11 thg 4, 2023

Đất vật Hoằng Lưu

Hoằng Lưu là một trong những “sới vật” nổi tiếng, thu hút nhiều người tham gia ở huyện Hoằng Hóa. Sới vật thường được tổ chức vào dịp đầu xuân.

Chùa Trào Âm, một địa danh ở xã Hoằng Lưu thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Ảnh: Phong Vân

Hoằng Lưu được tách ra từ xã Hoằng Phong năm 1953, ổn định và phát triển đến ngày nay. Bên cạnh những giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời, thu hút du khách như chùa Trào Âm... Hoằng Lưu còn được biết đến là mảnh đất đã giữ gìn và đang phát huy rất tốt môn thể thao truyền thống đấu vật. Cùng với xã Hoằng Phong, đây là một trong hai địa phương thường niên tổ chức hội đấu vật đầu xuân. Xuân Quý Mão vừa qua, hội vật được tổ chức ở xã Hoằng Lưu vào mùng 3, ở xã Hoằng Phong vào mùng 4 tết. Trải qua 2 năm dịch bệnh bùng phát, hội vật năm nay đã thu hút hàng trăm người đến tham dự và cổ vũ. Tham gia sới vật cũng là cách để các thanh niên trong xã phô diễn sức mạnh, thể hiện tinh thần thượng võ của làng vật truyền thống.

Khám phá ngôi nhà Tây độc đáo gần trăm tuổi trên đỉnh đồi


Sau gần 1 thế kỷ tồn tại, ngôi nhà Tây trên đỉnh đồi ở xã Thanh Liên (Thanh Chương) đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, sự an toàn của người dân.

10 thg 4, 2023

Dưới bóng Lam Thành

Cùng nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích (Hưng Nguyên, Nghệ An) ra bờ sông Lam, dưới chân núi Lam Thành, chúng tôi không khỏi tiếc nuối khi cả một vùng trầm tích văn hóa, lịch sử có giá trị đã bị cuốn trôi, chỉ còn bóng Lam Thành soi xuống sông Lam trầm mặc…

Mảng trầm tích văn hóa giá trị

Như đã hẹn trước, chúng tôi cố gắng xuất phát sớm, men theo Tỉnh lộ 542 ra bờ sông Lam đoạn Yên Xuân rồi trực chỉ hướng núi Lam Thành, vùng đất Hưng Lam, Hưng Phú trước đây, mà thẳng tiến. Bởi như nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích, núi Lam Thành nằm ở trung tâm của xứ Nghệ, có lợi thế về độ cao đột khởi giữa vùng đồng bằng, cạnh ngã ba sông, ngày xưa đường bộ xuyên quốc gia qua chân núi. Thuyền bè có thể xuôi Đông, ngược Tây theo sông Lam, lại có thể vào Nam theo sông La. Vì thế, đây từng là căn cứ quân sự chiến lược, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của xứ Nghệ nhiều đời.

Chùa Bửu Minh: Ngôi chùa với nét đẹp cổ kính tồn tại cùng tháng năm

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được xem là một trong những ngôi chùa có đỉnh cao nhất Việt Nam, tháp chùa trang nghiêm, giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt.


Cách trung tâm TP Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) là một trong những ngôi chùa xuất hiện đầu tiên ở Gia Lai.

Chùa Xà Xía: Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Trải qua cuộc chiến chống Khmer Đỏ, chùa Xà Xía (cũ) thuộc phường Mỹ Đức (TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) dù đã bị đổ nát, loang lổ vết bom đạn nhưng được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.


Chùa Xà Xía nằm trên địa phận phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) là chứng tích chiến tranh còn sót lại từ thời chiến đấu chống quân xâm lược của Khmer Đỏ. Thời điểm 1977-1978, ngôi chùa là nơi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, chiến đấu chống lại các cuộc tấn công, xâm lược của Khmer Đỏ.

Làng nghề tàu hũ ky xã Mỹ Hòa – Vĩnh Long

Vĩnh Long có rất nhiều làng nghề truyền thống, trong đó không thể không nhắc đến nghề làm tàu hũ ky tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh. Đây là một trong những làng nghề truyền thống đã hình thành hơn trăm năm. Trải qua thăng trầm, làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa nay vẫn đỏ lửa reo vui. Sản phẩm làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa nổi tiếng khắp nơi. Dùng cho người ăn chay, ăn mặn, đám tiệc, tặng phẩm cho khách sau chuyến du lịch Vĩnh Long.

Làng nghề tàu hũ ky xã Mỹ Hòa – Vĩnh Long