16 thg 8, 2018

Khám phá dòng sông kỳ vĩ đã đi vào trường ca Tây Bắc

Những lời ca từ bản Trường ca sông Lô vừa làm toát lên vẻ đẹp hùng vĩ của sông Lô, vừa mang âm hưởng của một giai đoạn lịch sử hào hào hùng của đại ngàn Việt Bắc. Cùng khám phá dòng sông đã đi vào trường ca này.

Với chiều dài 274 km, sông Lô là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (cùng sông Hồng, sông Đà, sông Cầu và sông Đáy)
 
Trên địa phận Việt Nam, sông bắt đầu tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, điểm cuối là ngã ba Hạc, còn gọi là ngã ba Bạch Hạc hay ngã ba Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng

Những khu vực sông chảy qua đều là địa hình đồi núi hiểm trở. Vì vậy hai bên bờ sông có nhiều khung cảnh kỳ vĩ như ghềnh đá, rừng rậm, các dãy núi trùng điệp phía xa... 

Với nhiều cảnh đẹp cùng tầm quan trọng chiến lược ở vùng đất biên cương phía Bắc, hình ảnh sông Lô đã được khắc trên Anh Đỉnh, một chiếc đỉnh trong bộ Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn

Đây cũng là một dòng sông có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử của khu vực Tây Bắc thế kỷ 20

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trên dòng sông này, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng sông Lô lịch sử năm 1947

Ngay sau sự kiện lịch sử này, nhạc sĩ Văn Cao đã viết Trường ca Sông Lô. Đây là bản trường ca được nhiều người đánh giá là một đỉnh cao ghi dấu sự trưởng thành của nền tân nhạc non trẻ của Việt Nam

Một trích đoạn từ bản trường ca: “Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u. Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói thu Sông Lô...".

"...Sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu nước sông Lô xưa”. 

Những lời ca từ bản Trường ca sông Lô vừa làm toát lên vẻ đẹp hùng vĩ cua sông Lô, vừa mang âm hưởng của một giai đoạn lịch sử hào hào hùng của đại ngàn Việt Bắc.

7 thập kỷ đã trôi kể từ chiến thắng hào hùng năm xưa, sông Lô ngày nay vẫn mang trong mình một vẻ đẹp ban sơ, hút hồn khách phương xa

Có khác chăng là giờ đây tiếng súng đã lặng im. Sông Lô trở thành một dòng chảy bình yên, chảy qua cuộc sống ấm no của đồng bào trên mảnh đất Tây Bắc thân thương...

Quốc Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét