều khoản tiền chi tiêu nên tôi cố gắng làm để cái Tết này đầy đủ hơn. Nhìn bụi than bẩn thỉu này thôi nhưng tạo ra một sản phẩm đẹp mắt thấy thú vị lắm. Chúng tôi hay đùa nhau làm nghề điêu khắc than vừa làm đẹp cho đời lại làm đẹp tâm hồn đấy”, anh Tuân chia sẻ. 

Uẩn khúc mộ Đỗ Thanh Nhân

Chính diện mộ Đỗ Hiệp trấn và phu nhân sau khi phục dựng - Ảnh: L.C.T 

Ngôi mộ và miếu thờ vô chủ tọa lạc tại ven đường Phạm Ngũ Lão, thuộc KP.3, tổ 16, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được cho là nơi an táng của một trong “Gia Định tam hùng”. 

Ngôi mộ có quy mô khá lớn, rộng 3,6 m, dài 4,5 m, được lợp mái che, có miếu thờ phía sau, hiện không người chăm sóc. Người dân cho biết, tương truyền đây là lăng mộ của Hiệp trấn Đỗ Thanh Nhân, một trong “Gia Định tam hùng” (Đỗ Thanh Nhân, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh) từng giúp Nguyễn Ánh lấy lại giang sơn.