Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 3, 2024

Những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông


Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Vương quốc Campuchia, chảy vào đất Việt Nam qua tỉnh Tây Ninh, đến Long An thì hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây rồi đổ ra biển Đông. Là “động mạch chủ" trong hệ thống sông rạch ở Tây Ninh, con sông chảy qua Tân Biên, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng đã để lại nhiều dấu ấn văn hoá đối với các vùng đất này, trong đó có những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông.

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được dựng ở đầu rạch Trảng Bàng (hay còn gọi là rạch Vàm Trảng), đoạn quay ra sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, Trịnh Văn Đồng (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821 tại xóm Lò Mo (An Hoà), theo Trương Công Định đánh Pháp, giữ nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bia sông Vàm Cỏ Đông và giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc 
đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ không biết có từ bao giờ cũng không biết thờ ai, chỉ để là "miếu Ông".

Nghi thức xây chầu trong lễ Kỳ yên đình An Hoà (Trảng Bàng)

Năm 1863, ông Trịnh Văn Đồng di dời ngôi miếu Ông từ bìa sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí như hiện nay, thuộc khu phố An Phủ, phường An Hoà, thị xã Trảng Bàng; ban đầu vẫn là ngôi miếu sau phát triển thành ngôi đình của làng An Hoà thờ thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình hiện nay là vị trí trung tâm của phường, mặt đình nhìn về hướng Nam, phía trước là cánh đồng lúa trũng và cách 300 m là rạch 
Vàm Trảng. Hằng năm, đình An Hoà tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 11 và 12 tháng 2 nông lịch, theo các nghi thức tế lễ đình làng Nam bộ.

Lễ Kỳ yên đình Ân Hoà (Trảng Bàng)

Tượng ông Đặng Văn Châu- thành hoàng bồn cảnh đình Thanh Phước (Gò Dầu)

Theo “Đặng Thế tộc phả", Đặng Văn Châu tên tộc Đặng Thế Châu, là con của ngài Đặng Văn Trước. Ông là bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất Gò Dầu và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ quê hương. Đặng Văn Châu chiêu mộ nghĩa quân, cùng với nhân dân lập căn cứ chống thực dân Pháp từ thời vua Tự Đức tại xóm Xoài Đồn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Trong một trận đánh, ông bị giặc Pháp bắt và đày đi Côn Đảo. Được trả tự do, ông trở về tiếp tục lập lại căn cứ kháng Pháp và khai khẩn thêm đất đai, tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài. Khi ông mất, người dân đã lập miếu thờ ông bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông, nơi ông mất. Để thể hiện lòng tôn kính, dân làng tôn ông là thành hoàng làng Thanh Phước, phát triển ngôi miếu thành đình, lấy tên là “đình Thanh Phước".


Người dân ngồi xem hát bội trước sân đình An Hoà (Trảng Bàng)

Do lâu năm, đình bị sụp nên được di dời về xây dựng trên một gò đất cao, có nhiều cây dầu cổ thụ rộng 10.000 m², hiện toạ lạc tại thị trấn huyện Gò Dầu; mặt chính đình quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Hằng năm, đình Thanh Phước tổ chức cúng Kỳ yên từ ngày 16 đến 18 tháng 2 nông lịch.

Đình Phước Trạch hiện toạ lạc tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Ngôi đình được người dân thành lập thở thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình được xây dựng quay hướng ra sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên của đình diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 2 nông lịch hằng năm. Nghi lễ tế tự tại đình cũng giống như nhiều ngôi đình ở Nam bộ, vào những năm kinh tế dồi dào, người dân cùng với Ban hội đình mời đoàn hát bội về hát cúng đình.

Đình Trường Đông, đình Trường Tây toạ lạc tại thị xã Hoà Thành. Đây là hai ngôi đình nằm bên cạnh bờ sông, mặt tiền đình nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông, được người dân thành lập thờ thành hoàng bồn cảnh. Cả hai ngôi đình tuy nhỏ nhưng mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật.

Đặc biệt, trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông vào 16 tháng Giêng hằng năm có nghi thức tống ôn diễn ra đúng 12 giờ trưa. Chiếc thuyền tống ôn được thiết kế bằng thân cây chuối, tre trúc làm khung và dán giấy với nhiều màu sắc sặc sỡ, trên thuyền có đặt gạo muối, thức ăn, nhang đèn và nhiều vật phẩm, ngoài ra còn có thêm ít tiền lẻ gọi là “tiền đi đường".

Thả thuyền tống ôn trên sông Vàm Cỏ Đông trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đến giờ, chiêng trống nổi lên, lân rồng múa đón trước sân đình, các cụ chức sắc trong đình khiêng thuyền tống ôn xuống ghe chở ra đến giữa sông để thả. Thuyền tống ôn được thả đi theo con nước ròng mà trôi về phía hạ lưu. Người dân quan niệm rằng, thuyền tống ôn trôi đi đem theo cả những điều xui rủi, kể cả thiên tai dịch bệnh, để cho cư dân trong làng được mưa thuận gió hoà, góp phần cho quốc thái dân an.

Long Thành (thị xã Hoà Thành) cùng với Long Giang, Long Khánh, Long Thuận, Long Chữ (huyện Bến Cầu) hợp thành vùng đất “Ngũ Long”. Đây là những ngôi làng cổ mà cư dân sớm định cư trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Những vùng đất này gắn liền với công lao của ông Trần Văn Thiện cùng cha là ông Trần Văn Quế dẫn hàng chục người ngược dòng sông Vàm Cỏ Đông đến Tây Ninh khai hoang mở đất từ những năm 1844. Suốt 40 năm, ông Trần Văn Thiện cùng với nhân dân mở rộng vùng đất mới chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Sau khi ông Trần Văn Thiện mất, được người dân tôn phong là thành hoàng làng và lập đình thờ cúng.

Đình Phước Trạch (Gò Dầu)

Để thể hiện tấm lòng tri ân đến tiền hiển Trần Văn Thiện, năm 1883, đình Long Thành được xây dựng thờ cúng ông. Mặt tiền đình Long Thành quay về hướng Nam, nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông giống như kiểu kiến trúc của nhiều ngôi đình khác trong tỉnh. Hằng năm, vào ngày 17 và 18 tháng 3 nông lịch, đình tổ chức cúng Kỳ yên, những ngày diễn ra lễ hội có đông đảo người dân địa phương, nhân dân trong vùng Ngũ Long, ở Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với nhiều vùng lân cận trong và ngoài tỉnh về dự lễ.

Những ngôi đình ở huyện Bến Cầu như đình Long Thuận, Long Khánh, Long Giang đều được thành lập phụng thờ thành hoàng bồn cảnh từ thời khai hoang mở đất bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông. Người dân nơi đây đều kính trọng công lao của ông Trần Văn Thiện đối với vùng đất Ngũ Long nên tôn ông là tiền hiền thờ ở đình hay cũng có đình phong ông là thần thành hoàng của làng.

Đình Trung Long Khánh (toạ lạc tại ấp Long Châu, xã Long Khánh, trên bàn thờ thần có đặt 5 bài vị viết bằng chữ Nho thờ thành hoàng bồn cảnh của 5 xã "Linh Thần Long Giang xã, Linh Thần Long Thuận xã, Linh Thần Long Khánh 
xã, Linh Thần Long Vĩnh xã, Linh Thần Long Chữ xã". Lễ Kỳ yên tại đình diễn ra vào hai ngày 15 và 16 tháng 12 nông lịch. Vào ngày này, các thương nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông ở gần đình cũng ghé vào dâng hương cầu cho việc làm ăn được thuận lợi.

Đình Long Thuận (Hoà Thành) - Đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đình Long Thành (Hòa Thành)

Đình Long Giang (ấp Bảo, xã Long Giang) được xây dựng nằm ngay khu dân cư đông đúc, bên cạnh rạch Vàm Bảo hướng nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Đình thờ thành hoàng bổn cảnh và các vị tiền hiền như ông Trần Văn Thiện, Lãnh bình Két- là những người đã có công trong việc khai hoang mở đất, chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng đất và biên giới phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất của vùng đất Ngũ Long và cũng là ngôi đình duy nhất tại huyện Bến Cầu có sắc phong. Do sự tàn phá của chiến tranh, đình bị sụp đổ, sắc phong thất lạc nên từ sau năm 1975, lễ rước sắc không còn.

Khi xưa, giao thông đường bộ chưa được phát triển nên việc đi lại bằng đường thuỷ là chủ yếu, cũng chính từ đó ảnh hưởng đến kiến trúc các đình ở Tây Ninh có mặt tiền quay ra sông, rạch. Những ngôi đình ở ven theo sông Vàm Cỏ Đông đã chứng kiến sự sầm uất cảnh trên bến dưới thuyền giao thương buôn bán ở Tây Ninh xưa và nay. Sông Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần lẫn vật chất của cư dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội, tạo nên nét đặc trưng và tiêu biểu cho văn hoá sông nước ở Tây Ninh.

Bài, ảnh: PHÍ THÀNH PHÁT - Thiết kế: TƯỜNG VI

14 thg 2, 2024

Chứng nhân thời mở đất tại Tân An

Đình Bình Lập là ngôi đình cổ, xây dựng cách nay khoảng 2 thế kỷ, đánh dấu sự thành lập và phát triển của vùng đất Tân An xưa (nay là tỉnh Long An). Kiến trúc đình vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong đình còn nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ XIX đến nay. Hiện tại, đình xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu, sửa chữa nhằm giữ lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc mà đình đang gìn giữ.

Đình Bình Lập được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIX và đến nay vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống kiểu tứ trụ của đình

24 thg 1, 2024

Những chuyện ly kỳ ở ngôi đình cổ, kiến trúc độc đáo hơn 200 năm tuổi ở Thanh Miện

Xây dựng từ thời vua Gia Long năm thứ 14 (1815), đến nay đình Nại Trì ở xã Ngũ Hùng (Thanh Miện) vẫn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc độc đáo, cổ kính.

Khuôn viên đình Nại Trì

5 thg 1, 2024

Về ngôi đình còn lưu giữ được nhiều sắc phong

Trải qua hàng trăm năm biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, đình làng Đức Giáo xưa, nay là đình làng Đức Tiến, thôn Đức Tiến, xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) vẫn giữ được nét rêu phong, cổ kính, đặc biệt tại đình còn lưu giữ nguyên vẹn nhiều sắc phong quý.

Những sắc phong nơi đây được người dân xem như báu vật và được gìn giữ, bảo quản tốt.

Được xếp loại di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2000, đình làng Đức Giáo là nơi thờ Cao Sơn tôn thần; thờ Thành hoàng làng Phạm Ngọc Độc, Lê Tiến Bình, Tào Thuận Hóa, thờ Thánh Bưng (Lê Phụng Hiểu), nghè thờ Nguyệt Nga công chúa. Trước kia, đình làng có kiến trúc theo kiểu chữ đinh (T), gồm ngôi tiền đình nằm ngang 3 gian, hai chái rộng và ngôi chính tẩm (hậu cung) 3 gian nằm dọc. Bài trí thờ trong di tích, gồm gian giữa có hương án thời Lê được sơn son thếp vàng, chạm trổ tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (xuân, hạ, thu, đông); phía trên hương án có bức đại tự đề: “Thánh cung vạn tuế” được chạm khắc, sơn son thếp vàng.

22 thg 12, 2023

Ngôi đình trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Bồng Trung

Làng Bồng Trung, xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) được hình thành từ đầu thế kỷ XV. Năm 1428 Lê Thái tổ lên ngôi, nhà vua ra chỉ dụ kêu gọi Nhân dân tị nạn các nơi xa gần được hồi cư nhận ruộng làm ăn. Lúc bấy giờ một số người đã chuyển đến khu vực Mã Mốc thuộc giáp Đông, xã Biện Thượng làm ăn sinh sống. Đến năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) dân cư ở khu Mã Mốc đã đông đúc, phồn thịnh, nên dân làng xin và được triều đình cho lập làng mới đặt tên là làng Đông Biện. Dưới triều vua Đồng Khánh (thời nhà Nguyễn) đổi tên là làng Bồng Trung.

Đình làng Bồng Trung, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

18 thg 12, 2023

Thăm đình Long Thành, tưởng nhớ người mở mang vùng đất “ngũ long”

Sau khi thân sinh qua đời, ông Trần Văn Thiện và một số người cùng chí hướng tiếp tục khai phá, lập thêm một thôn khác, nay là 5 xã “ngũ long” thuộc huyện Bến Cầu và thị xã Hoà Thành.

Nơi thờ cúng Đức đại thần Trần Văn Thiện.

Gần 180 năm trước, cha con ông Trần Văn Thiện đến khai khẩn vùng ven sông Vàm Cỏ Đông và di dân lập được 4 thôn. Sau khi thân sinh qua đời, ông Trần Văn Thiện và một số người cùng chí hướng tiếp tục khai phá, lập thêm một thôn khác, nay là 5 xã “ngũ long” thuộc huyện Bến Cầu và thị xã Hoà Thành.

8 thg 12, 2023

Đình Thoại Ngọc Hầu: “Top 100” điểm đến ấn tượng Việt Nam

Mái đình cổ kính ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.

29 thg 11, 2023

Hầm bí mật dài gần 100 m trong ngôi đình cổ ở TP HCM

Đình Phong Phú, TP Thủ Đức, được xây dựng cuối thế kỷ XIX, phía dưới chánh điện có đường hầm, từng là nơi trú ẩn của bộ đội trong chiến tranh.


Đình Phong Phú nằm trên con đường cùng tên ở phường Tăng Nhơn Phú B, xây dựng khoảng năm 1880, thờ Thành hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam.

Đình mang phong cách truyền thống của miền Nam, với các hạng mục chính theo trục dọc như cổng tam quan, vỏ ca, tiền điện, chánh điện. Đối xứng qua trục chính bên phải là nhà truyền thống, trái là nhà rửa rau quả.

24 thg 11, 2023

Sắc diện mới nơi Đình Phú Vĩnh

Thượng tuần tháng 6/2023, “Điểm xanh văn hóa” tại Đình Phú Vĩnh - tổ dân phố 3, phường Phường Đúc đã được khánh thành. Cũng trong dịp ấy, Phường Đúc đã trao quyết định, ra mắt tổ tự quản điểm xanh Đình Phú Vĩnh trong sự hân hoan, vui mừng của mọi người.

Đình Đệ Cửu (còn có tên là Đình Phú Vĩnh)

Đình Đệ Cửu (hay còn gọi là Đình Phú Vĩnh) ở xóm Lịch Đợi (nay thuộc Tổ 3, phường Phường Đúc, Tp Huế) mà tôi có dịp ghé thăm cách đây không lâu là một công trình đìu hiu lạnh lẽo và đang trên đà trở thành phế tích.

21 thg 11, 2023

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.

Đình Lạc Giao được khởi dựng vào năm 1928, vị trí nằm ở góc ngã tư đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

2 thg 11, 2023

Đình Trà Cổ - cột mốc văn hóa vùng biên ải

Được xây dựng năm 1461 dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình Trà Cổ vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.


Đình Trà Cổ nằm ở phía đông nam phường Trà Cổ, TP Móng Cái, giữa khu dân cư đông đúc sống bằng nghề chài lưới.

Năm 1461, dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình bắt đầu được xây dựng để thờ 6 vị tiên công đã có công khai khẩn, lập làng ở vùng biên giới giáp với Trung Quốc. Đây cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi quan triều đình nghỉ ngơi khi đi du ngoạn.

Ngôi đình được ví như "cột mốc văn hóa vùng biên ải" bởi quá trình hình thành và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của con người, vùng đất địa đầu Tổ quốc.

24 thg 10, 2023

Cụm di tích gắn với tên tuổi vị Vua Bà lẫy lừng nhất sử Việt

Là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba, Bà Triệu đã được dân gian tôn vinh là Vua Bà. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là nơi có những di tích quan trọng nhất gắn với sự nghiệp Bà Triệu.

1. Nằm trên núi Gai ở huyện Hậu Lộc, đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc. Tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.

16 thg 9, 2023

Ba anh em họ Nguyễn giúp vua đánh tan giặc phương Bắc

Ba mặt tiếp giáp cánh đồng lúa, cách biệt với khu dân cư, đình Kim Khê ở xã Phú Điền (Nam Sách) đẹp yên bình và còn được biết đến là nơi thờ ba anh em trong cùng gia đình họ Nguyễn.

Đình Kim Khê ngày nay

16 thg 8, 2023

Ngôi đình có thờ cá Ông ở Châu Thành

Đình Thần - Lăng Ông Vĩnh Thới (ấp Vĩnh Viễn, xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) nhìn ra bờ sông Trà. Đình được thành lập năm nào không ai dám khẳng định nhưng trong đình hiện còn tờ sắc phong thần của vua Tự Đức vào năm 1852.

Đình thờ thần biển và cá ông

Tờ sắc phong được phóng to và dịch ra đặt trong đình

22 thg 7, 2023

17 thg 7, 2023

7 vị thành hoàng làng Nại Thượng

Đình Nại Thượng ở xã Đại Đức (Kim Thành) khá đặc biệt khi thờ tới 7 vị thành hoàng là anh em trong cùng gia đình họ Hoàng.

Tế thành hoàng trong ngày hội truyền thống ở đình Nại Thượng (ảnh tư liệu)

16 thg 7, 2023

Cổ kính đình Cao Xá

Ngôi đình Cao Xá ở xã Thái Hòa (Bình Giang) cổ kính với mái ngói rêu phong, những nét kiến trúc, chạm trổ độc đáo.

Đình Cao Xá thờ ba vị thành hoàng làng giúp vua Hùng đánh giặc

Đình Cao Xá thờ ba vị thành hoàng làng là Phan Chí, Phan Khí và Phan Minh. Thần tích còn ghi dưới triều vua Hùng Vương thứ VI, có gia đình ông Phan Tiệp cùng vợ là bà Nguyễn Thị Phúc, quê ở xã Bảo Tháp có nghề làm thuốc đến sinh sống tại chùa thôn Cao Xá. Ông bà là người đức độ, nhân từ, có lòng thương người, trong tay lại có nghề làm thuốc nên mỗi khi dân làng có ai yếu đau đều được ông bà cứu chữa. Trong thời gian lưu lại Cao Xá, ông bà sinh được 3 người con trai, đặt tên là Phan Chí, Phan Khí và Phan Minh. Các con lớn lên được ông bà cho theo học Ngô Tiên Sinh ở làng Nhữ Thị. Các ông học hành chăm chỉ, tôn sư trọng đạo nên được thầy quý, bạn mến.

2 thg 6, 2023

Các sắc phong ở đình Ngọc Án

Mới đây, có dịp về thăm đình Ngọc Án, ở phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi), chúng tôi mới hiểu hết những giá trị đặc biệt của các sắc phong được gìn giữ hàng thế kỷ tại đây.

Dấu xưa

Các bậc cao niên cho biết, đình Ngọc Án được xây dựng vào thời Lê Trung hưng, bên cạnh bờ nam sông Trà Khúc, giữa hai làng Ngọc Án và Đức Yên. Đến năm Thành Thái nguyên niên (1889), ngôi đình bị sạt lở và được xây mới bằng gỗ với kiến trúc truyền thống ba gian hai chái. Trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đình bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn một am thờ nhỏ. Từ trên nền ngôi đình cũ, năm 1954, người dân trong làng đã góp công, góp của dựng nên một nghĩa từ nhưng vẫn mang tên ngôi đình cổ xưa: Đình Ngọc Án.

Sắc phong ở đình Ngọc Án. ẢNH: TẠ HÀ

22 thg 4, 2023

Viếng Đình thần Nguyễn Trung Trực

Đình thần Nguyễn Trung Trực tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) được khởi dựng cuối thế kỷ XIX và trải qua nhiều lần trùng tu, đến năm 2004, được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ngôi đình không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân mà còn là "chứng nhân" của nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử Đảng bộ địa phương.

Theo các tài liệu còn lưu lại, Đình thần Nguyễn Trung Trực được khởi dựng cuối thế kỷ XIX, trên một khuôn viên đất rộng bên bờ kênh Long Phú, hiện tọa lạc tại ấp 1, thị trấn Long Phú. Đình thần Nguyễn Trung Trực với lối kiến trúc rất đặc trưng của các ngôi đình làng Nam Bộ (cổng đình, sân đình, gian trước, gian giữa, chính điện…). Khi bước vào sân đình, khách sẽ đi qua cổng tam quan có biển khắc tên “Đình thần Nguyễn Trung Trực”. Các trụ cổng hai bên có các câu đối: “Thuở thiếu thời vì dân diệt bạo - Thác thành thần oai trấn an dân” và “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa - Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.

13 thg 4, 2023

Nét đẹp điêu khắc của ngôi đình cổ gắn liền với Lễ hội Đền Cuông

Tồn tại lâu đời, đình Xuân Ái không chỉ là di tích lịch sử gắn liền với Lễ hội Đền Cuông, mà còn là một công trình cổ được điêu khắc chạm trổ đẹp.

Theo các cụ cao tuổi trong vùng, đình Xuân Ái được xây dựng từ thời Nguyễn và đã được tu sửa nhiều lần. Ngày trước, ngôi đình cổ nằm ở trung tâm của làng, nay thuộc xóm 3, xã Diễn An. Ảnh: Huy Thư

Trước đình còn có giếng đình từng là nơi lấy nước sinh hoạt của người dân địa phương, nay đã được tôn tạo lại. Bên cạnh giếng nước là một tấm bia đá cổ, cao khoảng 1,8m. Theo người dân địa phương, xưa kia đình có cổng khá đẹp, sau bị đổ nhưng không được khôi phục lại. Ảnh: Huy Thư

Đại đình Xuân Ái là ngôi nhà 3 gian 2 hồi nằm dọc được xây dựng theo kiểu nhà gỗ truyền thống. Trong quá trình tu bổ gần đây, một số kết cấu gỗ hư hỏng đã được thay thế, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Ảnh: Huy Thư

So với nhiều ngôi đình cổ, đình Xuân Ái không chỉ khác ở kết cấu nằm dọc, mà trong đại đình được ngăn đôi làm 2 nơi thờ tự. Vì đình gian thứ 2 được đóng ván từ dưới lên trên, trừ 2 lối đi 2 bên để thông với gian thứ 3. Ảnh: Huy Thư

Trên vì đình này được trang trí công phu. Ván thưng giữa hạ và khấu đầu khắc 4 chữ hán lớn "vạn - phúc - du - đồng". Mặt ngoài khấu đầu điêu khắc hình ảnh "lưỡng long triều nguyệt" sắc nét. Đấu nóc, con chồng đều được điêu khắc hình hoa lá, mặt hổ phù điêu cách điệu một cách mềm mại. Ảnh: Huy Thư

Hai gian hồi của đình được thiết kế theo kiểu gác 4 cột bồng trên xà dọc để nâng mái làm rộng gian hồi và tạo nên kết cấu hồi nhà độc đáo. Kết cấu hồi đình kiểu này thường gặp trong những ngôi đình được xây dựng vào thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư

Đuôi hạ của đình, điêu khắc các đề tài "long mã", "phượng vũ"... một cách sống động. Hình ảnh chim phượng với đôi cánh xòe rộng, đội chữ thọ, miệng ngậm nhành cây, chân mang cuốn thư khá tinh xảo. Ảnh: Huy Thư

Đặc biệt trên hai mặt của những chiếc kẻ trước và sau đều được điêu khắc chạm trổ công phu bằng những đề tài truyền thống như hoa sen, rồng, phượng, mây mưa, "long mã". Do khung gỗ của đình để mộc nên các tác phẩm điêu khắc đều bị bụi, mốc phủ bám, nhiều tác phẩm không còn nguyên vẹn. Ảnh: Huy Thư

Đình Xuân Ái đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 2002. Ông Hoàng Công Trường - Chủ tịch UBND xã Diễn An cho biết: Trước đây, đình là nơi sinh hoạt của dân làng, sau là nơi sinh hoạt của xóm. Từ ngày đình được công nhận là di tích lịch sử, nơi đây chỉ thờ thần thành hoàng, tổ chức cúng tế, dâng hương mỗi dịp lễ trọng, tham quan... Trong ảnh: Tượng thần được thờ trong gian cuối của đình Xuân Ái. Ảnh: Huy Thư

Từ xưa, đình Xuân Ái đã gắn liền với Lễ hội Đền Cuông. Mỗi dịp lễ hội, từ chiều 14 tháng Giêng, đoàn rước từ đền Cuông sẽ rước kiệu Vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu về đình để dự lễ tế thần (xưa, đình Cao Ái là nơi tổ chức lễ tế thần của bốn làng: Cao Quan, Cao Ái, Tập Phúc, Yên Phụ). Sáng 15 tháng Giêng, đoàn rước với đầy đủ nhạc, cờ, lọng, kiệu rước Vua, Công chúa, thành hoàng làng về đền Cuông dự lễ hợp tế. Ảnh: Huy Thư

An Nam