Hiển thị các bài đăng có nhãn người Hà Nhì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Hà Nhì. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 1, 2024

Lễ cúng 'Hòn đá thần' của người Hà Nhì

Trong bếp của người Hà Nhì luôn có một hòn đá, gọi hòn đá là Phu Chu Ma - có nghĩa là "thần bếp", hay còn gọi là "chủ bếp". Người Hà Nhì tin rằng không cúng thần bếp ngày tết sẽ bị bắt tội.

Nghệ nhân Ly Seo Chơ chỉ vào "Hòn đá thần" trong căn bếp của người Hà Nhì ở xã Y Tý - Ảnh: QUANG THẾ

Hòn đá có ý nghĩa làm chủ đất, không chỉ tết mà mỗi khi vào nhà mới đều phải cúng thần bếp.

3 thg 7, 2020

Độc đáo “xó pẹ” của phụ nữ Hà Nhì

Mỗi dân tộc thiểu số ở Lào Cai đều có những nét đặc trưng văn hóa thể hiện trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục của từng tộc người. Với dân tộc Hà Nhì đen ở vùng cao Bát Xát, ngoài trang phục váy áo mang nét hoa văn riêng, có một nét độc đáo mà bất cứ ai gặp những phụ nữ Hà Nhì đều nhận thấy và tò mò muốn biết. Đó là mái tóc giả đồ sộ vấn cao trên đầu của phụ nữ Hà Nhì…

Chị Sào Thó Sơ, bản Mò Phú Chải, xã Y Tý cho biết: Từ nhỏ, mẹ đã dạy chị cách vấn tóc như vậy rồi. Con gái Hà Nhì ai cũng có mái tóc giả như vậy để làm duyên, như mọi người vẫn nói là “góc con người” ấy… Tiếng Hà Nhì, mái tóc giả được gọi là “xó pẹ” dùng để vấn tóc theo kiểu truyền thống mang nét độc đáo riêng của bản sắc dân tộc mình. 

Phụ nữ Hà Nhì vấn xó pẹ để chuẩn bị tham gia lễ hội Khô già già. 

2 thg 7, 2019

Tết mùa mưa người Hà Nhì ở Tây Bắc

Bốn ngày Tết diễn ra là những ngày người Hà Nhì kiêng kỵ làm việc. 

Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và lúa đã đến thì con gái. Dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng, thường được chọn là ngày hợi (con lợn) hoặc ngày thìn (con rồng). 
Trước ngày diễn ra lễ cúng sẽ có lễ dựng cây đu, đây là phong tục cổ truyền lâu đời của người Hà Nhì ở vùng cao Tây Bắc (chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên). 

23 thg 6, 2019

Lễ Gạ Ma Thú là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 13/6, tại bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của cộng đồng dân tộc Hà Nhì đang sinh sống ở 4 xã cực Tây Tổ quốc, gồm Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn. Trước đó, tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL, ngày 29/1/2019, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 26, lễ Gạ Ma Thú nằm trong danh mục 17 di sản được tôn vinh. 

Người dân chuẩn bị đồ lễ cúng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

Trong lễ tục vòng đời, lễ Gạ Ma Thú là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm để hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà, tri ân các vị tiền bối có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất, tổ tiên, các đấng siêu nhiên phù hộ cho người dân mạnh khỏe, vạn vật sinh sôi, làm ăn phát triển... Đây cũng là dịp để mọi người cùng nghỉ ngơi, vui chơi, mừng mùa Xuân mới.

23 thg 2, 2019

Tết đông của người Hà Nhì

Năm nào cũng vậy, khi những mảnh nương, những tràn ruộng bậc thang cuối cùng đã được thu hoạch xong; thóc đã phơi khô chất đầy bồ, những cành đào núi bên hiên nhà trình tường đất bắt đầu những nụ hoa hàm tiếu, lác đác vài bông đỗ quyên trên đỉnh Ky Quan San đã bắt đầu khoe sắc thì cũng là lúc người Hà Nhì ở miền biên cương Bát Xát (Lào Cai) nơi “phên giậu” của Tổ quốc náo nức chuẩn bị Tết truyền thống của đồng bào mình.

Nghi lễ độc đáo


Tết theo tiếng Hà Nhì gọi là Tết Ga tho tho – còn gọi là Tết đông của người Hà Nhì. Đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Bát Xát thường tổ chức đón Tết Ga tho tho vào tháng 11 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những Tết to và quan trọng nhất của họ nhằm mục đích tổng kết hoạt động lao động sản xuất, mừng cho vụ mùa. Đồng thời đây cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng gặp gỡ, trao đổi tổ chức các hoạt động dân ca, dân vũ để mừng cho mùa màng tươi tốt.

Hát dân ca mừng đón Tết. 

13 thg 12, 2018

Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở Lai Châu

Tết cổ truyền "Hồ sự chà" của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày con rồng cuối tháng 10 âm lịch hàng năm...

Người Hà Nhì cả nước có khoảng 22.000 người và ở tỉnh Lai Châu hiện nay có khoảng 19.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã Thu Lũm, Tá Pạ, Ka Lăng, Mù Cả của huyện đầu nguồn sông Đà - Mường Tè

17 thg 10, 2017

Người Hà Nhì đen “nhảy que” trong lễ hội cầu mùa

Cũng giống như các trò chơi khác, "đu quay", "cầu bập bênh", "múa khăn", trò chơi “nhảy que” của người Hà Nhì vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, vừa có ý nghĩa cố kết cộng đồng, tạo sự gần gũi, gắn bó, đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Người Hà Nhì vui hội với trò “nhảy que”


Trong nhiều năm qua, các môn thể thao và trò chơi dân gian luôn là hoạt động không thể thiếu và là nét đẹp văn hóa tinh thần trong những ngày lễ hội của đồng bào các dân tộc.

Đối với người Hà Nhì đen, “Ngày tết” có tính chất vui chơi giải trí và cầu nguyện "Ngũ cốc được mùa". Trong thời gian ngày lễ, người của các thôn bản vào rừng chặt một cây gỗ chắc mà thẳng và một vài dây leo mang về để làm bàn đu trò vui chơi giải trí cho lễ hội. Lễ hội diễn ra khoảng từ 3 - 5 ngày. Mỗi năm ngày "Tết tháng 6" đến, cả bản nhộn nhịp với quần áo mới, đông đảo đồng bào vui chơi quanh bàn đu quay chào đón ngày hội.

Người Hà Nhì vui mùa lễ hội. 

5 thg 2, 2016

Lễ cúng cây đu của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu

Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Thầy cúng lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu. Ảnh vinaculto.vn

Tết mùa mưa của người Hà Nhì được tổ chức định kỳ vào tháng 6 Âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho Tết mùa mưa, người ta phải dựng 2 cây đu là đu lăng, đu quay và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống, bập bênh quay. Theo quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ.

15 thg 10, 2015

Những ngôi nhà hình nấm tuyệt đẹp ở Lao Chải

Nếu có cơ hội một lần ghé thăm vùng trời xứ núi Sa Pa, bạn đừng quên khám phá những ngôi nhà nấm ở bản Lao Chải. Bởi vì đến đó, bạn sẽ thực sự bước vào một thế giới cổ tích với vẻ đẹp thu hút và bình dị, mộc mạc, xưa cũ. 

Thôn Lao Chải là một khu vực nhỏ trên vùng núi đá cao 2.000m 

Thôn Lao Chải, nơi mà người Hà Nhì đen sống đông nhất, là một khu vực nhỏ trên vùng núi đá cao 2.000m với khí hậu khắc nghiệt, quanh năm sương mù gió giá bao phủ. Cuộc sống ở đây khá khó khăn. Tuy nhiên, người Hà Nhì đã khai khẩn ruộng hoang, đắp đập đào mương. Họ cũng đan lát, dệt vải. Đến bản Lao Chải, bạn sẽ có cảm giác cuộc sống nơi đây giống như làm bạn với mây, trò chuyện cùng núi, đùa vui với nắng gió đồi thung. 

16 thg 12, 2013

Trang sức độc đáo của người Hà Nhì

Ngoài bộ trang phục màu xanh hay đen nhuộm chàm, người phụ nữ Hà Nhì còn điểm tô thêm bằng mái tóc được tết rất độc đáo.

Nếu lên Lào Cai hay Lai Châu, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều ngôi nhà trình tường nhỏ xinh của người dân tộc Hà Nhì sống dưới chân núi, gần các con sông, con suối. Bạn không chỉ được ngắm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc, mà còn cảm nhận được những nét văn hóa dân tộc qua các trang phục của họ.

Từ xưa tới nay, người Hà Nhì nổi tiếng chịu thương chịu khó. Ngoài việc trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang, họ còn tự tay trồng bông, dệt vải và tự làm ra trang phục của mình, mang những nét đặc trưng riêng. Những bộ trang phục của nam và nữ đều được may từ vải chàm do người dân tộc tự dệt với màu xanh hay màu đen đặc trưng, nổi bật với những đường viền lượn cong.


13 thg 8, 2013

Vẻ đẹp nhà tường trình của người Hà Nhì ở Ý Tý

Những ngôi nhà tường trình bằng đất mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông luôn tạo nên một nét kiến trúc nhà ở độc đáo của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý. 

Hàng năm cứ sau mỗi mùa vụ, người Hà Nhì lại bắt tay vào làm nhà mới thay thế nếp nhà cũ đã xuống cấp. Khi chọn được mẫu đất ưng ý, người Hà Nhì bắt tay vào công đoạn trình tường nhà, đất đỏ được đưa vào khuôn, dùng chày nén chặt, hết lớp nọ đến lớp kia, tạo nên bức tường vững chắc. Thường những ngôi nhà được trình từ đất với độ dày của tường từ 40 - 50 cm, cao từ 4 - 5 m, diện tích trung bình của lòng nhà từ 60 - 80 m2…

Sau khi tường đã trình xong sẽ đến công đoạn lắp ghép các xà và đòn tay gỗ để lợp mái. Trước đây, người Hà Nhì lên rừng lấy cỏ gianh để lợp mái, vì vậy mỗi khi có gia đình làm nhà mới, các hộ xung quanh sẽ góp sức cùng nhau lên rừng lấy cỏ gianh. Cỏ gianh lấy về được bện lại thành từng nắm lợp liền nhau, lớp nọ chồng lên lớp kia tạo ra mái nhà có độ dày tới 50 cm, nên nhà mát vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông.

8 thg 8, 2013

Người Hà Nhì ăn tết "khu già già"

Tết “khu già già” của người Hà Nhì ở xã Ý Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) là một trong những lễ hội lớn, kéo dài suốt bốn ngày của tháng 6 âm lịch.

Chuẩn bị lửa để trui thịt trâu

Hằng năm, cứ vào ngày Thìn trong tháng 6 âm lịch, người Hà Nhì ở xã Ý Tý, huyện Bát Xát lại nô nức chuẩn bị cho tết “khu già già”. Tết sẽ diễn ra các nghi lễ cầu cho một mùa vụ bội thu, hoa màu tươi tốt, đây cũng là dịp để con cháu dâng lên tổ tiên những sản vật gieo trồng được trong năm qua.