Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 8, 2012

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học cổ nhất Việt Nam

Có lẽ ai cũng biết hoặc nghe nói đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành. Và cũng không có gì lạ khi nói đấy là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới.



Lối vào Văn Miếu: cổng “Vǎn Miếu Môn” 

“Đi tham quan Hà Nội mà chưa vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì coi như bạn chưa đến Hà Nội”. Với tôi, mỗi lần đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một lần khám phá, tìm tòi về lịch sử và kiến trúc của quần thể di tích này.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam và Quốc Tử Giám, trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động (1076 - 1802) đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.


Thăm kinh đô Cổ Loa

Ai từng đọc lịch sử nước nhà thì không thể không biết đến thành Cổ Loa, Thục Phán An Dương Vương. Và ai đã từng đọc các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam thì không thể không biết đến truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Tôi đến Cổ Loa vào một ngày nắng đẹp, với một chút tò mò lẫn khao khát được quay trở lại với nguồn cội lịch sử đã tồn tại hàng ngàn năm.



Bao quanh giếng Ngọc là một hồ nước khá lớn, đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ phong phú vào những dịp lễ hội

Qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã ba rẽ phải, đi tiếp 2km nữa là vào khu di tích Cổ Loa.

22 thg 8, 2012

Đồng bằng Nam bộ vẫn còn nhiều kiến trúc cổ thanh lịch

Các kiến trúc này hầu hết đã được xây dựng hoặc phục hồi trong thời kỳ Pháp thuộc (thế kỷ 19-20). Mặt tiền thường theo phong cách Pháp và nội thất theo truyền thống Việt Nam và nó còn chứa đựng rất nhiều đồ cổ có giá trị nghệ thuật như tranh tường, tác phẩm điêu khắc, chạm trổ gỗ, đồ trang trí nội thất... 


Chùa Phước Hưng (Chùa Hương) (xây dựng khoảng 1838-1882), Sa Đéc, Đồng Tháp. 

It phô trương hơn so với ngôi chùa bề thế hàng xóm là chùa Bửu Quang, chùa Phước Hưng ở Sa Đéc, Đồng Tháp có mặt tiền nghiêm trang, với ngôi chính điện đơn giản và yên tịnh lại thêm vào một sân cây cảnh tươi mát ở giữa.



2 thg 8, 2012

Bình Định có Tháp Đôi

Ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn có một khu tháp Chămpa cổ, nơi ấy có 2 tòa Tháp. Vì có 2 tháp nên dân gọi là Tháp Đôi.


 Từ bao đời nay, hình tượng cặp đôi của ngôi tháp cổ này đã trở thành đề tài tình yêu đôi lứa của trai gái Bình Định, như thể hiện trong câu ca dao:

Tháp Đôi đứng với cầu đôi
Vật còn như vậy nữa tôi với mình


26 thg 7, 2012

Khám phá dấu tích Pháp ở Ba Vì

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những huyền thoại linh thiêng về thánh thần, mà Ba Vì còn tồn tại một "kho" kiến trúc cổ thời Pháp bị vùi lấp trong cỏ cây, hoa lá, rêu phong.
Vẻ đẹp hoang sơ của khu tường rào quanh dinh đại tá

Cách trung tâm Hà Nội gần 70km, khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa nên cùng với Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì đã được người Pháp chọn để xây dựng thành khu nghỉ dưỡng vào đầu thập niên 1940. 70 năm đã trôi qua với bao thăng trầm của thời cuộc, bị những cuộc chiến tranh và thiên nhiên tàn phá dữ dội, nên các công trình của Pháp ở Ba Vì còn tồn tại đến ngày nay đều đã đổ nát, hoang sơ.
Đỉnh Ba Vì - nóc nhà của thủ đô Hà Nội với độ cao 1.296m so với mực nước biển, nơi có đền tượng thờ Thánh Tản Viên và đền thờ Bác Hồ - từ lâu đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nhiều bạn trẻ rất ưa thích hành trình chinh phục đỉnh Ba Vì với chiều dài 13km bằng xe máy trên những cung đường dốc cua, lượn, rợp bóng cây, róc rách tiếng suối reo…


25 thg 6, 2012

Mưa... cứ mưa bay trên tầng tháp cổ

Trên quốc lộ 01 ra Nha Trang, khi qua khỏi Phan Rang độ 15 km, nhìn bên tay phải bạn sẽ thấy một cụm tháp Chàm cổ. Đó là tháp Hòa Lai.

Tháp Hòa Lai sau khi trùng tu năm 2008 - Ảnh: Wikipedia

Tháp Hòa Lai còn được gọi là Ba Tháp, vì gồm có 3 ngôi tháp: Tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Tháp Giữa xây dở dang, chỉ còn nền tháp, nên bây giờ ta chỉ thấy hai tháp.

Cụm tháp Hòa Lai được xây dựng koảng thế kỷ thứ 9, là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, cũng do đó Hòa Lai được đặt tên mở đầu một phong cách kiến trúc Chăm: phong cách Hòa Lai.

8 thg 3, 2012

Chùa cổ ở Biên Hòa

Chùa Bửu Phong - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Theo ghi chép chính thức thì Biên Hòa có 3 ngôi chùa cổ.

Xưa như thế nào thì gọi là chùa cổ? Biên Hòa được thành lập vào năm 1698, cách nay hơn 3 trăm năm. Những ngôi chùa xây dựng trước năm 1698 tại Biên Hòa được gọi là cổ tự.

Ba ngôi chùa đó là:
  • Chùa Đại Giác ở Cù lao Phố
  • Chùa Bửu Phong trên núi Bửu Phong (còn gọi là núi Bình Điện)
  •  Chùa Long Thiềng ở Bửu Hòa (nhiều nơi gọi là Long Thiền, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng Long Thiềng mới đúng, chữ Thiềng do chữ Thành đọc trại mà ra)

21 thg 11, 2011

Có một cái linga to như thế đó!

Khi xe chạy trên tỉnh lộ 943, trên đường đến núi Ba Thê, từ xa mọi người nhìn thấy một kiến trúc là lạ trên triền núi.

Cái gì thế kia?

Theo từng khúc quanh, kiến trúc ấy thoáng ẩn thoáng hiện nhưng luôn nổi bật trên triền núi xanh.

Có người buộc miệng: Giống... con cu quá!

Có tiếng cười khúc khích và có người đỏ mặt, nhưng chẳng ai biết đó là gì!


...

16 thg 11, 2011

CNN ngợi ca Trường lũy Quảng Ngãi - Bình Định

Hãng thông tấn CNN trang trọng dành một bài viết lớn để nói về di tích lịch sử Trường lũy Quảng Ngãi - Bình Định của Việt Nam. PV của CNN còn gọi di tích này là Vạn lý Trường Thành của riêng người Việt Nam.

Adam Bray là phóng viên nước ngoài đầu tiên tới thăm Trường Lũy của Việt Nam. Ngay sau khi trở về, quá ấn tượng và thán phục, Adam Bray đã có bài viết đặc biệt dài gần 1.000 từ đăng tải trên CNN về "bức tường đá" đặc biệt này.


Theo tác giả bài báo, Trường Lũy của Việt Nam dù không dài bằng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nhưng đây chắc chắn là một di tích lịch sử - văn hóa gây ấn tượng mạnh đối với thế giới. Adam Bray cũng phỏng đoán Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch thế giới.


Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định đươc Triều Nguyễn xây dựng từ thế kỷ 17 -18, có chiều dài tới 200 km, nối từ huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi đến huyện An Lão tỉnh Bình Định. Trường Lũy nằm dọc qua 9 huyện của dãy Trường Sơn Đông.



Chiêm ngưỡng Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Vào 13 giờ địa phương (tức 18h Việt Nam) tại Paris, Pháp, Thành nhà Hồ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Được xây dựng từ năm 1397, Thành nhà Hồ (thuộc 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) là tòa thành duy nhất của Việt Nam được xây bằng đá.


Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha), bao gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn.

27 thg 4, 2011

Người đến từ Triều Châu

Đó là tên một bộ phim truyền hình, cũng là một bài nhạc Hoa nổi tiếng mà chắc là nhiều bạn đã nghe qua.

Trước khi đọc nội dung bài này bạn hãy nghe bài hát ấy để thư giãn nhé


Người đến từ Triều Châu
Trình bày: 
Trường Vũ.


Ở Việt Nam có một nơi rất nhiều người Triều Châu, nhiều đến nỗi được thể hiện qua ca dao:

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu

Đúng rồi, đó là xứ Bạc Liêu.

8 thg 3, 2011

Lá rụng về cội (Thăm mộ đốc phủ Võ Hà Thanh)

Võ Hà Thanh sinh năm 1876 xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi, theo cha vào Biên Hòa từ khi còn nhỏ. Sinh thời, ông làm đủ mọi nghề để sinh sống: làm thuê, mở hầm khai thác đá, làm nghề xây dựng, lập đồn điền cao su… và dần dần trở nên giàu có, trở thành chủ đồn điền lớn của Tỉnh Biên Hòa, trở thành đốc phủ sứ và được chính phủ Pháp tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ đẳng.

Sau khi tìm về ngôi nhà nổi tiếng một thời của ông (xin đọc Cuốn theo chiều gió) - nay là nhà thờ họ - tôi lần dò tìm đến mộ ông để kính viếng một bậc lão thành.

Trên đường vào Văn miếu Trấn biên, nhìn bên tay phải có một tấm bảng khiêm tốn đề "Nghĩa trang Võ Hà". Nghĩa trang này chôn cất nhiều người trong dòng họ Võ Hà, trong đó có mộ ông: Đốc phủ sứ Biên Hòa Võ Hà Thanh.


Photobucket



21 thg 2, 2011

Thành cổ Biên Hòa

Du khách đi Nha Trang khi gần đến trung tâm thành phố sẽ qua một nơi gọi là Ngã ba Thành, vì vậy khi dạo chơi ở thành phố Biên Hòa sẽ ngạc nhiên khi nghe nói: Tới Ngã ba Thành rồi!

Ồ, ở Biên Hòa cũng có Ngã ba Thành, nhưng đó là Thành Kèn (chứ không phải thành Diên Khánh ở Nha Trang). Gọi là ngã ba Thành vì nơi đó có một ngôi thành cổ, rất cổ - có thể coi là cổ nhất của Nam bộ.

Thành cổ Biên Hòa nằm ngay giữa thành phố Biên Hòa hiện đại. Bơ vơ. Điêu tàn.



1 thg 7, 2010

Đời vui lắm chứ!

Mồng 5 Tết, tôi đi Đà Lạt (ai nói mồng 5 xui thây kệ, hi hi...).

7 giờ tối tới đèo Prenn, tôi gọi cho Đức:
  • Còn ở Đà Lạt không, hay đi rồi?
  • Dạ còn anh, sáng mai em đi Nha Trang.
  • Hì hì, vậy lát tối anh em mình uống cà phê nhé!
  • Dà, khoảng 9 giờ tối nghe anh. Em ra uống cà phê chỗ nào thì sẽ gọi anh.
Đà Lạt đông hơn cả Sài Gòn ban ngày. Kẹt xe. Tôi gọi điện cho người chị:
  • Chị ơi, em quên đường vô nhà chị rồi, mà kẹt xe dữ quá, không đi được...
Bác tài không rành đường Đà Lạt, lúng ta lúng túng, đi vòng vòng cả nửa tiếng mới kiếm ra nhà. Hì hì, vậy mà vui! 

Tôi nhờ chị gọi đặt phòng khách sạn. 1, 2, 3... rồi 5, 6... không còn khách sạn, nhà nghỉ nào còn phòng. Bó tay!
  • Thôi, chị cho em xin tấm nệm trải đại dưới sàn nhà ngủ tạm vậy.