29 thg 9, 2018

Ghé thăm những ngôi làng cổ ít người biết đến tại Việt Nam

Bên cạnh làng cổ Đường Lâm, làng Cổ Loa, thì làng Ước Lễ, làng Cự Đà và làng Cựu là 3 ngôi làng cổ tại Việt Nam còn lưu giữ những nét văn hóa từ ngàn đời xưa nhưng được ít du khách biết đến. 

Làng Ước Lễ, Thanh Oai, Hà Nội 


Nổi tiếng với món giò chả trứ danh, làng cổ Ước Lễ là một trong số ít những ngôi làng còn giữ được nhiều công trình nhà cổ tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Khi đặt chân đến làng Ước Lễ, du khách sẽ bị choáng ngợp và thu hút bởi những nét kiến trúc độc đáo, hấp dẫn mang dấu ấn của thời gian khắc họa trên từng bức tường, viên gạch. 

Chùa Vĩnh Nghiêm - Nơi lưu giữ hàng nghìn mộc bản Kinh phật quý giá

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.

Nhà thờ khác lạ đạt 2 giải kiến trúc quốc tế ở Lâm Đồng

Nhà thờ Ka Đơn từng giành giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy. 

Nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng là một công trình tôn giáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. Nhà thờ Ka Đơn (dòng Vinh Sơn), lấy ý tưởng từ chính Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc - Quản xứ giáo xứ Ka Đơn và do vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế. 
Nhà thờ Ka Đơn từng giành giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy. Trước đó, bản thiết kế của nhà thờ cũng được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu vào năm 2011. 

Ngắm Đà Lạt thu nhỏ vùng Đông Bắc

Hồ Yên Trung ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng đang trở thành địa điểm thu hút giới trẻ đến chụp ảnh "sống ảo". 

Một góc hồ Yên Trung thơ mộng. Ảnh Lã Nghĩa Hiếu 

Một buổi sáng tháng 9, chúng tôi đến hồ Yên Trung (phường Phương Đông, thành phố Uông Bí). Hồ nằm cách quốc lộ 18 khoảng 7 km và khá gần Khu di tích, danh thắng Yên Tử. Khi đến con đường trải nhựa quanh hồ, đã thấy những đồi thông mã vĩ xanh mướt, xa xa là núi đồi trùng điệp. 

Phố Hội sông Hoài êm ả khi chiều buông

Nếu có dịp ghé phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới - vào một buổi hoàng hôn giữa mùa trăng thu, du khách sẽ có những cảm nhận khác lạ, mới mẻ.

Phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1999, là điểm đến không thể thiếu của du khách khi tham quan miền Trung. Đô thị cổ Hội An nằm hai bên bờ sông Hoài - một nhánh hạ lưu sông Thu Bồn - tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.

Tắm nắng thu vàng rực trên cao nguyên Đồng Cao

Dưới ánh nắng thu, vẻ đẹp nguyên sơ, trong lành, biển mây bồng bềnh trắng xóa của cao nguyên Đồng Cao khiến bạn phải sững sờ.

Đồng Cao là một cao nguyên nhỏ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 150 km

“Phố Tây” Sài Gòn nhộn nhịp về đêm

Đêm ở phố Tây đa dạng sắc màu và dường như không ngơi nghỉ, với nhiều điều thú vị, buồn vui trong nhịp sống Sài Gòn.

Khu phố Tây – Sài Gòn là cách gọi dân dã của người Sài Gòn và khách du lịch về khu dân cư thuộc các phố Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu và lân cận, thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

27 thg 9, 2018

Lễ cầu mưa của người Cor

Trong đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ rất lâu. Đây là một nghi lễ truyền thống, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Bên cạnh đó, nghi lễ cầu mưa còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.

Người Cor cầu mưa, cầu no ấm


Già làng Hồ Văn Nghĩa (76 tuổi), thôn 3, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), cho biết: “Lễ cầu mưa, là một lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực, được diễn ra trong thời gian hạn hán kéo dài nhiều tháng. Từ bao đời nay, cuộc sống của người Cor còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, họ tin thần linh phù hộ sẽ đáp ứng mong muốn nếu họ thực tâm nguyện cầu”. Hằng năm, vào khoảng tháng 6 (âm lịch), sau khi dọn sạch rẫy cũ, việc gieo trồng lúa rẫy và hoa màu của mùa vụ đã xong, người Cor tổ chức lễ cầu mưa, để hạt giống nảy mầm, cây cối xanh tươi và phát triển tốt. 

Những người già dân tộc Cor am hiểu phong tục tập quán thực hiện trang trí và dựng cây nêu chuẩn bị lễ cầu mưa của làng. 

Khuôn bánh trung thu làng Thượng Cung

Vào mỗi dịp cận kề Tết Trung thu, không khí ở thôn Thượng Cung (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) lại trở nên nhộn nhịp bởi những tiếng gõ, đục đẽo của các gia đình làm khuôn bánh nướng, bánh dẻo truyền thống. 

Theo quan niệm xưa của người Việt, Tết Trung thu là Tết của trẻ em hay còn gọi là Tết trông Trăng. Chính vì vậy, trẻ em rất mong chờ đến ngày này vì thường được tặng đồ chơi thủ công, rước đèn trung thu…và đặc biệt được phá cỗ ăn bánh nướng, bánh dẻo. Để có được những chiếc bánh thơm ngon với mẫu mã hình thù đa dạng, bắt mắt chính là nhờ đến bàn tay khéo léo của những người thợ đã tạo ra những chiếc khuôn đó.

Để tìm hiểu kĩ hơn về nghề làm khuôn bánh trung thu truyền thống này chúng tôi đã tìm đến gia đình ông Trần Văn Bản có hơn 35 năm với nghề làm khuôn bánh trung thu bằng gỗ ở thôn Thượng Cung (Thường Tín, Hà Nội).

Ông Bản cho hay, trước đây ở làng Thượng Cung có nhiều hộ gia đình làm nghề này nhưng vì lý do thời vụ nên nhiều hộ đã bỏ nghề, giờ chỉ còn vẻn vẹn vài nhà bám trụ lại với nghề trong đó có gia đình ông.

Người Thượng Cung với đôi bàn tay khéo léo chạm lên nững chiếc khuôn bánh truyền thống sinh động.

Trung Lương - điểm dã ngoại lí tưởng

Nếu trước đây Coco beach khiến giới trẻ phát cuồng với khu cắm trại view biển tựa thiên đường thì nay khu dã ngoại Trung Lương nơi được ví như đảo Jeju của Việt Nam chính là cái tên khiến bạn phải đứng ngồi không yên . Một điểm đến thú vị đang được các bạn trẻ mê mệt với những khung cảnh lãng mạn như trời Tây đủ các loại cảnh đẹp núi non, biển cả, khiến bạn chỉ muốn “xách ba lô lên và đi” ngay lập tức.


Trung Lương là một trong những bãi biển khá quen thuộc với người dân Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về phía đông, nằm trên đường ĐT 639, thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Dù chỉ mới mở được một thời gian ngắn, nhưng khu dã ngoại Trung Lương đã là một trong những điểm đến “HOT” nhất hiện nay.

Suối Tiên Mũi Né – đường mòn địa chất và những bờ cát hơn 8000 năm tuổi

Suối Tiên nằm cạnh Hòn Rơm, thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) được du khách gọi là chốn "bồng lai tiên cảnh" giữa trần gian. Nhưng không nhiều người biết đây là một “con đường mòn địa chất” cùng những bờ cát đỏ hơn 8000 năm tuổi. 

Suối Tiên nhìn từ không ảnh 

Suối Tiên là một điểm đến thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đếm tham quan, bởi đây là một bức tranh thiên nhiên với nhiều gam màu tương phản, sống động cùng nhiều hình thù kỳ quái.

26 thg 9, 2018

Độc đáo những ngôi làng trong hóc núi

Dọc theo gần 100 km bờ biển vùng giáp ranh giữa hai mảnh đất Phú Yên và Khánh Hòa, lâu lâu lại gặp một ngôi làng be bé, có khi chỉ hơn chục hộ dân lẩn khuất trong những hóc núi. Những ngôi làng lạ như thế này, tôi chưa gặp bao giờ trên dặm dài đất nước.

“Ngón tay Chúa” trên núi Đá Bia. Ảnh: TL 

Chuyện về Thiên Y A Na, người sở hữu nhiều trầm nhất Khánh Hòa

Bà Thiên Y A Na – mẹ xứ sở ở Tháp Bà Poh Nagar, theo truyền thuyết là hóa thân từ một khúc trầm hương hoặc có liên quan đến khói trầm hương. Và trong tâm thức người dân cũng như nhiều huyền thoại về Bà Thiên Y A Na mà chúng tôi cóp nhặt, trầm hương ở xứ trầm hương Khánh Hòa, tất cả là của Bà, do Bà cai quản và “điều phối” nên muốn có thì phải khấn xin thành khẩn.

Một góc Tháp Bà. Ảnh: H.V.M 

Hải sản Sa Huỳnh

Làng phơi thủy sản Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ như là trái tim trong của đại công trường chuyên chế biến các sản phẩm thủy, hải sản khô của tỉnh Quãng Ngải.

Nguồn hải sản được các hộ dân làng Sa Huỳnh chế biến chủ yếu từ cảng cá Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Đây là nơi tập kết thủy sản sau khi đánh bắt của gần 1.500 tàu thuyền, cũng là cảng cá có lượng hải sản giao dịch chiếm 2/3 số lượng toàn tỉnh.

Đức Phổ có vựa muối Sa Huỳnh, đủ để cung cấp cho lĩnh vực chế biến và bảo quản thủy sản. Ngoài ra, với nhân lực dồi dào và kinh nghiệm chế biến thủy sản nên Đức Phổ đủ sức đảm đương trách nhiệm là trung tâm sơ chế thủy, hải sản của tỉnh. Toàn huyện hiện có 20 cơ sở chế biến thủy sản truyền thống, sản phẩm dùng để chế biến chủ yếu là các loại cá, mực tập trung phần lớn ở xã Phổ Thạch.

Làng phơi thủy sản Sa Huỳnh, Quảng Ngãi được coi là "trái tim" của nghề chế biến các sản phẩm thủy, hải sản khô của tỉnh.

“Hòn ngọc xanh” bên dòng sông Tiền

Nhờ lượng phù sa của ba dòng sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai bồi đắp nên đất đai ở huyện Châu Thành (Bến Tre) rất màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để các loại cây phát triển tươi tốt quanh năm. Với phong cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình, huyện Châu Thành (Bến Tre) được ví như “hòn ngọc xanh” của xứ dừa Bến Tre đang phát huy lợi thế phát triển loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn, sông nước.

Trong đó nổi bật nhất mà du khách có thể ghé thăm là Khu du lịch "Forever Green Resort" nằm bên bờ sông Tiền, thuộc địa phận xã Phú Túc. Với diện tích rộng 21 ha, Forever Green Resort được đầu tư xây dựng thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn nhất ở Bến Tre, với các dịch vụ có chất lượng đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ.

Bến Tre là vùng đất nằm cuối nguồn sông Cửu Long, là nơi luôn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của miệt vườn với những vườn dừa xanh ngát, vườn cây trái sum suê và không khí mát mẻ trong lành. Tại vùng đất này Forever Green Resort được hình thành ngay bên bờ sông Tiền, một trong chín nhánh sông đổ ra cửa Đại của dòng Cửu Long.

Mường Lò - miền đất của những kỷ lục độc đáo

Không chỉ có cảnh vật hữu tình, Mường Lò níu du khách còn bởi những kỉ lục độc đáo, riêng biệt.

Mường Lò, tỉnh Yên Bái là cánh đồng lòng chảo lớn thứ hai của vùng Tây Bắc. Miền đất được xem là quê hương của người Thái đen ấy, gần đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc trong hành trình của các du khách yêu thích khám khá.

Nói đến Mường Lò là nói đến 6 điệu xòe cổ, khởi nguồn cho 36 điệu xòe miền Tây Bắc. Đến với Mường Lò, được thưởng thức các màn xòe là niềm vui, sự háo hức của mỗi du khách.

Màn đại xòe cổ lớn nhất Việt Nam năm 2013 

Ngắm vẻ đẹp của cây cầu ngói Bình Vọng đặc trưng của làng quê Bắc Bộ

Có 5 gian lợp ngói bắc qua ao đình, cây cầu ngói Bình Vọng mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống Việt.

Ở làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) có cây cầu bắc qua ao đình với 5 gian lợp ngói.

25 thg 9, 2018

Độc đáo nhà cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc tại ấp Khu Phố, xã Đại Điền, H.Thạnh Phú, Bến Tre, Huỳnh Phủ được xem là ngôi nhà xưa nhất còn tồn tại trên đất cù lao xứ dừa cho đến nay. Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 trên diện tích hơn 500 m2, trải qua hơn thế kỷ, ngôi nhà vẫn còn giữ được vẻ đẹp kiến trúc và nghệ thuật chạm trổ độc đáo của người xưa.

Câu chuyện đứt quai chèo... 

Nằm cạnh hương lộ dẫn vào trung tâm xã Đại Điền, cách cầu Tân Phong chừng 2 km, Thoạt nhìn ít ai nghĩ đây là ngôi nhà cổ, bởi bao bọc xung quanh là lớp kiến trúc tường vôi cùng với mái ngói mới trùng tu còn đỏ chói. Vì vậy chỉ những khách du lịch mê nhà cổ mới để ý tìm đến. 


Nhà Huỳnh Phủ hiện do ông Huỳnh Ngọc Thu, cháu đời thứ 6 của chủ nhân ngôi nhà quản lý. Nhưng do ông bị bệnh nên mọi việc trong ngoài, kể cả việc thuyết minh hướng dẫn cho du khách đều do vợ ông, bà Lê Thị Hai đảm trách.

Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương và án oan của Thoại Ngọc Hầu

Trung tâm thành phố Châu Đốc (An Giang) và di tích miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam nối với nhau bằng một con đường có cái tên rất lạ là Tân Lộ Kiều Lương. Ít người biết rằng, cách nay gần 200 năm muốn đến núi Sam, người dân phải chèo xuồng vượt qua lau sậy và con đường này gắn liền với một án oan của Thoại Ngọc Hầu.

Tân Lộ Kiều Lương/ Thoại Ngọc Hầu ngày nay. Ảnh: H.V.M 

Theo sử liệu, trong thời gian Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Vĩnh Thanh, sau khi đắp thành Châu Đốc (1816) và đào kinh Vĩnh Tế (1819-1824), ông tiếp tục cho đắp một con lộ từ Châu Đốc đến chân núi Sam vào năm 1826 và hoàn tất vào năm 1827 để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Kho báu bí mật hơn 180 năm của Thoại Ngọc Hầu bên triền núi Sam

Cuộc sống thường ngày của gia đình Thoại Ngọc Hầu – người con siêu việt của đất Quảng Nam ra sao? Câu hỏi này đã được giải đáp phần nào khi tôi tận mắt thấy những mảnh gốm vỡ từ một kho báu bí mật được khai quật từ khu lăng mộ của ông bên triền núi Sam sau hơn 180 năm được chôn giấu…

Tượng Thoại Ngọc Hầu và những báu vật được khai quật từ khu mộ hiên được trưng bày bên cạnh khu lăng mộ của ông và vợ. Ảnh: H.V.M 

Một buổi sáng cách đây 9 năm (20.9.2009), khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở bên triền núi Sam (Châu Đốc, An Giang) lúc ấy đang trong quá trình tu bổ. Và trong khi dọn dẹp mặt bằng để chuẩn bị lát gạch chung quanh thì các công nhân của đơn vị thi công phát hiện một khoảnh đất bị sụp xuống.

Thêm một đường bích họa tại Đà Nẵng

Những hàng rào đầu đường Hồ Nguyên Trừng thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng đã được khoác lên tấm áo mới bằng những bức bích họa đầy sắc màu.

23 thg 9, 2018

Ngọn hải đăng cổ trên bán đảo Sơn Trà

Ngọn hải đăng cổ Tiên Sa là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng khi du khách đến khi đến tham quan Đà Nẵng.

Ngọn hải đăng Tiên Sa trên bán đảo Sơn Trà.

Cặp voi đá cổ độc nhất vô nhị của vương quốc Chăm Pa

Tượng voi đá cổ ở thành Đồ Bàn được chế tác theo lối tả thực rất sống động, khác với kiểu tạo hình cách điệu thường thấy ở điêu khắc Chăm.

Nằm ở địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thảnh cổ Đồ Bàn từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa. Ngày nay, trong khu vực này còn lưu giữ cặp tượng voi đá cổ rất độc đáo do người Chăm chế tác.

Kiệt tác nghệ thuật của Phật viện lớn nhất vương quốc Chăm Pa

Đài thờ Đồng Dương cùng các hiện vật khác được khai quật ở Phật viện Đồng Dương chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. 

Được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương là tên gọi của những đài thờ lớn được phát hiện tại Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm.

Khám phá tòa thành Chăm cổ còn nguyên vẹn nhất Việt Nam

Thành cổ Châu Sa có niên đại trên 1.000 năm là một trong những thành lũy kiên cố nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa. Tình trạng của tòa thành này ngày nay ra sao?

Nằm ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thành cổ Châu Sa là một tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa xưa còn lưu lại dấu tích khá nguyên vẹn

21 thg 9, 2018

Thiên nhiên kỳ thú tạo nên bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình

Bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình, bạn đã đến đó chưa? Thật bất ngờ khi tôi có dịp ghé qua đây dù đi Quảng Bình rất nhiều lần.


Với tôi và có lẽ với nhiều người nữa Quảng Bình chỉ có hang động. Có thể nói, ngoài danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, Đá Nhảy cũng là điểm dừng chân quá hấp dẫn đối với du khách cũng như người yêu thích thiên nhiên, thích khám phá.

Về Quảng ăn mì

Mỗi lần đón bạn bè, đồng nghiệp là dân Quảng Nam xa quê về, câu đầu tiên sau cái bắt tay chào hỏi là “đi mô tìm tô mì Quảng ăn hè”. Dường như với những người Quảng xa quê, nỗi nhớ quê và những hồi ức tuổi thơ đọng lại rất cụ thể qua tô mì Quảng. 

Mì Quảng. Ảnh: Nguyễn Thiện 

Mì Quảng là tên gọi của một món ăn đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của cư dân xứ Quảng Nam-Đà Nẵng. Dân Quảng gốc chỉ gọi một từ là mì. Danh xưng mì Quảng chỉ xuất hiện khi dân Quảng trên đường vào Nam làm ăn, đem theo món ăn truyền thống của quê mình - và gọi tên mì Quảng để phân biệt với các loại mì xíu, mì hoành thánh, mì xào giòn... của người Hoa.

Bánh tráng cuốn: Nét ẩm thực đặc sắc ở Quảng Nam - Đà Nẵng

Các món cuốn từ bánh tráng là một trong những nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Với những du khách đã từng đặt chân đến Đà Nẵng, ít ai có thể bỏ qua được hai món cuốn đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân nơi đây, đó là bánh tráng cuốn cá nục hấp và bánh tráng thịt heo.

Cá nục hấp cuốn bánh tráng là món ăn quen thuộc đối với nhiều người dân vùng biển nói chung và Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng. Thông thường, người nấu sẽ hấp cá theo cách phổ biến là dùng nồi hấp, không tẩm ướp quá nhiều để cá giữ được vị đặc trưng.


Cá nục hấp là món ăn quen thuộc với nhiều người bởi vị đậm đà của cá nục hòa cùng các loại rau, dưa ăn kèm. 

Độc đáo món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú

Măng là một nguyên liệu để chế biến thức ăn rất quen thuộc, tuy nhiên, có một món ăn từ măng khá độc đáo, ít người đã từng được ăn và biết đến là món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn.

Những ngày này người Khơ Mú ở xã vùng cao Bảo Thắng, Kỳ Sơn rủ nhau vào rừng hái măng luồng để chế biến món măng trộn tro bếp. Ảnh: Lữ Phú

Nét xưa làng xứ Nghệ

Ở Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương… hay bất cứ vùng quê nào xứ Nghệ, cũng có thể tìm được những ngôi làng bình yên như đã thế từ trăm năm. 

Những ngõ quê óng ả cây rơm vàng. Ảnh: Hồ Chiến 

19 thg 9, 2018

Độc đáo nghề làm đầu lân xứ Huế

Những chiếc đầu lân xứ Huế với nhiều nét riêng biệt so với các vùng miền khác, được xuất đi mọi miền đất nước, mang niềm vui đến cho trẻ em trong ngày Trung thu. 

Những ngày đầu tháng 8 âm lịch, các lò làm đầu lân truyền thống ở TP Huế (Thừa Thiên - Huế) tất bật hoàn thành sản phẩm để đưa ra thị trường. Khuôn đầu lân được làm từ xi măng, người thợ dán giấy và hoàn tất các công đoạn cần thiết trên khuôn này. 

Lưu luyến ‘hương cốm’ làng Nông Xá

Ít ai biết ở làng Nông Xá (xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng), nơi nổi tiếng về làm bánh đa, còn có một nghề truyền thống lâu đời, đó là nghề làm cốm mộc.

Ông Bùi Văn Tuyển thường ngồi liên tục nhiều giờ để làm cốm. Ảnh Lê Tân 

Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Tiến, thì nghề làm cốm ở làng Nông Xá tồn tại gần trăm năm nay, tập trung chủ yếu ở thôn Đông và thôn Nam. Lúc hưng thịnh nhất, cả làng đều làm cốm. Đến nay, vì nhiều lý do, chỉ còn 3, 4 hộ làm nghề. Trong đó, có gia đình các ông Bùi Văn Tuyển (60 tuổi) và Nguyễn Văn Đê (58 tuổi), đều ở thôn Nam, là duy trì làm cốm quanh năm.

Lễ cúng mừng sức khỏe của người Ê Đê

Người Ê Đê sống trên vùng đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Từ xưa đến nay, đồng bào Ê Đê vẫn giữ gìn Lễ cúng mừng sức khỏe và coi đó là một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời của mỗi người. Lễ cúng mừng sức khỏe được tiến hành vào những thời gian rảnh rỗi, lúc nông nhàn và người được cúng phải hơn 60 tuổi. 

Trước đây đồng bào tổ chức lễ này rất lớn, nay quy mô tùy vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nhà. Dù linh đình hay đơn giản, Lễ cúng mừng sức khỏe là để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh với mong muốn các thần linh che chở phù hộ cho người được cúng sức khỏe và cả buôn làng.

Khi chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, chủ nhà sẽ mời anh em bên họ của vợ đến để bàn bạc và phân công việc tổ chức lễ. Sau đó tất cả các nghi thức cúng của lễ đều được thực hiện bên trong ngôi nhà dài mà đã từ lâu được ví von là dài như tiếng chiêng ngân.

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê được tổ chức trong ngôi nhà dài của người được cúng sức khỏe.

Hải đăng Đại Lãnh - nơi bình minh bắt đầu ở Việt Nam

Hải đăng Đại Lãnh, tọa lạc tại điểm cực Đông của Tổ quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Nhắc đến Phú Yên, mọi người thường hay nghĩ đến khung cảnh “hoa vàng trên cỏ xanh” thơ mộng trong bộ phim cùng tên. Tuy nhiên, nơi đây còn có một điểm đến độc đáo mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm miền đất này.

Rộn rã mùa vàng dưới thung lũng Hoàng Liên Sơn

Hòa cùng bức tranh mùa vàng quyến rũ tại những thửa ruộng bậc thang là người nông dân vùng cao bận rộn với ngày mùa, khiến lòng người say đắm.

Hoàng Liên Sơn - dãy núi hùng vĩ nơi đất trời Tây Bắc không chỉ được biết đến là nóc nhà Đông Dương, mà còn nổi danh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của các triền ruộng bậc thang hút hồn du khách

18 thg 9, 2018

Đầu làng có một Thánh đường

Buổi sáng thức dậy ở một vùng giáp biên. Chưa kịp tận hưởng cảm giác một mình bơ vơ xứ lạ thì đã thấy ngỡ ngàng khi trước mặt là một Thánh đường Hồi giáo. Là tôi đang lọt thỏm giữa làng Chăm Đa Phước, một cộng đồng người hồi giáo ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Một giờ lễ ở Thánh đường Ehsan. Ảnh: H.V.M 

Ehsan – tên của Thánh đường Hồi giáo – mái nhà tâm linh và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của hơn 2.000 người dân làng Chăm Đa Phước có dáng dấp như hầu hết những Thánh đường và tiểu Thánh đường Hồi giáo khác ở Việt Nam và trên thế giới. Thánh đường xây theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía Thánh địa Mecca

Tập tục rào làng của người Xơ Đăng

Rào làng là tập tục lâu đời của đồng bào Xơ Đăng. Ngày nay, ít làng còn duy trì tập tục rào làng, nhưng đây vẫn là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh của người Xơ Đăng.
Trước hết, nói về làng của người Xơ Đăng. Cũng như đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng sống thành từng làng, đây là đơn vị xã hội dân gian nhỏ nhất. Mỗi làng của người Xơ Đăng có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng vô chủ. Làng thường hội tụ nhiều yếu tố như có đất sản xuất, đất ở của từng hộ gia đình, đất làm kho thóc, máng nước, đất làm nghĩa địa, đất rừng chung để cả làng săn bắn, chăn nuôi, thu hái lâm sản, những khúc sông, con suối chảy qua làng...

Bán tiên chử - món ăn độc đáo của người Hoa Triều Châu

Lúc nhỏ, có những buổi trưa đi học về, vừa bước vào nhà, tôi đã nghe mùi cá chiên từ sau bếp bay lên. Những hôm trời nóng, dù bụng đói nhưng ngửi mùi đồ chiên là tôi đã “ngán đến tận cổ”. Đinh ninh rằng sẽ ăn cá chiên nhưng khi ngồi vào bàn ăn thì mới biết má tôi nấu món “bán tiên chử”.

Đậm đà vị ngon của chao môn Sóc Trăng

Về Sóc Trăng để “nghe lời rao cô nàng bán bánh ngon, mua dùm em bánh pía Vũng Thơm”. Về ẩm thực, Sóc Trăng nổi tiếng với các đặc sản như bánh pía, lạp xưởng, bún nước lèo… bên cạnh đó, còn rất nhiều loại đặc sản mà ít nơi nào có được, trong đó điển hình là chao môn. Từ lâu, chao được làm từ đậu nành giã nhỏ, cho lên men và sử dụng. Nhiều thực khách dùng chao làm nước chấm các loại rau luộc, rau sống ăn cùng cơm hoặc dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như vịt nấu chao, sườn heo, mực nướng chao, tôm sốt chao, rau muống xào chao…

Quầy bán chao môn tại điểm du lịch chùa Dơi

Trẻ em vùng cao bắt bướm làm món ăn

Với trẻ em vùng cao, việc bắt bướm chế biến món ăn dường như đã trở thành một thói quen, mang lại niềm vui tuổi thơ. 

Những ngày hè, từng đàn bướm màu sắc sặc sỡ bay rợp trên các con đường ở vùng cao xứ Nghệ. Ảnh: Đào Thọ

17 thg 9, 2018

Chùa trên Đồi Lá Giang

Người ta gọi tên chùa là chùa Lá Giang, hay chùa Đồi Lá Giang, bởi vì chùa tọa lạc trên một quả đồi mang tên đồi Lá Giang. Tên chính thức của chùa là Thiền viện Phước Sơn, cũng gọi là chùa Phước Sơn, một ngôi chùa Nam tông ở Biên Hòa, Đồng Nai.

Những tư liệu hơi cũ một chút ghi rằng chùa Lá Giang tọa lạc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - còn ngay tại cổng chùa thì ghi là ở Hố Nai. Thì quả đúng như vậy thiệt, cứ nhìn trên bản đồ thì ta thấy Thiền viện Phước Sơn nằm ở đoạn giữa đường Bắc Sơn - Long Thành, trong đó phía Bắc Sơn (ra quốc lộ 1) là Hố Nai, phía kia là xã Phước Tân, Long Thành.

Rừng tràm Tân Lập, Đồng Tháp Mười

Rừng tràm – làng nổi Tân Lập là một trong 10 khu du lịch sinh thái nhiều người đến nhất Việt Nam.

Nằm cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía nam, rừng tràm Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách trung tâm TP.HCM 120 km. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, nơi đây được quy hoạch để xây dựng khu du lịch sinh thái đặc trưng của Long An nói riêng và vùng ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung

Hấp dẫn thịt chua Phú Hà

Đến Phú Thọ, bạn sẽ được giới thiệu món thịt chua của bà con dân tộc Mường. Vị chua của thịt lên men, vị giòn của bì và hương thơm bùi bùi của thính hòa quyện tạo nên món ăn đậm đà hương vị khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu
Do được chăn thả tự nhiên và nuôi lớn hoàn toàn bởi những sản vật của núi rừng như củ quả, rau, măng, nên thịt lợn lửng rất chắc, thơm ngon và ngọt thịt. Thịt lợn lửng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Có nhiều cách chế biến lợn lửng thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào. Nhưng với người dân Phú Hà thì món ngon không thể thiếu chính là thịt chua.

Để chế biến món thịt chua, trong cả con lợn, người làng Phú Hà chỉ lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, hoặc là lợn địa phương làm nguyên liệu. Giống lợn này nuôi một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, thịt rất thơm ngon. Không thể sử dụng loại thịt bày bán ngoài thị trường làm món thịt chua được, bởi loại thịt này chứa nhiều nước, sản phẩm không đạt chất lượng.

Khám phá tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP.HCM

Ngày 15.9, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM cho mở cửa dinh thự để du khách tham quan nhân ngày Di sản châu Âu. 

Tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp được xây dựng năm 1872 trên đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM). Ảnh: NGỌC DƯƠNG 

Tòa thành kép độc nhất vô nhị của vương quốc Chăm Pa

Vì sao thành Cha gồm hai tòa thành được liên kết với nhau, chức năng của từng tòa thành như thế nào vẫn là điều vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Nằm ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Cha là một trong những tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa còn lưu giữ lại dấu tích đến ngày nay. 

Tháp Bánh Ít ở Bình Định

Tháp Bánh Ít được xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Ngoài ra, tháp còn có tên gọi khác là tháp Bạc.

Tháp Bánh Ít (nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi cao cách mực nước biển khoảng 100 mét.

Nhà thờ đá hơn 120 năm tuổi ở Ninh Bình

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một Quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Ảnh: NT 

15 thg 9, 2018

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Độc đáo sản phẩm tôm hùm bằng tre

Với bàn tay khéo léo và niềm đam mê của mình, cụ Nguyễn Minh Châu (89 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tạo ra sản phẩm tôm hùm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo.

Sản phẩm tôm hùm bằng tre độc đáo của cụ Châu. Ảnh: Đ.Phùng 

Cụ Châu kể, thời trai trẻ, cụ là người nổi tiếng khéo tay nhất làng. Dù chẳng được học hành bài bản nhưng cụ rất mê hội họa, mê đến gắn đời vào nó. Sau khi lập gia đình, cụ mưu sinh bằng nghề đắp tranh nổi. Nhưng rồi, nghề cũng “bạc”, cuộc sống gia đình vẫn khó khăn.

14 thg 9, 2018

Nóc hầm Thủ Thiêm - từ chốn hoang vu đến điểm hẹn của người Sài Gòn

Không gian thoáng đãng bên bờ sông Sài Gòn đón hàng trăm lượt khách đến vui chơi dịp cuối tuần, chủ yếu là giới trẻ. 

Đối với những ai yêu thích chụp ảnh ở Sài Gòn, nóc hầm Thủ Thiêm hay Công viên Thủ Thiêm ở quận 2 là địa điểm nổi tiếng và quen thuộc. Nơi đây được nhiều người lựa chọn tới chơi dịp cuối tuần hoặc khi rảnh rỗi. 

4 món ăn dân dã ở Ninh Bình

Thịt dê hay cá quả nướng lá sen là những món níu chân du khách khi đến với đất cố đô.

Ninh Bình vài năm gần đây là điểm du lịch khá hot ở Việt Nam với nhiều danh thắng nổi tiếng. Ngoài cảnh đẹp, Ninh Bình cũng nổi tiếng với nhiều đồ ăn ngon.

Thịt dê

Kiếm tìm giấc mộng du mục trên đồng cừu An Hòa

Đã quen mặt với những đồi cát bay, trăm nghìn gốc nho trĩu quả và các bãi biển đẹp, Ninh Thuận còn nức tiếng xa gần bởi những thảo nguyên vàng màu của cỏ và cây bụi. Trên mỗi cánh đồng khét mùi nắng là nơi nuôi dưỡng những đàn cừu trắng và hơi thở của lối sống du mục độc đáo.


Đồng cừu có ở nhiều nơi ở Ninh Thuận như khu vực đồng cừu thôn Nhị Hà, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận (cách Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 25km về phía Tây Nam), khu vực thôn Long Bình – Bình Quý, núi Trà Cang và cả những đồng cừu rải rác trên đường xuống vịnh Vĩnh Hy. Tuy nhiên, đồng cừu An Hòa (thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) lại là địa điểm được nhiều người biết đến hơn cả.

Nhất Lâm Thủy Trang Trà, điểm đến lý tưởng ở bán đảo Sơn Trà

Được tặng mỹ danh “viên ngọc xanh” của Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà là một điểm đến có sức cuốn hút và quyến rũ lớn đối với khách du lịch. Khám phá Sơn Trà, du khách sẽ chinh phục cả “rừng vàng” và “biển bạc” với rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Nếu là người thích những địa điểm hấp dẫn và thú vị, trải nghiệm một cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên thì Nhất Lâm Thủy Trang Trà là điểm đến bạn không nên bỏ lỡ.


Nằm khép mình ở bán đảo Sơn Trà, Nhất Lâm Thủy Trang Trà không phải là khu nghỉ dưỡng, càng không phải là vườn du lịch sinh thái, đây là khu tăng gia tập trung, chăm sóc bảo vệ rừng. Cũng chính vì thế mà khu vực này ít được biết đến trên bản đồ du lịch, gần như chỉ có dân địa phương xung quanh thành phố Đà Nẵng biết tiếng hoặc những phượt thủ hay lê la các trang mạng tìm những địa danh “lạ” để khám phá.