31 thg 5, 2020

Khám phá ngôi làng 550 năm tuổi ở Hà Tĩnh

Suốt 550 năm qua, làng Tương Nịu (xã Phù Việt cũ) nay là thôn Trung Tiến, xã Việt Tiến, Thạch Hà (Hà Tĩnh) luôn gìn giữ và phát huy bề dày văn hóa truyền thống.

Theo lịch sử ghi lại, làng được hình thành từ giữa thế kỷ XIV, có tên là làng Yên Thường (xã Trú Viết xưa).

30 thg 5, 2020

Đặc sắc Tết hoa của dân tộc Cống

Đối với đồng bào dân tộc Cống (Điện Biên), khi hoa mào gà bừng nở, đỏ rực trên các sườn đồi, nương núi cũng là lúc báo hiệu mùa màng đã được thu hoạch, thời điểm tổ chức Tết hoa (Mền loóng phạt ai), lễ tết cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Cống cũng chính thức bắt đầu.

Nghi lễ cổ truyền


Tết hoa thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc. Để chuẩn bị đón Tết, ngay từ những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, đồng bào đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui xuân của bản, tạo nên một khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp.

Đồng bào hát múa mừng lễ cúng kết thúc. 

Đặc sắc nghi lễ cưới hỏi của người Mông xanh

Là dân tộc ít người ở Việt Nam, người Mông xanh cư trú chủ yếu ở 2 thôn Nậm Tu Thượng và Nậm Tu Hạ của xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là nghi lễ cưới hỏi đặc sắc. 

Thổi sáo vầu xin mở cửa, treo ô


Theo phong tục truyền thống của người Mông xanh, nghi lễ cưới hỏi cũng giống như một số dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như: lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Để tổ chức lễ ăn hỏi, người Mông xanh thường chọn ngày Hợi, ngày Tuất hoặc ngày Thìn. Đoàn đi ăn hỏi chỉ có 3 người, thường đi vào buổi chiều tối, đi đầu là ông mối, tay cầm sáo vầu, tiếp đến là chú rể và sau cùng là phù rể. Ông mối được chọn phải là người giỏi giao tiếp, có tài hát đối đáp và đặc biệt phải biết thổi sáo vầu - để thổi bài sáo xin mở cửa vào nhà, xin treo ô…

Trước ngày cưới ông mối phải dẫn đầu đoàn nhà trai tay cầm sáo vầu đến nhà gái làm lễ ăn hỏi. 

Lễ cầu mưa của người H’rê

Dân tộc H'rê có khoảng 11 vạn người sinh sống ở miền núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Bà con chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và nương rẫy. Săn bắt, hái lượm, đánh cá, dệt, rèn là nghề phụ nhưng có ý nghĩa đáng kể. Người H'rê định cư thành từng làng (còn gọi là Plây) ở nhà sàn, có già làng đứng đầu đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng.

Người H'rê coi trọng tín ngưỡng hồn lúa cùng các lễ thức trong quá trình sản xuất lúa: gieo cấy, thu hoạch, cất lúa vào kho. Việc giữ gìn thần lúa, thần núi, thần sông, thần mưa, thần cây, thần đá cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mọi vật sinh sôi được người H'rê coi trọng.

Vũ điệu sôi nổi của đồng bào H’rê. 

Chuyện huyền bí về ngôi đền thiêng nổi tiếng xứ Nghệ

Vào năm 1990, đền Cuông được trùng tu một cách quy mô và năm 1995 lễ hội đền Cuông được tổ chức trở lại. Từ đây, lại xuất hiện nhiều lời đồn về sự linh thiêng của ngôi đền...

Nằm ở núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông là ngôi đền cổ có lịch sử hình thành gắn với một giai thoại lạ về Thục Phán – An Dương Vương, người sáng lập nhà nước Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam

Bí mật phong thủy của cung điện quan trọng nhất triều Nguyễn

Từng chi tiết kiến trúc của điện Thái Hòa, theo thuật phong thủy, đều ẩn giấu ước muốn vương triều sẽ tồn tại muôn đời cùng trời đất, vạn vật...

Nằm ở khu vực Đại Nội của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đặt ngai vàng của nhà Nguyễn, đồng thời là chứng tích ghi dấu sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Được coi là trung tâm đất nước, cung điện này mang những ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt.