Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc & Phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc & Phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 4, 2024

Nghệ thuật múa trống đôi của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), múa trống đôi (còn gọi là kơ-toang) là di sản văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, trước nguy cơ mai một ở huyện Vân Canh hiện tại vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết với loại nhạc cụ này nên ngày đêm ra sức gìn giữ và truyền dạy cho con cháu.

Già làng Lê Văn Ru (người cầm cây nêu) là một trong số ít những người am hiểu trống kơ-toang và văn hóa truyền thống của người Chăm H’roi huyện Vân Canh

Đắm say tiếng trống K’toang của người Chăm H’roi

Với người Chăm H’roi (một nhánh của dân tộc Chăm), sinh sống ở huyện Vân Canh (Bình Định), trống K’toang (hay còn gọi trống đôi), là di sản văn hóa độc đáo, là một trong những nhạc cụ đặc sắc nhất trong kho tàng âm nhạc của họ. Dù hiện nay, tiếng K’toang ít có dịp được vang lên, nhưng các nghệ nhân vẫn đang dồn tâm huyết để giữ gìn và nắm bắt các cơ hội để tiếng K'toang lại được "nói chuyện" với mọi người.

Trống K’toang thường được biểu diễn ở những lễ hội của người Chăm H’roi

6 thg 4, 2024

Vẻ đẹp mộc mạc, bình yên của bản Dao giữa núi đá trập trùng nơi biên giới

Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Cả bản có 34 hộ đều là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Người dân ở đây xây dựng nhà bằng gỗ theo kiểu nhà sàn truyền thống sát nhau từ chân núi đến lưng chừng đồi. Bên cạnh những ngôi nhà là những vườn hoa cải vàng óng ả tạo nên một bức tranh nên thơ giữa núi đồi hùng vĩ.

Bản Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân có điều kiện tự nhiên toàn núi đá, nên đời sống kinh tế của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là Đồn Biên phòng Xuân Trường theo Đề án 681 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, về việc phân công đảng viên công tác tại các Đồn biên phòng phụ trách, giúp đỡ hộ gia đình ở khu vực biên giới, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng khởi sắc, ấm no.

Một số hình ảnh ghi nhận tại bản Cà Lò:

Bản Cà Lò được bao quanh bởi những dãy núi đá trùng điệp

5 thg 4, 2024

Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.

Một dòng tộc người Chăm trên đường đến nhà Kut

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Khi đến thời gian được chọn, gia chủ bắt đầu chuyển vào nhà mới

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…

Lễ hội “Bun Vốc Nặm” gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh. Người Lào quan niệm, khi bắt đầu bất cứ một sự kiện quan trọng nào thì việc dâng lên các lễ vật để báo cáo và xin phép thần linh là việc cần thiết để cầu mong thần linh phù hộ cho công việc diễn ra thuận lợi.

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một số hình ảnh trong lễ hội "Bun Vốc Nặm" năm 2024:

Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh với các lễ vật gồm lợn, gà, rượu, chè, xôi ngủ sắc, hoa quả, bánh kẹo...

Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, xin nước mưa tại các gia đình trong bản để về cúng tượng rửa tượng Phật

Những nam thanh niên trẻ khỏe mang ống tre theo thầy đến các gia đình xin nước

Các gia đình trong bản mang nước mưa đứng 2 bên đường té nước vào đoàn rước với mong muốn được góp nước dâng lên cúng tượng Phật và cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Tiếp theo là lễ rửa tượng Phật với mong muốn tẩy uế, rửa đi hết những bụi bặm của trần gian trong một năm qua và cầu mong những điều mới mẻ, sạch sẽ nhất cho năm mới

Thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa, sau đó cho cả đoàn lễ đi vòng quanh chùa 3 vòng rồi cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa

Trong tiếng trống, chiêng, mọi người nắm tay trong vòng xòe đại đoàn kết

Bà con vui trong ngày hội

Các cô gái Lào chỉnh đốn y phục vui hội

Tại dòng suối Nậm Mu, các đại biểu, du khách và nhân dân cùng hòa mình vào lễ hội té nước của dân tộc Lào, cầu mong cho một năm mới sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, may mắn ngập tràn

Du khách trải nghiệm bơi bè mảng

Thi bắt cá suối, một trong các hoạt động trò trơi tại lễ hội

Hà Minh Hưng

4 thg 4, 2024

Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"

Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.


Tương truyền, nghề rèn nơi đây đã có từ thế kỉ thứ XI, ban đầu là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tôn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống xâm lược. Sau chiến tranh, người dân dần chuyển sang rèn công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Người Mạ ở Đồng Nai Thượng giữ nghề truyền thống

Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được bao bọc bởi những cánh rừng già, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn lưu giữ được nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đến ngày hôm nay.

Già làng K’Lộc (bên phải) cùng mọi người trong buôn rèn nông cụ.

2 thg 4, 2024

Về làng cổ Phước Tích

Nếu nghề gốm truyền thống đã đem lại sự giàu có và danh tiếng cho người dân làng cổ Phước Tích, thì chính cảnh sắc ở Phước tích với dòng Ô Lâu trong xanh và những ngôi nhà rường cổ lại đem đến cho Phước tích có một sức hút lạ kỳ.

Nghề gốm ở Phước Tích chuyển hướng trở thành trải nghiệm thú vị cho khách tham quan.

Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) được hình thành từ thế kỷ 15, gần sát với thời điểm Nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam.

Nghề làm gốm truyền thống của người Gia Rai

Làm gốm là một trong những nghề truyền thống của người Gia Rai mà lâu nay ít người nhắc đến. Trải qua những thăng trầm, người Gia Rai vẫn giữ gìn nét độc đáo của nghề gốm và được trao truyền qua bao thế hệ.

Nghệ nhân Rơ Châm Hinh (đứng) và nghệ nhân Rơ Châm Xuyên (Ảnh: Xuân Toản)

Lễ hội Tâm N’Găp Bon của người M’nông - Lễ hội của sự gắn kết cộng đồng

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc M'nông ở Việt Nam có số dân hơn 67.300 người, đứng thứ 19 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào M'nông cư trú tại nhiều ở các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng. Riêng ở tỉnh Đắk Nông, có hơn 40.000 người M'nông, chiếm khoảng 50% tổng số người M'nông ở Việt Nam. Đồng bào M'nông có kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, giàu bản sắc, trong đó, Lễ hội Tâm N’Găp Bon là một trong những nghi lễ tiêu biểu với ý nghĩa gắn kết, sum họp cộng đồng.

Trong Lễ hội Tâm N’Găp Bon, cây nêu lớn được dựng để thông tin và mời gọi các thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. (Ảnh tư liệu)

1 thg 4, 2024

Độc đáo kiến trúc nhà cộng đồng lấy cảm hứng từ chiếc khăn Piêu

Chiềng Yên là một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có 5 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông. Xã được bao quanh bởi một khu rừng già, nằm dọc theo ranh giới giữa huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Nhà cộng đồng Chiềng Yên là công trình độc đáo, nhằm mục đích thúc đẩy du lịch trong khu vực.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên mang hình thức đặc trưng của một ngôi nhà truyền thống, đồng thời hài hòa với cảnh quan núi non và thác nước đẹp như tranh vẽ

Tết Ramưwan đầm ấm của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Ninh Thuận là địa phương có cộng đồng người Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước với 3 nhóm tôn giáo chính gồm: Đạo Bàlamôn (trên 50.000 người) Hồi giáo Bàni (trên 30.000 người và Hồi giáo Islam (trên 3.000 người). Đối với đồng bào Chăm theo đạo Đạo Bàlamôn có Tết Ka tê là tết cổ truyền thì cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam có Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng Chay - niệm) là tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng.

Lễ tảo mộ - một nghi lễ trong Lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm Bàni Ninh Thuận (Ảnh tư liệu)

28 thg 3, 2024

Tháng Ba về Xuân Trường ngắm sắc trắng hoa lê

Xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, như dốc 15 tầng - Khau Cốc Chà, hồ Thôm Lốm, Di tích lịch sử quốc gia đồn Đồng Mu, cùng với nhiều đặc sản địa phương như: gạo nếp hương, mận máu... Đặc biệt, vào những ngày cuối Xuân, khi những cánh đào đã phai sắc thắm, những triền đồi bắt đầu đỏ rực rỡ bởi hoa mộc miên, thì những đóa hoa lê trắng nơi đây cũng bắt đầu khoe sắc.

Màu trắng hoa lê nổi bật bên những mái nhà rêu phong

Dặt dìu tiếng khèn Mông trên cao nguyên Gia Lai

Gần 40 năm kể từ khi đồng bào Mông đến lập nghiệp tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ (Gia Lai), bà con đã cùng nhau lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó có tiếng khèn Mông hòa cùng những điệu múa truyền thống được gìn giữ nơi quê mới.

Phục dựng Lễ hội Gầu Tàu của đồng bào Mông ở xã Ya Hội

Bình yên làng cổ Vi Rơ Ngheo

Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50 km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng… đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Cảnh sắc yên bình ở làng Vi Rơ Ngheo

Làng Vi Rơ Ngheo nơi cư ngụ của 63 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu người Xơ Đăng. Ngôi làng nhỏ từ xa xưa là tên con suối chảy quanh làng mang vẻ mộc mạc bình yên, khí hậu trong lành và còn giữ được nguyên bản đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng.

4 thg 10, 2023

Ngang qua miền ngõ đá

Có một miền quê ở lưng chừng vùng sơn cước, nơi có những ngõ đá, hàng rào đá, giếng đá, thậm chí là cả những ngôi nhà cổ bằng đá hằng trăm tuổi đã tạo nên một nếp làng yên bình mà độc đáo. Vùng quê xinh đẹp đó là làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).

Làng Lộc Yên với nét đẹp cổ kính, bình dị. Ảnh: D.L

Nghề gõ sầu riêng ở Tây Nguyên

Người thợ leo trèo vắt vẻo trên những cây sầu riêng sai trĩu quả, một tay đỡ quả, tay kia cầm con dao nhỏ gõ cán dao vào lớp da gai góc. Chỉ bằng những động tác đơn giản như vậy, người thợ gõ sầu có thể đoán được tuổi và chất lượng của quả sầu riêng. Mùa sầu riêng Đắk Lắk năm nay được mùa, được giá, thợ gõ sầu cũng có nguồn thu nhập khá.

Thợ gõ sầu cầm con dao nhỏ gõ cán vào quả để xác định tuổi quả sầu riêng

3 thg 10, 2023

Về Gò Cỏ - miền dấu tích ngàn xưa

Hơn 100 năm qua, bắt đầu từ khi văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh, thì cái tên làng Gò Cỏ (Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã được nhiều người biết đến. Hôm nay, bà con ở “miền dấu tích ngàn xưa” này, đã quan tâm tôn tạo, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm khang trang sạch đẹp, xây dựng các hạ tầng Homestay để đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn.

Một góc Sa Huỳnh nhìn từ trên cao

29 thg 8, 2023

Người Mông xứ Thanh làm giấy dó đón Tết

Làm giấy dó từ cây rừng thờ cúng tổ tiên là một phong tục độc đáo của người Mông ở miền núi Thanh Hóa. Sản vật này được đồng bào xem là vật linh thiêng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình trong dịp Tết cổ truyền.

Bột giấy được phơi trên khung bằng vải. Trước khi phơi, khung được rửa sạch để bột giấy không bị dính bụi bẩn ảnh hưởng đến độ kết dính, chất lượng giấy.