Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 3, 2024

Bãi sậy sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm giữa lòng Tam Kỳ

Sông Đầm có hệ sinh thái độc đáo, đặc sắc, có thảm thực vật và hệ động vật đa dạng, phong phú với nhiều loại tôm, cá, chim cò, lau sậy cùng nhiều loài sen, súng hòa quyện, tạo nên bức tranh thiên nhiên nguyên sơ.

Sông Đầm nhìn từ trên cao - Ảnh: LÊ TRUNG

Bãi Sậy sông Đầm thuộc địa phận xã Tam Thăng và phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có diện tích tổng lưu vực 650 ha, trong đó 200 ha mặt nước với hệ sinh thái, đa dạng sinh học phong phú với gần 300 loài động, thực vật.

17 thg 3, 2024

Độc đáo lễ hội cúng thần rau ở Hội An

Đoàn nghinh thần (rước thần) có hai hàng cờ với trống chiêng, cổ nhạc và bô lão vận áo dài khăn đóng cùng những chàng trai, cô gái trong lễ phục khênh kiệu hoa, mâm ngũ quả, lư hương, án thờ diễu qua khắp các ngõ làng, thôn xóm. Phần tế chính thức diễn ra tại đình làng với bàn thờ đầy bánh trái, hương hoa và lễ vật để bày tỏ lòng biết ơn đến tiền hiền, cầu Thần Nông phù hộ cho mưa thuận gió hòa rau hoa tươi tốt.

Lễ hội Cầu Bông trở thành nét văn hóa đặc sắc ngày đầu năm mới ở làng rau Trà Quế (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) từ hơn 400 năm nay.

Lễ hội Cầu Bông đầu năm ở làng rau Trà Quế

15 thg 3, 2024

Mê mẩn với hoa giấy, hoa xoài tại Khánh Hòa

Đến Khánh Hòa dịp này, ngoài các điểm đến quen thuộc, rất nhiều du khách chọn check-in ở các cung đường hoa giấy tại TP Nha Trang. Du khách đến huyện Cam Lâm lại chọn ngắm hoa xoài bung nở, trải dài như một khu rừng.

Du khách thích thú check-in tại đường bích họa phủ đầy hoa giấy ở TP Nha Trang - Ảnh: TRẦN HOÀI

Tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) từ tháng 2 trở đi khi tiết trời bắt đầu chuyển sang mùa hè thì những chùm hoa giấy lại nở rực khắp mọi nẻo đường. Đặc biệt, loài hoa này càng nắng lại có màu càng đẹp.

Cuối xuân, hoa vàng anh nở rộ bên suối Tà Má

Những cây vàng anh nở vàng rực vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch.

Hoa vàng anh nở vàng bên suối Tà Má, Bình Định - Ảnh: PHẠM VĂN THẾ

Mới đầu tháng ba, những cây vàng anh lá nhỏ đã bắt đầu trổ hoa. Hoa nở rải rác chưa đều, nhưng vào đúng dịp sau Tết, thời tiết Bình Định lại nóng, nên du khách đến đây cũng khá đông.

Theo người dân địa phương, khoảng tháng tư, vàng anh sẽ nở rộ tạo thành một thảm hoa vàng cam trải dài như bất tận.

14 thg 3, 2024

Hòn đảo thuộc về hai tỉnh đang dần hấp dẫn du khách

Đảo Hòn Nưa có một vị trí địa lý rất đặc biệt, khi nửa bắc đảo thuộc về Phú Yên, nửa nam đảo thuộc về Khánh Hòa. Hòn đảo này vừa có sự hùng vĩ của núi đồi pha lẫn thơ mộng của biển cả.

Đảo Hòn Nưa nằm trong khu vực đèo Cả - đá Bia - vịnh Vũng Rô - Ảnh: DUY THANH

Có dịp đi qua đèo Cả (quốc lộ 1, thuộc 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa), bạn dễ dàng nhìn thấy Hòn Nưa, một hòn đảo nhỏ hoang sơ cách bờ chừng 1 hải lý.

Hòn Nưa cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 35 km về phía nam. Nước biển ở đây trong xanh như ngọc bích, vào những hôm trời nắng có thể soi xuống tận đáy nước.

11 thg 3, 2024

Ngắm Đà Nẵng từ đỉnh Bàn Cờ

Nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, đỉnh Bàn Cờ là điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) của du khách.

Du khách thích thú với bàn cờ thế tại đỉnh Bàn Cờ. Ảnh: H.L

10 thg 3, 2024

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ ở hòn đảo Cù Lao Mái Nhà

Cù Lao Mái Nhà ở tỉnh Phú Yên là hòn đảo hoang sơ nhưng thơ mộng, cách đầm Ô Loan khoảng 4 km, cách trung tâm TP Tuy Hòa chừng 30 km. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên thì đây là điểm bạn nên đến.

Theo nhiều người cao tuổi, đảo có tên Cù Lao Mái Nhà vì có hình dạng giống như cái mái nhà - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

9 thg 3, 2024

Mùa hoa bàng vuông

Hàng cây bàng vuông cổ thụ trước sân chùa Hang rụng lá vào cuối mùa thu, sang đầu đông đâm chồi, nảy lộc rồi dậy lên màu xanh thẫm. Từng nụ hoa bé như những hạt tiêu non đã nhú ra khỏi thân cây, nép mình sau nách lá báo hiệu mùa hoa bàng vuông trên đảo Lý Sơn đã bắt đầu.

Những ngày này, đi khắp Lý Sơn, từ Đồng Hộ đến hang Câu, từ chùa Hang lên núi Thới Lới; từ hòn Mù Cu qua tận đảo Bé, đâu đâu cũng bắt gặp những hàng bàng vuông tán lá xanh đậm hòa với màu xanh ngả vàng của cánh đồng hành đang vút lên những bông hoa màu trắng ngả nghiêng trong gió. Ngoài kia biển lăn tăn từng đợt sóng xanh dìu dịu pha với lấp lánh ánh ban mai.

Các tài liệu về sinh học cho biết, cây bàng vuông (còn có tên là bàng bí, chiếc bàng, cây thuốc cá, thuốc độc biển) là loài thực vật có danh pháp Barringtonia asiatica, thuộc chi Barringtonia, mọc hoang dã ở những cánh rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới, từ các đảo và quần đảo tại Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương... Quả bàng vuông khi chín rụng xuống biển, có thể dập dềnh theo sóng đến vài năm, khi đến được vùng đất mới, vỏ quả sẽ phân hủy để hạt bên trong nảy mầm, bén rễ rồi phát triển thành cây.

Cây bàng vuông cổ thụ trên đảo Bé (Lý Sơn). ẢNH: LÊ HỒNG KHÁNH

Mê mẩn vườn hoa tam giác mạch giữa xứ Quảng

Không cần phải lặn lội xa xôi đến tận Hà Giang để ngắm hoa tam giác mạch, Quảng Nam cũng có một vườn hoa đang độ nở rộ hút du khách đến check-in.

Vườn hoa tam giác mạch ở TP Tam Kỳ

Trong tiết trời xuân nắng vàng dịu nhẹ, chùm hoa tam giác mạch khẽ rung nhẹ trong gió, các chú ong bay vờn quanh hút mật.

Khung cảnh nên thơ níu bước chân du khách ấy không phải ở Tây Bắc, mà nằm ngay ở làng sinh thái Cà Ban, xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Một vườn hoa tam giác mạch kết hợp hoa sao nhái, hướng dương nằm cách trung tâm thành phố chỉ 3 km.

Check-in bãi rêu đẹp như tranh vẽ ở Quy Nhơn

Những ngày này, rất đông du khách và người dân địa phương đến xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) check-in bãi rêu xanh mướt chạy dọc theo bờ biển nơi đây.

Du khách thích thú chụp hình check-in bãi rêu xanh mướt ở bãi biển xã Nhơn Hải (Quy Nhơn) - Ảnh: LÂM THIÊN

8 thg 3, 2024

Bí ẩn tháp cổ núi Bút

Núi Thiên Bút ở phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi (xưa gọi là núi Bút) ghi dấu câu chuyện cổ xưa từ cách đây hàng nghìn năm của người Chăm. Điều đó được chứa đựng trong ngôi tháp cổ, cần được khám phá, bảo tồn.

Núi Thiên Bút. ẢNH: MINH HOÀNG

Năm 1909, trong tác phẩm Inventaire descriptif des monuments Cams de l'Annam (Kiểm kê mô tả đền tháp Chàm ở An Nam) của Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, trong đoạn viết về cuộc khai quật khảo cổ ở tháp Chánh Lộ năm 1904, ông đã nhắc đến một phế tích đền tháp Chămpa trên đỉnh núi Bút đã bị sụp đổ, hiện trạng là gạch tháp đổ phủ lên trên nền phế tích không còn nhận ra hình dạng. Cuộc khai quật phế tích tháp núi Bút vào năm 2017 đã làm lộ rõ hình dạng tháp núi Bút là tháp thờ Shiva, nằm trên đỉnh cao nhất của núi Bút.

Về Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa

“Khom lưng, ông Đụn vờn mây nước/Nhắm mắt, bà Che tẩy bụi trần”… Núi Bàn Than trải dài như bức bình phong chắn sóng gió cho làng Thuận An (xã Tam Hải, Núi Thành). Những con sóng bao đời nay vẫn vỗ vào vách đá tạo lớp trầm tích văn hóa bền bỉ với thời gian, ngân rung giai điệu về sự đổi thay của xã đảo.

Làng Thuận An nằm dưới chân núi Bàn Than. Ảnh: Đ.Q

Hoang sơ danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Thuận An, xã Tam Hải (Núi Thành) thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa cùng hệ động thực vật quanh đảo phong phú, đa dạng. Đây là lợi thế để chính quyền và người dân xã đảo phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có.

Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa nằm phía đông bắc xã đảo Tam Hải. Ảnh: Q.Đ

Tháng Giêng, chúng tôi có dịp ghé thăm danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa. Bậc đá đen óng phủ lớp lớp rêu xanh, sóng vỗ chân đá trắng xóa... càng thêm hấp dẫn những đôi chân mê khám phá.

Cõi thiêng Chiêm Sơn

Lễ hội Bà Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên), vẫn được dân làng nơi này tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống dân gian và tín ngưỡng thờ Mẫu, từ mùng 10 - 12 tháng Giêng.

Dinh Bà Chiêm Sơn. Ảnh: TTT

7 thg 3, 2024

Về làng sinh thái Cà Ban ngắm hoa tam giác mạch

Một vườn hoa tam giác mạch rộng 1.500 m² xen giữa hoa sao nhái và hoa hướng dương ở làng sinh thái Cà Ban (xã Tam Ngọc, TP. Tam Kỳ) đang độ nở rộ, chào đón bước chân du khách tham quan, check-in từ ngày 1/3 này.

Các bạn trẻ check-in vườn hoa tam giác mạch ở làng Cà Ban. Ảnh: QUANG ĐOÀN

Bánh tráng Quảng Ngãi

Trên các mâm cúng ngày Tết, bánh tráng trở thành món không thể thiếu đối với người dân Quảng Ngãi. Những chiếc bánh tráng tròn thơm mùi gạo, mùi mè được đặt lên trên tất thảy các lễ vật trên mâm cúng, tạo nên nét đặc trưng cho mâm cúng của người Quảng Ngãi.

Bánh tráng luôn giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Quảng Ngãi. Bánh tráng được ăn riêng, hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác, từ cháo, bún, mì Quảng, don, cho đến bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng xúc hến, bánh tráng gói ram, chả cá kẹp bánh tráng... Bánh tráng là một trong các lễ vật không thể thiếu trên các mâm cúng.

Bánh tráng được đặt lên trên các lễ vật trên mâm cúng.

Con đường của muối

Từ thời tiền sử, con đường muối được hình thành, gắn với người Sa Huỳnh cổ xưa trên vùng đất Quảng Ngãi.

Con đường thuở xưa...

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, và đương nhiên họ đã biết đến nghề làm muối từ rất sớm. Trong bản đồ phân bố các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam, các địa điểm Sa Huỳnh quan trọng đều nằm gắn liền với cửa sông ra biển và cánh đồng muối. Trường hợp cụ thể đối chiếu với vùng Quảng Ngãi, cho thấy quan hệ gắn bó giữa nơi cư trú của người Sa Huỳnh với cửa sông, cửa biển và cánh đồng muối, đó là: Di tích Sa Huỳnh - cửa Sa Huỳnh - đồng muối Tân Diêm; di tích Bình Châu - cửa Sa Kỳ - đồng muối Diêm Điền (nay không còn); di tích Gò Quê - cửa Sa Cần - đồng muối Tuyết Diêm (nay không còn). Đây là bằng chứng khảo cổ phản ánh hoạt động sản xuất muối của người Sa Huỳnh, nơi đây trở thành đầu mối giao thương trên biển và vận chuyển theo đường sông lên các điểm Sa Huỳnh núi lan tỏa theo đường rừng đến các ngôi làng ở vùng núi xa xôi. Muối của cư dân Sa Huỳnh là phương tiện tương tác xã hội, là động lực giao lưu hai chiều xuôi - ngược. Trong rất nhiều sử liệu về sau, có thể nhìn thấy sản vật của vùng hạ bạn - điển hình là muối và thượng bạn với các loại lâm thổ sản là những mặt hàng chính yếu. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống giao thương xuôi - ngược từ Sa Huỳnh đến Chămpa, rồi Đại Việt.

Cánh đồng muối Sa Huỳnh, ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). ẢNH: MINH THU

Dân dã cá đồng kho mặn

Buổi sớm mai, nghe tiếng mọi người í ới, rộn ràng ngoài đầu ngõ, tôi bước ra xem, thì ra mọi người đang mua cá đồng. Trong các món ăn được chế biến từ cá, tôi thích nhất là món cá đồng kho mặn, vì đậm đà hương vị quê nhà.

Món cá đồng kho mặn.

6 thg 3, 2024

Phú Ninh, ngày về...

Phú Ninh, một khắc hoàng hôn trong ngày đầu xuân mới. Mênh mông mặt hồ. Tiết trời lưng chừng làm lòng người thêm da diết...

Tĩnh lặng mặt hồ Phú Ninh. Ảnh: Du Nguyên

Chộn rộn cùng gỏi ruốc

Nhiều người nói gỏi ruốc Hội An là món hảo hạng, có lẽ nhờ người chế biến khá hiểu con ruốc. Nắng ấm tháng Giêng là mùa ruốc ngon nhất, chế biến món ăn sẽ đậm đà, bùi béo.

Hấp dẫn đĩa gỏi ruốc đầy hương vị.

Cậu tôi, như các ngư dân ở các làng chài ven biển Cửa Đại, Hội An, ra giêng là bội thu ruốc biển. Khai thác được nhiều nên những phụ nữ làng chài lại tranh thủ đem phơi khô, để dành dùng dần.

Hình như, ruốc rất khéo chiều lòng người. Sau những ngày tết, khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, ruốc xuất hiện kịp thời. Bếp nhà lại chộn rộn với bao món ngon từ ruốc.

Vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội từ các loại rau vườn sẽ giúp tăng đề kháng, giải nhiệt. Đặc biệt, ruốc hợp túi tiền đối với nhiều gia đình, chỉ cần mười ngàn đồng là đã có thể nấu nồi canh ngon lành.

Với người làm bếp, ruốc có thể kết hợp chế biến nhiều món khác nhau, từ xào cho đến nấu canh, đúc trứng... Nhưng phải kể đến món gỏi ruốc “trứ danh” trong vùng biển quê tôi. Có lẽ, những người đàn bà xứ biển biết làm gỏi ruốc từ hồi còn nhỏ. Cũng tại lỡ ghiền hương vị mặn mòi, đủ vị chua, ngọt, cay món gỏi ruốc của người xứ này, nên sau vài lần mon men làm thử, tôi đã trở thành tay làm gỏi ngon, không thua gì đàn bà làng biển!

Muốn gỏi ruốc ngon, phải chọn được ruốc tươi vừa mới đánh bắt. Theo kinh nghiệm người đi biển, ruốc đỏ là loại ngon nhất, còn ruốc màu nâu sậm là ruốc già, màu nâu hồng nhạt là ruốc non. Thường ruốc già và non chất lượng không ngon bằng ruốc đỏ.

Tại cảng biển Hội An, những ngày đầu xuân chộn rộn mùa ruốc về.

Ruốc được nhặt sạch rác, rửa sạch bằng nước biển rồi vắt ráo nước. Cho ruốc đã ráo nước vào một tô lớn rồi vắt chanh vào, ướp khoảng mươi phút cho ruốc chín và không còn mùi tanh.

Khi ruốc đã đủ độ chín thì cho thêm chút đường, tiêu, gừng thái chỉ, ớt cắt mỏng, rau thơm... Xóc đều các nguyên liệu này vào thì thành món gỏi ruốc.

Gỏi ruốc chỉ có thể để bên ngoài một ngày thôi, muốn ăn ngon hơn nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ nguyên màu sắc và mùi vị ban đầu.

Khi ăn, miếng gỏi ruốc ngọt ngào, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện cùng với vị cay nồng nồng của ớt, của gừng. Vì là món ngon nên hầu như ở làng chài miệt biển mùa này nhà nào cũng có một thẩu gỏi ruốc.

Gỏi ruốc không khó làm, nguyên liệu đơn giản, là một món ăn bình dị đậm chất miệt biển nhưng có sức hút vô cùng.

Nghe nói đến gỏi, thoạt nghĩ sẽ tanh tanh, nhưng khi thưởng thức hoàn toàn ngược lại. Mùa nào thức nấy, miền biển không thiếu những món ngon mà lạ từ các loại cá, mực, tôm...

Và gỏi cá ruốc là món ngon khó cưỡng trong mùa xuân ấm áp này.

PHAN THỊ THANH LY