13 thg 12, 2015

Một thoáng làng đúc đồng Chú Tượng

Làng đúc đồng Chú Tượng (xã Đức Hiệp, H.Mộ Đức, Quảng Ngãi) nổi tiếng mấy trăm năm nay và được lưu danh trong nhiều giai thoại.

Ông Đỗ Thị và sản phẩm đồng vừa ra lò - Ảnh: Phạm Anh 

Đúc đại hồng chung chùa Thiên Ân

Giai thoại về cái “chuông thần” trên chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) bây giờ là nổi tiếng nhất. Chuông đánh lên nghe tiếng ngân vang không đâu bằng. Đó là sản phẩm từ tay thợ làng Chú Tượng mà ra.

Bình dị như bánh cáy làng Nguyễn, Thái Bình

“Chú cứ chở cháu tới nhà làm bánh cáy ngon nhất ở đây”, chúng tôi đề nghị một người lái xe ôm tóc hoa râm ở thị trấn Đông Hưng, Thái Bình.
Người đàn ông gật đầu lia lịa, tay đưa mũ bảo hiểm, miệng nói liến thoắng: “Vậy tới một nhà này, chồng tên Đức, vợ tên Thu, con bé còn trẻ, học nghề làm bánh cáy của ông bà nhưng ngon nhất ở đây”. Đó, những bước chân đầu tiên của chúng tôi ở làng Nguyễn, nức tiếng bánh cáy Thái Bình là thế. 

Bánh cáy được cắt thành từng lát mỏng, pha một ấm trà nóng, nhâm nhi miếng bánh cáy để cảm nhận được một thức quà quê ngon bình dị. 

11 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hà Nội (ngay góc Tràng Tiền - Phạm Ngũ Lão). Tuy nhiên người Hà Nội ít gọi địa điểm này bằng tên chính thức của nó, mà thường gọi ngắn gọn là Bác cổ.

Sở dĩ gọi như vậy là vì nơi đây xưa kia là bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, do người Pháp xây dựng nên, tên gọi là bảo tàng Louis FinotBảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.


Mỹ Khê, mở mắt là thấy biển cả

Ngồi trên bãi biển chính hướng Đông ngắm bình minh dát vàng mặt nước, thảnh thơi tản bộ để cho cát trắng lùa vào ngón chân và gió lùa vào mái tóc. Bồ câu bay từng đàn trên những con thuyền nằm ườn sau chuyến lưới đêm và phiên chợ sáng. Lần nào tới Đà Nẵng, tôi cũng chọn nghỉ đêm ở bãi biển Mỹ Khê cho bằng được. Chỉ để mỗi sáng thức dậy là thấy biển ngay trước mắt.

Bãi biển Mỹ Khê nằm dưới chân núi, hướng ra biển Đông rộng lớn 

Lạ miệng mì Quảng mực tươi

Chuyến về miền Trung công tác, sẵn dịp ghé thăm người bạn hồi còn học chung khóa ở Sài Gòn, tôi có dịp trải nghiệm một món ăn hết sức lạ lùng nhưng vô cùng thú vị: mì Quảng mực tươi.
Phải nói rằng, mì Quảng ngày nay phổ biến đến mức trở thành món ăn toàn quốc, không có ai là người VN mà chưa một lần thưởng thức qua mì Quảng với những cái tên nghe rất thân quen, mộc mạc như: mì Quảng gà, mì Quảng tôm thịt, mì Quảng cá lóc, mì Quảng ếch… nhưng mì Quảng mực chắc ít ai biết đến. Món này chỉ có ở cái xóm chài Nam Ô, một vùng nổi tiếng cả nước với đặc sản nước mắm và gỏi cá. 

Độ giòn của mực tươi hòa quyện với mùi thơm của các loại rau và nước nhân đậm đà, món mì Quảng mực tươi nhìn “dở ẹc” vậy mà ngon một cách lạ lùng - Ảnh: Hòa Nhơn 

Hến, món ngon dân dã

Nếu xứ Huế lừng danh với món cơm hến, bún hến thì món hến xứ Quảng đặc sắc không kém. 


Với hến muốn làm món gì, trước tiên cũng phải ngâm trong nước sạch hòa với muối hột khoảng một giờ. Ngâm rồi lại còn rửa đi rửa lại rất nhiều lần. Sau đó, luộc và đãi vỏ. Con hến còn có chút xíu. Nhỏ ơi là nhỏ. Nước luộc hến đừng bỏ đi, uổng lắm! Nhưng nên để lắng xuống và bỏ phần nước cặn vì còn lẫn cát. Nước luộc hến hơi đục giống màu của nước vo gạo và rất ngọt. Nước đó thường dùng nấu canh bầu hay canh rau, đã ngon mà lại có tác dụng giải nhiệt.

Về miền sơn cước Mã Đà

Cách TP. Hồ Chí Minh 90km, rừng Mã Đà thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn hấp dẫn du khách bởi rừng nguyên sinh bạt ngàn và hồ Trị An với nhiều sản vật độc đáo.


Khám phá thiên nhiên hoang sơ, đốt lửa trại, tận hưởng nồi lẩu rau rừng hay buổi hạ trại ven bờ hồ lộng gió… là những hoạt động đặc trưng thu hút du khách về với miền sơn cước Mã Đà.

Ngắm vẻ đẹp quyến rũ của Bãi Khem – Mũi Ông Đội

Triền cát trắng phau mê hoặc thoai thoải hình vòng cung, bãi Khem hút hồn du khách.

Đặc biệt, gần Bãi Khem, du khách còn có thể ghé thăm mũi Ông Đội, thiên đường hai mặt biển quyến rũ nhất đảo Ngọc.


Bãi Khem và mũi Ông Đội (Phú Quốc) hiện chưa được nhiều du khách tìm tới bởi nơi đây được quân đội quản lý đến năm 2009. Nhưng vẻ đẹp quyến rũ rất riêng của hai địa danh này đã hút hồn du khách.

Đường hoa kiểng Thành Thái

Đường Thành Thái ở quận 10 được mệnh danh là “phố hoa kiểng” của Tp. Hồ Chí Minh. Con phố này tấp nập kẻ mua, người bán vào dịp cuối năm để những chậu hoa kiểng từ đây tỏa đi khắp Thành phố trang điểm cho những ngôi nhà khi xuân gần về. 

Phố cây cảnh Thành Thái tập hợp gần 60 cửa hàng nằm san sát nhau với chiều dài khoảng 200 mét, buôn bán đa dạng về chủng loại hoa kiểng. Từ những chậu cây cảnh nhỏ đặt trên bàn làm việc đến những hòn non bộ to lớn để đặt trong vườn khách hàng đều có thể tìm thấy tại con đường này.

Ngoài bán hoa kiểng, con đường này còn bán rất nhiều chậu, giỏ đựng hoa… với nhiều vật liệu, kích cỡ, kiểu dáng khác nhau. Khách hàng sẽ được những người chủ cửa hàng hướng dẫn tận tình khi khi có nhu cầu hỏi về kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây để chậu cây của bạn luôn tươi tốt. Mỗi chậu hoa hay cây kiểng bày bán trên con đường này có giá khác nhau, từ vài chục ngàn đồng cho đến hàng chục triệu đồng.

Đường Thành Thái, ở quận 10, Tp. Hồ Chí Minh được mệnh danh là “phố hoa kiểng” của Sài Gòn.

Nghề dệt chiếu bên vàm Nhựt Tảo

Bên dòng nước phẳng lặng hiền hòa của vàm Nhựt Tảo, làng dệt chiếu lác Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, Long An) hàng trăm năm qua đã nổi tiếng với những sản phẩm chiếu bền, đẹp được tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Nghề dệt chiếu lác Nhựt Tảo là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với quá trình khai hoang, mở đất của người Việt ở Long An từ hơn một thế kỷ qua. Nhờ thổ nhưỡng phù hợp, cây lác được trồng nhiều ở xã An Nhựt Tân, tạo thành một vùng nguyên liệu lớn cho nghề dệt chiếu phát triển và lưu giữ đến tận ngày nay.

Để dệt một chiếc chiếu, người dân Nhựt Tảo phải trải qua khá nhiều công đoạn như cắt (thu hoạch), chẻ lác, phơi (3 đến 4 nắng), nhuộm và đan lác thành chiếu. Riêng công đoạn dệt chiếu được chia làm hai phương pháp cơ bản là dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Trong đó, chiếu hoa chia làm hai công đoạn là dệt hoa và in hoa. Công đoạn in hoa nhằm tạo hoa văn đòi hỏi nhiều công và sự sáng tạo của người thợ để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Có thể kể đến một số loại chiếu dệt hoa thông thường như chiếu phệt, chiếu sọc miên, chiếu hột mè, chiếu lảy…

Người dân thu hoạch cây lác nguyên liệu để sản xuất chiếu.