Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 11, 2022

Phở Tứ Hải

Phở Tứ Hải là một trong những tiệm phở nổi tiếng và lâu năm ở Biên Hòa. Theo ghi nhận thì nhiều người khen ngon, thậm chí có người ra nước ngoài đã lâu khi về Việt Nam tìm đến phở Tứ Hải để thưởng thức lại món ngon ngày nào. Riêng tui, đã ăn phở Tứ Hải vài lần và... không hề thấy ngon! Hổng sao, gu ăn uống của mỗi người mỗi khác mà.

Tô phở Tứ Hải

Bài viết sau đây của anh Bùi Thuận, dường như viết từ năm 2007, đăng lại trong tập sách Đậm đà hương vị Đồng Nai, xuất bản năm 2013. Nội dung bài không nói nhiều đến chất lượng phở Tứ Hải mà chủ yếu là lai lịch, xuất xứ của món phở/quán phở này. Đặc biệt đoạn đầu có trích dẫn một đoạn ngắn của nhà văn Nguyễn Thái Hải nói về phở Biên Hòa.

Phở Tứ Hải được nhiều người biết tiếng, không chỉ ở Biên Hòa (và cũng có người không thích như tui) nên tui nghĩ đăng lại bài viết này ở đây sẽ có những ý kiến đóng góp thú vị của mọi người. Không chỉ là về phở Tứ Hải mà cả về phở Biên Hòa nữa.

30 thg 10, 2022

Mì Xí Mứng ở Biên Hòa

Hồi năm 1983, khi mới chân ướt chân ráo tới Biên Hòa tui đã nghe người ta nói về một tiệm mì có cái tên ngồ ngộ: Mì Xí Mứng (khen ngon là chính). Thú thiệt là cho tới nay tui cũng chưa từng ăn mì Xí Mứng, nhưng vẫn thường xuyên nghe mọi người nhắc tới tên mì này. Khen thì nhiều, nhưng cho rằng mì này chẳng có gì đặc biệt cũng không ít.

Search trên mạng, thấy có nhiều tiệm mì xí mứng... nhưng ở đâu đó chớ không phải Biên Hòa. Điều này chứng tỏ mì xí mứng rất nổi tiếng khiến thương hiệu của nó được nhiều người quan tâm.

Xí mứng là gì? Mì xí mứng xuất phát từ đâu, có phải nguồn gốc ở Biên Hòa hay không? May quá, anh Bùi Thuận đã có bài viết về chuyện này, đăng trong quyển Đậm đà hương vị Đồng Nai của anh. Tui xin mạn phép trích đăng lại dưới đây.

Mì Phước Nguyên, tức mì Xí Mứng ngày nay. Ảnh: Diadiemanuong.com

20 thg 10, 2022

Đóng góp của chùa Cổ Thạch đối với đất nước


Lịch sử Phật giáo gắn liền với dân tộc, lẽ dĩ nhiên không riêng gì chùa Cổ Thạch mà các ngôi chùa ở Việt Nam đều ít nhiều có đóng góp cho dân tộc qua việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và phát triển văn hóa Phật giáo.

1. Đóng góp đối của chùa Cổ Thạch đối với Đất nước

Suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Tuy Phong đã viết nên những trang sử vẻ vang với những địa danh mà khi nhắc đến, ai cũng cảm thấy lòng đầy tự hào và ngay kẻ địch cũng phải ngạc nhiên thán phục. Đó là cầu Đại Hòa, nơi tự vệ chiến đấu Tuy Phong và lực lượng vũ trang Bình Thuận tổ chức đánh đồng đầu tiên, thể hiện ý chí ngoan cường, dũng cảm. Phan Rí, Thái An, nơi thực dân Pháp liệt vào “vùng xung yếu đáng gờm”, “vùng đất máu”… Còn La Gàn, một làng biển căn cứ của huyện có hầm chiến đấu dài cả cây số, có trạm liên lạc hàng hải chuyển vũ khí vào Nam, đưa đón cán bộ cao cấp qua lại, đã nuôi dấu đồng chí Lê Duẩn gần một tháng trời, thì địch coi như là một chiếc gai đâm vào mắt phải nhổ bằng “máu và lửa”. Chúng đã dùng chính sách “tam quang” (đốt sạch, giết sạch, phá sạch) gây nên 3 cuộc tàn sát đẫm máu gần 400 người. Sang thời kỳ chống Mỹ đầy hy sinh gian khổ, Tuy Phong đứng vững là “căn cứ lòng dân” của lực lượng kháng chiến. Trên đường hành lang Nam – Bắc, vùng núi La Bá vẫn là nơi đùm bọc, cưu mạng bộ đội, cán bộ. Riêng làng biển nhỏ La Gàn, với chiều dài 2km, chiều ngang non 400 mét, mặc dù bị địch bao quây tứ phía và tuyên bố là vùng “tự do hủy diệt”, vẫn là địa bàn đứng chân của cán bộ một số cơ quan khu, tỉnh, huyện kể cả tỉnh bạn Ninh Thuận, Lâm Đồng, đi về giải quyết một phần hậu cần lương thực, thực phẩm thuốc men…

12 thg 8, 2020

Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri

Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết. Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị. Thí dụ như câu chuyện về quán Lẩu tôm Năm Ri mà tui mạn phép trích ra ở đây.

Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng

Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.

Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.

6 thg 8, 2018

Xôi chiên phồng Đồng Nai

Bài viết sau đây của anh Bùi Thuận - một bậc đàn anh lão thành, đã sống ở Biên Hòa lâu năm - viết về Tân Hiệp quán và sự ra đời của món  xôi chiên phồng Đồng Nai. Xin được phép đăng lại nơi đây để giới thiệu rõ nét hơn về quán ăn và món ăn đặc sắc này. Bài viết được giữ nguyên văn, - trừ vài đoạn nhỏ không liên quan mà do làm biếng gõ nên không đưa vào - các hình ảnh do tui sưu tầm trên mạng để minh họa.

PHN

Trong nhiều lần liên hoan ẩm thực, cuộc thi các món ăn ngon khu vực và toàn quốc trong những năm qua, món xôi chiên phồng của Đồng Nai luôn giành được thứ hạng cao. Tại các lễ hội ẩm thực, món xôi chiên phồng cũng thường được đặt ở vị trí khá nổi bật. Khách phương xa đặt chân đến đất Đồng Nai thường hay tìm hỏi, thưởng thức món ăn này.


7 thg 6, 2016

Vịt quay Hạnh Phước

Khoảng hai mươi năm nay, vịt quay Hạnh Phước đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở Đồng Nai. Nhiều bà con người Việt gốc Hoa ở Long Khánh, Định Quán, Tân Phú, Long Thành, Nhơn Trạch..., thậm chí ở Bà Rịa - Vũng Tàu, mỗi khi biết có người về TP. Biên Hòa thường nhờ mua giùm một con "vịt quay Hạnh Phước", mà phải là chỗ bán vịt quay cạnh nhà hàng Hạnh Phước (nay ở số 10, đường Phan Đình Phùng - TP. Biên Hòa). Vì vịt quay Hạnh Phước bây giờ còn bày bán ở chợ Hố Nai, chợ Phúc Hải, cạnh Trường THPT Ngô Quyền..., chưa kể hai phân chi chính thức của vịt quay Hạnh Phước là Bôi Ký đặt ở đường Cách mạng tháng Tám và Mành Ký ở cạnh Sở Tư pháp (đầu đường 30-4). 

Ảnh: Foody.vn

5 thg 6, 2016

Phèo nướng lu

Khoảng hai năm nay, ở TP. Biên Hòa xuất hiện hàng chục sạp bán phèo heo nướng bằng lửa than đặt trên miệng lu. Đầu tiên là ở cạnh Cầu Hang thuộc khu phố Tân Bản, phường Bửu Hòa. Tiếp đến là khu vực xã Hóa An, gần Công ty Pouchen; Cù lao Phố (chợ xã Hiệp Hòa) và trên đường Võ Thị Sáu nối dài (hai bên đường xe lửa cắt ngang). Những sạp bán phèo nướng này rất dễ nhận ra vì từ xa đã nghe mùi mỡ nướng thơm lừng. Và đến gần thì thấy khói bay mù mịt và một cái lu to đùng, đen bóng. Việc món phèo nướng lu xuất hiện ở vùng ven và đang "tấn công" vào trung tâm TP. Biên Hòa là chuyện còn hơi mới. Chứ thực ra món phèo nướng đã có mặt ở miệt thôn quê Đồng Nai lâu lắm rồi. Phèo nướng không được xếp vào hàng chính thống như đầu heo, bộ đồ lòng với các món thịt luộc, tai, đuôi heo, lòng heo chấm mắm nêm để cúng bái, thết đãi quan khách trong những dịp cúng đình, lễ hội ở làng quê.

Phèo nướng lu của bà Hạnh ở Hiệp Hòa. (Ảnh: Thế Kiệt)

2 thg 6, 2016

Bánh xèo chợ Kỷ niệm

Nhà báo Châu Đức Trí, công tác ở Đài truyền thanh TP. Biên Hòa đã trên 30 năm và lại là cháu ngoại của nhà cách mạng Nguyễn Văn Nghĩa (người đã huy động hàng trăm thanh niên cắm cờ ở Tòa Bố Biên Hòa vào sáng sớm ngày cướp chính quyền tỉnh trong Cách mạng tháng Tám 1945). Thế mà khi đến nhiều công sở, cơ quan ở thành phố để dự họp hoặc làm việc, ông cứ hay bị chị em những nơi này gọi to: "Anh... chồng của bà bán bánh xèo ở chợ Kỷ Niệm!". Không ít lần anh Châu Đức Trí suy bì: "Mình làm ở đài lâu năm như vậy mà ... "danh tiếng" lại thua xa bà vợ bán bánh xèo chưa đến 20 năm!".

Bà Huỳnh Thị Nga đang chiên bánh xèo.

Bánh chưng Hố Nai

Hình ảnh cả nhà quây quần ngồi gói và canh lửa nấu bánh chưng được một nhà thơ ghi lại:

"Bà lom khom vớt bánh chưng xanh
Lựa mấy tấm thơm ngon thờ tiên tổ
Ông hý hoáy viết câu đối đỏ
Tìm những từ đặc sắc nhủ cháu con".

Gói bánh chưng phục vụ Tết.

1 thg 6, 2016

Hủ tiếu, mì chay Biên Hòa

Vào tháng bảy âm lịch, mùa chay lớn nhất trong năm, ở TP. Biên Hòa bỗng xuất hiện khá nhiều quán ăn chay, đặc biệt là quán hủ tiếu, mì chay. Trước đây, vào ngày rằm, mùng một âm lịch, ở TP. Biên Hòa có vài quán cơm, hủ tiếu, mì chay ở khu hàng bông chợ Biên Hòa, chợ nhỏ ga xe lửa, xóm cây Chàm, đường rầy phường Trung Dũng, hẻm chùa Tịnh Độ... tấp nập thực khách đến dùng chay. Năm nay, trong hai ngày 14, 15 âm lịch (lễ Vu lan báo hiếu) vừa rồi, phố hủ tiếu, mì chay ở đầu đường Phan Đình Phùng càng nhộn nhịp khác thường. Nếu những năm trước ở trước cổng Sở Y tế (cũng trên đường Phan Đình Phùng) chỉ có một quán hủ tiếu, mì chay thì năm nay có hai quán cùng tạt sang góc đường mới mở. Quán nào cũng chen kín người ngồi. Còn đoạn trước cổng Sở Lao động - thương binh và xã hội những năm trước chỉ có vài ba xe, sạp bán hủ tiếu, mì chay với chừng mươi bàn ăn, thì mùa chay này có đến 6 sạp mì chay, có sạp còn bán thêm món bún riêu chay. Các sạp này kê bàn ghế nối sát bên nhau, hình thành một "chợ đồ chay" vỉa hè, nhộn nhịp. Tới rằm tháng bảy vừa rồi, trời Biên Hòa lất phất mấy trận mưa, thế nhưng khu chợ hủ tiếu, mì chay này vẫn... đỏ đèn và tấp nập người đứng, kẻ ngồi chen chúc nhau ăn.

Quán hủ tiếu, mì chay trong hẻm 14 đường Phan Đình Phùng.

Bánh ít, bánh tét cù lao Phố

Những loại bánh làm bằng nếp hoặc bột nếp này khá phổ biến ở các vùng quê miền Nam. Ở Đồng Nai nơi nào cũng có làm các loại bánh dân dã này và chợ nào cũng có bày bán. Thế nhưng dân sành điệu TP. Biên Hòa mỗi khi nhà có cúng giỗ hoặc cúng rằm, làm tiệc tất niên, ăn Tết Nguyên đán... đều đặt bánh tét của bà Hai Cứng, bánh ít của bà Tám Vắn. Và người ta quen miệng gọi là bánh ít, bánh tét cù lao Phố. Lâu ngày bánh ít, bánh tét cù lao Phố cũng thành danh. Nay thì ở ấp Nhị Hòa, nơi đặt chợ xã Hiệp Hòa, có đến hàng chục nhà làm bánh ít, bánh tét, bánh cúng, bánh cấp... bán mỗi ngày và rộ nhất là vào 4 dịp lễ lớn trong năm như: rằm tháng giêng, mùng năm tháng năm, rằm tháng bảy và sắp tới đây là rằm tháng mười. Thế nhưng địa chỉ của bà Hai Cứng ở nhà số 442 và chị Ba Tâm (Huỳnh Thị Tâm - con gái bà Tám Vắn) ở số 449/2 vẫn được nhiều người ưa chuộng. Bà Tám Vắn là một trong những người làm bánh ít, bánh tét đầu tiên ở cù lao Phố. Bánh của bà ngon đến mức, năm 1970 ông giáo Ngói - một người giàu có ở Biên Hòa đặt mua gởi sang Pháp cho các con đang du học được ăn Tết có hương vị quê hương. Sau đó, người ta còn đặt bánh tét, bánh ít của bà Tám Vắn để gởi sang Mỹ, Hong Kong ... cho thân nhân ăn Tết. Từ khi bà Tám Vắn qua đời đến nay, chị Ba Tâm không làm bánh tét nữa mà chuyển sang gói bánh ít bằng bột nếp và bột năng với các loại nhân đậu, nhân dừa và bánh xu xuê rất được nhiều người ưa chuộng.

Bà Hai Cứng

29 thg 5, 2016

Bánh canh cá Nhơn Trạch

Trong Địa chí Đồng Nai có nêu chi tiết: "Bánh canh cũng tinh chế đồng dạng với bún nhưng sợi to hơn và để nấu tươi. Bánh canh đầu cá ở chợ Đồn, bánh canh tép ở Nhơn Trạch từng lưu danh xa gần" (Tập V - Văn hóa xã hội, nếp sống vật chất, ăn uống).

Từ lâu lắm rồi, bánh canh tép đã biến mất trong nền ẩm thực Đồng Nai vốn đa dạng và không ngừng phát triển. Dĩ nhiên, khác biệt trước tiên giữa các loại bánh canh này là ở phần... thịt, tép hay cá được kèm theo tên gọi của món bánh canh. Nhưng thực ra, từ rất lâu rồi, bánh canh được bán ở các quán, chợ, phố thị đều có phần bánh làm bằng bột lọc, tròn trịa giống nhau và thoáng nhìn cứ ngỡ bánh canh trong suốt. Loại bánh canh bột lọc có ưu điểm là dai, dòn, nấu trong nước và có vẻ sạch sẽ, lịch sự nhờ chế biến bằng phương pháp thủ công có pha trộn bột năn để tăng độ dẻo, bóng cho bột gạo và sản lượng cũng nhiều hơn, đủ sức đáp ứng cho các hàng quán.

Bánh canh đầu cá chợ Đồn

Vào những năm 1960, 1970, một trong những "điểm hẹn" của giới trung lưu tỉnh lỵ Biên Hòa vào những chiều cuối tuần đầu tháng là các quán bánh canh đầu cá ở Chợ Đồn (nay thuộc phường Bửu Hòa - TP. Biên Hòa). Cũng vào chiều thứ bảy, chủ nhật, các quán bánh canh đầu cá Phượng Lan, Hồng Hoa, bà Tư cô hồn... chật kín xe hơi của dân Sài Gòn, "thầy chú" được mấy ông chủ lò gạch, chủ hầm đá ở Biên Hòa mời đi chiêu đãi. Tiếng tăm của món bánh canh đầu cá hấp ở Chợ Đồn vang xa từ lâu lắm trước đó. Tên tuổi ngang ngửa với bánh canh đầu cá Chợ Đồn thời đó chỉ có ... nem Thủ Đức. Ngay trong quyển "Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển" (NXB Đồng Nai 1998) cũng có đoạn đề cập đến: "Trước năm 1945, ở Biên Hòa tiệm ăn hãy còn thưa thớt, có thể kể, tiệm Hiệp Lực ở chợ Biên Hòa, bán trên 100 món ăn chay; quán cơm Từ Hải trong chợ Biên Hòa bán cơm bình dân, miễn phí cho người cơ nhỡ; quán cơm bình dân của người Chà ở góc đường Võ Tánh - Lý Thường Kiệt cũ; quán cơm ông Năm bình dân ở góc đường Lê Thánh Tông - Lý Thường Kiệt cũ có đọc truyện liên hồi, phục vụ khách ăn hoặc ở Chợ Đồn có quán bánh canh đầu cá nấu ngon nổi tiếng khắp vùng".

27 thg 5, 2016

Bánh tráng Cây Đào xóm Miễu

Bước vào những ngày đầu tháng chạp, cùng với những lò bánh tráng ở Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch), An Phước, Tam An (huyện Long Thành)... nổi lửa thì làng bánh tráng Cây Đào xóm Miễu lâu đời và nổi tiếng nhất ở huyện Vĩnh Cửu cũng đang... đổ lửa. 


22 thg 5, 2016

Trời mưa lâm râm, cây trâm có trái...

Đi dạo qua khu vực ăn uống lề đường của khu phố Tàu (Chinatown) ở Bangkok (Thái Lan), đoàn du khách Đồng Nai chúng tôi bỗng bắt gặp một bất ngờ thú vị: Bên cạnh những loại trái cây truyền thống của Thái như sầu riêng, tha la, vải... bày bán trên quày, còn có mặt những bịch ni lông đựng trái trâm chín đen sậm. Mỗi một bịch chừng 100gam kèm theo túi muối ớt được bán với giá 20 bath (khoảng 8.000đồng VN). Ông Lý Văn Dừa, cựu giám đốc nhà máy đường Tân Thành (TP. Biên Hòa) ngạc nhiên kêu lên: "Trời ơi, loại trái cây chỉ có ở miền Đông mình mà bên Thái Lan này cũng có. Mà họ bày bán coi lịch sự quá! Chớ hồi nhỏ ở Phú Hội, mùa này có mấy bà già đem chừng một rổ trâm bán trước cổng trường học. Trâm được đong bằng cái chén đá rồi trút vô miếng lá chuối quấn thành hình cái loa. Đám học trò tụi này cứ vậy mà bóc ăn, chát chát, ngọt ngọt, miệng mồm đứa nào đứa nấy tím ngắt, đen thui...".

Trái trâm trên cây

Người cán bộ hưu trí 78 tuổi này, tham gia cách mạng từ lúc còn là một thiếu niên rồi được học tập ở miền Bắc, đưa sang Liên Xô đào tạo rồi về nước tham gia điều hành các cơ sở công nghiệp ở thành phố, đô thị bỗng chặt lưỡi: "Phải trên năm mươi năm rồi tôi mới nhìn thấy lại trái trâm. Không ngờ lại nhìn thấy nó ở Thái Lan".

Mãng cầu xiêm trên vùng đất badan

Khoảng 3 - 4 năm nay, mãng cầu xiêm trở thành mặt hàng trái cây của Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ) có chỗ đứng trên thị trường TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vươn xa ra cả miền Trung. Hầu hết các lò mứt kẹo ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương hiện nay đều "ăn" mãng cầu xiêm nguyên liệu của Xuân Bảo, do trái mãng cầu xiêm trồng trên đất badan có trái lớn, múi to thuận lợi cho thao tác tách múi làm mứt. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu ở Xuân Bảo dồi dào, ổn định. Còn những sạp bán trái cây tươi thì thích mãng cầu xiêm Xuân Bảo vì trái nở nang, màu xanh tươi lại có hương vị thơm, ngọt đậm đà không pha lẫn vị chát, hôi như mãng cầu xiêm miền Tây mới ghép trên thân cây bình bát.

Ông Hai Chấn bên cây mãng cầu Xiêm.

20 thg 5, 2016

Trái ngâu Đại An

Trong một lần ghé Đồng Nai và được mời thưởng thức rượu ngâu, nhà báo kỳ cựu Phan Kim Thịnh (tức Lý Nhân, Phan Thứ Lang) - tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như: Sài Gòn vang bóng, Bảo Đại - vua cuối cùng triều Nguyễn, Thiệu - Kỳ một thời hãnh tiến, một thời suy vong, Trần Lệ Xuân - giấc mộng chính trường... đã hứng khởi tiết lộ: 

Ông Hai Nữ với hủ rượu ngâu.
  • Trái ngâu này chỉ có ở miền Đông, cụ thể là ở Bình Giã và Đại An mà thôi. Theo tôi biết được thì vào khoảng năm 1959, Ngô Đình Diệm công du Đại Hàn được ông Lý Thừa Vãn mời thưởng thức rượu ngâu và sau đó có tặng cho mấy trái đem về nước làm quà. Vốn là người công giáo có tinh thần quốc gia cực đoan, ông Diệm nghĩ ngay đến việc chế biến ra một loại rượu lễ để thay thế cho rượu lễ đưa từ Roma sang nên đưa mấy trái ngâu này cho các vị linh mục ở Bình Giã và Đại An trồng thử và nghiên cứu việc làm rượu lễ. Sau đó Diệm bị lật đổ, còn Bình Giã và Đại An đều trở thành vùng chiến sự nên ý tưởng làm rượu lễ không có cơ hội thực hiện. Nhưng loại trái cây có mùi thơm đặc biệt này được các linh mục gọi là trái trường sinh được người dân trong vùng thu hái chế biến thành rượu uống rất ngon. 

19 thg 5, 2016

Dưa gang Long Thành

Đến nay đã cuối mùa nhưng dọc theo quốc lộ 51 đoạn xã Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch) và tại cây xăng trên đường 25B vẫn còn 5, 7 sạp dưa gang chất đống bên đường, lác đác người mua. Ông Phan Văn Năm, một "nông dân cựu trào" của xã Phước Lai (sau này sáp nhập với Phước Kiểng thành xã Hiệp Phước) nay đang là cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã Hiệp Phước cho biết: Năm rồi dưa gang bị thất mùa do thời tiết xấu nên năm nay dưa gang bị thu hẹp diện tích chỉ còn chừng 3 hécta, tập trung ở ấp 5 và ấp 6. Tám Tài (Đoàn Văn Tài) là "vua trồng dưa gang" ở đất này mà năm nay cũng chuyển sang trồng bí đao. Vậy mà cũng có một số bà con ở Hiệp Phước mượn đất bên Long An (huyện Long Thành) để trồng dưa gang lại trúng. Có lẽ dưa gang năm nay bị thu hẹp diện tích nên bán có giá (3.000đ/kg). Mấy năm trước, giá chỉ 1.500 đến 2.000đ/kg... Nhưng nhìn chung tình trạng thăng trầm của dưa gang trên đồng đất Hiệp Phước này nó giống như câu nói của ông bà mình ở Phước Lai trước đây: "Muốn lên trồng thuốc, muốn tuột trồng dưa...!".

Một sạp bán dưa gang trên vệ đường quốc lộ 51 ở Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch).

Dâu miệt vườn

Đầu xuân ở miệt vườn Long Thành, Nhơn Trạch sầu riêng, chôm chôm đang trổ bông. Năm nay khá bất ngờ là tất cả các vườn dâu ở vùng đất này đều rộ bông rất sớm. Nhiều cây dâu còn có trái sai oằn. Ông Hai Dội (Nguyễn Văn Dội) năm nay 82 tuổi, là một lão nông tri điền ở ấp Xóm Hố, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) phấn khởi cho biết: “Trồng dâu thường thì năm đặng, năm thất. Năm nay là năm đặng đây!”.

Dâu đang có bông và trái sớm.

18 thg 5, 2016

Chuối già Long Tân

Tưởng rằng với những câu ca dao Đồng Nai quen thuộc:

"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân"

thì chuối là cây trồng gần gũi và bình thường đến mức không có gì để nói. Thế nhưng lần theo địa danh trong câu ca dao để đến Long Tân (huyện Nhơn Trạch) mới biết là chung quanh cây chuối cũng có lắm chuyện hay.

Bà Hai bánh ú bên một buồng chuối già lùn trong vườn nhà ở ấp Bình Phú, xã Long Tân.