Hiển thị các bài đăng có nhãn người Xê Đăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Xê Đăng. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 1, 2024

Dưới mái nhà rông

Không phải là dân xây dựng, cũng chẳng qua trường lớp đào tạo, chỉ bằng trái tim và quyết tâm giữ mảnh “hồn làng”, bà con Xơ Đăng ở các làng thuộc xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà đã dựng nên những ngôi nhà rông truyền thống đẹp. Nhìn mái nhà rông cao vút, sừng sững giữa làng, bà con luôn tự hào về nhà rông do chính mình làm ra.

5 năm trôi qua, bà con thôn Kon Bơ Băn, xã Ngọc Réo vẫn không quên ngày nhà rông trong làng bị cháy. Khi thấy ngọn lửa bùng cháy trên mái nhà rông, người này cuống quýt gọi người kia, người kia thông báo cho người nọ. Phút chốc bà con nhanh chóng có mặt tại nhà rông. Nhưng rồi, tất cả đành ngậm ngùi vì không cứu được nhà rông trước ngọn lửa đỏ rực đang ngùn ngụt.

Thẫn thờ nhìn nhà rông cháy, người dân trong làng như bị thiêu đốt từng khúc ruột. “Khó có thể tả được cảm xúc của bà con lúc đấy. Buồn, tiếc nuối, bất lực. Bao nhiêu năm trôi qua, giờ nhắc lại, dân làng chắc cũng không thể quên được ngày nhà rông bị thiêu rụi” - chị Y Khải, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Kon Bơ Băn kể lại.

Nhà rông Kon Bơ Băn là niềm tự hào của cả làng. Ảnh: H.T

22 thg 4, 2023

Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng

Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.

Quen với cái lạnh, mặc dù trong những ngày rét buốt, nhưng chị Y Rương (làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng) vẫn lên rừng khi trời mới sáng. Hành trang của chị chỉ vỏn vẹn là chiếc gùi cùng với chiếc rựa đã cũ.

Đường rừng núi gập ghềnh, những cơn mưa lại bất chợt tạo nên những vũng sình lầy tự nhiên chắn ngay giữa đường đi. Tuy nhiên, quen với đường rừng và thời tiết nơi đây, nên bước chân chị Y Rương vẫn thoăn thoắt. Để theo kịp chị, tôi phải ráng bước đến mỏi nhừ đôi chân.

Lõi chuối sau khi lấy về được tách lớp bẹ già để lấy phần lõi non. Ảnh: T.T

6 thg 1, 2023

Thơm ngon món lá mì của người Xơ Đăng

Thơm ngon, độc đáo và lạ - đó chính là những nhận xét của nhiều du khách khi thưởng thức các món ăn chế biến từ lá mì tại Phiên chợ nông sản sạch huyện Đăk Hà. Mang nét mộc mạc, bình dị trong văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng, các món ăn từ lá mì có thể “gây nghiện” cho bất kỳ ai, cho dù đó chỉ là lần đầu thưởng thức.

Trong chuyến đi công tác về xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) vừa qua, tôi cùng các đoàn viên, thanh niên chuẩn bị các nguyên liệu, gia vị, để chế biến các món ăn làm từ lá mì trưng bày tại Phiên chợ nông sản sạch huyện Đăk Hà.

Khoác trên vai những chiếc gùi rỗng nhẹ tênh, chị Y Ngân - Bí thư Đoàn xã Đăk Ui dẫn đầu nhóm hướng về khu sản xuất nằm sâu trong thôn. Đi bộ chừng 20 phút, những rẫy mì đã hiện ra trước mắt chúng tôi.

9 thg 5, 2022

Độc lạ ẩm thực của người Xơ Đăng

Huyện Tu Mơ Rông vừa tổ chức liên hoan ẩm thực của đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Có 11 mâm cỗ ẩm thực của 11 xã trên địa bàn huyện tham gia. Mỗi đơn vị dự thi đã mang đến nhiều món ăn là đặc sản ẩm thực của địa phương mình. Nhiều món ăn độc đáo, lạ nhưng mang đậm bản sắc của người đồng bào dân tộc Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh.

29 thg 4, 2022

Vượt núi lên "thủ phủ sâm ngọc Linh" thưởng thức chuột quý tộc, cá gác bếp

Chuột quý tộc và cá gác bếp là đặc sản đãi khách quý của đồng bào Xơ Đăng vùng "thủ phủ sâm Ngọc Linh" ở Kon Tum.

Xã Măng Ri nằm trong lòng chảo trên đỉnh núi Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum). Nơi đây có độ cao hơn 1.700 m so với mực nước biển. Khí hậu nơi đây quanh năm lạnh giá, mưa nhiều. Được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu đặc biệt nên vùng đất đã sản sinh ra nhiều loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, được ví như quốc bảo của Việt Nam.

Ở vùng đất có thảm dược liệu quý như Măng Ri, các món ẩm thực của bà con người Xơ Đăng cũng rất đa dạng, phong phú. Các món ăn truyền thống như gà nướng, thịt heo nướng, thịt bò nướng, cá nướng… đều mang hương vị và cách chế biến đặc sắc. Đặc biệt là món ăn chuột quý tộc và cá gác bếp.

Chuột đi săn được làm sạch rồi gác lên dàn bếp để hàng tháng trời.

5 thg 3, 2022

Kiêng kỵ trong khai thác thiên nhiên của người Xơ Teng ở Tu Mơ Rông

Hiện nay, trong đời sống của người Xơ Teng - một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, cư trú chủ yếu ở huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông, việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi phẩm chủ yếu từ thiên nhiênvẫn được duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, họ không được tự ý khai thác một cách bừa bãi mà phải tuân theo những điều cấm đã được quy ước trong cộng đồng.

Bánh củ mì của người Xơ Teng

“Păi bôm pơ kam tung pló” hay còn gọi là bánh củ mì, là một trong những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các lễ hội của người Xơ Teng - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng ở 2 huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông.

Trong nhiều chuyến công tác tại các thôn, làng ở các huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông (khu vực tập trung chủ yếu người Xơ Teng), tôi thường được bà con mời ăn bánh củ mì. Độ mềm, dẻo sánh của bột mì, kết hợp mùi thơm của lá chuối tươi tạo nên một hương thơm thanh nhẹ nhưng khó quên.

Cũng chính vì hương vị đặc trưng và cuốn hút đó, món bánh củ mì đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi đã tự dặn lòng, khi có dịp, sẽ tìm hiểu kỹ hơn để quảng bá về món ăn độc đáo này của người Xơ Teng. Qua đó, mang đến cho độc giả góc nhìn chân thực về “Păi bôm pơ kam tung pló”.

3 thg 12, 2021

Về với lễ hội Lúa non của người Xơ Đăng

Được anh bạn mời dự lễ hội Lúa non ở thôn Tê Pen, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô), tôi như “mở cờ trong bụng”. Cùng anh tham dự lễ hội Lúa non, giúp cho tôi có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về phong tục, tập quán hay của người Xơ Đăng ở địa phương.

Từ cổng chào của thôn đi vào khoảng 100m, chúng tôi đến nhà già A Chong để tìm hiểu về ý nghĩa và nét đẹp của lễ hội Lúa non trong văn hóa người Xơ Đăng. Chăm chú vào con chuột rừng vừa bẫy được, già A Chong không hay khách đến thăm. Chỉ đến khi chúng tôi cất lời chào, già mới thoáng giật mình ngoái lại. Nở nụ cười thân thiện, già lấy cho chúng tôi mỗi người 1 chiếc đòn để ngồi.

13 thg 7, 2021

Con trâu trong đời sống của người Xơ Đăng ở Đăk Ui

Không biết từ bao giờ, con trâu trở nên gần gũi, thân quen và là một phần tất yếu trong đời sống người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Con trâu không chỉ là vật nuôi đơn thuần, mà còn gắn bó và để lại nhiều dấu ấn trong cộng đồng.

Cũng như nhiều dân tộc có truyền thống canh tác lúa, người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui quý con trâu. Hình tượng con trâu luôn gắn với đời sống, tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Trao đổi về hình tượng con trâu trong đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, già A Núi, thôn Wang Hra, xã Đăk Ui cất giọng trầm đục mở đầu câu chuyện: “Từ xưa đến nay, con trâu dường như gắn liền với đời sống, văn hóa, tinh thần của người Xơ Đăng ở địa phương. Con trâu chính là công cụ, là người bạn đồng hành giúp bà con cày cấy, kiếm cái ăn, cái bỏ bụng để sinh tồn, xây dựng cộng đồng. Cũng từ đó, một thói quen hình thành trong nếp sống, là mỗi gia đình người Xơ Đăng chúng tôi đều nuôi ít nhất một con trâu trong nhà. Chúng tượng trưng cho sự cần cù, chịu khó và là biểu tượng cho sức khỏe của người con trong làng. Dù hiện tại, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, những chiếc máy với sức kéo hiệu quả, năng suất cao thay thế, nhưng con trâu dường như vẫn còn giữ một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người ở đây”.

Các em nhỏ dắt trâu ra đồng. Ảnh: T.T

2 thg 6, 2021

Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du

Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.

Tháng 4 đang là cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, nhưng bên trong ngôi nhà sàn của nghệ nhân ưu tú tạc tượng gỗ dân gian A Gông (ở làng Kon Du, xã Măng Cành) thỉnh thoảng vẫn có những cơn gió thổi mát rượi lùa vào. “Thời tiết mùa này ở đây là vậy, dù trời có nắng nóng nhưng vẫn không thể thiếu không khí mát mẻ đặc trưng của vùng Đông Trường Sơn”, nghệ nhân A Gông vừa rót nước mời chúng tôi vừa nói.

18 thg 2, 2021

Cùng ăn Tết truyền thống của người Xơ Đăng

Khi những hạt lúa vàng ươm đã được chất đầy trong mỗi góc nhà sàn, ánh nắng cũng dần dịu trong cái se lạnh đầu đông cũng là thời điểm đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô ăn Tết lúa mới truyền thống.

Những ngày cuối năm, chúng tôi đến làng Đăk Rô Gia vào một sáng mùa đông se lạnh. Cả ngôi làng vẫn còn chìm trong sương sớm bên dòng Đăk Tờ Kan thơ mộng. Ngay từ tinh mơ, đàn ông, con trai đã dậy thật sớm mặc trên mình những bộ áo quần mới nhất để đón Tết lúa mới truyền thống của cha ông. Những người phụ nữ, con gái dậy từ tờ mờ sáng chuẩn bị nấu nướng, chuẩn bị những mâm cơm thịnh soạn nhất để đón Tết.

Tết lúa mới là lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của đồng bào Xơ Đăng ở huyện Đăk Tô, thường được tổ chức 2 ngày, 2 đêm. Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi thức linh thiêng để cúng thần linh và các hoạt động múa hát làm cho không khí của ngày Tết mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh và gắn kết cộng đồng làng.

Vào dịp cuối năm, sau khi thu hoạch xong mùa vụ, người Xơ Đăng tại xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) lại tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Cũng gần giống như Tết Nguyên đán, đây là Tết truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Đăk Trăm nói riêng, cả huyện Đăk Tô nói chung. Tùy theo phong tục của từng làng mà lễ hội được tổ chức theo quy mô và hình thức khác nhau.

Đội cồng chiêng làng Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm) biểu diễn trong lễ hội mừng lúa mới. Ảnh: N.P

23 thg 7, 2020

Tu Mơ Rông - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa

Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.

Gìn giữ bản sắc


Nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, mảnh đất Tu Mơ Rông là nơi quần tụ của hơn 30.000 người, trong đó, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng, chiếm trên 95%. Người Xơ Đăng đã sống trên mảnh đất này từ bao đời nay và có nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú mang nét riêng…Văn hóa của người Xơ Đăng nổi bật là nghệ thuật tạo hình dân gian với lối kiến trúc nhà rông tiêu biểu và các loại nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, tơ rưng, ting ning, klông Put…các làn điệu dân ca, dân vũ. Hiện nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ được hệ thống lễ hội diễn ra quanh năm, từ nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp cho đến những lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Ngoài ra, còn có cả một kho tàng về tri thức văn học nghệ thuật dân gian như hát kể sử thi, điệu múa xoang, nhịp cồng chiêng uyển chuyển mê hoặc lòng người…được đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ.

10 thg 11, 2019

Ngân mãi tiếng cồng chiêng Mơ Nâm

Cũng như đồng bào các DTTS khác trên vùng đất Tây Nguyên, tiếng cồng, tiếng chiêng như đã thấm sâu vào máu thịt, vào linh hồn người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng). Với họ, cồng chiêng không chỉ là một loại nhạc cụ mà còn là nét đẹp văn hóa được gìn giữ, lưu truyền bao đời nay; cồng chiêng hiện hữu trong đời sống hàng ngày, gắn liền với các tập tục, lễ hội…

Trong những chuyến công tác về Kon Plông, tôi rất hay được thưởng thức tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào Mơ Nâm nơi đây. Những âm thanh trầm, bổng giữa đại ngàn Trường Sơn hoang sơ như hút hồn, đưa bước chân tôi tìm đến những nghệ nhân Mơ Nâm - chủ nhân của những âm thanh diệu kỳ.

Già A Vơng (thôn Kon Ke 1, thị trấn Măng Đen) là một người đã gắn bó cả đời với tiếng cồng, tiếng chiêng đã giúp tôi hiểu hơn về “đặc sản” này của người Mơ Nâm. Già chia sẻ, đối với nghệ thuật cồng chiêng, ở mỗi dân tộc sẽ có sự khác biệt. Người Mơ Nâm cũng vậy, cồng chiêng mang trong mình những nét đặc trưng riêng có. Thậm chí là cùng dân tộc Mơ Nâm, nhưng ở những vùng khác nhau, cách diễn tấu, nhịp điệu cũng có những khác biệt nhất định. Ở mỗi giai điệu, đòi hỏi người đánh cồng chiêng phải thể hiện được cái riêng, cái hồn của vùng đất đó…

23 thg 9, 2019

Kho lúa của người Mơ Nâm ở Kon Plông

Những ngày này, người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở các xã của huyện Kon Plông đang bước vào mùa thu hoạch lúa trên các cánh đồng ở quanh làng. Cách chân ruộng chừng hai mươi đến ba mươi mét, những kho lúa nằm trải dài trên khoảng đất trống nối nhau thẳng tắp, bên dưới là mảnh ruộng lúa chín đang chờ người thu hoạch... 

Kho lúa người Mơ Nâm ngày nay


Đưa chúng tôi đi trên con đường bê tông nông thôn mới để ra cánh đồng lúa chín cách nhà khoảng 2km, chị Y Đăng ở thôn Kon Vơn Ke 2 (xã Đăk Long) giới thiệu: Do địa hình đất đai ở đây hơi gồ ghề, nhiều đồi dốc nhỏ nên bà con thường làm ruộng lúa quanh các khe suối. Em nhìn xuống phía dưới thung lũng có diện tích ruộng nhỏ bằng phẳng kia kìa. Ở đây, nhìn xa thấy bé bằng cái sân nhà rông, nhưng chị em mình tới gần thì rộng mênh mông chừng 3 đến 4ha...

6 thg 8, 2019

Đội cồng chiêng làng Kon Pring

Đến thăm Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long, huyện Kon Plông) vào một buổi chiều cuối tháng 6/2019, tôi gặp chị Y Lim cùng 2 cô gái trẻ Y Vứt và Y Nhúa đang náo nức chuẩn bị biểu diễn chiêng xoang phục vụ đoàn khách du lịch sắp tới…

Chiều muộn. Những đám mây ùn ùn kéo đến, phủ lên những đồi thông. Ánh nắng mặt trời chỉ còn le lói trên đỉnh nhà rông của Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring.

Dù có vẻ thấm mệt sau một ngày làm rẫy vất vả, nhưng trên gương mặt của 3 người vẫn tràn ngập niềm vui. Y Lim vừa giúp Y Vứt chỉnh lại trang phục vừa phấn khởi nói: Đến nay thì mọi người đã quen dần với việc làm du lịch, khi mà khách đến tham quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring ngày càng nhiều.

Vài năm trở lại đây, ngoài việc lên rẫy, mỗi thành viên đội cồng chiêng ở Kon Pring còn có thêm nguồn thu nhập 3 - 5 triệu đồng/tháng từ việc làm du lịch, nhờ đó cuộc sống của các gia đình cũng được cải thiện - Y Nhúa nhỏ nhẹ kể.


Chị Y Lim (ngoài cùng bên trái) đang trang điểm cùng Y Vứt và Y Nhúa. Ảnh: ĐT 

Nghề rèn của người Xơ Đăng ở Măng Ri

Đối với đồng bào Xơ Đăng ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) nghề rèn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những vật dụng rèn ra, như cuốc, dao, liềm, bên cạnh để phục vụ lao động sản xuất, sinh hoạt cho gia đình, bà con còn bán hoặc đổi lấy cây sâm Ngọc Linh giống về trồng. Cứ thế, qua thời gian, nhờ nghề rèn, cuộc sống nhiều hộ gia đình dần trở nên khấm khá hơn…

Sáng sớm vào Pu Tá - ngôi làng nằm trên sườn núi, được bao quanh bởi những ruộng lúa bậc thang đang dần chín vàng- tôi gặp ông A Hình (63 tuổi), một trong những thợ rèn lâu năm của làng.

Hôm nay ông A Hình nghỉ đi rẫy, ở nhà để rèn tiếp lưỡi dao và lưỡi rìu mà ông đang rèn dở mấy hôm nay. Thấy ông chuẩn bị dụng cụ để rèn, cháu ngoại là A Thiện (13 tuổi) cũng ra phụ giúp.

Dù tuổi còn nhỏ nhưng A Thiện đã biết lấy củi để nhóm bếp lửa nung sắt. Từ đống củi được chất gọn gàng ở góc bếp, cậu bé lấy củi thông và củi dẻ lần lượt đưa cho ông của mình. Đã thành thói quen, hai ông cháu vừa làm vừa ngâm nga: 


“Củi thông khi cháy lửa to
Củi dẻ khi cháy sẽ cho than nhiều”

15 thg 3, 2019

Người Sê đăng ở làng Kon Pring làm du lịch cộng đồng

Người Sê đăng, làng Kon Pring phát huy giá trị văn hóa bản địa, cùng lợi thế khí hậu, cảnh quan biến nơi đây đang là điểm đến nhiều du khách lựa chọn.

Không mãi cam chịu đói nghèo lạc hậu, 70 hộ dân tộc thiểu số Sê đăng ở làng Kon Pring, xã Đăk Long, huyện đặc biệt khó khăn Kon Plông, tỉnh Kon Tum chọn hướng phát triển du lịch cộng đồng để phát triển kinh tế. Nhờ phát huy được giá trị văn hóa bản địa, cộng với lợi thế về khí hậu, cảnh quan môi trường, Kon Pring đang là điểm đến được nhiều du khách gần xa lựa chọn dịp Xuân này.

Kon Pring ẩn mình trong màu xanh của núi rừng. 

18 thg 9, 2018

Tập tục rào làng của người Xơ Đăng

Rào làng là tập tục lâu đời của đồng bào Xơ Đăng. Ngày nay, ít làng còn duy trì tập tục rào làng, nhưng đây vẫn là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh của người Xơ Đăng.
Trước hết, nói về làng của người Xơ Đăng. Cũng như đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng sống thành từng làng, đây là đơn vị xã hội dân gian nhỏ nhất. Mỗi làng của người Xơ Đăng có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng vô chủ. Làng thường hội tụ nhiều yếu tố như có đất sản xuất, đất ở của từng hộ gia đình, đất làm kho thóc, máng nước, đất làm nghĩa địa, đất rừng chung để cả làng săn bắn, chăn nuôi, thu hái lâm sản, những khúc sông, con suối chảy qua làng...

27 thg 8, 2018

Độc đáo tết lúa về kho của đồng bào Xơ Đăng ở Mường Hoong

Sản xuất lúa nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của cộng đồng và mỗi gia đình đồng bào Xơ Đăng ở xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei). Có rất nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời của cây lúa, trong đó tết lúa về kho là một trong những nghi lễ quan trọng vẫn được người dân nơi đây duy trì, gìn giữ.

Ở Mường Hoong, mỗi năm, người dân chỉ làm một vụ lúa, nhưng chừng đó thôi cũng đủ gạo để các gia đình ăn quanh năm. Lúa được canh tác trên các thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới chân suối lên đến lưng chừng núi. Đến mùa thu hoạch, những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng óng trải dài trông rất đẹp mắt.

Người dân nơi đây quan niệm rằng mỗi vụ mùa thuận lợi, bội thu là do được các thần linh ban tặng; ngược lại, vụ mùa thất bát là do thần linh trách phạt.

Hàng năm, người dân thường tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa, bắt đầu từ lúc gieo mạ, cấy lúa đến khi thu hoạch, đưa lúa vào kho. Trong đó, nghi lễ cuối cùng trong vòng đời của cây lúa, hạt lúa đó là tết lúa về kho được coi là một trong những nghi lễ rất quan trọng.

8 thg 8, 2018

Gìn giữ hương rượu cần truyền thống

Về trung tâm thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy, đi qua chiếc cầu dây văng giữa thị trấn yên bình là địa phận thôn 5, chúng tôi ghé vào ngôi nhà đối diện với chiếc cầu này, hỏi thăm bà Y Minh sinh năm 1956, dân tộc Xơ Đăng. Nhắc đến bà, người dân ở đây ai cũng biết bởi bà rất tâm huyết với việc giữ gìn nghề rượu cần truyền thống.

Sinh ra và lớn lên tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, từ khi còn nhỏ, bà Y Minh đã được mẹ dạy cho cách ủ rượu cần truyền thống bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như: bo bo, mì, nếp than… Lớn lên, bà làm công nhân Công ty Thương nghiệp cấp III của huyện Kon Plông tại thị trấn Đăk Rve hiện nay. Đến năm 1977, bà lập gia đình và sinh sống ở thị trấn này cho đến tận bây giờ.

Bà Y Minh tâm sự: Để làm được một ghè rượu cần, bà tự lên rừng tìm nguyên liệu về làm men ủ rượu. Dù đi đâu, làm công việc gì, thì sau khi trở về nhà, bà cần mẫn chọn kỹ những vỏ cây, lá cây, rễ cây rừng để làm men. Men rượu cần thường được làm từ cây plo - loại cây có thân dây leo, lá mỏng. Đây là loại cây rừng có mùi thơm, vị hơi cay.