Hiển thị các bài đăng có nhãn tháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tháp. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 1, 2013

Tháp Bánh Ít


Trên quốc lộ 1A, theo hướng bắc-nam, qua khỏi cầu Bà Di thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nổi bật trên nền trời xanh là những ngôi tháp cổ sừng sững trên ngọn đồi nằm phía bên tay trái. Khi nghiên cứu quần thể kiến trúc này, người Pháp ghi tên tháp là Tour d’Argent (tháp Bạc), nhưng người địa phương xưa nay vẫn gọi đó là tháp Bánh Ít. Đây là cụm quần thể tháp cổ Chăm Pa có nhiều tháp nhất hiện còn trên đất Bình Định.


Quần thể tháp Bánh Ít được xây dựng khoảng gần 1.000 năm trước, dưới thời hai quốc vương Harivarman IV và V; trong giai đoạn phong cách kiến trúc Champa chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Cụm tháp hiện có 4 ngọn, nhưng căn cứ vào dấu tích còn lại, số lượng hạng mục ở đây còn nhiều hơn và đã đổ nát. Quả đồi dốc thoai thoải về phía Đông. Trên đường đi tới tháp chính, ngang qua những dấu vết đổ nát của hai lớp tường xây bằng gạch, đá ong là tháp cổng. Qua tháp cổng là một khoảng sân, nơi đây còn dấu tích vòng tường thành bao quanh khu trung tâm.



6 thg 8, 2012

“Đặc sản” cổ ở Bạc Liêu


Tưởng rằng chỉ có công tử Bạc Liêu mới là “đặc sản” ở xứ phồn vinh, phóng khoáng một thời này, dè đâu còn nhiều món lạ khác mà nhiều người chưa biết.

“Vườn nhãn cổ” chạy dài suốt 11km (từ xã Hiệp Thành tới Vĩnh Trạch Đông) - Ảnh: D.T.H.

Từ TP Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu về hướng biển chừng 6km có con đường nhựa bên trái, trên có tấm bảng để “Vườn nhãn cổ”. Theo hướng đó chừng 2km là gặp ngay vườn nhãn mé bên trái.


2 thg 8, 2012

Bình Định có Tháp Đôi

Ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn có một khu tháp Chămpa cổ, nơi ấy có 2 tòa Tháp. Vì có 2 tháp nên dân gọi là Tháp Đôi.


 Từ bao đời nay, hình tượng cặp đôi của ngôi tháp cổ này đã trở thành đề tài tình yêu đôi lứa của trai gái Bình Định, như thể hiện trong câu ca dao:

Tháp Đôi đứng với cầu đôi
Vật còn như vậy nữa tôi với mình


23 thg 7, 2012

Pô Rômê - khúc bi ca nơi tháp cổ

Ở làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, trên một ngon đồi cao 50 met, sừng sững ngạo nghễ một tòa tháp cổ Chămpa: tháp Pô Rômê.

Pô Rômê là tên một vị vua Chăm đã được thần hóa, và được thờ trong ngôi tháp này (nên người dân gọi tên tháp theo tên vua). Biên niên sử người Chăm ghi vua Pô Rômê trị vì từ 1627 đến 1651 (thời kỳ này Chămpa đã là phiên thuộc của Việt Nam). Ông vốn là một mục đồng, được vua Mahataha gả con và sau đó lên ngôi vua, nên dân chúng vẫn thường gọi ông là ông vua mục đồng.



25 thg 6, 2012

Mưa... cứ mưa bay trên tầng tháp cổ

Trên quốc lộ 01 ra Nha Trang, khi qua khỏi Phan Rang độ 15 km, nhìn bên tay phải bạn sẽ thấy một cụm tháp Chàm cổ. Đó là tháp Hòa Lai.

Tháp Hòa Lai sau khi trùng tu năm 2008 - Ảnh: Wikipedia

Tháp Hòa Lai còn được gọi là Ba Tháp, vì gồm có 3 ngôi tháp: Tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Tháp Giữa xây dở dang, chỉ còn nền tháp, nên bây giờ ta chỉ thấy hai tháp.

Cụm tháp Hòa Lai được xây dựng koảng thế kỷ thứ 9, là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, cũng do đó Hòa Lai được đặt tên mở đầu một phong cách kiến trúc Chăm: phong cách Hòa Lai.

19 thg 4, 2012

Mukhalinga là gì?

Linga là gì chắc mọi người đều đã biết. Xin nhắc lại một tí thôi: đó là biểu tượng sinh thực khí của người đàn ông, được thờ tại các kiến trúc tôn giáo của đạo Hindu. Tương tự như vậy là yoni, sinh thực khí của người đàn bà.

Những bậc hiền tài, có công lớn với đất nước, với xã hội, được nhân dân tôn kính sẽ được nhân dân trân trọng thờ cúng như một vị thần. Hình thức tôn kính trang trọng nhất là tạc gương mặt người đó lên... một cái linga. Linga có tạc hình mặt người gọi là mukhalinga.
Ở Việt Nam, linga có rất nhiều trong các kiến trúc tôn giáo của người Chăm, tuy nhiên mukhalinga thì rất hiếm. Có lẽ vì số nhân vật được người Chăm tôn thờ như vị thần không nhiều.

Muakhalinga (có lẽ là duy nhất) ở Việt Nam có thể chiêm ngưỡng được tại tháp Chàm Po Klong Garai (Phan Rang), trên mukhalinga này là gương mặt vị vua nổi tiếng của Chiêm Thành: Po Klong Garai (thế kỷ 12).

 Mukhalinga Po Klong Garai - Ảnh: Phạm Hoài Nhân