Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Long An. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 2, 2024

Chứng nhân thời mở đất tại Tân An

Đình Bình Lập là ngôi đình cổ, xây dựng cách nay khoảng 2 thế kỷ, đánh dấu sự thành lập và phát triển của vùng đất Tân An xưa (nay là tỉnh Long An). Kiến trúc đình vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong đình còn nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ XIX đến nay. Hiện tại, đình xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu, sửa chữa nhằm giữ lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc mà đình đang gìn giữ.

Đình Bình Lập được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIX và đến nay vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống kiểu tứ trụ của đình

7 thg 2, 2024

Chùa Thạnh Hòa: Ngôi già lam ẩn chứa nhiều giá trị

Chùa Thạnh Hòa tọa lạc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là 1 trong 4 ngôi chùa cổ tại huyện Cần Giuộc. Ngôi già lam này không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn chứa đựng một phần di sản văn hóa Phật giáo, biểu trưng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.

Khuôn viên chùa có diện tích 5.227 m², gồm có: Chùa, vườn chùa. Mặt tiền chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, trang trí hoa văn. Đến nay, chùa vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc từ thế kỷ XIX và đang có dấu hiệu xuống cấp, cần được trùng tu, tôn tạo

Trăm năm xóm đóng ghe, xuồng

Với đôi dòng Vàm Cỏ và hệ thống sông ngòi phát triển, nghề đóng ghe, xuồng có mặt ở Long An từ trăm năm trước với những chiếc ghe lườn mũi đỏ nổi tiếng một thời. Ngoài xóm đóng ghe ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, Long An còn có một xóm đóng ghe, xuồng trăm tuổi ở vùng Cần Giuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Theo anh Huỳnh Văn Hiệu, dù thị trường ngày nay có nhiều thay đổi nhưng để đi biển và phục vụ du lịch thì xuồng, ghe gỗ vẫn là lựa chọn hàng đầu

Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh - Điểm đến tiềm năng trong du lịch

Khu di tích lịch sử (DTLS) Cách mạng tỉnh còn gọi là căn cứ Bình Thành tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, được công nhận là DTLS cấp quốc gia năm 1998 và trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống quan trọng tại Long An. Sau khi được đầu tư xây dựng, khu di tích trở thành điểm đến được quan tâm khi khai thác du lịch tại Long An.

Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Trong số 125 DTLS - văn hóa, 3 công trình văn hóa có tính lịch sử, Khu DTLS Cách mạng tỉnh là điểm đến nổi bật, có nhiều tiềm năng khai thác du lịch. Đây là nơi lưu dấu quá trình hoạt động của các nghĩa quân tại căn cứ Mớp Xanh trong kháng chiến chống Pháp và căn cứ Tỉnh ủy Long An trong kháng chiến chống Mỹ.

6 thg 2, 2024

Nhộn nhịp nghề làm muối ớt Tây Ninh

Tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc không khí sản xuất ở những làng nghề làm muối ớt Tây Ninh rộn ràng, nhộn nhịp.

Ông Vũ Đức Khiêm- chủ cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) kiểm tra khâu phơi muối tại cơ sở.

Dưới cái nắng gay gắt của miền biên viễn, những nhân công Cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) đang tất bật thực hiện các công đoạn làm muối, từ chọn nguyên liệu, rửa, xay, trộn, rang đến phơi muối trên giàn, đóng hàng giao cho khách.

Tiếng cuốc gọi người

Cứ từng chùm chim cuốc thản nhiên hiện diện nơi chợ búa thế này, cứ đà phát triển nông thôn hoá đô thị lộn xộn thế này thì những tràng cuốc gọi thao thức hằng đêm sẽ chỉ còn trong ký ức những người già nặng niềm hoài cổ.

Một ngày giáp tết, tôi dắt thằng cháu ngoại thủng thẳng đi dạo loanh quanh vài vòng chợ Tân Châu. Chủ ý xem thiên hạ chuẩn bị vui xuân, mua sắm thế nào. Những ngày này ai cũng nao nức đi đây đi đó nên hai bên hè phố người đông như nước chảy.

Con chim cuốc

27 thg 12, 2023

Về lại cố hương Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là người có công rất lớn trong việc làm thay đổi diện mạo của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Bài Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác được xem là bước ngoặt quan trọng thay đổi diện mạo của cải lương. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh sống và sáng tác chủ yếu ở tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, nơi ông sinh ra là làng Thuận Lễ (nay là xã Thuận Mỹ) thuộc vùng hạ huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Mộ ông Cao Văn Mới, ông nội của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ở ấp Bình An, xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành

Tắm đồng mùa nước nổi

Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là “đặc sản”

Quê hương miền Tây, hàng năm, từ tháng 8/11 Âm lịch, các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng. Du khách nhiều nơi chờ mùa nước nổi, xách ba lô đến Đồng Tháp Mười để trải nghiệm cuộc sống dân dã, ăn cá đồng và đắm mình trong làn nước mênh mông của sông Mekong đổ về.

Đặc biệt, năm nay, cứ vào mỗi buổi chiều trên quê hương An Phú, rất đông người dân khắp nơi về đây tập tắm đồng để tìm cảm giác hương đồng gió nội, vui chơi, ăn uống, hòa mình với những trải nghiệm độc đáo mà thiên phú ban tặng trong mùa nước nổi ở vùng quê biên giới An Giang.

26 thg 12, 2023

Nét đẹp Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Phần lớn diện tích vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận tỉnh Long An. Vùng đất trù phú với hệ sinh thái ngập nước theo mùa đem đến những đặc trưng khó lẫn vào đâu được. Mùa nước nổi, vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh mang nét đẹp dịu dàng, bình dị, làm say lòng du khách.

Nhắc đến Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, không thể không nhắc đến bông súng, một nét đẹp đặc trưng của vùng đất này. Bông súng mọc tự nhiên vào mỗi mùa nước lên. Không chỉ mang nét đẹp dịu dàng, bông súng còn được xem là đặc sản mùa nước nổi. Những năm gần đây, các đoàn du khách nhiếp ảnh về Đồng Tháp Mười ngày càng nhiều để ghi lại những hình ảnh đẹp của thiếu nữ và bông súng

Nhớ nghề dệt chiếu quê tôi

Khoảng 30 năm trước, người dân quê tôi (xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) chủ yếu sống bằng nghề dệt chiếu. Thời “vàng son” đó, mỗi gia đình đều có một khung dệt hoặc nhiều hơn. Gia đình tôi cũng như tuổi thơ của tôi đã gắn bó với nghề. Trải qua bao thăng trầm, nghề dệt chiếu truyền thống dần mai một...

Trong ký ức, ở tuổi lên 5, tôi được má dẫn theo đi dệt chiếu ở hợp tác xã. Má thường ẵm tôi một bên nách, tay còn lại ôm đôi chiếu mà tối qua cha má dệt để mang theo bán.

Khoảng 30 năm trước, người dân xã Long Định, huyện Cần Đước chủ yếu sống bằng nghề dệt chiếu (Ảnh: Dương Hoàng Hạnh)

25 thg 10, 2023

Ngôi miếu trăm năm tuổi giữa lòng thành phố

Gian thờ ở hậu điện với Quan Thánh Đế Quân mặt đỏ, râu dài, triều phục màu xanh tượng trưng cho thân phận cao quý. Hầu 2 bên là nghĩa tử Quan Bình, cầm bộ sách Xuân Thu và tùy tùng Châu Xương cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Cặp hạc chầu trên lưng rùa - hiện vật phổ biến trong các ngôi đình của người Việt là biểu tượng cụ thể cho sự giao thoa văn hóa

Trên đường Hai Bà Trưng (phường 1, TP.Tân An, tỉnh Long An), hướng ra dòng kênh Bảo Định, có ngôi miếu cổ trầm tư giữa phố thị ồn ào - miếu Quan Thánh Đế Quân. Ngôi miếu nằm sâu trong hẻm nhỏ, là minh chứng cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của cộng đồng dân cư Việt - Hoa trong quá trình chung sống ở vùng đất mới.

7 thg 9, 2023

Giữ nghề trồng lác trăm năm

Nhắc tới nghề dệt chiếu ở Long An, hầu như ai cũng biết làng dệt chiếu Long Định, Long Cang (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã đi vào thơ, nhạc và được công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, phía bên kia dòng Vàm Cỏ Đông, thuộc địa bàn huyện Tân Trụ cũng có những người miệt mài trồng lác, dệt chiếu và góp phần giữ nghề truyền thống trăm năm.

1. Nghề dệt chiếu ở huyện Tân Trụ xuất hiện chính xác từ khi nào không ai nhớ rõ, tuy nhiên, nhiều thế hệ người dân sinh ra và lớn lên ở khu vực xã An Nhựt Tân (nay là xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) đã biết đến nghề trồng lác, dệt chiếu. Nghề vẫn được duy trì cho đến nay, dù giảm nhiều so với thời gian trước.

Đi dọc theo Đường tỉnh 832, khu vực gần khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, không khó để thấy hình ảnh người dân bó lác thành bó, phơi dọc 2 bên lề đường. Những cánh đồng lác xanh thấp thoáng phía xa, gần khu vực bờ sông và sau những ruộng lúa vàng, vườn cây ăn trái. Nghề trồng lác vẫn được người dân trong vùng gìn giữ. Với vài người, trồng lác vẫn là công việc mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Lác bán cho thương lái phải được chẻ nhỏ, phơi khô và phân loại sẵn

18 thg 8, 2023

Nhớ về Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Bình...

Thật bất ngờ khi Nghệ sĩ nhiếp ảnh Tôn Thất Hùng đưa chúng tôi đến thăm nhà người em trai thứ Tám của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình ở TP.Tân An (tỉnh Long An) - một ngôi nhà xinh trong cư xá Ngân hàng trên đường Võ Văn Môn (phường 4), với khu vườn không rộng lắm nhưng khéo bố trí các loại cây trồng trong những bồn gạch xây vòng quanh gốc cây đẹp như bức tranh phong cảnh hữu tình. Tại một góc vườn có khu mộ song thân Nguyễn Thái Bình là cụ ông Nguyễn Văn Hai (thọ 87 tuổi) và cụ bà Lê Thị Anh (thượng thọ 100 tuổi).

Chân dung sinh viên Nguyễn Thái Bình. Ảnh chụp lại tư liệu

16 thg 8, 2023

Ngôi đình có thờ cá Ông ở Châu Thành

Đình Thần - Lăng Ông Vĩnh Thới (ấp Vĩnh Viễn, xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) nhìn ra bờ sông Trà. Đình được thành lập năm nào không ai dám khẳng định nhưng trong đình hiện còn tờ sắc phong thần của vua Tự Đức vào năm 1852.

Đình thờ thần biển và cá ông

Tờ sắc phong được phóng to và dịch ra đặt trong đình

Danh tướng Nguyễn Cửu Vân

TP. Tân An, tỉnh Long An có một con đường mang tên Nguyễn Cửu Vân nằm bên dòng Bảo Định có lịch sử gắn liền với tên tuổi của bậc đại công thần dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725). Dù vậy, thân thế của ông vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Loạt bài này với mong muốn góp phần tìm hiểu thêm tiểu sử vị danh tướng có công lao to lớn trong việc mở mang đất Tân An xưa.

1. Gia thế và sự nghiệp

Sách Đại Nam Liệt Truyện ghi về dòng họ Nguyễn Cửu

Nguyễn Cửu Vân với đất Tân An

Ở TP. Tân An, tỉnh Long An, Nguyễn Cửu Vân được biết đến qua tên một con đường chạy từ cống Bảo Định cặp bờ kinh Bảo Định đến giáp địa phận tỉnh Tiền Giang. Ông tên húy là Nguyễn Cửu Hành; sử lấy chữ đầu của tước hiệu Vân Tường hầu mà gọi Nguyễn Cửu Vân.

Một con đường tại phường 4, TP. Tân An được đặt theo tên Nguyễn Cửu Vân

Nguyễn Cửu Vân là cháu nội Nghĩa quận công Nguyễn Cửu Kiều và là con trai độc nhất của Dực Đức hầu Nguyễn Cửu Kế. Ông được chính sử triều Nguyễn đánh giá là danh tướng lừng lẫy với công lao to lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, xây dựng và bảo vệ vùng đất biên ải ở phương Nam vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Ông cũng là 1 trong 5 Thượng đẳng thần (gồm: Lương Văn Chánh, Bùi Tá Hán, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân và Trần Thượng Xuyên) được Văn Thánh miếu tỉnh Vĩnh Long đưa vào thờ.

15 thg 8, 2023

Có một chiến thắng đi vào thơ và nhạc

Bài hát Tiểu đoàn 307 có lẽ không xa lạ với nhiều người:

Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang...
Trận Tháp Mười, trận Mộc Hóa vang tiếng đồn với trận La Bang.

Trận Mộc Hóa được nhắc trong lời bài hát là chiến thắng Mộc Hóa do Trung đoàn 120 phối hợp Tiểu đoàn 307 cùng bộ đội và du kích địa phương tổ chức đánh địch từ ngày 16 đến 18/8/1948. Đó là trận “công đồn, đả viện” lừng lẫy, đi vào lịch sử hào hùng của quân, dân Nam bộ thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Trận đánh oanh liệt

Bia chiến thắng trận Mộc Hóa được xây dựng khang trang tại thị xã Kiến Tường

2 thg 8, 2023

Nguyễn Cửu Vân với những dấu ấn lịch sử trên vùng đất Tân An

Nguyễn Cửu Vân có tên húy là Nguyễn Cửu Hành, bậc đại công thần dưới thời chúa Nguyễn, một vị danh tướng có công lao to lớn trong việc mở mang vùng đất Tân An xưa.

Sáng 19/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Long An phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Nguyễn Cửu Vân với những dấu ấn lịch sử trên vùng đất Tân An”.

Đại biểu dự hội thảo

Đến dự có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh - Hoàng Đình Cán; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh; đại diện Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM; Trường đại học Đồng Tháp; đại diện dòng họ Nguyễn Cửu Vân;…

26 thg 6, 2023

Nguyễn An Ninh - Niềm tự hào của làng Long Thượng

Trong hội trại tuyển quân hàng năm, Đoàn xã Long Thượng (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) luôn lấy tên trại địa phương là Nguyễn An Ninh như một cách nhắc nhở tân binh ghi nhớ công ơn của tiền nhân và nỗ lực tiếp nối truyền thống cha anh đi trước. Long Thượng là quê ngoại, cũng là nơi sinh ra nhân sĩ tài ba Nguyễn An Ninh. Điều đó trở thành niềm tự hào của người dân và tuổi trẻ Long Thượng.

Nhân sĩ hết lòng vì sự nghiệp cách mạng

Chân dung Nguyễn An Ninh

Cây tràm trên đất Long An

Theo Địa chí Long An, là vùng tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam bộ, Long An ngày nay không có những rừng gỗ lớn bạt ngàn như Đồng Nai, Bình Phước và cũng không có loại rừng ngập mặn như Bến Tre. Rừng ở đây còn lại chủ yếu là cây tràm cừ, tràm gió và cây bàng phát triển ở vùng đất chua phèn tập trung ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM). Hình ảnh cây tràm đã gắn liền với Long An, đặc biệt là vùng ĐTM từ những ngày mở đất. Cây tràm cùng người dân Long An đi qua 2 cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đến ngày nay, cây tràm tiếp tục đồng hành trong công cuộc dựng xây quê hương.

Từ trong kháng chiến

Tràm là loại cây thích hợp với vùng đất chua, phèn, ngập nước và được xem là một đặc trưng của vùng ĐTM. Từ hàng trăm năm trước, cây tràm có mặt ở ĐTM, tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. Địa chí Long An có đoạn chép: “Dấu vết những dải rừng tràm nguyên sinh bị vùi sâu dưới lớp bùn, phù sa do thiên tai, bão lụt được phát hiện ở ĐTM mà người dân địa phương thường gọi là “tràm lụt” chứng tỏ rằng nơi đây, từ nhiều thế kỷ trước là những khu rừng rộng lớn”.

Sinh viên tìm hiểu về phân bố rừng tràm của Khu Bảo tồn đa dạng sinh học - cây dược liệu Đồng Tháp Mười