Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 8, 2023

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của hang Sưng ở Hòa Bình

Hang Sưng tại Bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) vẫn còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ tự nhiên và là nơi cư ngụ của rất nhiều dơi, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm khám phá.

Cửa vào hang Sưng (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

25 thg 7, 2023

Đền bà Chúa Thác Bờ - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Những ngày tháng Giêng, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước nô nức hành hương, chiếm bái tại đền bà Chúa Thác Bờ, thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Trong trạng thái bình thường mới, ngôi đền nổi tiếng linh thiêng này là điểm đến thu hút khách trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du khách hành hương, vãn cảnh tại điểm đến du lịch tâm linh đền bà Chúa Thác Bờ.

Tương truyền, đền bà Chúa Thác Bờ thờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao. Dước thời vua Lê Lợi, hai bà đã có công giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn. Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng. Nhân dân biết ơn nên lập đền thờ hai bà nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khỏi nguy hiểm khi đi qua dòng nước.

Dấu vàng son một vùng ghềnh thác

Cảm thức về thiên nhiên hùng vĩ vốn đậm đặc trong cổ thi hay tranh thủy mặc Á Đông. Một điều đáng kể là vào giai đoạn tiếp biến văn hóa phương Tây trong thời Pháp thuộc, các sản phẩm và thực hành văn hóa vẫn kế thừa cảm thức này. Núi rừng, sơn cước hay sông suối ghềnh thác chiếm một vị trí nổi bật trong các tác phẩm văn học, mỹ thuật, đặc biệt trong tranh của các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Chợ Bờ, thác Bờ, Đà giang… là một khu vực như vậy.

Hai bức tranh sơn mài nổi tiếng của Nguyễn Văn Tỵ và Phạm Hậu gần đây được đấu giá rất cao tại một số sàn quốc tế có chung một đề tài về phong cảnh thác Bờ.

Trước khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành, tạo ra vùng hồ sông Đà ngập toàn bộ vùng ghềnh thác Bờ, khu vực này đã nổi tiếng hiểm trở với các luồng nước xoáy giữa các ghềnh đá lởm chởm. Trong tín ngưỡng dân gian, nơi đây đã đi vào hệ thống đạo Mẫu với đền thờ bà Chúa thác Bờ cùng bài hát văn trong giá hầu đồng Chầu đệ Tam. Bỏ qua yếu tố nghi lễ, lời văn tô đậm vẻ khác thường của cảnh thác Bờ:

Lô xô đá mọc đầu nguồn
Thiên nhiên khéo tạc trên luồng chơi vơi
Cảnh thác Bờ là nơi thắng tích
Lập ngôi đền thờ thanh lịch biết bao
Sông Đà nước chảy rì rào
Sau đền đá mọc thấp cao mấy tầng
(hát văn bà Chúa thác Bờ)

17 thg 7, 2023

Đèo Đá Trắng - cung đường 'tuyết phủ' huyền ảo giữa lòng Tây Bắc

Đi qua cung đèo này, bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh Mai Châu hiền hòa, thanh bình như bức tranh thủy mặc.

Đèo Đá Trắng là một tên gọi khác của đèo Thung Khe, nối liền Mai Châu và Tân Lạc thuộc tỉnh Hòa Bình. Với cảnh quan như được tuyết trắng mây mù bao phủ quanh năm và đoạn đường quanh co, uốn lượn, đèo Thung Khe thu hút rất nhiều dân phượt. Đi qua cung đèo này, bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh Mai Châu hiền hòa, thanh bình như bức tranh thủy mặc.

Ảnh: Trị Đức

27 thg 6, 2023

Kiến trúc Pháp còn sót lại trong vườn quốc gia Ba Vì

Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, nét kiến trúc cổ thời Pháp còn sót lại là điểm nhấn ở Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Vườn quốc gia Ba Vì cách cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía Tây, có diện tích 10.814,6 ha, nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

14 thg 6, 2023

Xóm Mừng - bản hẻo lánh tràn ngập hoa ở Hòa Bình

Từ một thôn bản hẻo lánh, xóm Mừng từng bước xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút khách với những ngọn đồi tràn ngập hoa.

Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt, xóm Mừng được coi là lá phổi xanh của tỉnh với 520 ha rừng tự nhiên đang được bà con khoanh nuôi, bảo vệ. Từ năm 2011, đường về xóm đã được bê tông hóa, thuận tiện cho các phương tiện ra vào, ông Bùi Văn Hiểu, trưởng xóm Mừng cho biết.

Gần đây, đồi hoa bướm vàng ở xóm Mừng thu hút nhiều du khách tới tham quan, chụp ảnh.

Hoa cánh bướm vàng. Ảnh: Phạm Trang.

7 thg 6, 2023

Bản Lác - Điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn

Bản Lác là điểm du lịch nổi tiếng tại thung lũng thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, có tuổi đời hơn 700 năm, là nơi khởi nguồn của cộng đồng người Thái ở Mai Châu.

Bản Lác nằm trong thung lũng nhỏ của huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, nơi có khí hậu ôn hoà, bầu không khí trong lành, cảnh sắc tuyệt đẹp và nên thơ, con người hiền hậu.

28 thg 5, 2023

Đặc sản Hòa Bình: Cá nướng sông Đà thơm nức, thịt trâu lá lồm độc đáo

Du lịch ngày càng phát triển nên những món đặc sản Hòa Bình được nhiều du khách quan tâm, tìm hiểu. Đến vùng đất này, bạn có thể thưởng thức cá nướng sông Đà, thịt gà nấu măng chua hạt dổi, cơm lam, thịt trâu nấu lá lồm thơm ngon, độc đáo.

Cá nướng sông Đà

Từ lâu nay, sông Đà nói chung và lưu vực lòng hồ sông Đà ở Hòa Bình nói riêng, nổi tiếng với rất nhiều loại cá ngon như cá thiểu, trắm đen, cá măng, cá lăng, cá nheo… Cá sông Đà nướng là món ăn nức tiếng gần xa, nhất là vào mùa nước về - tháng 9, 10 hằng năm.

3 thg 5, 2023

Nhà tù có phòng biệt giam kiểu nhà sàn ở Hòa Bình

Từng là điểm giam cầm và đàn áp, Nhà tù Hòa Bình trở thành nơi bồi dưỡng rèn luyện tinh thần kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cộng sản.

Di tích Nhà tù Hòa Bình đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Minh Nguyễn

Những ngày cuối tháng 4.2023, phóng viên báo Lao Đông có dịp ghé thăm di tích Nhà tù Hòa Bình. Đã nhiều năm trôi qua, gian nhà tù duy nhất nay nằm gọn dưới những tán lá cây. Khuôn viên còn có một tấm bia lớn ghi rõ lịch sử hình thành và hoạt động của nhà tù.

17 thg 2, 2023

Khám phá bản làng xinh đẹp, hang động hoang sơ tại Bản Sưng, Đà Bắc

Bản Sưng, thuộc xã Cao Sơn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, nằm cách trung tâm huyện 22km. Bản có lịch sử hơn 500 năm và hiện là nơi sinh sống của 349 người dân tộc Dao Tiền.

Cách Hà Nội khoảng 100 km, nép mình bên núi Biều, tại đây, người dân sống dưới các căn nhà trệt, mái lợp bằng lá cọ. Đến bản Sưng, khách tham quan được trải nghiệm một cuộc sống nguyên sơ, bản làng xinh đẹp, khám phá hang động, hít hà bầu không khí thanh lành, tránh xa âm thanh náo nhiệt của thành phố.

Nhà tranh lợp lá ở bản Sưng (Đà Bắc, Hòa Bình).

10 thg 2, 2023

Vì sao Mai Châu lọt top điểm đến thân thiện nhất Việt Nam?

Hòa Bình - Huyện Mai Châu đã trở thành 1 trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam do Traveller Review Awards 2023 lựa chọn.

Mai Châu được vinh danh là 1 trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Minh.

Mới đây giải thưởng thường niên Traveller Review Award 2023 đã công bố 10 địa điểm mến khách nhất Việt Nam, trong đó có Mai Châu (do nền tảng du lịch Booking.com chọn ra dựa trên dữ liệu 240 triệu du khách chấm điểm và nhận xét).

31 thg 1, 2023

Đi săn mây ở Ba Khan

Ở Ba Khan, việc săn mây dường như đơn giản và “chắc ăn” hơn rất nhiều so với săn mây trên các đỉnh núi cao. Thậm chí, có lúc chỉ cần mở cửa phòng cũng thấy mây ở rất gần.

Mây bay vờn quanh núi ở Ba Khan. Ảnh: Linh Nguyên

Ba Khan là một xã thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, cách Hà Nội trên dưới 130 km. Ở đây còn khá nguyên sơ để khám phá.

Nghi lễ treo tranh thờ của người Dao vùng cao Tây Bắc

Tranh thờ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao vùng cao Tây Bắc. Tranh thể hiện quan niệm của con người thuở sơ khai về vũ trụ, mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, thần linh.

Vượt qua con dốc cheo leo dựng đứng, PV đã có mặt tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình - một bản làng với hơn 70 hộ dân tộc Dao đang cùng chung sống. Đồng thời, tìm đến nhà nghệ nhân Lý Văn Hềnh - một trong những người đang nắm giữ những phong tục, tập quán xã hội đặc sắc của dân tộc Dao vùng cao Hoà Bình.

Lật giở từng tập tài liệu nói về tranh thờ bằng chữ Nôm Dao, ông Hềnh chia sẻ: “Người Dao quan niệm trong những ngày lễ quan trọng như Cấp sắc, Tết nhảy, lễ tang hay đám chay đều không thể thiếu được tranh thờ. Tranh thờ thì không được treo hằng ngày trong nhà, mà chỉ khi tiến hành nghi lễ mới treo lên, sau đó lại cuộn tranh cất đi”.

Tranh thờ được sử dụng trong các nghi lễ của người Dao.

28 thg 6, 2022

Bốn suối thác hoang sơ gần Hà Nội

Ẩn mình trong rừng núi ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ... những dòng suối mát lạnh là điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách hè này.

Các điểm đến này đều cách Hà Nội chỉ khoảng 100 km, đi lại thuận tiện trong ngày hoặc hai ngày một đêm. Nếu không thể nghỉ ngơi ở những vùng biển xa, thì các điểm đến này thích hợp cho gia đình bạn hè này.

27 thg 5, 2022

Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao Quần Chẹt

Bộ xà tích gồm dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên trì, địa vị của người mặc trong cộng đồng.

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống.

Vì thế mà họ luôn cảm thấy tự hào vì mình tự tay tạo nên bộ trang phục dân tộc. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Quần Chẹt phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức khá cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất không thể tách rời.

26 thg 12, 2021

Mo Mường

Mo trong đời sống người Mường là tên gọi một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản văn hóa có tính nguyên hợp, là hoạt động diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Nó bao gồm ba lĩnh vực chính cấu thành: Lời Mo, môi trường diễn xướng, con người thực hành diễn xướng Mo tức là Nghệ nhân Mo. Trong đó lời Mo gắn liền với Nghệ nhân Mo chiếm vị trí quan trọng nhất.

Thầy mo làm lễ cúng trong Lễ Mát nhà

21 thg 12, 2021

Leo núi Đại Bàng vùng suối khoáng Kim Bôi

Đây là điểm đến mới cách Hà Nội hơn 70 km, nơi du khách có thể kết hợp leo núi và nghỉ dưỡng tắm khoáng.

Vùng đất Kim Bôi còn có tên gọi là xứ Mường Động - nơi ở của người Mường Cổ, giữa 4 xứ Mường lớn nằm trên những cánh đồng trù phú của Hòa Bình là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Từ trước đến nay, Kim Bôi vẫn hút khách bằng các trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng với một trong những nguồn nước khoáng nóng chất lượng nhất miền Bắc. Đến đây, du khách cũng được ăn ngon với các đặc sản của người Mường như cơm lam, thịt lợn nướng mẹt, trải nghiệm văn hóa người Mường và uống nước khoáng tinh khiết.

18 thg 12, 2021

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

Đồng bào dân tộc Mường có nhiều nghi lễ đặc sắc. Trong đó có Lễ Mát nhà như là một lễ giải hạn, để hóa giải những điều xấu, cầu cho mọi điều tốt tươi, may mắn.

Thầy mo vẩy nước để làm phép trong lễ Mát nhà.

Theo truyền thống của người Mường, thông thường khi lúa đã thu hoạch, vụ mùa hoàn tất, họ sẽ tiến hành lễ Mát nhà. Tuy nhiên ngày nay, thời gian tổ chức lễ trong nhiều gia đình không còn bị áp đặt như trước. Người ta có thể tổ chức trước hoặc sau mỗi vụ mùa. Ông Đinh Ngọc Lương - một người dân tộc Mường (Hòa Bình) đang sinh sống tại Làng văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: “Có những nhà họ làm trước gặt, cũng có những nhà làm sau gặt. Nếu làm trước mùa gặt thì có nghĩa cầu cho may mắn đến với mùa màng. Còn làm sau mùa gặt thì cầu cho mùa tới nở hoa kết trái”.

16 thg 4, 2020

Dệt thổ cẩm Hoa Ban - Sắc màu văn hóa Mai Châu

Mỗi khi đến với những bản làng văn hóa các dân tộc tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, du khách không thể không ghé thăm xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban tại xã Nà Pòn, bản Lác. Đây là địa điểm trải nghiệm để du khách tìm hiểu về dệt lụa thổ cẩm truyền thống của người dân địa phương đồng thời tham quan showroom trưng bày sản phẩm cạnh cơ sở sản xuất. 

Xưởng dệt thổ cẩm Hoa Ban được thành lập và phát triển từ năm 2008, sản phẩm ở đây được làm thủ công truyền thống với nguyên liệu là những cây trồng thiên nhiên bản địa. Chị Vi Thị Thuận- nghệ nhân người dân tộc Thái là quản lý của cơ sở sản xuất dệt thổ cẩm Hoa Ban cho biết: đội thợ của Hoa Ban vững tay nghề và tâm huyết với công việc. Một số chị em đã tích cực học thêm tiếng Anh để có thể giới thiệu đến du khách nước ngoài nét độc đáo của sản phẩm thổ cẩm cũng như tái hiện quy trình làm ra sản phẩm. Hoa Ban hiện có hơn 30 dòng sản phẩm như: túi xách, quần áo, khăn, ví, gối, dép, các con thú xinh xắn…., hoạ tiết cầu kỳ, tinh xảo mang đậm nét văn hóa của người dân tộc Thái, Mường...

Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa danh du lịch khám phá
với những sắc màu văn hóa của vùng cao trong đó có xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban. 

2 thg 3, 2020

Bản Đá Bia

Bản Đá Bia (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), nơi có những ngôi nhà sàn cổ làm Homestay, những món ăn dân dã của người Mường Ao Tá, những chum rượu cần đặc sánh ngọt lịm, những nét văn hóa đặc trưng đậm chất “bản địa” mộc mạc, dễ gần, mến khách, những vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ mà thơ mộng làm ngây ngất lòng người. 

Từ Tp. Hòa Bình đến với bản Đá Bia du khách có thể đi theo đường sông (đường thủy) và đường bộ rất thuận tiện. Đi đường bộ hay đường thủy lên bản Đá Bia đều có cái hay và thú vị của nó, với đường thủy du khách được ngắm cảnh lòng hồ Hòa Bình với làn nước trong xanh huyền ảo, các hòn đảo to, nhỏ nhấp nhô còn nguyên sơ với các thảm thực vật xanh mướt. Còn với đường bộ, du khách được trải nghiệm qua từng cung đường ngoằn nghèo hiểm trở, lúc lên dốc, lúc đổ đèo tạo cảm giác mạnh, hai bên đường cây xanh rợp bóng mát, hoa mua, hoa rừng nở rộ vàng ươm, tím ruộm cả tuyến đường, rất phù hợp cho những người thích khám phá, thích hòa hợp với thiên nhiên cỏ cây hoa lá.

Nơi đây còn giữ được nguyên vẹn những gì thuộc về tự nhiên, là một điểm thu hút đặc biệt đối với du khách đam mê khám phá. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự thanh bình, yên tĩnh, không xô bồ, náo nhiệt, không ồn ào, ầm ĩ của thị thành, được hít hà bầu không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng nguyên sinh, ngắm nhìn những áng mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi, cùng hòa trong tiếng hót của muôn loài chim thú ngân vang cả một vùng đất trời...

Toàn cảnh lòng hồ Hòa Bình, nơi du khách xuôi trên những du thuyền đến thăm bản Đá Bia.