10 thg 9, 2013

Phở không chỉ là… phở

Thuật ngữ “phở” đã đi vào từ điển ẩm thực của nhân loại từ lâu rồi. Tuy nhiên, với nhiều người nước ngoài thì từ “phở” không chỉ là món phở đã được quốc tế hóa: còn nhiều dạng khác của phở nữa.

Phở cuốn

Trong một cuốn sách viết về ẩm thực Việt Nam có tên Khát vọng và khoái khẩu ở Việt Nam: Món ăn, thức uống trong thế kỷ XIX dài lâu (Aspirations and Appetites in Vietnam: Food and Drink in the Long Nineteenth Century), tác giả Erica J. Peters đã đi tìm nguồn gốc của món phở; xem nó xuất hiện lần đầu tiên trên đường phố Hà Nội vào năm nào, là sáng tạo của một hay một nhóm đầu bếp…


9 thg 9, 2013

Vẻ đẹp Kinh Bắc xưa ở Cổ Mễ

Là một trong những ngôi làng nổi tiếng của đất Kinh Bắc xưa, làng Cổ Mễ nằm bên con sông Cầu thơ mộng gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử.

Hàng chục thế kỷ tồn tại đã để lại nơi đây nhiều mái nhà và kiến trúc cổ, trong đó nổi bật nhất là cụm đền – đình – chùa mang đậm nét đẹp của đồng quê Bắc bộ.

Thủy đình chùa Cổ Mễ

Theo triền đê sông Cầu uốn lượn đầy nắng, chúng tôi tìm về Cổ Mễ. Dù Bắc Ninh đã lên thành phố, vài nơi trong làng đã mang dáng dấp phố phường nhưng vẫn còn đó những ngõ nhỏ quanh co, những nếp nhà lợp ngói đông dương tường gạch, những cây cổ thụ đổ bóng um tùm trên con đường làng hun hút…

Bí ẩn tòa thành tỉnh đạo Hòa Bình

Những mảng tường bằng đá ong cùng với chiếc cổng thành ở phía Tây còn sót lại đã minh chứng đây là một công trình kiến trúc độc đáo thời xưa. Nhưng tòa thành rộng 4ha này còn chứa đựng rất nhiều chuyện bí ẩn...

Cổng thành phía Tây được xây bằng gạch cổ có kích thước khác nhau

Dấu tích vùi trong cây cỏ

Đã có khá nhiều cái tên được người ta đặt cho tòa thành này, như thành Nhà Mạc, thành Lãnh binh, thành cổ Cao Thắng, thành cổ Hòa Bình... Sau khi được các cụ cao niên ở đây cho biết và một số ý kiến của cơ quan chức năng, đồng thời nó lại nằm ở tỉnh Hòa Bình, nên chúng tôi tạm gọi đây là "thành tỉnh đạo Hòa Bình".

Hồn hậu đặc sản Đồng Tháp

Tháp Mười đẹp và hồn hậu với những món đặc sản dân dã đã thành thương hiệu riêng. 

Đồng Tháp Mười đẹp xinh đón chào khách phương xa bằng những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen mênh mông, những vườn cò thanh bình, sân chim vời vợi đầy hoang sơ của miệt vườn đặc sắc.

Không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, tìm hiểu lịch sử qua một loạt các di tích như thế, đến đây, chúng ta còn có cơ hội được thử những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.

Bánh phồng tôm Sa Giang

“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh/Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm”. Chính từ tôm cá thiên nhiên ban tặng, người dân Sa Giang, Đồng Tháp đã chế biến ra loại phồng tôm ngon bậc nhất.

Cũng là bột, thịt tôm xay nhuyễn và một ít hạt tiêu giã nhỏ, cộng thêm vài thành phần nguyên liệu khác, nhưng phồng tôm Sa Giang - món ngon Đồng Tháp này vẫn cứ nổi bật và khiến người ta chú ý nếu đã thử qua một lần.

Đến Hải Phòng: Thỏa sức ăn ngon

Đất cảng có nền ẩm thực phong phú, đặc trưng, không cầu kỳ trong chế biến, không pha tạp mùi vị mà giữ cái hương tự nhiên của nguyên liệu nên hợp với nhiều người, nhiều vùng miền.

Những cảnh đẹp của biển Đồ Sơn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ làm không ít kẻ đắm say. Đó cũng là nơi cung cấp một số nguyên liệu làm ra những món ăn ngon "quên trời đất" của Hải Phòng. 

Nhiều cái tên trở thành thương hiệu, nói đến là nhận ra món ngon của đất cảng chứ không thể là nơi nào khác. Nào bánh đa cua, nem cua bể, lẩu cua đồng hay bánh cáu, sủi dìn… mỗi thức lại một vẻ, một màu khiến người ăn không thể không nhớ vị, nhớ tên.

Bánh đa cua

Bánh đa cua đối với người Hải Phòng cũng phổ biến như phở ở Hà Nội, bún bò ở Huế hay hủ tiếu ở Sài Gòn vậy. Bất kể người sang kẻ hèn đều vừa miệng. Từ những nguyên liệu gần gũi và giản đơn là cua đồng, bánh đa, các loại rau như rau cần, rau nhút (rút) hợp nhau một cách đặc biệt tạo nên hương vị vừa thanh khiết lại đậm đà cho món ăn.

Phượt tìm bưởi ẩm bưởi thực làng Tân Triều

Xuôi một khúc sông Đồng Nai uốn lượn – ngày nắng trong xanh, ngày mưa đỏ đục – ta dạo chơi làng bưởi Tân Triều. Nơi này, cách trung tâm TP.HCM khoảng 40km, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Món vỏ bưởi “úm” gà tre. Hãy đợi đấy! 

Nức tiếng làng bưởi

Cù lao Tân Triều nổi danh nhiều giống bưởi ngon từ trước năm 1975. Có gần chục loại, tạm xếp hai nhóm ngọt và chua. Các giống bưởi đường lá cam, bưởi ổi... đại diện nhóm đầu. Cuối năm 2012, cục Sở hữu trí tuệ, bộ Khoa học công nghệ đã cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hai giống bưởi đặc sản này. Trái đường lá cam mỏng vỏ, nặng không quá 1,5kg, múi lấp lánh màu vàng ngà, tỏa mùi nồng the đặc trưng, cho vị ngọt thanh và hậu chua nhẹ. Bưởi chua gồm: bưởi da cóc, bưởi ghè, bưởi xiêm... Mùa nắng, bưởi luôn ngọt đậm hơn mùa mưa. Mùa bưởi chín ở đây, từ khoảng tháng 8 đến tháng chạp âm lịch.