29 thg 1, 2019

Khánh thành cầu đi bộ bằng gỗ lim 64 tỉ dọc sông Hương

Cầu đi bộ bằng gỗ lim dọc sông Hương đã chính thức được đưa vào sử dụng chiều 15-1.

Cầu đi bộ dọc sông Hương chính thức được đưa vào sử dụng - Ảnh: NHẬT LINH

Chiều 15-1, UBND TP Huế khánh thành dự án thí điểm cầu đi bộ dọc sông Hương do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ và đường đi bộ phía bờ Nam sông Hương do UBND TP Huế đầu tư.

Bánh tráng nướng Đà Lạt lên trang ẩm thực nổi tiếng của Mỹ

Nếu lỡ lên cơn ghiền bánh tráng nướng Đà Lạt trong lúc đang du lịch New York, hãy đến nhà hàng của Di An Di để cùng các vị khách Tây thưởng thức vị giòn tan thơm lừng của bánh tráng nướng cùng các món Việt ngon lành khác, NYEater giới thiệu.

Bánh tráng nướng tại Di An Di được tô điểm thêm chút rau răm - Ảnh: NYEater

Theo chuyên trang ẩm thực nổi tiếng New York Eater (NYEater), bánh tráng nướng Đà Lạt là một món không quá xa lạ tại Quận Cam, California, nơi có nhiều người Việt sinh sống. Tuy nhiên, ở New York lại là một câu chuyện khác. Thay vì phí công tìm Google, bạn chỉ cần tìm đến nhà hàng Di An Di (Đi Ăn Đi) ở Brooklyn.

Ngắm xuân trên đảo hoa hồ Núi Cốc



Nếu bạn muốn tránh xa ồn ào khói bụi và hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp, đảo hoa trên mặt hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) là một trong những sự lựa chọn hợp lý khi xuân về.

Đảo hoa hồ núi Cốc nhìn từ trên cao - Ảnh: TRẦN ĐOÀN HUY

Đảo hoa này tọa lạc tại xóm Dộc Lầy, xã Phúc Xuân, cách TP. Thái Nguyên khoảng 17km, thuộc quần thể khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc. Vùng hồ này vốn một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Thái Nguyên, có độ sâu 35m và diện tích mặt hồ rộng 25km².

Quảng Ngãi: Phát hiện tù và bằng đá "độc nhất vô nhị"

Tù và bằng đá có hình tam giác, nặng khoảng 200 kg được người dân xã Ba Trang (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) phát hiện tại thảo nguyên Bùi Hui. 

Ông Bùi Đình Ngôn - phụ trách Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) cho biết, tù và bằng đá có kích thước lớn được người dân xã Ba Trang phát hiện trong lúc làm rẫy trên thảo nguyên Bùi Hui. 

Tù và đá có trọng lượng khoảng 200 kg vừa được phát hiện tại thảo nguyên Bùi Hui, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi 

Tới Sa Đéc nên dừng chân ở chỗ này

Một thầy giáo dạy toán ở TP Sa Đéc tranh thủ những giờ không lên lớp cất công thiết kế và xây dựng khu nhà nghỉ giữa những cánh đồng hoa TP Sa Đéc. Đáng nói, toàn bộ khu nhà nghỉ này được làm bằng tre, rất đẹp và gần gũi với thiên nhiên.

Thầy giáo đang sở hữu khu nhà nghỉ độc đáo nêu trên là thầy Huỳnh Trịnh Quốc Phong – một giáo viên dạy Toán ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Theo thầy Phong, cơ duyên ông bắt đầu làm du lịch từ những chuyến du lịch ở nước ngoài và bắt gặp một khách sạn 5 sao làm bằng tre hết sức ấn tượng.

Từ đó, thầy Phong suy nghĩ, Việt Nam tre nhiều vô số kể, ở tận trời Tây người ta làm được thì mình cũng làm được. Khoảng đầu năm 2018, thầy Phong thuê một mảnh đất rộng khoảng 4.000 m2 (phường Tân Qui Đông, TP Sa Đéc) thực hiện ước mơ làm du lịch theo hình thức homstay của mình.

Hiện khu nhà nghỉ homstay của thầy giáo Phong đã hoàn thiện 4 bungalow và 1 nhà ăn trung tâm, toàn bộ được làm bằng tre. Sắp tới thầy Phong thiết kế và xây dựng một dãy phòng dành cho khách đoàn, có sân sinh hoạt chung, có vườn rau, chỗ tắm nắng cho du khách… 

Khu nhà nghỉ của thầy giáo Huỳnh Trịnh Quốc Phong có cảnh quan tuyệt đẹp, vật dụng mỗi "túp lều" được bằng chủ yếu bằng tre, thân thiện với môi trường. 

25 thg 1, 2019

Cuối tuần chinh phục núi Chứa Chan

Núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ 2 khu vực Nam Bộ, với độ cao 837m so với mực nước biển. Đây là điểm đến thú vị cho những bạn yêu thích trekking, tôi luyện sức khỏe.

Núi Chứa Chan còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray, Gia Lào. Cách TP.HCM khoảng 110km, mất 3 giờ chạy xe máy, đây là sự lựa chọn thích hợp cho chuyến đi cuối tuần, địa điểm lý tưởng cho những bạn thích cắm trại qua đêm để ngắm bình minh vào sáng hôm sau.


'Vũ điệu ra khơi' ở Hòn Yến mùa săn cá cơm ngần

Nhịp sống ngư dân ra khơi đánh bắt mùa cá cơm ngần trên vùng biển Hòn Yến, tỉnh Phú Yên được khắc họa sinh động qua bộ ảnh 'Vũ điệu ra khơi' của nhiếp ảnh gia 8X Trần Bảo Hòa.

Cảnh đánh bắt vào mùa cá cơm ngần tại Hòn Yến nhìn từ trên cao - Ảnh: TRẦN BẢO HÒA

Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên khoảng 20km về hướng đông bắc. Người dân địa phương gọi là Hòn Yến vì ngày xưa nơi đảo nhỏ này có rất nhiều chim yến về làm tổ.

Mãn nhãn trước vườn chim hàng nghìn con bên sông Hoàng Long

Chiều đến, hàng nghìn con chim đủ các loại đi kiếm ăn từ khắp nơi đổ về bãi cây ven sông Hoàng Long ở Ninh Bình trú ngụ. Hơn chục năm qua, mỗi ngày đàn chim đổ về đây sinh sống đông hơn, biến khu đất hoang thành vườn chim “khổng lồ” bên bãi sông. 

Chúng tôi đi dọc theo đê hữu sông Hoàng Long, đoạn qua xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình vào buổi chiều đông. Một khung cảnh nơi vùng quê bên sông hiện lên tĩnh lặng, thanh bình đến lạ thường với những bãi bồi ven sông dài hun hút, hàng cây xanh ngắt trải dài bên triền đê.

Một vườn chim hàng nghìn con hiện ra trước mắt với một màu trắng toát trên những ngọn cây cao vút nằm ngay sát bờ sông. Chiều muộn, hàng nghìn con chim, cò, vạc, với đủ các loại đổ về bãi bồi này trú ngụ. Đứng trên đê từ nhiều phía có thể phóng tầm mắt thỏa sức ngắm nhìn vườn chim đặc biệt này. 

Vườn chim hàng nghìn con bên sông Hoàng Long ở xã Gia Lạc, Gia Viễn, Ninh Bình. 

Đến núi Hàm Rồng săn mây luồn Sa Pa



Mây luồn là 'đặc sản' Sa Pa, Lào Cai vào những ngày nắng đẹp dường như thôi miên du khách tham quan. 

Đến với Sa Pa mùa này, du khách dễ gặp cảnh mây luồn, ray nắng (tia nắng xuyên qua mây luồn) - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Thị trấn Sa Pa cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 33km. Mây luồn vốn thường chỉ xuất hiện vào những nắng đẹp, trời quang đãng và trong những ngày xuân ấm áp. Có khi chúng chỉ xuất hiện vài giờ rồi tan dần theo ánh nắng mặt trời. Do đó, mây luồn được xem là "đặc sản" của Sa Pa.

'Bảo tàng' tự nhiên giữa vịnh Hạ Long

Một 'bảo tàng' bảo tồn động vật, thực vật quý hiếm giữa vịnh Hạ Long đang được gấp rút hoàn thiện, chuẩn bị hoạt động và đón khách vào cuối năm 2018. 

Một “bảo tàng” bảo tồn động, thực vật quý hiếm được xây dựng trên đảo Soi Sim để chuẩn bị đưa vào hoạt động, đón khách vào cuối năm 2018 - Ảnh: NAM TRẦN

Một doanh nghiệp tư nhân đầu tư không dưới 50 tỉ đồng cho "bảo tàng" độc đáo này.

Chiêm ngưỡng nhà làm bằng tre nhận giải thưởng kiến trúc của Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình làm bằng tre, lợp lá cọ đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt năm 2016. Công trình này hiện nằm tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 

22 thg 1, 2019

Điều ít biết về nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài. Lớp thấp nhất là 15 di tích dưới chân núi như: khu rừng già Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu, Thông Đàn, Đá Chồng, Ba Bậc… 

Trong chuyến hành phương “Về miền đất Phật” 2018 mới đây, Đại đức Thích Quảng Hiếu cùng hơn 2000 phật tử chùa Tân Hải (Đan Phượng, Hà Nội) đã làm lễ dâng hương và chiêm bái Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Ngọa Vân thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Đây được coi là hoạt động nghi lễ lớn với sự tham gia của nhiều người mang ý nghĩa khép lại năm đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn tại Khu di tích Chùa – am Ngọa Vân.

Khung cảnh chùa Ngọa Vân - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn cách đây 710 năm. 

Hồ nước nổi tiếng với món gà đốt ở An Giang

Khách tới ăn món gà đốt lá chúc ở các nhà hàng ven hồ Ô Thum sẽ được chủ quán cho mượn thuyền đi chơi.

Hồ Ô Thum (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang) được hình thành khoảng chục năm trước với mục đích ngăn nước để sản xuất nông nghiệp. Hồ nằm về hướng tây của núi Cô Tô và hướng đông của đồi Tức Dụp. 
Hồ có diện tích không lớn nhưng cảnh quan hữu tình, mặt nước phẳng lặng, xanh biếc. Vài năm gần đây, nơi này trở thành điểm du lịch mới nổi của vùng Bảy Núi.

Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc. 

Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin (quận 1), được Hòa thượng Thích Thiện Tòng thành lập vào năm 1916. Nay chùa do Thượng tọa Thích Thiện Hạnh trụ trì. 

Chiêm ngưỡng đài thiên văn hiện đại, lớn nhất miền Bắc

Tại đây có thể sử dụng kính thiên văn quang học nhìn thấy vật có khoảng cách 1km trên bề mặt Mặt Trăng, bên trong có nhà chiếu mái vòm hình vũ trụ 100 ghế ngồi. 

Mới đây, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội) công bố kế hoạch vận hành và đón khách tham quan tìm hiểu kiến thức về thiên văn học. Đây là Đài thiên văn hiện đại nhất miền Bắc với nhà chiếu mái vòm hình vũ trụ quy mô 100 ghế ngồi, kinh phí đầu tư 60 tỷ đồng. 

Cù Lao Xanh “Hòn ngọc Biển Đông” của xứ Nẫu

Cách đất liền 24km, Cù Lao Xanh (thuộc xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) được ví như “hòn ngọc Biển Đông”. Nếu có dịp du lịch trên đất Bình Định mà chưa ghé Cù Lao Xanh thì coi như phí cả chuyến đi.


Từ ngoài biển nhìn vào, làng chài của ngư dân nằm ẩn mình dưới hàng dừa rợp mát ven biển, bên bờ cát trắng phau làng chài yên ả, thanh bình, không có bụi khói ô tô, xe máy. Người dân trên đảo chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản trên những chiếc thuyền thúng có gắn động cơ. Trong ánh nắng tinh khôi buổi sớm, những chiếc thuyền thúng trên nền biển xanh như nét chấm phá sinh động khiến cho khung cảnh Cù Lao Xanh đẹp tựa tranh vẽ.

Ngôi đền cổ ở xứ Nghệ lưu giữ 23 sắc phong và 13 pho tượng cổ

Là một trong những ngôi đền cổ ở mảnh đất xứ Nghệ, đền Phú Vinh đang lưu giữ những hiện vật có giá trị lịch sử và văn hóa, đặc biệt là 23 bản sắc phong và 13 pho tượng cổ.

Đền Phú Vinh thuộc xóm 4, xã Hưng Nhân (Hưng Nguyên) tọa lạc trên bãi đất phẳng đầu làng, khuôn viên rợp tán cây cổ thụ, những nét chạm khắc in đậm dấu ấn cổ xưa, phía trước là dòng Lam hiền hòa. Theo phả đền, đền Phú Vinh được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (1533-1789), là nơi thờ thần núi Trà Sơn. Về sau, đền còn phối thờ các vị thánh, thần như: Long Vương Hà Bá, Bản Cảnh Thành Hoàng, Tiến sỹ Lê Đắc Toàn, Tổng quản Âu Đăng Đệ và các vị Chư Phật. Ảnh: Công Kiên 

Căn cứ Truyền Tung - Đình Thọ An: Dấu xưa còn mãi

Trên hành trình tìm lại dấu xưa, chúng tôi đến với vùng đất Thọ An, xã Bình An (Bình Sơn). Tại đây, câu chuyện lịch sử về căn cứ Truyền Tung - Đình Thọ An được các bậc cao niên kể lại trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng qua bao thế hệ.

Cuối thế kỷ XIX, để chuẩn bị công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài, các sĩ phu yêu nước ở Quảng Ngãi đã lập căn cứ địa ở đây. Một trong những căn cứ địa tiêu biểu và tiên phong thuộc loại sớm nhất ở Trung kỳ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, đó chính là căn cứ Tuyền Tung - Đình Thọ An.

Cổng Đình Thọ An. Ảnh: Di Hà 

20 thg 1, 2019

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng cao A Lưới – Huế

Nhắc đến Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những lăng tẩm, chùa chiền hoặc những cảnh đẹp nên thơ. Nhưng ít ai biết rằng, khung cảnh núi rừng ở vùng cao xứ Huế cũng thật hùng vĩ và tráng lệ.

Con đường dẫn lên huyện A Lưới, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng vùng cao, những dãy núi san sát, phủ đầy một màu xanh. Đến đây vào buổi sáng sớm mùa đông, chúng ta sẽ bắt gặp cảnh tượng những đám mây bay lơ lững vắt ngang qua những sườn núi vô cùng nên thơ. Ảnh: My Tour 

Ngẩn ngơ đồi thông Nam Đàn đẹp tựa như ở Đà Lạt

Không cần đi Đà Lạt, Ba Vì, bạn vẫn có thể thả hồn vào những tán thông rậm rạp và chụp nhiều bức ảnh lãng mạn ở ngay địa điểm cách thành phố Vinh chỉ hơn 15 km. 

Nhắc đến rừng thông, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những địa điểm du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Ba Vì. Ít ai biết rằng ngay gần thành phố Vinh cũng có một đồi thông xanh mướt đẹp mắt như thế này. Ảnh: Nguyễn Mạnh Tuấn 

19 thg 1, 2019

Về thăm ngôi làng được mệnh danh là "Á hậu" lụa Việt Nam

Làng Nha Xá từ lâu vốn nổi tiếng bởi nghề dệt lụa, chỉ xếp sau lụa Vạn Phúc. Ngôi làng này nằm ven sông Hồng, ngay dưới chân cầu Yên Lệnh nối liền hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam và được mệnh danh là "Á hậu" lụa Việt Nam.

Chỉ đứng sau Vạn Phúc, lụa ở làng Nha Xá (Hà Nam) mềm, mịn, bền đẹp là một trong những địa chỉ nổi tiếng về nghề lụa ở Việt Nam. 

Làng gốm nghìn năm tuổi ít người biết ở Hà Nội

Làng gốm Kim Lan cùng với Phù Lãng, Bát Tràng trở thành 3 làng nghề gốm thịnh vượng nhất khu vực phía Bắc từ nhiều thế kỷ trước.

Làng gốm cổ Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, nằm ở phía đông nam Hà Nội. Theo nhiều nghiên cứu về khảo cổ và lịch sử, nghề gốm ở Kim Lan đã xuất hiện từ rất lâu, có thời kỳ phát triển đến cực thịnh. 

Nhà cổ Quân Thắng ở phố cổ Hội An

Có thể nói, diện mạo kiến trúc và hệ thống cổ vật của nhà cổ Quân Thắng giúp người thời nay hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân thuộc tầng lớp thương gia người Hoa phát đạt ở thương cảng Hội An trước đây.

Nằm ở số 77 đường Trần Phú, thành phố Hội An, nhà cổ Quân Thắng là một trong những nhà cổ nhất và có kiến trúc độc đáo nhất ở phố cổ Hội An còn được lưu giữ

Nhà cổ Đức An ở Hội An

Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa và kiến trúc, nhà cổ Đức An còn là một di tích lịch sử cách mạng quan trọng của vùng đất Hội An nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

Tọa lạc ở số 129 đường Trần Phú ở phố cổ Hội An, nhà cổ Đức An có tuổi đời gần hai thế kỷ, là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở mảnh đất di sản miền Trung

18 thg 1, 2019

Làng nhang nhuộm màu hồng ở Việt Nam lên báo Tây

Làng quê Quảng Phú Cầu có nghề làm nhang (hương) truyền thống, đang vào mùa nhộn nhịp chạy hàng trước Tết Nguyên đán.

Chân nhang ở Quảng Phú Cầu sau khi được nhuộm sẽ được đem đi phơi khô trước khi se bột nhang - Ảnh: AFP

Những tuần cận tết là mùa cao điểm bận rộn nhất của người dân ở Quảng Phú Cầu - ngoại ô Hà Nội - hãng thông tấn AFP của Pháp mô tả.

Dưới ánh nắng chiều, ngôi làng như được nhuộm thêm một màu hồng đậm từ màu những bó nhang lớn người dân đang phơi - một nghề mà nhiều người trong làng cảm thấy tự hào về lịch sử trăm năm.

“Một ngày làm ngư dân” đảo Quan Lạn: Một mẻ lưới, bắt nửa tạ cá

Sau nhiều tháng chuẩn bị, dưới sự hỗ trợ của JICA (Nhật Bản) cả về tài chính và đào tạo các kỹ năng, các ngư dân trên đảo du lịch Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã đưa vào thử nghiệm tour “Một ngày làm ngư dân”, để chính thức phục vụ du khách từ tháng 4.2019. Trải nghiệm thú vị nhất đối với du khách có lẽ là những giờ bơi thuyền, thả lưới trên biển và về cùng vào bếp chế biến các món cá với ngư dân.

Chiến lợi phẩm trong tour du lịch "Một ngày làm ngư dân" trên đảo Quan Lạn 

Có một Đà Lạt quyến rũ bên rìa Đà Nẵng

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 25km, rừng thông Bồ Bồ (xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ ham mê khám phá bởi nét hoang sơ và có chút gì đó rất đỗi “Đà Lạt”.

Thậm chí nhiều gia đình cũng đến đây để chụp ảnh, picnic. Ảnh: Hạ Vĩ 

Giữ nghề đan tre

Cách thành phố Thanh Hóa về phía Đông Nam chừng 8 km đường chim bay và cách thị xã Sầm Sơn chưa đầy 30 phút xe gắn máy, quê tôi nằm giữa một bên là biển, một bên là quốc lộ 1A. Cùng với nghề làm ruộng, quê tôi được thừa hưởng nghề tre đan khá nổi tiếng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 


Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, quê tôi khá rộng, tên xã là Tán Thuật. Sau hòa bình (1954) xã Tán Thuật chia làm xã Quảng Đức và xã Quảng Phong. Tuy phân chia địa giới hành chính làm hai nhưng nghề tre đan thì gắn kết thành làng nghề theo đúng nghĩa của từ này. Xin liệt kê mấy nghề nổi tiếng: Đan thúng (mủng), rổ, rá, dần, sàng, nong, nia, dậm, lừ (lời), lồng bàn, dỏ đựng bình tích ủ chè xanh.

Một thoáng Côn Sơn

Ở xứ Đông (tỉnh Hải Dương) có núi Phượng Hoàng gắn liền với phần đời của nhà chính trị, quân sự, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, sau khi ông rời chốn quan trường về quê vui vầy với cỏ cây mây nước. Đó là thắng tích Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh. 


Những ngày cuối năm, cảnh sắc Côn Sơn thật thanh bình và yên ả. Cánh rừng bạt ngàn thông reo vi vu trong gió, hoa cỏ ngát hương, chim chóc nô đùa... Chúng tôi lạc vào một không gian xanh biếc với núi rừng, hồ nước mênh mang và kiến trúc cổ kính, trầm mặc.

Xóm lồng chim Tân Biên

Có một xóm làm lồng chim ngay trong lòng thành phố Biên Hòa, người ta hay gọi cái tên gần gũi là “Xóm lồng chim”. Ở đây, cả xóm làm lồng chim. Từ trẻ con lên 10 cho đến những cụ ông, cụ bà gần 80 tuổi đều tham gia làm lồng chim. Sản phẩm lồng chim của xóm đã có mặt ở thị trường trong và nước ngoài, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Đó chính là xóm thuộc tổ 4, khu phố 10, phường Tân Biên, TP. Biên Hòa. 

An yên, thích thú ở “rừng thuốc” giữa Đồng Tháp Mười

Đã liên hệ trước nên khi đoàn khách chúng tôi (khoảng 30 người) vừa đến con đường nhựa phía ngoài đã có 2 chiếc tắc ráng chờ sẵn dưới mép kênh. Thế là chúng tôi được đón vào Khu bảo tồn đa dạng sinh học cây dược liệu Đồng Tháp Mười (ĐTM), xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An bằng đường thủy.

Vào khu bảo tồn bằng đường sông 

1. Từ cách thức, phương tiện đi vào như thế, được ngắm nhìn những vạt rừng tràm dài bạt ngàn, thân cây xù xì, dòng kênh tít tắp, hoa sen, hoa súng tỏa sắc, xa xa vang vọng tiếng chim rừng đã tạo cho chúng tôi sự thích thú. Nhất là với những du khách đến từ Bình Dương, Đắk Nông. Chuyến du lịch trải nghiệm hấp dẫn, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng sông nước ĐTM lại càng thêm ấn tượng.

Về Cần Đước thưởng thức khô cá dứa

Những ngày giáp tết, người dân xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An lại tất bật làm khô cá dứa chuẩn bị phục vụ thị trường.

Cá được bỏ vào buồng phơi 

Ngoài các loại bánh, mứt, Cần Đước còn nổi tiếng với món khô cá dứa một nắng. Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quý Phước (ấp Rạch Cát, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) - Lê Văn Nên chia sẻ về nghề làm khô cá dứa một nắng: “Lúc trước, vợ chồng tôi thu mua hải sản. 5 năm gần đây, nguồn hải sản giảm, lợi nhuận không cao nên tôi chuyển sang nghề làm khô cá dứa một nắng. Ban đầu cũng khó khăn lắm, nguồn cá tươi nhập về giá khá cao, công ty lại chưa tìm được thị trường ổn định nhưng tôi không chùn bước. Bây giờ ổn định rồi, khô do công ty làm ra được nhiều người biết đến, chúng tôi cũng ký được hợp đồng với các địa phương khác. Mới đây, sản phẩm của công ty được Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Sài Gòn Co.op) ký hợp đồng đưa sản phẩm vào siêu thị”.

Chùa Linh Phú – điểm đến tâm linh lý tưởng

Chùa Linh Phú tọa lạc tại quốc lộ 20, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai. Là ngôi chùa đầu tiên tại huyện Tân Phú. Chùa được thành lập vào năm 1957 là một điểm đến tâm linh cho người dân.


Trong những năm đầu, chùa chỉ là một ngôi tịnh thất nhỏ đơn sơ với vách tre, mái lá để làm nơi tu học và lấy tên hiệu là Tu viện Thái Hư. Khi người dân từ các vùng, miền về đây lập nghiệp thường xuyên đến viếng lễ Phật nên ngôi tịnh thất trở thành chùa. Cảnh vật không còn cô tịch như xưa mà trở nên náo nhiệt. Qua nhiều lần trùng tu và thay đổi trụ trì, đến năm 1987, Tỉnh hội Phật giáo Ðồng Nai đã bổ nhiệm Ðại đức Thích Pháp Cần về trụ trì chùa. Kể từ đó, Phật giáo huyện Tân Phú sau thời gian im ắng đã hoạt động sôi nổi trở lại.

17 thg 1, 2019

Làng chiếu Cà Hom- Bến Bạ

Làng dệt chiếu Cà Hom- Bến Bạ thuộc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh mỗi năm cung cấp cho thị trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hàng trăm nghìn đôi chiếu có độ bền, đẹp, hoa văn độc đáo.

Chúng tôi theo chân anh bạn quê ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh về tham quan quá trình làm chiếu của làng nghề truyền thống Cà Hom- Bến Bạ nằm bên bờ sông Hậu. Hình ảnh đầu tiên chúng tôi gặp khi tới đầu làng nghề là những người phụ nữ ngồi bên những khung dệt chiếu và miệt mài làm để có thể hoàn thành từ 1-2 chiếc có kích thước 1m-1,9m hoặc 1,6m-2m/ ngày. 

Cánh đồng cây lác ở Cà Hom - Bến Bạ để làm nguyên liệu dệt chiếu.

Kéo co ngồi - Di sản độc đáo giữa lòng Hà Nội

Nghi lễ và trò chơi kéo co được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại bốn nước Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia, Philippines. Ở Việt Nam, ngay giữa lòng Hà Nội, có nghi lễ kéo co ngồi vô cùng độc đáo.

Độc đáo ngồi kéo co 


Theo truyền thuyết, xưa kia làng Ngọc Trì (nay là Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) gặp hạn hán, làng có 12 cái giếng thì 11 giếng đã cạn nước chỉ còn 1 giếng thuộc xóm Đìa (hay còn gọi là mạn Đìa). Trai mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước bị trai mạn Đìa ngăn không cho lấy nước. Thời đó, nước được gánh bằng quang làm bằng dây song. Hai bên giằng co nhau cái quang đựng nước. Bên giằng, bên giữ, lại sợ đổ mất nước nên ngồi xuống đất mà ôm lấy cả thùng nước. Giằng co nhau, có khi đứt cả dây quang. Hạn hán qua đi, nhớ lại tích ấy, các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa.

Biên Hòa: Đặc sản ốc - Ẩm thực đêm hấp dẫn thực khách

Không phải ngẫu nhiên mà các món ăn được chế biến từ ốc được xem là những món ăn đặc sản, thu hút nhiều thực khách thưởng thức vào những ngày cuối tuần hay những buổi chiều tối đổi gió.
Sau một ngày làm việc vất vả, trong buổi tối của khí trời se lạnh, không ít bạn trẻ lại thích rảo bước trên những con phố đã lên đèn, những quán cà phê với những điệu nhạc du dương hay những góc phố với các quán ăn vặt với những món ăn đa dạng, phong phú như níu chân du khách.

Không cần chờ tới dịp ra biển, đến với Biên Hòa, du khách có thể lựa chọn cho mình và gia đình những quán ốc ngon hấp dẫn với giá cả bình dân.

1. Quán ốc Hiếu Long 

16 thg 1, 2019

Ngôi chùa mang tên Chùa Cô hồn

Dân Biên Hòa hầu hết đều biết hoặc nghe tên chùa Cô hồn, cái tên nghe là lạ. Thật ra chùa có tên là Bửu Hưng, nằm ở đầu đường Phan Đình Phùng. Nguồn gốc tên chùa Cô hồn là một câu chuyện lịch sử bi tráng.


Đầu thế kỷ 20, một Hội kín yêu nước được lập nên ở Biên Hòa, mang tên trại Lâm Trung. Trại chiêu tập người, tổ chức luyện tập võ nghệ, trang bị vũ khí, tích trữ lương thực…chờ thời cơ đánh Pháp. Người dân xem những trại viên Lâm Trung trại như những vị hảo hán Lương Sơn Bạt. Căn cứ trại đóng tại núi Gò Mọi, vùng Thiện Tân, Vĩnh Cửu.

Phủ Tây Hồ - chốn linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam.

Phủ Tây Hồ tọa lạc trên doi đất hình Kim Quy, với long chầu – hổ phục hai bên trái – phải. Đất này thuộc ấp Tây Hồ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay thuộc địa phận phường Quảng An, quận Tây Hồ

Vẻ đẹp trang phục dân tộc Cor

Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Cor (Quảng Ngãi) không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hoá, bản sắc riêng của toàn thể cộng đồng.

Dân tộc Cor cư trú chủ yếu ở hai huyện Trà Bồng, Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi- đây là chiếc nôi, là quê hương ruột thịt của họ. Ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ di cư từ Trà Bồng sang sinh sống ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Người Cor mang nhiều tên gọi phiếm xưng khác nhau như Cùa, Khùa, Của, “Mọi Thanh Bồng”, “Mọi Trà Bồng”, “Mọi Trầu”, “Ta- Kua” hay “Mọi Quế. Tuy dân số không đông, địa bàn cư trú không rộng nhưng đồng bào Cor vẫn còn lưu giữ nhiều vốn văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc tộc người, nhất là lễ hội dân gian, trong đó bộ trang phục truyền thống mang nhiều dấu ấn văn hóa tộc người đặc sắc.

Đến Bình Liêu - 'thiên đường' vùng biên

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới của Quảng Ninh (giáp với Trung Quốc), được dân phượt ví von là “Sa Pa vùng Đông bắc”, “thiên đường cột mốc”. 

Bình Liêu cũng mang vẻ đẹp hoang sơ với những ngôi nhà sàn, nhà trình tường bên những cánh đồng bậc thang hút mắt mùa lúa chín vàng - Ảnh: NAM TRẦN

Bình Liêu có thể còn là một địa danh khá xa lạ với khách du lịch. Nhưng nếu một lần đặt chân đến vùng đất này, chẳng ai cưỡng nổi vẻ hút hồn từ cảnh vật tới con người nơi đây.

Hình ảnh đẹp như tranh thủy mặc trên cao tốc 12.000 tỷ ở Quảng Ninh

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn có mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, chuẩn bị thông xe vào ngày 30.12. Một điểm đặc biệt là hiếm có cao tốc nào ở Việt Nam, cảnh sắc hai bên đường đẹp tựa một bức tranh thủy mặc như cao tốc này.

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh) với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, chuẩn bị thông xe kỹ thuật sáng 30.12. 

Miền Tây Nghệ An - Điểm đến lý tưởng mùa Đông


Thời điểm cuối năm, khi tiết trời trở lạnh cũng là lúc cảnh sắc các huyện vùng cao Tây Nghệ trở nên thơ mộng hơn hết thảy bởi sương, mây, hoa và khói tỏa ấm áp của những món đồ nướng đặc sản. Nếu còn đang băn khoăn chưa biết đi đâu trong mùa đông này, đừng ngại ngần lên kế hoạch một chuyến khám phá các bản làng vùng cao để trải nghiệm phong cảnh, văn hóa và ẩm thực đặc sắc. 

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của bản Mông cách thành phố Vinh 200km

Đến Huồi Giảng (Kỳ Sơn) mùa này, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí se lạnh với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng lãng mạn của những chái nhà mái sa mu, hồng chín đỏ rực và đào chớm nụ. 

Huồi Giảng là cụm bản người Mông thuộc xã Tây Sơn, Kỳ Sơn. Nơi đây yên bình với những mái nhà sa mu dầu chen giữa tán cây xanh mướt và những nụ đào chớm nở. Ảnh: Thành Nguyễn 

Di tích Chiến thắng Chi khu Ngã Năm

Nếu như trước đây đến với Ngã Năm, du khách được khám phá tìm hiểu đời sống văn hóa sông nước trên chợ nổi, nghe nhắc đến chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử quan trọng – Chiến thắng chi khu Ngã Năm, là 1 trong 8 di tích cấp quốc gia của tỉnh Sóc Trăng, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng theo quyết định số 73/2004/QĐ-BVHTT, ngày 23/8/2004; thì giờ đây, Tượng đài chiến thắng chi khu Ngã Năm đã hiện hữu, vững vàng, hiên ngang, tỏ rỏ ý chí của quân, dân ta lúc bấy giờ.

Lễ khai mạc

Du lịch Suối Trúc - Dầu Tiếng, Bình Dương

Từ Khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng, khách lữ hành vượt qua 5km tỉnh lộ 751 đường tráng nhựa, xuyên rừng cao su bạt ngàn là đến Suối Trúc.


Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 nhóm lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên chung là núi Cậu.

Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tại thành phố mới Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu thánh mẫu tại thành phố mới Bình Dương tọa lạc tại Lô K6A đường Lê Hoàn, phường Hòa Phú, trung tâm thành phố mới Bình Dương với diện tích hơn 4.000m².


Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 17/09/2011. Và được tổ chức khánh thành sau 15 tháng xây dựng vào ngày 19/01/2013.

15 thg 1, 2019

Hoàng Liên Sơn - điểm du lịch đáng đến 2019 của National Geographic

Tạp chí National Geographic (Mỹ) giới thiệu 28 điểm du lịch đáng đến tham quan năm 2019, trong đó có khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn, Việt Nam.

Hoa anh đào đóng băng trong tiết trời mùa đông trên dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh: NGUYỄN TẤN TUẤN

Khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn của Việt Nam được kênh National Geographic xếp vị trí thứ 7 trên tổng số 28 điểm du lịch đáng tham quan năm 2019.

Núi trải dài khoảng 180km theo hướng tây bắc - đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu, kéo dài đến phía tây tỉnh Yên Bái.

Du khách đến vùng cao nguyên Sa Pa trong khu vực Hoàng Liên Sơn sẽ mê mẩn trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang, thác nước, đồi chè, rừng trúc và trải nghiệm các buổi chợ phiên, đời sống văn hóa của người dân tộc.

Vui buồn nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu

Làng nghề làm hương truyền thống ở làng Quảng Phú Cầu đã có cách đây cả trăm năm. Nhờ có nghề mà hơn một nửa dân số trong xã có việc làm, thu nhập ổn định, trung bình từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù vậy, trước bối cảnh hội nhập làng nghề cũng đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức. 

Làng nghề đẩy mạnh xuất khẩu hàng
Cách Hà Nội 40 km, làng Quảng Phú Cầu, (huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nghề làm tăm hương. Về làng tăm hương những ngày này sẽ thấy một màu đỏ rực của chân hương và không khí nhộn nhịn sản xuất, bán buôn. 

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực trẻ. Ảnh: Nguyệt Tạ 

Nấm mồ chung của 9 hảo hán Lâm Trung Trại vẫn bí ẩn

Người dân muốn được đưa thi hài các hảo hán Lâm Trung Trại về mai táng. Tuy nhiên, họ đã bị họng súng của giặc ngăn lại. Cuối cùng, một nấm mồ chung chôn 9 nghĩa sĩ được dựng nên. Trải qua bao năm, mộ xưa nay đã mất tích. Những anh hùng chỉ còn trong sử sách.

Hồn thiêng gửi nơi Dốc Sỏi 


Sau khi xử tử 9 phạm nhân bị khép tội cướp của giết người, đám lính Pháp lên xe ra về. Họ bỏ lại 9 cái xác đang gục rũ trên những cọc gỗ. Đám lính quèn và các tội nhân khác ở lại để thu dọn trường bắn. Chứng kiến sự hi sinh anh dũng của những anh hùng một đời theo lý tưởng cứu nước, người dân Dốc Sỏi quỳ gối tiễn biệt họ. Sau ít phút chuẩn bị, đám tội nhân được lệnh tháo dây trói cho 9 anh hùng Lâm Trung Trại và tiến hành công việc mai táng.

Các bô lão sống quanh chùa Cô Hồn (gần khu vực Dốc Sỏi) cho biết: "Cha ông chúng tôi kể lại rằng, sau khi chứng kiến lũ giặc bắn những nghĩa sĩ, người dân đã lao ra đòi khiêng xác các hảo hán về mai táng nhưng không được. Trước sự hung hăng của đám lính, người dân cũng không dám làm căng. Họ sợ bị khép tội tòng phạm với tử tù nên đành đứng nhìn giặc khiêng xác các anh hùng đi chôn". 

Chùa Cô Hồn, nơi lưu dấu hồn thiêng 9 anh hùng Lâm Trung Trại

Giây phút cuối và nấm mồ chung của 9 vị anh hùng

Trước âm mưu thâm hiểm của giặc và bè lũ tay sai bán nước, những anh hùng Lâm Trung Trại một phút sa chân đã rơi vào tay giặc. Chúng giết 9 vị anh hùng rồi chôn chung họ trong một huyệt lớn tại gốc cây Gõ Cụt nơi Dốc Sỏi.

Anh hùng thất thế 


Thất bại trước mục tiêu tấn công thành Sơn Đá, Lâm Trung trại bị thực dân Pháp bố ráp, vây bắt, truy kích không ngừng. Mục tiêu của bọn chúng là muốn một mẻ bắt sạch "những con cá to" trong Lâm Trung Trại để làm gương cho những cá nhân, tổ chức yêu nước người Việt.

Trước tình hình nguy cấp, Lâm Trung Trại đã quyết định tạm giải tán để đảm bảo sự an toàn cho các thành viên. Theo đó, Năm Hi chủ trương cho nghĩa quân tiêu hủy hết vũ khí, đạn dược để các thành viên ngụy trang thành người tha hương đến chốn này. Hơn nữa, Năm Hi làm vậy để tránh việc số vũ khí trên lọt vào tay giặc khi căn cứ Gò Mọi thất thủ. Lợi dụng lúc nửa đêm, nghĩa quân bí mật vận chuyển số vũ khí trên đổ hết xuống lòng sông Đồng Nai đỏ ngầu phù sa. Vị trí đổ số vũ khí trên cũng được giữ bí mật tuyệt đối. Sau lần tụ họp cuối cùng đó, những đầu lĩnh của Lâm Trung Trại chia tay nhau, tiêu tán mỗi người một ngả. 

Khu vực Dốc Sỏi, nơi diễn ra buổi hành quyết 9 anh hùng Lâm Trung Trại. 

Lâm Trung Trại và những anh hùng “thủy hử” đất Đồng Nai

Lâm Trung Trại được hình thành từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai. Thời ấy, người dân nơi đây tự hào ví hội này như Lương Sơn Bạc của Việt Nam.

Chọn Gò Mọi làm căn cứ, duy trì hoạt động, Lâm Trung Trại một thời từng khiến thực dân Pháp khuynh đảo. Tuy nhiên, cho đến nay, còn ít tài liệu đề cập đến nguồn gốc và sự hình thành hội kín anh hùng này. 

Chùa Bà Thiên Hậu

Là một di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương. Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” thường được người dân quen gọi là chùa Bà có kiến trúc theo lối cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm, một điểm hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương và một ngôi chùa Bà mới được khánh thành vào tháng 1/2013 ở trung tâm thành phố mới Bình Dương. Tuy nhiên, khi nhắc đến chùa Bà ở Bình Dương, người ta thường nghĩ ngay đến chùa Bà ở thành phố Thủ Dầu Một.

Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương).