Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mạ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mạ. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 5, 2023

Ché trong đời sống đồng bào Ê đê, M'nông, Mạ

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, ngoài cồng chiêng thì ché đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Ché không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật dụng dùng trong các dịp cúng tế thần linh, là sính lễ trong cưới hỏi và là vật biểu trưng cho sự giàu có, đẳng cấp, địa vị của mỗi gia đình.

Ché đối với đồng bào Ê đê rất quý và linh thiêng nên chỉ dùng để ủ rượu cần.

21 thg 7, 2021

Lễ hội kết bạn của Người Mạ

Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.

Đội cồng chiêng của chủ nhà và khách kết lại thành một vòng tròn trong buổi lễ kết bạn. Ảnh: Chu Quốc Hùng

4 thg 7, 2021

Khèn bầu 6 ống của người Mạ

Trong số các nhạc cụ của người Mạ trên địa bàn tỉnh, M'buốt (còn gọi là khèn bầu 6 ống) là nhạc cụ có cấu tạo phức tạp và khả năng diễn tấu phong phú.

Loại nhạc cụ này có thể dùng để đệm hát, múa, hòa tấu cùng các nhạc cụ khác trong các dịp lễ hội. Trai tráng trong bon làng dùng khèn bầu để thổ lộ tình cảm với người yêu…

Nghệ nhân người Mạ trình diễn khèn bầu 6 ống

16 thg 6, 2021

Chiếc túi đựng cơm của đồng bào Mạ

Trong những sản phẩm đan lát của người Mạ, giỏ đựng cơm là dụng cụ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài chức năng là vật dụng thuần túy, giỏ đựng cơm còn thể hiện tính thẩm mỹ, sự sáng tạo, khéo léo của người làm ra nó.

Người Mạ chế tạo túi đựng cơm có hình thức nhỏ nhắn, tiện dụng, gọn gàng, dễ dàng mang theo khi lên nương rẫy. Túi có đặc điểm giữ cho cơm được thoát nước, thông thoáng, không bị hư hỏng trong thời gian khá lâu.

Chiếc túi đựng cơm của đồng bào Mạ

18 thg 2, 2021

Món thịt giã của người Mạ

Thịt giã là món ăn khá đặc biệt của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ kinh nghiệm thực tiễn, chắt lọc qua thời gian, đồng bào Mạ tạo ra món thịt giã độc đáo, làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của dân tộc mình. Với đặc điểm thơm, ngon, dễ tiêu hóa, món ăn còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Các loại thịt dùng để chế biến món ăn như gà, heo, chim, cheo, thỏ… Các con vật này được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng hay vườn nhà, chỉ ăn cây cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon sau khi chế biến.

Thịt được đem nướng trên than hồng trước khi giã

30 thg 12, 2020

Gà xào măng chua của người Mạ

Ngoài món nướng, người Mạ ở Đắk Nông còn có món thịt gà xào măng chua rất thơm ngon. Đây là món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào Mạ khi có sự kết hợp của 2 nguyên liệu chính từ rừng là gà và măng. Thịt gà xào măng chua ngon đậm đà, dậy mùi thơm của các loại gia vị, ăn với cơm trắng vô cùng hấp dẫn.

Gà rừng nuôi, các loại gà ta thả vườn, gà tre là những thực phẩm để chế biến món ăn đặc biệt này. Gà sau khi mổ sạch được chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp thịt gà với chút muối, bột ngọt, nghệ, ớt chín đã giã nát trong khoảng thời gian 15 phút cho ngấm gia vị. 

Người Mạ dùng măng chua xào với thịt gà rất thơm ngon 

12 thg 8, 2020

Món nướng của người Mạ

Người Mạ trên địa bàn tỉnh ưa thích chế biến các món ăn bằng cách nướng. Các loại thịt nướng từ heo, gà, chuột đồng, chồn, cá suối… trở thành đặc sản trong ẩm thực cộng đồng Mạ. Tuy cách nướng và gia vị khá đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, món ăn có hương vị riêng biệt, hấp dẫn đến lạ.
Đối với những người con sinh ra trong gia đình người Mạ, họ đã ngấm cái hương vị đồ nướng khi còn chưa biết đi. Nướng là một cách chế biến món ăn phổ biến nhất, gắn với nếp sống, sinh hoạt của người Mạ. 

Đồng bào Mạ giã ớt sả để ướp thịt trước khi nướng trong lễ hội 

20 thg 8, 2019

Ý nghĩa lễ nâng khăn đầu trong đám cưới của người Mạ

Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn, thực hiện qua nhiều thế hệ như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...

Chú rể đặt lễ vật tặng lên đầu người thân 

Đám cưới của người Mạ hiện nay thường diễn ra trong 2 ngày tại nhà gái. Ngày đầu tiên sẽ thực hiện các nghi thức truyền trống, ngày thứ hai tổ chức tiệc cưới mời khách như kiểu người Kinh. Lễ nâng khăn đầu diễn ra trong buổi sáng ngày đầu tiên. Buổi lễ được tổ chức với ý nghĩa cô dâu - chú rể tôn trọng dòng họ hai bên, từ nay trở thành người thân, ruột thịt. Sau lễ này, cô dâu - chú rể cũng sẽ đổi cách xưng hô với mọi người hai bên gia đình.

25 thg 4, 2019

Độc đáo Lễ lên nhà mới của người Mạ

Nhà là nơi cư trú, sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong gia đình của cộng đồng người Mạ ở Đắk Nông. Để dựng được ngôi nhà, đặc biệt là ngôi nhà dài dành cho đại gia đình nhiều thế hệ cần có sự chung sức, đồng lòng, tương trợ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc và bà con trong bon làng.

Mỗi khi làm xong ngôi nhà sàn, việc chuyển về nhà mới là sự kiện rất hệ trọng. Người Mạ sẽ làm lễ cúng thần nhà trước khi lên ở nhà mới. 

Nghi thức hiến tế để kết nối với thần linh tại cây nêu 

18 thg 11, 2018

Lễ cúng thần rừng của người Mạ

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan chức năng, đồng bào Mạ ở bon B'Năm Prăng Răh, xã Đắk P'lao (Đắk Glong) đã trọng thể tổ chức Lễ cúng thần rừng để cảm tạ thần linh đã che chở, bảo vệ, giúp cho mùa màng tươi tốt bội thu và cầu mong bon làng ngày càng giàu mạnh. 

Già làng K'Krang chuẩn bị mâm lễ vật để cúng thần rừng 

Được xem là một trong những lễ hội lớn của đồng bào, nên bà con được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để tổ chức và mọi nghi thức đều được tiến hành theo đúng phong tục, gồm các nghi thức truyền thống như: Nghi lễ xin phép, nghi lễ dựng cây nêu, nghi thức gieo hạt... Địa điểm diễn ra lễ cúng là khu vực rừng thiêng nằm cạnh chân thác C’roah của bon B'Năm Prăng Răh. Dù con đường vào khu hành lễ rất khó khăn, phải di chuyển bằng xe cày nhưng bà con trong bon và ở các vùng lân cận cũng có mặt đông đủ để tham dự lễ cúng.

14 thg 11, 2018

Lễ đặt tên cho con của người Mạ

Dân tộc Mạ là 1 trong 3 dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Nông, hiện có khoảng 10.000 người, chủ yếu cư trú ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), huyện Đắk Glong và một phần của huyện Đắk R’lấp.

Người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo như lễ cúng thần rừng, lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới... Trong đó, nghi lễ đặt tên cho con mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt của vòng đời người. Nghi lễ này nhằm để dòng họ công nhận đứa trẻ chính thức là một thành viên mới trong gia đình và là dấu mốc đầu tiên trong đời người. 


Sau khi chủ lễ làm Lễ đặt tên xong, các thành viên trong gia đình đứa trẻ đeo dây hạt cườm để cầu chúc cho đứa trẻ luôn khỏe mạnh, chóng lớn 

25 thg 7, 2018

Văn hóa người Mạ ở Đồng Nai

Dân tộc Mạ được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Chau Mạ (Chau: người; Mạ: tên tộc người), Chê Mạ, Mạ Ngan… Người Mạ được coi là dân bản địa, sống chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai… 

Tại Đồng Nai, người Mạ tập trung ở một số ấp, xã như Hiếu Nghĩa huyện Định Quán, xã Tà Lài, Phú Bình, Phú Sơn huyện Tân Phú… Với những nét đặc trưng rất riêng, văn hóa người Mạ thể hiện trong các phong tục, cách ăn,mặc, ở…và suy nghĩ lối sống đã góp phần làm đa dạng văn hóa các dân tộc trên mảnh đất Việt Nam nói chung, và Đồng Nai nói riêng.

Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là quăng bon (ông già trưởng làng). Từ xa xưa, họ đã làm nương rẫy trồng lúa và các loại cây khác. Người Mạ coi cây lúa là nguồn lương thực chính nuôi sống gia đình, ngoài ra còn cây lương thực phụ trợ như sắn, ngô. Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại dao xà gạc, cuốc xà bách, rìu, gậy chọc lỗ tra hạt. 


7 thg 11, 2017

Cơm lam – món ăn quen thuộc của người Mạ

Từ xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Mạ nói riêng có tập quán du canh du cư, sinh sống trên nương rẫy nên thường tận dụng, sáng tạo những nguyên liệu và dụng cụ thô sơ từ rừng để chế biến thức ăn. Cơm lam cũng xuất phát từ đó.

Gạo được cho vào ống lồ ô, tre, dùng nước ở con suối, vách đá chảy ra nấu thành cơm ngay tại rừng. Cách làm cơm này vô cùng đặc sắc vì gạo được nấu trong ống cây bịt kín, giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng. Đối với người Mạ trên địa bàn tỉnh ta, cơm lam là món ăn phổ biến và không thể thiếu trong các dịp lễ, hội. 

Cơm lam, thịt nướng là sự kết hợp quen thuộc trên mâm cơm của đồng bào Mạ 

4 thg 11, 2017

Hấp dẫn món “ruốc gà” của người M’nông, Mạ

Người M’nông, Mạ ở Đắk Nông có nhiều món ăn truyền thống dân dã, độc đáo và ngon miệng như canh thụt, thịt nướng, cơm lam… với những nguyên liệu gần gũi từ thiên nhiên; trong đó có món “ruốc gà”.

Theo người dân, món ruốc gà được dùng cho bữa ăn hằng ngày và đặc biệt trong các dịp hội, lễ của bon làng. Nguyên liệu chính là gà và gừng, cách chế biến nhanh nhưng không kém phần tinh tế. Gà được dùng phải là gà rừng hoặc gà thả vườn, loại mới lớn, độ chừng hơn 1 kg mỗi con để chất thịt được đậm đà, đúng hương vị. 

Món "ruốc gà" được chế biến trong các ngày hội văn hóa của dân tộc 

3 thg 11, 2017

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Mạ

Lễ mừng lúa mới là nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mạ nhằm cầu mong hồn lúa, thần linh che chở và phù hộ cho lúa tốt, được mùa, dân làng ấm no, hạnh phúc. Lễ mừng lúa mới thường được tổ chức sau khi người dân thu hoạch xong lúa trên nương rẫy và đã cất vào kho.

Già làng K'Ngul, ở bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) thực hiện Lễ mừng lúa mới của người Mạ 

13 thg 3, 2017

Rượu cần của người Mạ ở Cát Tiên

Có dịp về thôn Phước Thái (xã Phước Cát 2) và xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) thưởng thức ché rượu cần của người Châu Mạ nơi đây, chúng tôi mới cảm nhận được cái ngon trong chất men truyền thống. 

Rượu cần là nét văn hóa độc đáo của người Mạ ở Cát Tiên. Ảnh: H.Đường 

3 thg 1, 2015

Quan niệm về hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai

Người Mạ ở Đồng Nai có nhiều nét văn hóa độc đáo về phong tục, tập quán từ xa xưa. Trong đó, thú vị nhất chính là quan niệm của họ về hôn nhân.


Hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai theo chế độ phụ hệ, một vợ một chồng và tuyệt nhiên không có quan niệm trọng nam khinh nữ. Đặc biệt, khi con cái trong nhà đến tuổi trưởng thành, khoảng 15-17 tuổi được thoải mái tự do tìm hiểu. Ngoại trừ những trường hợp bố mẹ có hôn ước cho con từ thuở nhỏ, đứa trẻ lớn lên sẽ phải tuân theo và không được tự do lựa chọn bạn đời.

4 thg 11, 2014

Độc đáo nghi lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ, Đắk Nông

Lễ mừng lúa sinh trưởng là một trong những nghi lễ quan trọng trong nông nghiệp của đồng bào Mạ ở huyện Dak Glong (Đắk Nông), được tổ chức với mục đích chấm dứt những điều kiêng kị cho người giữ rừng, xua đuổi sâu bọ và thú dữ để mùa màng luôn tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ

Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch hàng năm. Theo quan niệm của người Mạ, muốn cho cây trồng trên rẫy sinh trưởng và phát triển tốt, người trong làng phải bầu ra một người giữ rừng là một chàng trai khỏe mạnh, chuyên đến thăm nương rẫy của bà con trong bon và cùng với già làng tổ chức các lễ hội nông nghiệp trong năm. Để làm được điều đó, người giữ rừng không ăn thịt mỡ, da các con vật, đầu cá... nếu vi phạm, nương rẫy sẽ bị cạn khô và cây lúa sẽ không có hạt.

11 thg 6, 2013

Ó Ma Lai, cơn ác mộng của một hủ tục

Nếu như người Raglai ở vùng rừng núi Ninh Thuận, Khánh Hòa… gọi những bóng ma chuyên hại người là ó ma lai thì người Mạ và S'tiêng ở tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là tại xã vùng sâu Tà Lài (huyện Tân Phú) gọi ó ma lai là… ma chạ. Chạ là bóng ma hủ tục hãi hùng khiến dân làng ai cũng khiếp sợ và chính từ nỗi sợ hãi ấu trĩ ấy, người ta vì muốn diệt trừ ma đã gây nên tội ác giết người dã man không khác gì thời Trung cổ với các hình thức chôn sống, chặt đầu. Giữa rừng già thâm u, nhắc chuyện ma chạ, không ít những người già ở Tà Lài, rùng mình khi bóng ma quá khứ hiện về trong tâm trí họ. 

Già làng K'gõ, 70 tuổi, người Mạ: "Làng không còn sợ ma chạ nữa rồi"