Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 2, 2024

Ăn cháo cá nâu 'sống lâu trăm tuổi'

Cá nâu là loài cá đặc sản sống tự nhiên được cư dân vùng đầm phá Tam Giang đánh bắt nhiều vào dịp từ tháng 4 đến tháng 8 (âm lịch) hằng năm.

“Ăn bát cháo cá nâu, sống lâu trăm tuổi”

Cá nâu sống nhiều ở phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ký cá nâu có giá từ 400.000 - 500.000 đồng.

Cá nâu không lớn về kích thước, con to nhất cũng chỉ bằng bàn tay người lớn, có vảy sắp xếp thành từng đốm màu nâu nhạt rất bắt mắt. Cá nâu rất ngon, thịt dày ngọt béo, thơm, xương ít và mềm.

21 thg 2, 2024

Số phận kì lạ của ngôi quốc tự Diệu Đế

Cổng chùa luôn rộng mở đón khách thập phương đến vãn cảnh và lễ Phật. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.

19 thg 2, 2024

Khiêm Lăng - vẻ lãng mạn của lăng mộ hoàng gia xứ Huế

Toàn cảnh lăng vua Tự Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà/Báo ảnh Việt Nam

Lăng vua Tự Đức là tên thường gọi của Khiêm Lăng, là công trình lăng mộ hoàng đế đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong kiến trúc lăng mộ của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc lăng mộ truyền thống Việt Nam thời kì phong kiến nói chung.

Vua Tự Đức (1829-1883) là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn, ở ngôi đến 36 năm (1848-1883). Ông là vị hoàng đế tài hoa, giỏi chữ nghĩa, uyên thâm Nho học. Trong số các di sản mà vua Tự Đức để lại có lẽ Khiêm Lăng là công trình độc đáo và có giá trị nhất.

13 thg 2, 2024

Tết về Bạch Mã, thưởng ngoạn hết miền 'đại ngàn ngựa trắng'

Du xuân chốn 'đại ngàn ngựa trắng' Bạch Mã, chúng tôi xuyên qua cánh rừng hoang sơ, bát ngát rộng hàng ngàn héc ta, leo Vọng Hải Đài, ngắm toàn bộ thung lũng Bạch Mã sống động, lộng lẫy như một bức tranh.

Đường cao tốc La Sơn - Túy Loan xuyên qua những tán rừng xanh ngút ngàn của vườn quốc gia Bạch Mã - Ảnh: TẤN LỰC

9 thg 2, 2024

Cận cảnh vẻ đẹp kỳ bí của 'con rồng bị chối bỏ'

Số phận của con rồng giữa lòng hồ Thủy Tiên thật đặc biệt, bị 'bỏ rơi' ngay sau khi hình thành nhưng được thừa nhận bởi du khách quốc tế vì vẻ đẹp kỳ bí.

Những ngày cuối năm, trong khi nhiều địa phương đang đua nhau chia sẻ những tạo hình linh vật rồng độc đáo cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn thì con rồng bị bỏ hoang ở hồ Thủy Tiên (Huế), từng nổi danh trên khắp các trang du lịch quốc tế, lại chịu số phận hẩm hiu, đối mặt với thực trạng phải phá bỏ.

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km và nằm trên đồi Thiên An, dự án Khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên từng được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố đô, giai đoạn 1 đưa vào sử dụng vào năm 2004 khi chưa hoàn thiện với số vốn đầu tư hơn 70 tỉ đồng. BÙI VĂN HẢI

4 thg 2, 2024

Làng cổ Phước Tích có gì để được “thăng hạng” Di tích Quốc gia đặc biệt?

Làng Phước Tích - ngôi làng cổ nổi tiếng của xứ Huế - vừa được đề xuất công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Tri Thức & Cuộc Sống xin được điểm lại những nét đặc sắc của ngôi làng độc đáo này.

Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam (làng đầu tiên là làng Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội).

Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, khi nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam. Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước).

Bến đò của làng Phước Tích.

28 thg 1, 2024

Thăm làng hoa giấy Thanh Tiên 300 năm tuổi xứ Huế

Cuối năm, các nghệ nhân làng Thanh Tiên tất bật chế tác những cây hoa giấy thủ công rực rỡ sắc màu để phục vụ Tết Nguyên đán.


Nằm dọc theo hạ lưu sông Hương, cách cầu Trường Tiền khoảng 8 km, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, nổi danh với nghề làm hoa giấy trong 300 năm. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống năm 2013.

Người dân làng Thanh Tiên chủ yếu làm nông. Vào một số thời điểm trong năm, đặc biệt vào tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người dân trở lại làm hoa giấy để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Nguyễn Thư

24 thg 1, 2024

Bánh mì siêu mỏng chỉ có ở Huế, khách ta lẫn Tây đều ít biết

Bánh mì ép là đặc sản Huế ít thực khách biết đến. Hình dáng của món ăn này khá hài hước đối với nhiều người, một số ví như bản in 2D của bánh mì.

Bánh ép vốn là món ăn vặt phổ biến ở Huế, nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết một biến tấu thú vị của đặc sản này là bánh mì ép. Khác với bánh ép vốn là bột lọc đổ vào khuôn cho chín sau đó mới thêm nhân, bánh mì sẽ được cho nhân vào bên trong từ đầu.

Sau đó, bánh mì sẽ được đem ép dẹp bằng chảo gang nóng. Thường bánh mì ép có nhân pate, trứng, chà bông, xúc xích... Bánh sẽ được ép giòn, sau đó cắt miếng vừa ăn hoặc thực khách tự xé tùy ý.

Bánh mì ép mỏng dẹt như tệp giấy. Ảnh: Foody

13 thg 1, 2024

Đu dây vượt thác trong Vườn quốc gia Bạch Mã

Đu dây vượt thác Đỗ Quyên cao 400 m là trải nghiệm dành cho những người yêu thích thể thao mạo hiểm, mới được khai thác vào đầu năm nay tại Vườn quốc gia Bạch Mã.


Thác Đỗ Quyên trong Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã là đầu nguồn của một trong hai nhánh sông chính, hợp thành sông Hương thơ mộng của xứ Huế. Gọi là thác Đỗ Quyên vì vào mùa xuân, xung quanh thác có nhiều cây hoa đỗ quyên nở rộ. Thác cao khoảng 400 m, nước đổ từ trên cao xuống như một dải lụa trắng vắt ngang núi rừng xanh biếc.

13 thg 12, 2023

Bánh ép Huế ngon rẻ bất ngờ, nức tiếng ẩm thực cố đô

Bánh ép Huế được coi là thức quà vặt "ngon - bổ - rẻ" của ẩm thực đất Cố đô. Bánh ép Huế bán nhan nhản, nhưng không quán nào giống quán nào.

Bánh ép Huế có thể dùng nhiều loại nhân khác nhau. Ảnh: Đặc sản xứ Huế

Bên cạnh nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò Huế, bún thịt nướng..., bánh ép cũng là một đặc sản không thể bỏ qua. Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng lại mang hương vị rất riêng của bánh ép.

Bánh ép là món ăn vặt tuổi thơ của nhiều người con xứ kinh kỳ. Bánh ép thực chất là một món bánh lọc cải tiến, không cầu kỳ về cách chế biến.

Nguyên liệu chính gồm bột lọc và nhiều loại nhân khác nhau. Trước đây, bánh chỉ có bột lọc, trứng, ăn kèm rau sống. Tuy nhiên hiện nay, món ăn này đã được biến tấu với nhiều nhân ăn kèm như tôm, thịt, xúc xích, pate...

24 thg 11, 2023

Lễ tế Đàn Âm hồn tưởng nhớ sự kiện Thất thủ kinh đô

Sáng sớm 11/7 (nhằm ngày 24/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm Hồn năm 2023, tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố Thất thủ Kinh đô năm 1885.

Văn sớ được phục dựng theo nghi lễ dưới triều Nguyễn

Sắc diện mới nơi Đình Phú Vĩnh

Thượng tuần tháng 6/2023, “Điểm xanh văn hóa” tại Đình Phú Vĩnh - tổ dân phố 3, phường Phường Đúc đã được khánh thành. Cũng trong dịp ấy, Phường Đúc đã trao quyết định, ra mắt tổ tự quản điểm xanh Đình Phú Vĩnh trong sự hân hoan, vui mừng của mọi người.

Đình Đệ Cửu (còn có tên là Đình Phú Vĩnh)

Đình Đệ Cửu (hay còn gọi là Đình Phú Vĩnh) ở xóm Lịch Đợi (nay thuộc Tổ 3, phường Phường Đúc, Tp Huế) mà tôi có dịp ghé thăm cách đây không lâu là một công trình đìu hiu lạnh lẽo và đang trên đà trở thành phế tích.

3 thg 11, 2023

Hương vị cung đình của ẩm thực Huế

Ẩm thực xứ Huế luôn đáp ứng các yêu cầu chế biến công phu, trình bày đẹp mắt và mang sự hài hòa trong hương vị. 

Từ Đại Nội cổ kính đến những kiến trúc mang đậm tính biểu tượng văn hóa Việt, không gian xứ Huế như luôn mang lại cho du khách cảm xúc hoài niệm. Nét giao thoa giữa cảnh đẹp thiên nhiên, lịch sử văn hóa và sự nồng hậu của con người Huế được gói trọn trong hương vị ẩm thực nơi đây. Các món ăn Huế đa dạng từ phong cách cung đình cầu kỳ đến dân dã, mộc mạc.

Cố đô Huế với phong cảnh hữu tình và bề dày văn hoá. Ảnh: Maggi

1 thg 11, 2023

Gốm Phước Tích - dấu ấn gốm cung đình Huế

Bến nước cổ bên bờ sông Ô Lâu, nơi ghi dấu tích về một thời cực thịnh của làng gốm cổ Phước Tích. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nghề gốm ở Phước Tích có bề dày hơn 500 năm, từng nổi tiếng khắp miền Trung. Làng Phước Tích không chỉ sản xuất các loại gốm gia dụng như trách, chậu, om, niêu, ấm, tộ, bình vôi, chum, ghè, thạp, thống... mà còn có nhiều sản phẩm mang tính mĩ thuật cao được trưng dụng trong Hoàng cung triều Nguyễn và đến nay vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

Sử cũ kể rằng, vào thời nhà Nguyễn, triều đình có một biệt lệ dành riêng cho làng Phước Tích. Đó là mỗi năm dân làng phải cung tiến vào cung khoảng 400 chiếc om đất để nấu cơm cho vua. Triều đình còn quy định rằng dân làng không ai được giữ lại loại om có hình dáng giống như om tiến cung để dùng mà phải làm loại om khác, nếu phát hiện ra sẽ bị xử phạt rất nặng. Vì thế, mỗi năm dân làng phải hai lần dong thuyền chở om vào cung. Hành trình khởi đầu dọc theo sông Ô Lâu, ra đầm phá Tam Giang, rồi ngược dòng sông Hương để chở om vào Hoàng thành cung tiến.

24 thg 10, 2023

Những tượng đài tuyệt đẹp vinh danh người phụ nữ Việt Nam

Mang giá trị nghệ thuật cao và tọa lạc tại những không gian rộng lớn, các tượng đài này là sự kết tinh cho vẻ đẹp và những phẩm chất tinh thần cao quý của người phụ nữ Việt Nam trong dòng lịch sử.

1. Nằm ở công viên Hai Bà Trưng, bên bờ Nam sông Hương, bức tượng Cô gái Việt Nam là một tác phẩm điêu khắc có lịch sử khá đặc biệt của xứ Huế. Bức tượng này do cố điêu khắc gia Lê Thành Nhơn tạc năm 1970 tại xưởng điêu khắc cá nhân tại Sài Gòn. Tượng được tạc bằng đá theo kiểu bán thân, có chiều cao 2,6 mét nặng gần 5 tấn, thể hiện chân dung một phụ nữ Việt có khuôn mặt thanh tú, đầu vấn khăn theo lối xưa. 

19 thg 10, 2023

Hòn ngọc xanh xứ Huế

Hình ảnh của Bạch Mã ba mươi năm trước vẫn như mời gọi thôi thúc tôi trở lại nơi đây. Nghe tôi kể trước đây đã từng cuốc bộ trên ba mươi cây số chinh phục đỉnh Bạch Mã, chú lái xe lè lưỡi không tin đó là sự thật, bởi bây giờ đã là đường nhựa mà ô tô còn chật vật mới lên được đỉnh.

Du khách check-in trong một biệt thự ở Bạch Mã. Ảnh: MC

Thanh tao chè hạt sen xứ Huế

Du khách đến thăm Huế mỗi mùa hạ, sẽ thấy những đóa sen thơm tỏa ngát hồ Tịnh Tâm, trông xa xa như cánh bướm trắng yểu điệu trước gió. Hương sen nhẹ nhàng, thanh thoát lan tỏa khắp không gian, đi ngang qua một chốc đã thấy tinh thần khoan khoái và nhẹ bẫng. Sen là loài cây “dễ thương”, “dễ chịu”; hạt sen, củ sen, thân sen, tim sen, đài sen,… đều là những vị thuốc và thức ăn quý bồi bổ sức khỏe. Ẩm thực từ sen Huế thì phong phú lắm. Từ sen, chúng ta có chè long nhãn hạt sen, chè hạt sen đường cát, cơm hấp lá sen, mứt sen, trà tim sen, trà hoa sen… Đơn giản nhưng gửi gắm nhiều tâm ý, tình cảm là món chè hạt sen Cố đô.

Chén chè hạt sen

16 thg 10, 2023

5 món ăn dân dã vùng Nam Phổ

Chỉ 100.000 đồng một người, bạn có thể thưởng thức đủ 5 món đặc sản chính hiệu Nam Phổ.

Làng Nam Phổ thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế gần 6 km. Làng nổi tiếng về ẩm thực từ thế kỷ thứ 16, là địa danh gắn liền với đặc sản "bánh canh Nam Phổ". Ngoài bánh canh, nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn dân dã đặc trưng xứ Huế.

Bánh canh bột gạo

Bánh canh Nam Phổ. Ảnh: Hoài Nhân

11 thg 10, 2023

Homestay của người Tà Ôi giữa núi rừng A Lưới ở Thừa Thiên Huế

Homestay của đồng bào Tà Ôi ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, hấp dẫn du khách với nét đẹp văn hóa bản địa và phong cảnh rừng hoang sơ, quê hương của sao la quý hiếm.

Núi rừng A Roàng nhìn từ trên cao. Ảnh: WWF-Việt Nam.

Tọa lạc giữa thiên nhiên hoang sơ của rừng nguyên sinh A Roàng, homestay Hương Danh chào mời khách du lịch tận hưởng thời tiết quanh năm mát mẻ, không khí trong lành… Căn homestay gồm 2 căn nhà truyền thống người Tà Ôi được cải tạo để đón du khách thích trải nghiệm và khám phá đến với núi rừng A Lưới, xã biên giới A Roàng.

10 thg 10, 2023

Cung Diên Thọ - Cung điện quy mô bậc nhất triều Nguyễn


Cung Diên Thọ (thuộc Quần thể di tích cố đô Huế) không chỉ sở hữu kiến trúc cung điện quy mô bậc nhất triều Nguyễn mà còn là nơi ở của các Hoàng thái hậu, Thái Hoàng thái hậu thời kỳ này. Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo còn lưu giữ gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường ngày ở đây. Theo đó Tháng 4 năm 1804, vua Gia Long cho xây cung Trường Thọ làm nơi sinh sống cho Vương thái hậu thay thế Hậu Điện. Đến thời vua Minh Mạng lại cho xây thêm Cung Từ Thọ, nằm trong khuôn viên của cung Trường Thọ để làm nơi an dưỡng của Thuận Thiên Cao Hoàng thái hậu Trần Thị Đang. Đến thời Vua Tự Đức lại hạ lệnh tháo dỡ toàn bộ kết cấu Cung Từ Thọ và xây dựng thành cung Gia Thọ, hoàn thành vào tháng 2 năm 1849, trở thành nơi ở của bà Từ Dũ Hoàng thái hậu. Thời Vua Thành Thái thì công trình này được đổi tên thành cung Ninh Thọ và chủ nhân là bà Nghi Thiên, sau đó là bà Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái. Thời Vua Khải Định thì Cung Ninh Thọ được trùng tu, sửa chữa và đổi tên thành cung Diên Thọ cho đến ngày nay, là nơi ở của bà Thánh Cung Hoàng quý phi.