23 thg 8, 2021

Ngày thu, thăm lại làng cổ Tiên Điền ở Hà Tĩnh

Mỗi lần đến Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tôi lại có một cảm thức khác nhau. Lần này bằng cách khai mở những trầm tích văn hóa, tôi suy nghĩ đến khởi nguồn đã làm nên miền đất này.

Không gian rợp bóng cây xanh trước cổng vào Khu di tích Nguyễn Du

Mùa thu ở Tiên Điền không nhuốm màu “quan san” từ những rừng phong như trong câu Kiều của Nguyễn Du. Điểm tô khí thu trên vùng quê nông thôn mới đang bừng sáng là chút tĩnh lặng đầy thi vị của hàng liễu xanh rũ bóng xuống dòng kênh phẳng lặng trước khu di tích đại thi hào.

Trong căn phòng làm việc chất đầy những tư liệu nghiên cứu về Tiên Điền, dòng họ Nguyễn và tác gia Truyện Kiều, ông Hồ Bách Khoa - Trưởng ban Quản lý di tích Nguyễn Du pha ấm trà Ô Long mời khách. Ngày dịch, khu di tích vắng người đến, hương trà thơm lan ra khắp căn phòng. Đối ẩm với tôi lúc này không phải là một người quản lý hành chính di tích, mà là một người yêu văn hóa, say mê nghiên cứu những giá trị lịch sử.

Khám phá tàu, xe “độc” tại Di tích Quốc gia đặc biệt ở Cù lao Ông Hổ

Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đang trưng bày, quản lý nhiều hiện vật tàu, xe thuộc hàng “độc”. 

Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng

Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố Cao Bằng. Bún là món ăn phổ biến của người dân địa phương trong những ngày rằm, nhất là dịp rằm tháng 7.

Những ngày này, khu vực xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng rộn ràng bởi không khí lao động và những vị khách đến tham quan, mua hàng. Tại những cơ sở làm bún ngũ sắc, du khách thích thú với hình ảnh hàng loạt sào phơi bún ngô, bún cẩm rực rỡ sắc màu. Dù rất bận rộn trong mùa cao điểm nhưng người dân tại Hồng Quang luôn niềm nở chào đón du khách gần xa.

Sản phẩm bún ngũ sắc tại xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng. Nguồn: Hà Cương

Pải Lủng - Những con dốc mang hình dấu hỏi

Ở Việt Nam có lẽ không có con đường nào mang lại nhiều cảm xúc cho những người yêu xê dịch như cung đường 4C. Với chiều dài hơn 180km, đường 4C từ Tp. Hà Giang ngược lên Cao nguyên đá Đồng Văn với vô số đèo vực quanh co, vắt qua núi non hùng vĩ. Nhưng trên cung đường ấy còn có một con dốc đặc biệt mang hình những dấu hỏi có tên Pải Lủng. Dừng chân ở dốc Pải Lủng để khám phá khung cảnh tuyệt đẹp và cũng để du khách tìm hiểu vì sao con đường 4C còn mang tên Con đường Hạnh Phúc.

Dốc Pải Lủng thuộc địa phận xã Pải Lủng, huyện Đồng Văn. Theo người dân địa phương Pải Lủng nghĩa là rồng trắng. Nhìn từ trên cao xuống, khúc cua tay áo lọt thỏm giữa bốn bề núi đá ở độ cao hơn 1400m so với mặt nước biển giống hệt một con rồng.

Nằm ở vị trí cửa ngõ chuẩn bị tiến vào đại đỉnh đèo Mã Pì Lèng, những góc cua thay đổi đến chóng mặt tại dốc Pải Lủng đủ hiểm trở tạo nên một thử thách thực sự cho những tay lái miền xuôi trước khi bất chợt thấy trước mặt sừng sững cụm tượng đài tưởng niệm những người mở đường.

17 thg 8, 2021

U Minh: đạo và người đoàn phong ngạn

Rừng U Minh, vùng đất cực Nam của đất nước, mang trong lòng những tài nguyên quý giá đã thành huyền thoại trong kho truyện trào phúng Bác Ba Phi, tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Hương rừng Cà Mau… Trong những huyền thoại ấy, nghề gác kèo ong và đoàn phong ngạn vẫn sống, vẫn phát triển cho đến ngày nay.

Trong những huyền thoại của U Minh có cọp ba móng, có sấu ăn thịt người và đặc biệt trong truyện của nhà văn Sơn Nam, huyền thoại về loài ong ngũ sắc cho loại mật kỳ diệu có thể luyện thành phương thuốc chữa lành căn bệnh đứng đầu trong tứ chứng nan y. Một vị quan ngự y triều Nguyễn đã từ bỏ quan trường về sống ẩn mình trong góc rừng U Minh. Chàng thợ rừng giỏi nhất U Minh đã tìm ra loài ong quý hiếm ấy mở ra mối tình như chuyện liêu trai.

Nghề ăn ong, gác kèo ở U Minh ly kỳ, huyền hoặc.

Đột nhập U Minh Hạ

Có duyên với đất Cà Mau hơn 40 năm, vậy mà mãi tới tháng 4 năm nay tôi mới có duyên đi gác kèo ong, ăn ong ở rừng U Minh. Đất rừng thu hẹp chỉ còn 1/10 ngày trước nhưng nguồn mật ong U Minh vẫn giàu sức sống. Riêng U Minh Hạ đã khai thác hơn 1.000 tấn mật ong được đánh giá ngon nhất, màu sắc đẹp nhất. Đó chính là nhờ nghề gác kèo ong và giá trị truyền đời, luật bất thành văn của đoàn phong ngạn.

Võ Văn Vinh đang gác kèo ong trong một khoảnh rừng thưa.

Những chuyện kỳ thú ít ai biết trên đỉnh Fansipan

Với độ cao 3.143m, Fansipan không chỉ là ngọn núi cao nhất Đông Dương mà còn ẩn chứa bên trong lòng mình rất nhiều câu chuyện ly kỳ, khó lý giải.

Bí ẩn đỉnh núi “dự báo thời tiết” cạnh đỉnh Fansipan

Năm 2010, rừng Hoàng Liên Sơn trải qua một vụ cháy rừng khủng khiếp. Khi lửa đang cháy như Hỏa Diệm Sơn và các lực lượng cứu rừng đều đã mệt lử lả, thì ông Trần Ngọc Lâm - người được mệnh danh là “người rừng” trên Fansipan với hơn 20 năm lang thang ẩn dật, thuộc từng ngóc ngách đệ nhất hùng sơn Tây Bắc này – phán chắc nịch: “Mai rừng sẽ hết cháy. Chúng ta sẽ đi xem những đống than trên dãy Hoàng Liên”.

Kỳ lạ thay, đúng như lời ông nói, hôm sau Hoàng Liên Sơn mưa như trút nước, rừng hết cháy thật. Không lẽ “người rừng” Trần Ngọc Lâm có tài “hô mưa gọi gió”?

“Người rừng” Trần Ngọc Lâm.

Nghĩ về địa danh Bà La và vài địa danh khác theo từ nguyên học

Trong một cuốn sách viết về địa danh ở vùng Ninh Thuận - Bình Thuận, các tác giả có trình bày nguồn gốc của địa danh Bà La như sau: tại xóm này có một bà già trước đây thường rầy la con cháu nên khi bà qua đời, người địa phương đã gọi tên xóm nơi bà ấy sinh sống là xóm Bà La, sau trở thành tên ấp.

Cách lý giải theo từ nguyên học dân gian này có mấy điểm hạn chế sau đây. Trước hết, ở địa phương này (vùng Ninh Thuận - Bình Thuận có 4.557 đơn vị) cũng như ở các nơi khác (như cả Nam bộ có trên 400 đơn vị) không hề có địa danh tương tự như Bà Chửi, Bà Mắng, Bà Hét,…

Kế đến, chỉ mới có một địa danh mang từ Bà chắc chắn chỉ phụ nữ là chợ Bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền (TP.HCM). Bà đó tên là Nguyễn Thị Hoa, vốn là người Bắc di cư vào Nam năm 1955. Năm 1967, bà có một tiệm buôn lớn và sau đó đầu tư xây dựng chợ tại đây nên chợ mang tên bà. Sau ngày 30.4.1975, bà xuất ngoại, định cư ở nước ngoài, thỉnh thoảng có về thăm quê.

Miếu Bà Rà nơi tưởng nhớ những tù binh chính trị.

Thời gian đựng trong một màu ngói cũ

Mái ngói hơn cả một đặc điểm, nó là một biểu tượng cho không gian sống của người Việt. Mái ngói kéo theo một nền sản xuất phục vụ xây dựng, tạo ra một lối sống và tư duy xoay quanh bộ phận nóc nhà này.

Năm 1960, Chế Lan Viên ra mắt tập thơ Ánh sáng và phù sa, được đánh giá là bước chuyển ngoạn mục so với giọng thơ thời trước cách mạng trong tập Điêu tàn. Người đàn ông 40 tuổi ngoái nhìn lại tuổi hoa niên của mình bằng những câu thơ có màu sắc phủ định: “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”, nhưng vẫn không giấu nổi khía cạnh trữ tình: “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/ Một mái nhà yên rũ bóng xuống tâm hồn”.

16 thg 8, 2021

Trứng chiên cốm xanh

Hà Nội được biết đến với những món ăn theo mùa. Khi những cơn gió heo may của mùa Thu xuất hiện cũng là lúc báo hiệu mùa cốm đã về. Cốm là món ăn được ví như tinh hoa của đồng quê bởi cách chế biến của nó từ khi là hạt lúa nếp non trải qua nhiều công đoạn mới trở thành hạt cốm.

Ở Hà Nội có 2 địa điểm nổi tiếng làm cốm, đó là cốm làng Vòng (Cầu Giấy) và Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Theo những người làm nghề cốm lâu năm thì nơi này có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng sẽ cho ra hạt cốm ngon với vị thơm và dẻo đặc biệt.

Cốm tươi được bán ngay tại cổng làng hoặc theo quang gánh của các chị, các mẹ len lỏi vào từng con phố. Cốm luôn được bọc bởi 2 lớp lá, bên trong là lá ráy giữ cốm luôn dẻo và mềm, bên ngoài là lá sen giúp tạo mùi thơm thoang thoảng và buộc bên ngoài là sợi rơm vàng chứa đầy hình ảnh của đồng quê Việt Nam. Cốm có thể được ăn trực tiếp, có thể chế biến thành chè cốm, bánh cốm… và có một món ăn đơn giản nhưng dễ làm, rất đưa cơm trong mỗi bữa ăn đó là món trứng tráng cốm.

Cốm được chọn là cốm tươi đầu mùa của làng cốm Mễ Trì với hạt dai, dẻo.

Đặc sản khiến nhiều người mê mẩn của miền "đất võ" Bình Định

Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định nhìn hao hao chè lam, nhưng khi thưởng thức lại cho hương vị thơm ngon đặc biệt.

Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng, không chỉ bởi được thiên nhiên ban tặng nhiều loại nguyên liệu làm đồ ăn mà còn nhờ vào sự sáng tạo của người dân.

Như món đặc sản dưới đây, dù chỉ là từ những thứ rất quen thuộc thôi, nhưng qua bàn tay khéo léo, cách làm cầu kỳ của người dân đất võ Bình Định, nó đã trở thành món bánh đặc sản nổi tiếng, hấp dẫn bao người.

Bánh hồng là một món ăn truyền thống của vùng đất Bình Định, nguyên liệu để làm nên món bánh nổi tiếng này chỉ có gạo nếp, dừa và đường cát, rất đơn sơ, rất giản dị vậy mà khi thưởng thức sao lại ngon đến thế.

Độc đáo món "bò tùng xẻo" Nam Bộ

Món "bò tùng xẻo", cái tên nghe lạ đến giật mình nhưng nếu một lần được thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy thú vị bởi hương vị thơm ngon.

Ẩm thực miền Tây luôn hấp dẫn du khách gần xa bởi những món ăn thơm ngon, đậm đà. Nhờ được kế thừa, phát huy và liên tiếp khám phá, sáng tạo mà văn hóa ẩm thực ở miền Tây ngày càng phong phú, đa dạng. Nói đến miền Tây Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là thiếu sót.

Để có món bò tùng xẻo đạt chuẩn người chế biến phải cẩn thận từ khâu đầu tiên là chọn bò. Bò là loại bò con còn nhỏ, không được quá non thịt sẽ nhão càng không được già vì thịt dai. Đặc biệt, nhiều chủ điền còn muốn tự tay nuôi và vỗ béo chú bò đã được lựa chọn. Thường, thức ăn phải là loại lá cây, cỏ ở vùng đồng bằng, thung lũng đất đai màu mỡ thì thịt sẽ trắng hồng và ngọt hơn bình thường.

Bò tùng xẻo nướng. (Ảnh: foodysaigon).

Chiêm ngưỡng những tổ ong khoái khổng lồ bám đầy vách núi đá ở Cao Bằng

Những tổ ong khoái to như chiếc mâm bám trên các vách núi đá ở Cao Bằng tạo nên một cảnh tượng kỳ vĩ hiếm thấy. Vỏ sáp ong là nguyên liệu để những người phụ nữ nơi đây nấu thành sáp để in trên vải.

Xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng thuộc Công viên địa chất non nước Cao Bằng. Xóm chủ yếu là người Dao Tiền với hai dòng họ chính là họ Lý và họ Chu.

Đến Hoài Khao du khách được đắm chìm trong làn điệu Páo dung, những bộ trang phục được thêu một cách cầu kỳ, được thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Đặc biệt, đây là nơi đất lành, con người hiền hòa với thiên nhiên nên cứ vào mùa xuân hàng năm có những đàn ong khoái đến làm tổ ở 2 hang động quanh xóm. 

Ong khoái làm tổ chi chít trên vách núi đá.

15 thg 8, 2021

Xôi trứng kiến: Ngọt thơm bùi ngậy ăn một lần nhớ mãi không quên

Xôi chín tới, xới tơi trộn đều với trứng kiến rồi cho ra đĩa, thưởng thức nóng sẽ thấy thơm đậm đà vị nếp nương, ngọt, bùi và ngậy của trứng kiến. Bạn Hồng Nguyễn chia sẻ một món ăn nhất định phải thử sau những ngày giãn cách...

Món xôi trứng kiến

Đầu tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch, nếu có dịp lên các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang như Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, nhiều người có cơ hội được thưởng thức đặc sản được làm từ trứng kiến.

Những người có nhiều kinh nghiệm dẫn chúng tôi đi rừng tìm tổ trứng kiến. Đồ đạc mang theo thật đơn giản, một con dao, cái rá để đựng trứng kiến và đồ bảo hộ như găng tay, ủng chân, khẩu trang, nón để tránh kiến, rắn rết và các loài côn trùng tấn công.

Đồi cát Phương Mai - điểm đến ấn tượng của khách du lịch Quy Nhơn

Đồi cát Phương Mai ở Quy Nhơn nổi tiếng với những triền đồi thoai thoải kéo dài xa hút cùng những hoạt động thú vị và mới mẻ. 

Du khách chụp ảnh ở đồi cát Phương Mai ở Quy Nhơn. Ảnh: Hải Ngọc

Đồi Cát Phương Mai cách trung tâm thành phố Quy Nhơn , tỉnh Bình Định khoảng 20km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn. Để đến được nơi đây không khó, du khách đi dọc theo con đường Quy Nhơn - Nhơn Hội rồi rẽ vào trung tâm Nhơn Lý rồi hỏi thăm người dân địa phương, đi bộ khoảng 10 phút là đến được đồi Cát Phương Mai.

Dân dã gỏi chuối non

Nói đến những món ăn quê, tôi thường nghĩ ngay đến món gỏi chuối non. Bởi món ăn dân dã, đạm bạc này đã trở thành món đặc sản trong tiềm thức của tôi, gắn với những kỷ niệm ngọt bùi nơi thôn dã.

Ngày trước, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, nên mẹ tôi thường rất tối giản, tiết kiệm trong việc chế biến ra những món ăn hằng ngày. Thay vì bỏ đi những trái chuối non có trong hoa chuối, mẹ luôn tận dụng để chế biến thành món gỏi dung dị, thơm ngon.

Gỏi chuối non dân dã, nhưng rất đậm đà. ẢNH: MỸ DUYÊN

Thú câu cá suối ở vùng cao

Câu cá suối là cả một nghệ thuật, đòi hỏi kỹ năng điêu luyện của người đi câu. Với đặc tính ăn mồi động, người câu phải cho cần câu nằm dọc theo mặt nước và liên tục co duỗi tay theo chiều nước chảy.

Như đã hẹn, chúng tôi có dịp theo chân ông Hồ Văn Thanh ở xã Trà Thủy (Trà Bồng) đi ‘săn cá suối’. Gọi là ‘săn’ cho oai, chứ người dân trên núi chỉ nói đơn giản là ‘câu cá suối’.

'Hành trang' mà ông Thanh mang theo chuyến đi câu khá đơn giản, chỉ có một chiếc cần câu, một cái giỏ đan để đựng cá và cái ống chứa mồi câu. Từ con đường nhựa, sau hơn mười phút đi bộ men theo con đường mòn trong rừng, chúng tôi đã đến địa điểm câu- đó là một dòng suối trong vắt nằm ở xã Trà Thủy.

Trên non cao, những dòng suối chảy róc rách, mát lạnh, nhiều rong rêu là môi trường sống lý tưởng của những loài cá suối. Cá suối sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy. Những con cá to nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái, thế nhưng, cá suối có đặc tính rất khỏe để có thể bơi ngược cả dòng nước chảy mạnh.

Để câu được cá, người câu phải lội xuống suối ở những đoạn nước chảy

14 thg 8, 2021

Vệ nông một thuở

Từ xa xưa cho đến tận bây giờ, người dân Quảng Ngãi vẫn luôn giữ lấy nghề nông. Vậy nên, trong hương ước của nhiều làng quê xứ Quảng, người xưa luôn đề cập đến việc vệ nông, với mong muốn người làng sẽ cùng nhau gánh vác trách nhiệm đảm bảo nước tưới, bảo vệ hoa màu...

Ra sức đắp đập, vét mương

Quan niệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, nên vấn đề tưới, tiêu nước, tức là công tác thủy lợi luôn được người Quảng xưa đặc biệt lưu ý. Trong hương ước các làng Diên Trường (TX.Đức Phổ), Diên Niên (Sơn Tịnh), Long Phụng, Thi Phổ Nhì, Quýt Lâm (Mộ Đức)... đều có rất nhiều điều khoản liên quan đến việc đắp đập, vét mương.

Đập Phước Khánh - con đập nước chung mà người dân hai làng Thi Phổ Nhất và Thi Phổ Nhì (Mộ Đức) từng ra sức đắp, tu bổ hằng năm. Ảnh: Ý THU

Hương rượu Nai Buih

Uống một hơi rượu nếp than do Nai Buih mời, tôi nghe hương rượu thơm nồng, ngọt thanh như thấm vào từng tế bào trong cơ thể. Không khó hiểu, từ lâu, rượu nếp than Nai Buih không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà còn lan xa.

Nổi tiếng nhờ chắt lọc kinh nghiệm

Từng nghe danh về rượu nếp than do ông Nai Buih ở làng Krơk, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) sản xuất, nhưng trước đây tôi không có dịp thưởng thức. Chuyến công tác mới đây về xã Ngọc Réo khi nghe đề cập đến rượu nếp than, ông A Wiên - Phó Chủ tịch UBND xã bố trí cán bộ dẫn tôi đến gặp Nai Buih.

Thật may, lúc chúng tôi đến nhà, Nai Buih đang phơi cơm nếp, trộn men ủ rượu nếp than. Thấy khách đến, Nai Buih bỏ dở công việc, rửa tay, đon đả trải chiếu, pha trà mời khách. Ngồi tỉ tê chuyện rượu nếp, Nai Buih liền mở tủ lạnh lấy chai rượu nếp than rót một ly đầy mời tôi thưởng thức. Trời nóng, lại đi đường xa, uống ly rượu nếp ướp lạnh chua chua, ngọt ngọt, tôi cảm thấy trong người mát mẻ, tươi tỉnh hẳn ra.

Ông Nai Buih giới thiệu về bánh men. Ảnh: V.N

Về Bình Dương thưởng thức ốc dừa

Du khách có dịp về xã Bình Dương (Bình Sơn) mà không thưởng thức món ốc dừa xào sả ớt thì sẽ tiếc nuối. Món ốc dừa càng thơm ngon, đậm đà hơn khi ngồi thưởng thức bên dòng sông êm đềm, xanh biếc của quê hương nhà thơ Tế Hanh.

Món ốc dừa xào sả ớt luôn hấp dẫn thực khách mỗi khi đến thăm xã Bình Dương (Bình Sơn). Ảnh: Đ.Sương

Đậm đà thịt kho dưa cải

Ngày xưa, lúc còn khó khăn, các bà, các mẹ thường lấy ít mỡ heo để xào dưa cải muối. Còn ngày nay, dưa cải muối được kho cùng thịt heo. Đây là món khoái khẩu của nhiều người.

Trong mảnh vườn trước nhà, mẹ tôi thường trồng vài luống cải bẹ xanh. Khi cải sắp già, chị em tôi lại phụ mẹ nhổ cải để mẹ làm món dưa cải muối chua ăn dần. Cải bẹ xanh muối chua dễ làm, chế biến được nhiều món ăn, có thể để được lâu. Những ngày qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hạn chế đi lại, để có thực phẩm trong nhà tôi nhớ đến món dưa cải muối của mẹ và bắt tay vào làm.

Thịt kho dưa cải. Ảnh: H.THU

Lòng gà xào mướp

Lòng gà với ruột dai, gan bùi, mề giòn sần sật hợp cùng mướp mềm "đẩy đưa" răng lưỡi. Món xào dân dã đậm đà hương vị làng quê làm vơi âu lo những ngày dịch.

Đức Phổ quê tôi giờ có thêm "mùa Covid-19" khiến bao người lo lắng không yên. Bởi hạn chế ra ngoài để phòng ngừa dịch bệnh nên nhiều người thơ thẩn ngắm khung cảnh vườn nhà cho vơi bớt âu lo. Kìa, giàn mướp hương tươi tốt mặc cho nắng như đổ lửa giữa trưa hè. Lá xanh mướt chen kín làm vơi đi nóng bức. Những trái mướp treo lủng lẳng dưới tán lá xanh đợi người đưa tay hái. Loại mướp này quả ngắn, nhẹ cân nhưng dùng chế biến món ăn khá thơm ngon. Bên dưới giàn mướp, đàn gà bới đất tìm mồi trong bóng che râm mát. Hình ảnh quá đỗi yên bình cho lòng vợi muộn phiền giữa ngày dịch Covid-19 vây quanh.

Đường làng vắng lặng. Chợ quê buồn tênh. Còn chuyện thực phẩm thì khiến bao người phụ nữ thêm lo lắng. Vậy là, họ dùng "gà thả rông, mướp nhà trồng" để chế biến món ăn trong bữa cơm gia đình. Bữa ấy, thường có món lòng gà xào mướp hương với phương pháp chế biến khá đơn giản.

Lòng gà xào mướp hương. ẢNH: TRANG THY

13 thg 8, 2021

Dưới mái Bắc Đèo Ngang


Chúng tôi đã nhiều lần đến Đèo Ngang theo cách ấy - vào những buổi chiều tà, như năm xưa Bà Huyện Thanh Quan từng đi qua. Như thế, chúng tôi mới cảm nhận được đầy đủ nhất niềm tin tưởng, tự hào về những đổi thay của vùng đất nổi tiếng nghèo đói năm xưa.

Đèo Ngang - dải đất chót cuối của Hà Tĩnh, từ xa xưa đã luôn gợi nhiều xúc cảm. Nằm trên dải núi Hoành Sơn (thuộc dãy Trường Sơn) đâm ngang ra biển Đông nên trong những cuộc chiến chinh, Đèo Ngang trở thành biên trấn vững chãi. Mái Bắc Đèo Ngang là vùng đất thuộc huyện Kỳ Hoa xưa; sau nhiều lần tách nhập địa giới hành chính, đến năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên huyện Kỳ Hoa thành huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Hồng Lĩnh - nối mạch đất thiêng

Nếu nói Hà Tĩnh là đất cổ Việt Thường thì vùng đất thuộc Minh Giang, Kẻ Treo, Kẻ Bấn, Kẻ Vọt xưa, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) ngày nay là trung tâm của vùng đất ấy. Theo hành trình phát triển của lịch sử, nhất là sau 30 năm tái lập tỉnh, vùng đất này đã có những bước chuyển to lớn.

Một góc thị xã Hồng Lĩnh ngày nay

8 thg 8, 2021

Thăm “làng đá” Khuổi Ky bình yên nơi biên cương Cao Bằng

Những ngôi nhà sàn ở làng đá một thời mang dáng dấp của nhà Mạc ở Cao Bằng đã ít nhiều chìm vào lãng quên.

Làng đá Khuổi Ky là tên của một ngôi làng khá đặc biệt trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), nằm bên tỉnh lộ 206, trên đường vào khám phá động Ngườm Ngao.

Mekong Silt Ecolodge - Làn gió mới của du lịch Phong Điền

Cách trung tâm thành phố 16 km, Phong Ðiền là vành đai xanh của Cần Thơ. Khí hậu thoáng đãng, thổ nhưỡng màu mỡ, cây lành trái ngọt quanh năm là nền tảng để Phong Ðiền phát triển loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn. Không gian xanh nơi đây cũng trở thành địa điểm lý tưởng để khởi nguồn cho du lịch nghỉ dưỡng, trong đó có Mekong Silt Ecolodge.

Mô hình thuyền phòng cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sông nước.

Muối ba khía - nghề di sản ở Đất Mũi

Tỉnh Cà Mau có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó ba khía muối là một sản phẩm đặc trưng. Nghề muối ba khía cũng đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Và Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

Nghề muối ba khía đã có từ xưa tại vùng đất giàu sản vật Cà Mau. Theo lời người dân địa phương, trước đây ba khía có rất nhiều nên đến mùa ba khía “hội” (khoảng tháng 7-9 âm lịch) bà con đi bắt ba khía chở bằng xuồng. Không tiêu thụ hết họ mới nghĩ ra cách muối để bảo quản được lâu hơn.

Ăn năn

Ở miền Tây, nhất là vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, có rất nhiều năn. Năn là loài cỏ dại mọc trong các đồng đất hoặc mương liếp. Năn thường có hai loại là năn kim (cỏ năn) và năn bộp (có nơi gọi trại là bụp). Loại năn là đặc sản nổi tiếng bây giờ chính là năn bộp. Từ một loài cỏ dại, nay năn bộp trở thành loại rau “hái ra tiền” của người miền Tây. Một số xã thuộc huyện Hồng Dân và Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, bà con còn trồng năn bộp với diện tích lớn, thu hoạch quanh năm và bán khắp mọi miền đất nước.

Năn bộp vừa lột.

Hạt ngọc đôi bờ Chắc Băng

“Kinh xáng Chắc Băng”, cái tên huyền thoại đã đi vào lòng người từ thuở khai hoang lập địa. Kênh xáng Chắc Băng không chỉ là trục giao thương chính bằng đường thuỷ mà còn tạo ra những vùng đất trù phú nơi nó chảy qua. Vùng đất tôm - lúa của huyện Thới Bình là một trong số đó.

Chắc Băng xưa - nay

Kênh xáng Chắc Băng nối ngã ba Sông Trẹm tại thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái Lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, dài hơn 40 cây số. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về cái tên Chắc Bằng càng cho ta thấy sự thú vị của con kênh này. Trong cuốn “Bạc Liêu xưa” ghi nhận rằng, cái tên Chắc Băng có từ câu trăn trối của vua Nguyễn Ánh lúc lâm bệnh trong thời gian chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn về đây ("chắc trẫm băng hà..."). Còn theo Nhà văn Sơn Nam lý giải, địa danh Chắc Băng là do đọc trại từ tiếng Cao Miên “Chap tung”, nghĩa là chim chằng bè, loại chim có nhiều ở vùng đất này.

Cách lý giải nào cũng có lý và cơ sở riêng, tuy nhiên, giờ không còn quá quan trọng so với sứ mệnh, giá trị mà con kênh Chắc Băng đã và đang mang lại quanh vùng những nơi nó chảy qua. Kể từ năm 1919, khi thực dân Pháp cho đào mở rộng, kênh xáng Chắc Băng càng trở nên quan trọng trên tất cả các lĩnh vực từ đời sống kinh tế đến văn hoá và quốc phòng.

Dấu xưa Chắc Băng

Nhà ngoại tôi nằm bên bờ kinh Chắc Băng. Mỗi lần về quê ngoại, tôi phải đi bằng ghe hay võ lãi, bồng bềnh trên con kinh ấy. Vì vậy mà địa danh Chắc Băng đã trở thành một ký ức của tuổi thơ tôi. Xuôi theo dòng kinh chừng non một tiếng đồng hồ, nhác thấy ngọn dương già cao ngất ngưỡng bên ngôi chùa trăm năm, chị em tôi lại reo lên: “Tới nhà ngoại rồi!”...

Chắc Băng là một con kinh ở vùng U Minh Hạ, thuộc hai huyện: Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang và Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Kinh Chắc Băng dài hơn 40 km nối liền từ ngã ba sông Trẹm đến đầu Vàm Chắc Băng ra sông Cái Lớn. Đây là con kinh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng.

Theo tương truyền của người dân địa phương và học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Bạc Liêu xưa”, ngày xưa Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vương thất đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăn trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà hay kinh Chắc Băng.

Kinh Chắc Băng bây giờ.

5 thg 8, 2021

Xuôi dòng Chắc Băng

“Hết dịch COVID-19 sẽ làm một chuyến du lịch cho đã đời!”, nhiều người vẫn nói với nhau như vậy trong những ngày giãn cách xã hội. Ngày đó sẽ không xa, tin là như vậy. Và bạn sẽ đi đâu: lên rừng, xuống biển, chu du những cung đèo hay thả lòng nơi thảo nguyên mênh mông... Những ai thích khám phá miền Tây sông nước, chuyến trải nghiệm sau đây hẳn sẽ là gợi ý thú vị.

Phủ thờ Bác Hồ ở kinh Bảy, từ kinh xáng Chắc Băng rẽ vào.

Ðó là hành trình ngồi trên vỏ lãi, xuồng máy, xuôi dòng Chắc Băng huyền thoại để cảm nhận nét dân dã, thơ mộng của miền Tây sông nước.

Độc đáo cây cô đơn thu hút giới trẻ ở thiên đường mây Tà Xùa

Hình ảnh cây cô đơn đứng sừng sững giữa mây trời Tà Xùa khiến nhiều người thích thú.


Săn mây Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) nổi lên như một điểm du lịch hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là trong thời điểm săn mây đẹp nhất từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Để đến được Tà Xùa, du khách phải di chuyển từ Hà Nội đến thị trấn Bắc Yên và thuê xe máy lên Tà Xùa khoảng 20km.

Con đường di chuyển đến đỉnh Tà Xùa cực kỳ khó khăn nên đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải có tay lái thật chắc chắn. Có những con dốc liên tiếp nhau, trơn trợt và có những đoạn chênh vênh khi một bên là vách núi một bên là vực sâu. Tà Xùa quả nhiên không dành cho những người yếu tim yếu sức.

Hòn Vượn - Điểm săn mây tuyệt đẹp giữa lòng Cố đô Huế

Hòn Vượn thuộc thôn Đồng Chầm (Xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Trước đây, Hòn Vượn từng là căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng bây giờ nơi đây đã trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các bạn trẻ, phượt thủ muốn trải nghiệm, đặc biệt là những ai muốn ngắm mây.

Lên đến đỉnh núi Hòn Vượn, du khách được ngắm nhìn trời mây, núi sông tuyệt đẹp. Ảnh: Quỳnh Nhi.

Tận hưởng vẻ đẹp trong lành, bình yên tại đồi chè Thanh Sơn Phú Thọ

Ghé đồi chè Thanh Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ) du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình yên, mộc mạc đến hút hồn của miền đồi núi lừng danh đất Tổ.


Đồi chè ở các vùng khác thường nằm khá xa trục đường chính và được trồng ở nơi có địa hình cao nhưng đồi chè ở Thanh Sơn, Phú Thọ lại được trồng sát ngay đường lớn, có địa hình bằng phẳng. Nơi đây có tổng cộng 3 cơ sở chè quốc doanh với diện tích lên tới hơn 1.000 ha.

Những vườn chè ở Thanh Sơn trải rộng bao la, bát ngát trên một diện tích đồi thoai thoải. Bởi vậy nên nơi đây trở thành địa điểm thăm thú, khám phá lí tưởng của rất nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây.

4 thg 8, 2021

Vắng tanh như chùa Bà Đanh

 1. Hồi xưa ấy, lúc đầu tui đọc được thông tin là chùa Bà Đanh ở Hà Nội. Số 199 đường Thụy Khuê, gần Hồ Tây. Thế rồi có dịp cùng bạn bè ngồi chơi bên bờ Hồ Tây, tui tranh thủ thả bộ qua phố Thụy Khuê để coi vắng như chùa Bà Đanh là sao.

Trái với hình dung của tui, chùa Bà Đanh đâu có vắng. Nói cho chính xác là không vắng mà cũng không đông (thử nghĩ coi, ở ngay trung tâm quận Tây Hồ mà vắng gì nổi!), không có gì nổi bật và cũng hơi khó tìm vì nằm sâu trong hẻm. Tên chùa cũng không phải Bà Đanh, mà là Châu Lâm - hoặc Phúc Châu.

Lối vào chùa Châu Lâm. Ảnh: ZingNews

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh nằm trên con đường mang tên ông bên dòng sông nhỏ ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Nhà lưu niệm Nguyễn Phan Chánh nằm trên mảnh đất của chính gia đình danh họa - nơi trước đây được gọi bằng cái tên “Đào Mai Trang”.

Đền Phù Đổng - Nơi lưu giữ những trang vàng lịch sử chói lọi của dân tộc

Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa. Đây là quê hương của người anh hùng thần thoại mà theo truyền thuyết đã đánh tan giặc Ân thời vua Hùng thứ 6. 


Đền Phù Đổng hay đền Thánh Gióng được xây dựng tại xã Phù Đổng (làng Gióng) thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội 17km về hướng Đông Bắc. Năm 2013, đền Phù Đổng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Phù Đổng là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, nơi đây nổi tiếng với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, gắn liền với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Có một họa sĩ đã từng làm vua

Nhiều người biết vua Hàm Nghi (1871 - 1944) là vị vua chống Pháp đã bị bắt lưu đày biệt xứ tận Algerie, nhưng rất ít người biết đến họa sĩ Tử Xuân đã từng triển lãm ba lần ở Paris, Pháp. Họa sĩ Tử Xuân chính là Hàm Nghi hoàng đế.

Bức tranh sơn dầu "Không đề" của họa sĩ Tử Xuân (vua Hàm Nghi) vẽ năm 1900

Câu chuyện thú vị và cảm động về một họa sĩ Việt từng làm vua đã được thảo luận sôi nổi tại cuộc hội thảo "Hàm Nghi - vị vua lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" do Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức ngày 3-8 tại thành phố Huế, đúng 150 năm ngày sinh của nhà vua.

Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi

Ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay nhiều người dân vẫn kể về câu chuyện của gia đình ông Cầm Oai.

“Vua Thái” Cầm Oai - Ảnh tư liệu

Mọi người vẫn quen gọi ông là “vua Thái” với nhiều truyền thuyết gắn với ông.

“Vua Thái” nguyên là quan đạo binh, nhận chức từ người cha là Cầm Văn Thanh. Ông Cầm Văn Thanh chính là người đã được ông Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua Hàm Nghi) trao cho thanh kiếm gọi là kiếm lệnh để cai quản quân đội của 12 châu người Thái xứ Tây Bắc.

“Vua Thái” Cầm Oai có một người con trai là Cầm Văn Dung (Cầm Dung) bị kết án khổ sai vì tội đầu độc công sứ Sơn La Saint Poulot (thường gọi là Xanh Pu Lốp).

Ông Cầm Dung bị giam ở nhà tù Hỏa Lò và là người tham gia tổ chức, thực hiện cuộc vượt ngục “thăng thiên độn thổ” ngày 11-3-1945.

Gà nướng chấm muối cheo Quảng Bình

Da gà giòn, thơm mùi khói, đậm vị hơn khi chấm cùng đặc sản muối cheo của người dân Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đến Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách có thể dễ dàng bắt gặp món gà nướng trong bất kỳ nhà hàng, quán ăn nào. Không hiểu từ khi nào, gà nướng chấm với đặc sản muối cheo của người dân Phong Nha trở thành món mời khách đến với xứ hang động, làm no bụng người phương xa sau những hành trình mạo hiểm.

Gà nướng được ép dẹt, không tẩm thêm gia vị, khi ăn thơm vị khói và thịt. Ảnh: Trung Nghĩa

2 thg 8, 2021

Liên Thành, dấu xưa còn đó...


Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh trong bài viết “Tỉnh thành Hà Tĩnh” đăng trên Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh số 116, tháng 3/2008 đã viết: “Tháng mười năm Tân Mão, Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà vua chuẩn cho bỏ trấn, chia đặt các tỉnh. Lấy hai phủ Hà Hoa, Đức Thọ gồm sáu huyện: Thạch Hà, Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn lập thành tỉnh mới Hà Tĩnh. Trong buổi sơ thiết, tỉnh đường tạm đặt tại xã Đại Nài, phủ Hà Hoa. Vào tháng Giêng năm Quý Tỵ (1833), tỉnh thành mới được khởi công xây đắp”. Sách Đại Nam thực lục chính biên - Đệ nhị kỷ ghi: “Tổng đốc, tuần phủ cùng với giám thành chọn được xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà địa thế cao ráo, rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên nối với sông Nại Giang, dưới chảy ra Cửa Sót. Đó là một khu đất đẹp. Họ bèn xin đóng tỉnh thành ở đây…”.

Mùa măng tầm vông

Thường xuất hiện vào mùa mưa, măng tầm vông mang đến cho người dân xứ núi bữa ăn đa dạng, phong phú hơn. Măng tầm vông còn giúp nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập từ việc bán măng cho du khách.

Cây trồng đặc biệt

Từ bao đời nay, cây tầm vông đã gắn liền với đời sống người dân huyện miền núi Tri Tôn nói chung, đồng bào DTTS Khmer nói riêng. Loại cây trồng này không những giúp cho nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập từ việc canh tác, mà còn tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương thông qua việc uốn cây.

Tầm vông là loại cây khá đặc biệt, dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu thấp. Càng đặc biệt hơn, khi cây trồng này không cần tưới nhiều nước, lại chịu hạn rất tốt, cho dù điều kiện thời tiết có khô hạn đến đâu cây tầm vông cũng sống và phát triển được. Do đó, loại cây trồng này rất thích hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng như huyện miền núi Tri Tôn. Cây tầm vông tập trung nhiều ở xã Lương Phi và thị trấn Ba Chúc, đồng thời xuất hiện rải rác ở các địa phương, như: Lê Trì, Ô Lâm, Cô Tô...

Chùa Hộ Quốc - Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc

Chùa Hộ Quốc (Phú Quốc) tuy còn non trẻ trong tuổi đời nhưng đã nổi tiếng khắp nơi được đông đảo mọi người đến tham quan và chiêm bái.

Quang cảnh chùa Hộ Quốc Phú Quốc. Ảnh: Hương Mai

Nằm tại ấp Suối Lớn của xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa Hộ Quốc hay còn được gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc được xây dựng nào năm 2011 và khánh thành vào năm 2012.

Những câu chuyện truyền thuyết thú vị về núi Đôi Quản Bạ ở Hà Giang

Du khách khi đến với Hà Giang thường dừng lại trên đường vào huyện Quản Bạ, ngắm nhìn tòa thiên nhiên căng tròn phía xa với ánh mắt trầm trồ.


Sở dĩ người dân nơi đây gọi là núi Đôi bởi vì hai quả núi gần như bằng nhau được xếp song song. Và mỗi mùa, gò bồng đảo của thiên nhiên ấy lại được tô điểm màu sắc khác nhau và du khách khi có dịp ghé chân vào thời gian nào cũng có những trải nghiệm thú vị.

Núi Đôi gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi.

Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.

Cánh đồng dứa tuyệt đẹp ở Ninh Bình

Cánh đồng dứa thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) nằm ở gần Hà Nội nên khá dễ dàng di chuyển, khung cảnh lại nên thơ thu hút rất nhiều bạn trẻ ghé đến.