15 thg 3, 2013

Thương nhớ... mít đèo

Tháng 3 về với nắng ấm ngập tràn. Thấp thoáng sau vườn mấy trái mít đã đu mình bám trên thân mẹ tự bao giờ. Một mùa mít nữa đã về, người quê tôi lại bắt đầu những món ăn ngon từ trái mít đèo bé nhỏ thân thương.


Canh mít đèo nấu lá vông - Ảnh: K.Loan

Mít đèo không phải là những trái mít mà người trồng cây mong đợi nhất khi mùa mít đến, bởi đó là những trái mít nhỏ, không thể lớn và phát triển bình thường như những trái mít khác. Mỗi cây thể nào cũng có mấy trái mít đèo, trông chúng bé nhỏ, còi cọc và có vẻ gì đó rất đáng thương so với những anh em khác đang đu mình trên cây mẹ. 


Độc đáo lễ hội kén rể thôn Đường Yên

Đông đảo dân địa phương và du khách đã về đình làng thôn Đường Yên (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) xem lễ hội kén rể ngày 13-3 (2-2 âm lịch).

Lễ hội kéo dài từ sáng sớm đến khoảng 17g cùng ngày. 

Một góc sân đình ngày hội

Sau nhiều thăng trầm lịch sử, đến năm 2001 lễ kén rể đã được diễn lại. Gần 100 nghệ nhân tham gia lễ hội đã tập luyện suốt cả một tháng. Hai chàng trai đến thi tài và người đóng giả nữ tướng Lê Hoa phải là những nam thanh nữ tú chưa lập gia đình được người trong làng bình chọn rất kỹ càng.

14 thg 3, 2013

Cù kỳ Móng Cái

Lần đầu ra Móng Cái, bạn bảo: "Tý đi ăn sáng món cù kỳ nhé". Tôi tròn mắt: “Cù kỳ là kỳ cùng à?”. Bạn phá ra cười: “Cù kỳ là họ hàng của cua, tý đi ăn rồi biết”. 

Bát bún cù kỳ bắt mắt - Ảnh: B.Giang

Chúng tôi là những vị khách đầu tiên của quán ăn sáng với món “cù kỳ” trên phố Trần Quốc Toản, được giới thiệu là món ăn đặc sản của Quảng Ninh nói chung và Móng Cái nói riêng. Quán có các món là bún cù kỳ, bánh đa cù kỳ và miến cù kỳ. Đây là một loại cua biển có hai càng rất to, thịt khá chắc và thơm.

Thành cổ Trà Kiệu được công nhận di tích cấp quốc gia

Chiều 10.3, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam xác nhận, cơ quan này vừa nhận được quyết định từ Bộ VH-TT-DL công nhận di tích thành cổ Trà Kiệu (xã Duy Sơn, H.Duy Xuyên) là di tích cấp quốc gia.

“Lâu nay, du khách đến di sản thế giới thánh địa Mỹ Sơn vẫn quan tâm rất nhiều đến thành cổ Trà Kiệu, với việc Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích cấp quốc gia, chúng tôi sẽ tăng cường công tác bảo tồn di tích này”, ông Hài nói.

Theo giới khảo cổ học, Trà Kiệu (Simhapura) là kinh đô của Vương quốc Champa xưa. Di tích này nằm trên một dải đồng bằng có thù hình tam giác với nhiều ngọn núi bao bọc như: Núi Chúa, Chóp Xôi, Núi Ðất... Ngày nay, khu vực xung quanh kinh đô Trà Kiệu vẫn còn các bờ thành cổ bao bọc nằm sâu trong lòng đất thuộc xã Duy Trung và Duy Sơn.

Vào nhiều thời điểm khác nhau, nhiều đoàn khảo cổ học đã đến địa phương này tiến hành khai quật các nền móng còn lại của khu kinh đô cổ. Trong đó, nhiều nhà khảo cổ học đã tìm thấy các dấu tích về kết cấu, vật liệu xây dựng khi khai quật thành nam Trà Kiệu.

Đình Phước Lộc được công nhận di tích cấp quốc gia

Sáng 19.1, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Thuận và UBND TX.La Gi (Bình Thuận) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng của Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với Đình và vạn Phước Lộc (TX.La Gi).

Đình và vạn Phước Lộc là nơi thờ Hoàng Thành bổn xứ có công khai mở đất làng La Gi và nơi đây cũng là nơi thờ Thần Ông Nam hải.

Trong chiến tranh chống Mỹ, đình Phước Lộc từng bị tàn phá nặng nề. 




Về làng Chăm ăn nước lèo thịt dê

Dù nhiều món ăn lạ và sang trọng của giới thượng lưu và vua chúa Chăm ngày xưa đã thất truyền, nhưng nay, ở mọi cộng đồng Chăm đều vẫn còn truyền lưu và ưa thích một số món ngon, trong đó đặc biệt là Ia tanut pabaiy (nước lèo thịt dê).

Biết người Chăm có tục ngữ: “Ia tanut palei Padra, Ia bai nhjơm bwa palei Hamu Tanran” (Nước lèo làng Như Ngọc, canh rau môn làng Hữu Đức), mùa hè vừa qua tôi có đưa hai sinh viên Nhật về làng Như Ngọc (làng Chăm Bà-la-môn). Ở đây dường như do nguồn nước, và do cách pha chế mẹ truyền con nối nữa, nên món nước lèo có mùi vị đặc biệt. Tiếc là đây không phải mùa cúng (cuối năm), nên khách mất dịp thưởng thức đặc sản Chăm. Tìm đến các tay đầu bếp sành sỏi trong làng như cô Thiên Thị Nai, Quảng Thị Toán… thì các cô cũng bảo: phải đến sau lễ Rija Nưgar cháu à. 



13 thg 3, 2013

Màu xanh Gáo Giồng

Cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 20km, thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, được mệnh danh là Đồng Tháp Mười thu nhỏ của miền Tây Nam Bộ.

Từ thành phố Cao Lãnh, theo quốc lộ 30, du khách vi vu trên cung đường rất đẹp tới Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng. Như một ốc đảo xanh, Gáo Giồng được chia thành 4 khu với trên 70km kênh phân lô, 20km đê bao khép kín, là lá phổi của vùng Đồng Tháp Mười. Rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700ha, trong đó có 250ha rừng nguyên sinh, mang đến cho du khách vẻ đẹp hoang sơ. 

Một góc Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng nhìn từ trên cao xuống. (Ảnh: Lê Minh)

Chùa cổ Tôn Thạnh

Thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, chùa cổ Tôn Thạnh có lịch sử hơn 200 năm tuổi, là nơi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một chí sĩ yêu nước của dân tộc Việt Nam từ năm 1859 - 1861 đã sống và viết những áng văn bất hủ cho nền văn học nước nhà… 

Theo sử liệu, chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã, do Thiền sư Viên Ngộ xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808). Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), Thiền sư Viên Ngộ thấy mình đã xuất gia 40 năm mà chưa đắc đạo nên tịch thủy 49 ngày rồi viên tịch. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình đem lại điều lành cho chúng sinh, người dân quanh vùng còn gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ, Lão Ngộ. 

Chùa Tôn Thạnh là ngôi chùa cổ nhất Long An ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808.

Ta nhớ xứ Cùa...

Không hiểu sao khi đọc câu thơ Ta nhớ xứ Đoài mây trắng lắm trong bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, tôi hay liên tưởng đến xứ Cùa của Quảng Trị. 

Đường Cùa dáng mẹ - Ảnh: Lê Bá Dương 

Xứ Đoài đất Bắc nằm ở phía tây, xứ Cùa cũng nằm ở phía tây, xứ Đoài đất Bắc có đất đá ong khô óng sắc nâu đỏ, xứ Cùa của Quảng Trị cũng óng đỏ màu đất bazan. Và xứ Cùa, “kinh đô kháng chiến” gần 130 năm trước của vua Hàm Nghi, căn cứ chiến khu của một thời kháng Pháp, là một miền cây trái ngọt lành giữa cằn khô của đất Quảng Trị vốn chỉ nổi tiếng với gió Lào cát trắng.


Về Châu Phú ăn "cá heo nước ngọt"

Có dịp về đồng bằng sông Cửu Long, bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ "cá heo nước ngọt" và chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi món ngon đặc trưng miền Tây này.

Cá heo nước ngọt - Ảnh: Thanh Tâm 

Nghe lời mời của anh bạn ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang), từ Cần Thơ bốn “phượt thủ” nhóm “du lịch bụi” lên xe máy trực chỉ Châu Đốc. Mất bốn giờ để đến điểm hẹn. Sau khi “tẩy trần” và giải khát, cả nhóm theo bạn tới nhà anh Bùi Chí Vinh (27 tuổi), chủ nhân của 10 lồng bè nuôi cá heo.

Cá heo nước ngọt là loài cá da trơn thường xuất hiện vào mùa nước nổi (khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch) ở đồng bằng sông Cửu Long. Chúng có tập quán thích sinh sống nơi có dòng nước chảy mạnh. Cá heo mình dẹt, to nhất cỡ 3 ngón tay người lớn, dài độ 1 tấc, da màu xanh nhạt. Cá cái có đuôi, vây, kỳ màu đỏ cam rất đẹp và có giá trị kinh tế hơn cá heo đực (da có sọc đen).