Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng
5 thg 7, 2025
Đôc đáo show diễn thực cảnh trong hang Ngọc Rồng
Quảng Ninh từ lâu đã được biết đến như một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của vịnh Hạ Long và những di sản thế giới được UNESCO công nhận. Trong bối cảnh ngành du lịch không ngừng đổi mới và sáng tạo để thu hút du khách, show diễn thực cảnh trong hang Ngọc Rồng tại quần thể di tích Vũng Đục đã nổi lên như một điểm nhấn du lịch độc đáo, mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho du khách.
Mùa mây khói trên đỉnh Mã Pí Lèng
Khoảnh khắc ảo diệu khi những tia nắng hình dẻ quạt xuyên qua mây dọi xuống sông Nho Quế từ đỉnh đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: Nguyễn Thắng/ Báo ảnh Việt Nam
Mùa Xuân năm 2011, hai lần Thiếu úy Công (Công an huyện Đồng Văn) dùng xe Honda đưa chúng tôi lên đỉnh đèo Mã Pí Lèng để chiêm ngưỡng “đệ nhất hùng quan” nơi ải Bắc nhưng chưa đủ duyên, cả hai lần, con đèo này đều mịt mù. Công bảo, đã đi nhiều nơi vùng Tây bắc, những chưa thấy nơi nào mây mù dày đặc như trên đỉnh Mã Pí Lèng, mù đến nỗi, người ta có thể dùng tay cắt ra từng khối như người Mông cắt mèn mén ở chợ Đồng Văn.
4 thg 7, 2025
Quán miến lươn Chân Cầm được Michelin Guide vinh danh
Câu chuyện về miến lươn Chân Cầm bắt đầu không phải từ một bếp ăn bài bản, mà từ tình yêu món miến lươn của một người phụ nữ Hà thành. Từ sự đam mê và nhu cầu chăm lo gia đình, bà Lan đã mở bán miến lươn ở phố Hàng Trống với đôi quang gánh đơn sơ. Cho đến khi gánh hàng rong không được ngồi ở vỉa hè nữa, bà chuyển về ngôi nhà ở phố Chân Cầm vẻn vẹn không nổi 20 m² để mở hàng bán.
Bánh Khoải Sốt Đậu Dị – Nét ẩm thực độc đáo của người Mông
3 thg 7, 2025
Không gian giới thiệu nghề làm giấy dó làng Bưởi
Giữa nhịp sống sôi động của phố thị, làng Yên Thái thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội - nơi từng vang vọng tiếng chày giã dó trong quá khứ, nay được đánh thức trong một không gian văn hóa đặc biệt, giới thiệu nghề truyền thống làm giấy dó.
Nhộn nhịp múa lân sư rồng tại Lễ hội vía Bà chúa xứ núi Sam
Những ngày Lễ hội vía Bà chúa xứ núi Sam, trên các tuyến phố của Tp. Châu Đốc không khó bắt gặp những đoàn múa lân sư rồng với tiếng trống, kèn rộn rã.
Tham gia sự kiện diễu hành có khoảng 68 đoàn lân sư rồng đến từ các tỉnh thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… Lân sư rồng được ví như là biểu tượng của điều lành, sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc. Vào ngày Lễ phục hiện rước tượng Bà các đoàn lân được bố trí diễu hành dọc theo cung đường đỉnh Núi Sam. Điều này không chỉ thu hút người dân trong khu vực mà còn kéo theo du khách từ các vùng xa đến để hòa mình vào không khí trang trọng và sôi động của lễ hội.
Múa lân, sư, rồng là sự kết hợp độc đáo nghệ thuật dân gian. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba linh vật với nhau. Các động tác được sử dụng trong nghệ thuật múa lân, sư, rồng đều mang đậm nét đặc trưng của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Tham gia sự kiện diễu hành có khoảng 68 đoàn lân sư rồng đến từ các tỉnh thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… Lân sư rồng được ví như là biểu tượng của điều lành, sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc. Vào ngày Lễ phục hiện rước tượng Bà các đoàn lân được bố trí diễu hành dọc theo cung đường đỉnh Núi Sam. Điều này không chỉ thu hút người dân trong khu vực mà còn kéo theo du khách từ các vùng xa đến để hòa mình vào không khí trang trọng và sôi động của lễ hội.
Múa lân, sư, rồng là sự kết hợp độc đáo nghệ thuật dân gian. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba linh vật với nhau. Các động tác được sử dụng trong nghệ thuật múa lân, sư, rồng đều mang đậm nét đặc trưng của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
2 thg 7, 2025
Lễ sum họp cộng đồng của đồng bào M’nông
Vừa qua, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã phối hợp tổ chức tái hiện Lễ sum họp cộng đồng (R'Nglắp bon) của người M'Nông. Đây là một nghi lễ quan trọng, độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc này.
Lễ sum họp cộng đồng mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Đây là dịp cộng đồng cùng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các bản làng. Lễ sum họp cộng đồng thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, khi vạn vật sinh sôi, đầy ắp nhựa sống.
Khi khách từ các bản làng đến tham dự buổi lễ, đồng bào M’Nông thực hiện nghi thức đón tiếp nồng hậu tại cổng làng. Trong âm hưởng cồng chiêng và những câu hát dân gian, khách được mời quây quần bên nhau như một gia đình lớn trước khi nghi lễ chính bắt đầu.
Phần lễ chính diễn ra quanh cây Nêu được dựng từ sáng sớm trong không khí trang nghiêm. Các lễ vật được chuẩn bị tùy theo điều kiện của làng gồm heo, gà, cơm lam, bánh chuối, rượu cần... và được bày biện trang trọng. Già làng cùng một phụ nữ uy tín được lựa chọn để làm chủ lễ với nghi thức hiến sinh, bôi máu vật tế lên thân cây Nêu, tượng trưng cho sự kết nối với thế giới tâm linh.
Tiếp đó, già làng thực hiện nghi thức khấn cầu no ấm, đặc biệt nhấn mạnh lời nguyện cầu gắn kết, hóa giải mâu thuẫn, khẳng định tình đoàn kết giữa các bản làng và cộng đồng dân tộc anh em. Sau đó, hai vị chủ lễ mời mọi người uống rượu cần và chia cơm lam như lời chúc no đủ, bình an, thịnh vượng.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với tiếng cồng chiêng và tiếng cười rộn rã. Mọi người cùng nắm tay múa hát quanh cây Nêu, hòa mình vào những điệu múa truyền thống và thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị núi rừng.
Việc tái hiện Lễ sum họp cộng đồng không chỉ nhằm nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa M’Nông mà còn là cầu nối lan tỏa tinh thần đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Trong không gian đậm đà bản sắc văn hóa, qua những nghi thức linh thiêng và khoảnh khắc sum họp chân tình, người M’Nông đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: đoàn kết, sẻ chia và trân trọng cội nguồn là nền tảng vững chắc cho một tương lai bền vững và phát triển.
Lễ hội Tâm r’nglắp bon góp phần thắt chặt tình cảm giữa đồng bào M’Nông và các dân tộc anh em.
Lễ sum họp cộng đồng mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Đây là dịp cộng đồng cùng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các bản làng. Lễ sum họp cộng đồng thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, khi vạn vật sinh sôi, đầy ắp nhựa sống.
Người M’Nông chuẩn bị lễ vật dâng lên các vị thần dưới cây Nêu trong nghi thức cúng.
Khách được chào đón bằng dàn cồng chiêng ngay từ cổng làng
Không khí đón khách diễn ra nồng hậu, thân tình
Già làng và phụ nữ uy tín được chọn làm chủ lễ
Máu vật tế được bôi lên thân cây Nêu, biểu tượng kết nối con người với thần linh
Khách và chủ cùng tham gia nghi lễ cúng chính
Khách ngồi quây quần cùng dân làng, chuẩn bị bước vào nghi lễ chính.
Tiếp đó, già làng thực hiện nghi thức khấn cầu no ấm, đặc biệt nhấn mạnh lời nguyện cầu gắn kết, hóa giải mâu thuẫn, khẳng định tình đoàn kết giữa các bản làng và cộng đồng dân tộc anh em. Sau đó, hai vị chủ lễ mời mọi người uống rượu cần và chia cơm lam như lời chúc no đủ, bình an, thịnh vượng.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với tiếng cồng chiêng và tiếng cười rộn rã. Mọi người cùng nắm tay múa hát quanh cây Nêu, hòa mình vào những điệu múa truyền thống và thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị núi rừng.
Thiếu nữ M’nông trình diễn điệu múa truyền thống.
Cồng chiêng vang rền trong ngày lễ trọng đại
Lễ sum họp cộng đồng (R'Nglắp bon) thể hiện sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc M'Nông
Thực hiện: Việt Cường
28 thg 6, 2025
Độc đáo bộ Lịch Rọi của người Mường
Lịch Rọi – loại lịch cổ xưa của người Mường, là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh tri thức và thế giới quan gắn bó mật thiết với tự nhiên, mùa màng và tín ngưỡng dân gian.
Lịch Rọi, còn gọi là lịch tre hay lịch Mường thường được làm từ tre già hoặc nứa thẳng, dài khoảng 40–60 cm. Mỗi bộ lịch gồm 12 thẻ tương ứng với 12 tháng, trên đó khắc các vạch và ký hiệu như hình tròn, dấu gạch chéo, hình tam giác… Những dấu hiệu này cho biết ngày tốt – xấu, ngày đại cát – tiểu cát, ngày kiêng kỵ hoặc phù hợp cho từng việc cụ thể như dựng nhà, cưới xin, lên rừng, xuống suối, gieo trồng, làm lễ…
Người Mường ở Hòa Bình tự hào giới thiệu bộ Lịch Rọi truyền thống.
Lịch Rọi, còn gọi là lịch tre hay lịch Mường thường được làm từ tre già hoặc nứa thẳng, dài khoảng 40–60 cm. Mỗi bộ lịch gồm 12 thẻ tương ứng với 12 tháng, trên đó khắc các vạch và ký hiệu như hình tròn, dấu gạch chéo, hình tam giác… Những dấu hiệu này cho biết ngày tốt – xấu, ngày đại cát – tiểu cát, ngày kiêng kỵ hoặc phù hợp cho từng việc cụ thể như dựng nhà, cưới xin, lên rừng, xuống suối, gieo trồng, làm lễ…
23 thg 6, 2025
Người Mảng ở bản Nậm Xẻ
Ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) là nơi lưu giữ nền văn hóa độc đáo của dân tộc Mảng. Dù là một trong những dân tộc thiểu số với dân số ít nhất Việt Nam, người Mảng vẫn âm thầm duy trì những giá trị truyền thống đặc sắc, góp phần tạo nên bức tranh đa dạng và sinh động về văn hóa Việt Nam.
21 thg 6, 2025
Bản cổ tích Lô Lô Chải
Được hình thành cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, bản Lô Lô Chải nằm ở chân núi Rồng, phía Bắc cột cờ quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn – Hà Giang). Nơi đây được du khách trong và ngoài nước ví như “bản cổ tích" bởi phong cảnh và văn hóa đặc sắc của tộc người Lô Lô.
11 thg 6, 2025
Người thổi ốc u ở Lý Sơn
Trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tôi mê nhất là tiếng ốc u. Âm thanh linh thiêng ấy từng tiễn những chuyến thuyền chở binh phu ra Hoàng Sa, mang theo sứ mệnh cắm mốc chủ quyền trên biển đảo. Tiếng ốc u cũng là lời tưởng niệm, tri ân những người lính Hoàng Sa năm xưa ra đi không trở lại. Đến hôm nay, người dân đất đảo vẫn luôn khắc ghi và xúc động mỗi khi tiếng ốc u vang lên trên quê hương mình.
Độc đáo kiến trúc chùa Chén Kiểu
Quần thể kiến trúc chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) được bố trí hài hòa trong một vườn cây cổ thụ, có sự phối hợp giữa truyền thống và hiện đại. Qua óc sáng tạo và sự khéo léo của các nghệ nhân đã tạo nên một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng của chùa Khmer Nam Bộ.
Bún cá ngừ Đà thành
Đặc biệt, cách chế biến món ăn này khá đơn giản. Cá sau khi làm sạch, cắt lát, ướp ít gia vị cho thấm rồi chiên sơ, vớt ra đĩa. Thơm, cà chua cắt lát, cho vào chảo xào chín, nêm gia vị vừa ăn trước khi đổ nước vào nấu sôi. Nước sôi thì cho cá vào nồi, hạ lửa liu riu để cá thấm gia vị rồi tắt bếp.
8 thg 6, 2025
Bánh mì que Hải Phòng
Nhắc đến ẩm thực Hải Phòng, không thể không kể đến những món ngon dân dã nhưng đậm đà bản sắc như bánh đa cua, bún cá cay, nem cua bể... và đặc biệt là bánh mì que một món ăn vặt nhỏ bé nhưng mang trong mình cái hồn của phố Cảng.
Theo lời kể dân gian, món bánh mì que Hải Phòng được cho là bắt nguồn từ ngõ Khánh Lạp gần khu phố Hàng Kênh. Chính từ nơi này, món bánh mì que giản dị đã ra đời và dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong bản đồ ẩm thực Hải Phòng. Sự mộc mạc, đơn sơ trong cách chế biến lại chính là điều làm nên sự cuốn hút đặc biệt cho món ăn này.
Cửa hàng Bánh mỳ Bà Già là một trong những cửa hàng bán bánh mỳ nổi tiếng và lâu đời nhất Hải Phòng.
Theo lời kể dân gian, món bánh mì que Hải Phòng được cho là bắt nguồn từ ngõ Khánh Lạp gần khu phố Hàng Kênh. Chính từ nơi này, món bánh mì que giản dị đã ra đời và dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong bản đồ ẩm thực Hải Phòng. Sự mộc mạc, đơn sơ trong cách chế biến lại chính là điều làm nên sự cuốn hút đặc biệt cho món ăn này.
7 thg 6, 2025
Nhìn lại lịch sử Áo dài phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh
Tà Áo dài là biểu tượng dịu dàng của người phụ nữ Việt đã từng nhuốm khói lửa chiến tranh, cùng phụ nữ Việt Nam đi qua những năm tháng gian lao, oanh liệt. Những hình ảnh ấy đang được tái hiện chân thực và cảm động tại Triển lãm chuyên đề "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội.
6 thg 6, 2025
Đặc sắc khu nhạc nước ngoài trời quy mô lớn nhất Đông Nam Á
Giữa lòng Sài Gòn sôi động, Vịnh tình yêu (The Canal Of Love ) và cầu Ánh Trăng tỏa sáng như một tuyệt tác lãng mạn. Với điểm nhấn là công trình nhạc nước lung linh huyền ảo, mê hoặc mọi ánh nhìn bởi sắc màu rực rỡ, giai điệu nhạc nước sống động và vòm nước cầu vồng tuyệt đẹp, trở thành điểm check-in, hẹn hò lý tưởng cho các cặp đôi và gia đình mỗi cuối tuần tại điểm đến quen thuộc The Global City.
5 thg 6, 2025
Chiêm bái Phật cảnh nơi “Nóc nhà Đông Nam Bộ”
Nóc nhà Nam Bộ” ẩn hiện trong mây. Ảnh: Tư liệu Sun Group cung cấp
Nằm ở độ cao 986 m, không khí trong lành, mát mẻ, cảnh quan tuyệt đẹp, núi Bà Đen được mệnh danh là "đệ nhất thiên sơn”, "nóc nhà Nam Bộ”. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự đầu tư, kiến tạo từ bàn tay, khối óc con người, núi Bà Đen đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến với Tây Ninh.
3 thg 6, 2025
Chuyến tàu đa sắc hoa lan
Mới đây tại công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), người dân và du khách được dịp thưởng thức “chuyến tàu” chuyên chở các giống loại hoa lan đa sắc màu; nơi những nhà nông trồng lan gặp gỡ - chia sẻ kinh nghiệm; nơi kết nối và quảng bá thương hiệu hoa lan từ nhiều địa phương trong cả nước thông qua Festival hoa lan TP. Hồ Chí Minh lần 3 năm 2025.
31 thg 5, 2025
Lễ Mạng Ma của người Xinh Mun
Mỗi độ xuân sang, khi hoa rừng bung nở trắng xóa khắp núi đồi, cũng là lúc người Xinh Mun ở Sơn La rộn ràng chuẩn bị cho Lễ Mạng Ma. Đây là nghi lễ truyền thống đậm sắc màu tín ngưỡng và cũng là dịp cả bản cùng quây quần, dâng lễ cầu an, gửi gắm mong ước về sức khỏe, sự bình yên, đồng thời tưởng nhớ tổ tiên, kết nối sự thiêng liêng giữa các thế hệ của người Xinh Mun.
30 thg 5, 2025
Lễ hội cúng thần núi, thần rừng của người Cơ Tu
Vừa qua, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu đến từ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tái hiện lại Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ. Đây là lễ cúng thần núi, thần rừng thiêng liêng bậc nhất của đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)