31 thg 10, 2014

Con đường cổ thụ

Người ta bảo tôi rằng đó là con đường đẹp nhất, lãng mạn nhất Hà Nội. Thế nên tôi tìm đến để xem thực hư ra sao.

Đó là con đường (ngoài này gọi là phố) Phan Đình Phùng, bắt đầu ở phía Hồ Tây hướng về Cửa Bắc.

Con đường có 2 hàng cây che bóng mát là đã đẹp rồi, nếu đó là 2 hàng cây cổ thụ thì càng tuyệt vời hơn nữa. Vậy mà đường Phan Đình Phùng không chỉ có 2 hàng cây cổ thụ mà có đến... 3 hàng cây sấu tuổi đời cả trăm năm!

Con đường này có đẹp nhất Hà Nội hay không thì không chắc lắm, nhưng chắc chắn là đẹp và lãng mạn đến nao lòng.

Vỉa hè rộng thênh thang và có đến 2 hàng cây sấu cổ thụ

Cảm Đà Lạt bằng cả năm giác quan

Đêm khuya lạnh lẽo, đứng chờ xe Thành Bưởi, ngoài đường lác đác người qua lại, tôi hơi lo vì sợ chuyến đi không như mong muốn.

Ảnh: V.Tr.S. 

Tôi lơ đễnh bước lên xe, một chút háo hức cũng không có, văng vẳng tiếng đứa bạn gửi theo lúc đi tiễn: Đà Lạt buồn lắm! Nhưng hóa ra tôi “cảm” ngay thành phố hoa này với tất cả giác quan của mình.

Buồn vui du lịch vùng biên ải

Cách đây 20 năm, sau cuộc hành trình dài dằng dặc gần trăm cây số bằng chiếc xe Minsk cũ kỹ, tôi đặt chân tới thác Bản Giốc (Cao Bằng). Thật khó diễn tả cảm xúc lạ lùng cứ dâng trào khi lần đầu đứng nơi địa đầu Tổ quốc, chiêm ngưỡng thác nước cực kỳ dữ dội và hùng tráng.


Làm sao “bán” tiếng khèn người Mông?

Khèn là biểu tượng văn hóa người Mông, giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng cũng như đời sống tâm linh, tín ngưỡng của bà con. 

Các nghệ nhân chế tác khèn - Ảnh: T.L.M.H. 

​Nghe và xem múa khèn là một trải nghiệm thú vị khi du lịch đến vùng cao này…

30 thg 10, 2014

Bộ ảnh Tây nguyên 1952 - 1955 của Jean Marie Duchange

Jean Marie Duchange sinh năm 1919 tại Saint Nazaire (Pháp). Ông làm nhân viên y tế ở Tây nguyên từ 1952 đến 1955. Trong 3 năm này ông đã chụp hàng loạt bức ảnh tuyệt vời về Tây nguyên Việt Nam. Duchange định xuất bản tập ảnh này, nhưng ông qua đời năm 88 tuổi khi chưa thực hiện được ý định. Con gái và cháu ngoại ông đã tặng các phim âm bản cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Quai Branly (Pháp).

Để trân trọng và tưởng nhớ ông, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức trưng bày bộ ảnh này trong tháng 10/2014. Những ảnh này do tôi chụp lại khi tham quan bảo tàng (chụp hình có đóng tiền phí đàng hoàng chớ hổng phải chụp lén đâu nghen! Hi hi!).

Thiếu nữ Giarai đeo hoa tai ngà voi, vòng tay xoắn ống và vòng cổ. Làng Djereng.

Lạ lẫm Tú Làn

Nói đến du lịch hang động ở Quảng Bình, du khách thường nghĩ đến Phong Nha - Kẻ Bàng. Ít ai biết rằng ở xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa) lại có một hệ thống hang động khá đẹp, hoang sơ, hết sức hấp dẫn cho những người thích khám phá, mạo hiểm...

Hang Tú Làn - Ảnh: Ryan Deboodt 

Tân Hóa là một thung lũng rộng lớn, bao vây tứ bề là những dãy núi đá vôi dựng lô nhô, trùng điệp. Điều lạ nhất của Tân Hóa là về mùa lũ lụt. Khi đó nước lũ dâng lên ngập tràn tất cả, biến thung lũng và những dãy núi lô nhô thành một... vịnh Hạ Long giữa rừng xanh. Hang động Tú Làn nằm trong các dãy núi đá vôi này.

Những ngôi nhà sàn cổ dưới chân núi Khau A

Theo quốc lộ 279, qua những cung đường uốn lượn theo những dãy núi cao ngất trời, chúng tôi dừng chân ở xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) dưới chân núi Khau A cao vời vợi. 

Những ngôi nhà sàn cổ Nghĩa Đô quần tụ dưới chân núi Khau A - Ảnh: Nguyễn Thế Lượng 

Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, nơi có những phong tục tập quán cổ truyền. Cuộc sống nơi đây hấp dẫn lòng người không chỉ ở khung cảnh thanh bình, yên ả mà còn bởi thung lũng này là nơi quần tụ của những ngôi nhà sàn cổ kính.

Vườn hoa con cóc

Vườn hoa Con Cóc là một vườn hoa nằm tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, nằm đối diện với nhà khách Chính phủ (trước là Bắc Bộ phủ).

Thời Pháp thuộc, vườn hoa có tên là quảng trường Chavassieux (square Chavassieux). Năm 1901 Pháp cho xây dựng ở giữa vườn hoa một bể nước, có một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 3,5m ở giữa, xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá. Vì vậy vườn hoa còn được người Hà Nội gọi là vườn hoa Con Cóc. Sau 1945 vườn hoa mới được đổi tên thành Diên Hồng.

Vườn hoa con cóc hồi đầu thế kỷ XX. Ảnh: Wikipedia

Mường Lay, nàng công chúa ngủ quên

Là nơi sinh sống của chín dân tộc anh em, nhưng chiếm số đông là dân tộc Thái trắng (được coi là thủ phủ của người Thái trắng ở Điện Biên), Mường Lay đang đổi thay từng ngày.

Đến Mường Lay, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, thơ mộng mà còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. 

Câu chuyện tình đẫm lệ về hoa dã quỳ

Mỗi độ thu sang, cả vùng núi Tây Nguyên lại chìm trong sắc vàng khiến người dân nơi đây nhớ về câu chuyện tình buồn của đôi uyên ương K'lang và H'limh trong quá khứ.

Ai từng ghé thăm cao nguyên B’ Lao, Langbiang hay phố núi Tây Nguyên - những địa danh vốn nổi tiếng với đồi chè, cà phê thì nay còn biết thêm cung đường của hành trình "Lên non tìm động hoa vàng" và mơ làm chàng Từ Thức gặp Tiên.

Nhà cổ hơn 100 năm tuổi ở Đồng Nai

Ngôi nhà của dòng họ Đào ở Phú Hội thuộc huyện Nhơn Trạch được xây dựng từ thế kỷ XIX, kiến trúc xưa đến nay hầu như còn nguyên vẹn.

Nhà cổ họ Đào được ông Đào Mỹ Thiền (con trai thứ 4 trong dòng tộc) xây dựng làm nơi thờ tự gia tiên và con cháu sum họp dòng tộc. 

29 thg 10, 2014

Lẩu Lào

Lẩu Thái là lẩu nấu theo kiểu của người Thái, vậy lẩu Lào là lẩu nấu theo kiểu của người Lào. Lẩu Thái thì ăn hoài, đám cưới, đám tiệc... thậm chí hổng biết nấu nướng gì hết (như tui chẳng hạn) chỉ cần ra siêu thị mua một bịch lẩu Thái đông lạnh về bỏ vô nồi nước sôi là ra lẩu Thái! Còn lẩu Lào thì hổng thấy đâu hết. Tại nó khó nấu hay tại nó chẳng có gì đặc biệt hết nên chẳng ai thèm ăn?

Người ta nói thế này: "Trong khu vực Đông Nam Á, ẩm thực Lào vốn không nổi bật như Thái Lan, không đa dạng như Việt Nam và cũng không tinh túy như người Singapore, nhưng những món ăn và cả cách thưởng thức đôi khi không theo khuôn phép nhất định nào của người Lào lại luôn để lại những dư vị đặc biệt".


Ra là vậy, nó không nổi bật nên ta ít đế ý. Nhưng người ta cũng nói thế này: "khách du lịch nước ngoài đến Vientiane có 3 việc cần phải làm: đi thăm Thạt Luổng (ngôi chùa nổi tiếng nhất của Lào), uống Beerlao và ăn lẩu Lào"

Đặc sản từ côn trùng ở Tây Nguyên

Không chỉ nổi tiếng bởi các món cơm lam, gà nướng Bản Đôn… Tây Nguyên còn có nhiều đặc sản độc đáo khác như sâu muồng, nhộng hay ve sầu chiên.

Trong tâm trí của nhiều phượt thủ, Tây Nguyên nổi tiếng với hồ Lăk thơ mộng, cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn hay những đồi hoa cà phê rực trắng. Không chỉ vậy, nơi đây còn có nhiều món ăn độc đáo, nổi bật nhất phải kể đến những loại được chế biến từ các loài côn trùng dưới đây.

Sâu muồng

Khi cơn mưa đầu mùa Tây Nguyên xuất hiện, những con sâu muồng bắt đầu bám đầy trên lá cây xanh non ở các rẫy cà phê, tiêu hay ở những con đường đất đỏ dẫn vào buôn làng. Loại côn trùng này nhiều đến mức bất kể ai đi ngang qua cũng sẽ bị vài chú sâu bám lấy và bò lổm cổm lên người.

Vốn là loài vật phá hoại mùa màng nhưng mỗi khi vào mùa, sâu lại là đặc sản độc đáo của người dân nơi đây. Con sâu có màu xanh đậm, mình trơn trơn, bám đầy trên các đám muồng - loại cây dùng để chắn sương muối cho cà phê. Mỗi lần muốn thưởng thức, chỉ cần nửa buổi ra bắt, người dân nơi đây đã có bữa đặc sản ngon lành. Sâu muồng có vị béo ngọt, được thưởng thức bằng cách xào, luộc hoặc thậm chí còn có thể ăn sống. Mỗi cách chế biến đều có những dư vị lạ miệng hấp dẫn. 

Sâu muồng, đặc sản độc đáo của người dân Tây Nguyên. Ảnh: Vunglep. 

Đổi gió cuối tuần với cà phê ven sông ở Cần Thơ

Cà phê ven sông Xuân Khánh, Hồ Sen hay bãi tắm sông Hậu là điểm đến hấp dẫn cho những ai thích tận hưởng không gian yên tĩnh, thoáng đãng mát mẻ của khí trời sông nước.

Nếu đã quen thuộc với những quán cà phê trong nhà thì cuối tuần này bạn hãy đổi gió tại các quán cà phê có không gian thoáng đãng ở Cần Thơ.

Cà phê ven sông Xuân Khánh 

Quán Cafe nằm trong khuôn viên của nhà hàng, khách sạn Xuân Khánh. Ảnh: xuankhanh. 

Được xây dựng đơn giản, nằm nghiêng mình trải dọc theo bờ sông Hậu, đồng thời cũng là bến du thuyền. Cà phê Xuân Khánh mang lại sự lãng mạn, hữu tình với không khí mát mẻ đặc trưng của miền sông nước.

5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng dọc miền đất nước

Chợ Đồng Xuân, chợ Đông Ba hay chợ Bến Thành đều là những ngôi chợ nổi tiếng lâu đời nằm dọc mảnh đất Việt Nam.

Chợ vừa là nơi trao đổi, giao lưu, mua bán vừa là nơi thể hiện văn hóa tinh tế đặc sắc của từng vùng miền. Vào chợ du khách không chỉ mua những món đồ mình yêu thích mà còn khám phá nét văn hóa độc đáo của nơi đó. Hãy cùng khám phá năm ngôi chợ nổi tiếng dọc miền đất nước ta.

1. Chợ Đồng Xuân – Hà Nội

Là một trong những ngôi chợ lớn và xưa nhất ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân nằm trong phố cổ ở phường Đồng Xuân, có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ gắn liền với sự thăng trầm của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, là điểm giao hòa và chứng kiến bao đổi thay của thành phố Hà Nội. 

Đồng Xuân, ngôi chợ cổ và nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Ảnh: Dulichmienbac 

Những đặc sản của người Mường Thanh Hóa

Ngoài món thịt thú rừng nướng được ưa dùng ở các vùng miền núi, khi đến bản Mường Thanh Hóa du khách còn được thết đãi bánh trứng kiến hoặc thịt lợn muối chua.

Gắn bó mật thiết với rừng núi, sông suối, đồng ruộng. Người Mường thường tận dụng các sản vật tự nhiên sẵn có để làm đa dạng cũng như luôn cải thiện mới bữa ăn gia đình. Tuy không có các loại quà bánh phong phú như miền xuôi nhưng họ sử dụng mọi nguồn sản vật tự nhiên sẵn có để tạo ra nhiều món ngon, đặc sản mà nếu có dịp thưởng thức một lần chắc chắn du khách sẽ không thể nào quên được. 

Bột nếp trộn cùng nhân trứng kiến béo ngậy, gói trong lá vả tạo nên món bánh thơm ngon đặc biệt. Nguồn: tieudungviet. 

Con đường lãng mạn ở Hà Nội

Đường Phan Đình Phùng nổi tiếng với hai hàng cây sấu cùng trên một vỉa hè luôn rợp bóng mát vào mùa hè.

Dài khoảng 1,5 km, đường Phan Đình Phùng kéo dài từ phố Mai Xuân Thưởng đến phố Hàng Cót. Phố cắt ngang các đường phố như: Hoàng Diệu, Đặng Dung, Nguyễn Tri Phương, Hàng Bún. 

21 thg 10, 2014

Chuyện món ngon đất Hà thành

Những ngày đầu thu, Hà Nội không còn cái nắng oi ả của mùa hè. Du khách đổ về đây đón mùa đẹp nhất, lãng mạn nhất trong năm của thủ đô, cũng là để thưởng thức nền ẩm thực phong phú. 

Phố chả cá Lã Vọng ở Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh 

Ai đến Hà Nội có lẽ đều từng thưởng thức cốm Vòng nức tiếng, nhưng dễ mấy ai nếm qua loại cốm làng Vòng dẻo quyện với chuối tiêu Bắc bộ ngọt thơm, hay nghe câu chuyện gia đình mấy đời làm chả cá Lã Vọng…

Ngõa mật - nồng say hương vị đồng rừng



Ngõa mật có lẽ là cái tên lạ với nhiều người, nhưng với chúng tôi - những đứa con của đồng rừng - chẳng ai lạ lẫm thứ quả ngọt lịm, say nồng của núi rừng này.

Quả ngõa chín màu đỏ tím - Ảnh: H.Hân 

Về thăm quê, nhìn thấy cây ngõa sai trĩu quả của bà, cái hương vị ngọt lịm, lớp mật sóng sánh như mật ong của quả ngõa chín lại làm tôi nhớ nhung.

Cây ngõa mật mọc nhiều ở các khu rừng miền núi phía bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Những ai đã có một thời ấu thơ gắn liền với những cánh rừng có lẽ chẳng thể nào quên được vị ngọt, mát của những quả ngõa chín mùi.

Chiêm ngưỡng thiên hạ đệ nhất hùng quan từ tàu hỏa

Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế (phía bắc) và TP. Đà Nẵng (phía nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía tây tới sát biển Đông.

Nhiều khúc cua bán kính nhỏ nên nhìn thấy cả đoàn tàu 

Những năm trước, đoạn quốc lộ 1A bắc nam qua đèo Hải Vân là nơi thu hút khách du lịch chiêm ngưỡng Thiên hạ đệ nhất hùng quan, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều ẩn họa giao thông.

19 thg 10, 2014

Bản tình ca mùa thu Tây Bắc

Nghĩ đến Tây Bắc, du khách thường chọn Sa Pa (Lào Cai) như một điểm dừng chân lý tưởng. Hành trình của chúng tôi lại đi theo cung đường mới, phía Tây của Tây Bắc, qua bốn tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình. Nhiều người cho rằng, đi Tây Bắc đẹp nhất là vào mùa thu để cảm nhận cái lạnh vùng cao lãng mạn.

Mùa thu trên từng hoa lúa 

Điểm bắt đầu là Mù Căng Chải (Yên Bái). Không nhộn nhịp, dập dìu du khách như Sa Pa, Mù Căng Chải mang trọn nét nguyên sơ, tinh khôi của núi rừng Tây Bắc. Chúng tôi nhanh chóng bị hút hồn bởi những thửa ruộng bậc thang nối nhau vắt ngang qua những triền đồi; nhìn từ xa giống như những dải lụa xanh ngắt, vàng óng xen lẫn, tạo thành nhiều hình dạng khác nhau.

18 thg 10, 2014

Lên Bắc Hà say men rượu ngô Bản Phố

Bên cạnh rượu táo mèo, Sán Lùng thì rượu ngô Bản Phố cũng là một thức uống khó ai quên được mỗi lần nhắc đến Lào Cai.

Người dân Bắc Hà thường nhắc khách đến chơi rằng: "Khi vào nhớ dốc Trung Đô, khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà". Rượu ngô đã thành thức uống mang được cả phong vị của núi rừng miền cao nguyên trắng đến với du khách gần xa mà nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố của đồng bào dân tộc H'Mông.

Với kiểu khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh kéo dài đặc trưng nên mỗi năm người dân Bắc Hà chỉ có thể trồng một mùa ngô. Loại ngô làm rượu phải là ngô nếp, hạt màu vàng óng, tuy cho năng suất không cao nhưng hạt thơm, chắc. Ngô được thu hoạch khi đã chín già trên cây, đem phơi nguyên bắp qua 1, 2 nắng rồi chất lên gác bếp để bảo quản và nấu rượu dần. 

Hồng mi khi đã phơi khô chuẩn bị làm men rượu ngô. Ảnh: Tịnh Tâm. 

Hà Thành hôm nay

Hà Nội vẫn còn đó những con phố cổ xưa đầy hoài niệm từng một thời làm nên dấu ấn thị thành của vùng đất kinh kỳ xứ Bắc. Và Hà Nội hôm nay cũng có thêm một mảng màu mới, hiện đại, trẻ trung, năng động hơn với những đại lộ thênh thang và những tòa building cao hút tầm nhìn... 

Rộng mở những cung đường

Cách đây chưa lâu, độ hơn chục năm về trước, người Hà Nội ra đường vẫn quen với những ngõ nhỏ, phố nhỏ, những con phố ngắn cắt ngang cắt dọc như ô bàn cờ. Quen đến độ ai cũng thuộc như lòng bàn tay. Ấy vậy mà hôm nay, đố ai dám nói mạnh là mình biết hết các con đường ở Hà Nội. Bởi đường phố Hà Nội bây giờ khác trước nhiều lắm. Trừ các khu phố cổ và phố cũ ở khu vực trung tâm, còn lùi ra xa một chút là cả một mạng lưới giao thông đồ sộ, tầng tầng lớp lớp mới xây dựng và đang xây dựng. Đường nào cũng to, cũng đẹp, cũng hoành tráng như: Đại lộ Thăng Long, đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, đường cao tốc trên cao Bắc Linh Đàm - Mai Dịch…


17 thg 10, 2014

Gặp lại Sìn Hồ

Ấn tượng về con đường tỉnh lộ 128 quanh co trong hẻm núi từ Lai Châu lên Sìn Hồ suốt mấy chục năm vẫn không hề thay đổi. 

Chợ Sìn Hồ - Ảnh: Đ.P 

​Dốc cao gấp khúc mở ra những khoảng trời đột ngột xanh bên triền đá xám.

Mùa mưa lũ, cây mọc lòa xòa ra giữa lối đi. Rãnh suối ven đường trong vắt thầm thì chảy. Những con ve rừng cuối mùa buông từng tiếng ngắn rời rạc trong lùm cây xanh thẫm rất gần. Và sương buông nhòe bóng những người dân tộc thiểu số cõng gùi lâng lâng chậm rãi thả bước ven đường.

Về vùng đất ‘giàu linh kiệt’ Lệ Thủy

Tôi rất thích phát hiện của ông Tây André Menras Hồ Cương Quyết rằng, xem bản đồ trên Google, nếu thử kẽ một đường thẳng từ vị trí ngôi mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa đảo Yến thẳng ra biển đông, theo đường vĩ tuyến, sẽ thấy điều rất thú vị. 

Chị em phụ nữ thôn chơi bóng chuyền 

André nói đúng hơn là điều kỳ lạ, rằng, ngôi mộ của vị Tướng nằm chính giữa đường vĩ tuyến mà phía Nam là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và phía Bắc là đảo Hải Nam của Trung Quốc. “Như một người lính già tận tụy với tổ quốc, Người đang canh gác bảo vệ độc lập và chủ quyền của Tổ Quốc ngay cả khi đã yên giấc ngàn thu trên mảnh đất mẹ - Vũng Chùa đảo Yến”, Andre viết trên Facebook sau lần đến Vũng Chùa đảo Yến viếng thăm mộ Đại tướng.

Hoang sơ A Lin

A Lin là một con suối đẹp của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Uốn lượn giữa đại ngàn Trường Sơn như mái tóc nàng sơn nữ, vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của nó đã cuốn hút biết bao lữ khách.

Đường vào suối được người dân trồng cải và bắp ngô xanh mướt 

Không dữ dội, ồn ào, suối A Lin dịu dàng nghiêng mình một cách duyên dáng trong những khe núi nhiều đá của xã Hồng Trung. Đứng trên cao nhìn xuống, những dòng nước trong veo len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ từ trên đỉnh núi róc rách chảy xuống giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như tranh vẽ.

Những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp ở Ninh Thuận

Ninh Thuận nổi tiếng là vùng đất khô hạn nhất cả nước nhưng lại sở hữu những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp ít người biết tới. Đến đây một lần bạn sẽ bị hấp dẫn bởi cảnh sắc tưởng chừng không có thật.

Bãi biển ở dưới chân hải đăng Mũi Dinh hoang sơ, xanh biếc. Bất cứ ai một lần đặt chân tới đây đều không khỏi ấn tượng. 

Mùa lúa dát vàng ở Hoàng Su Phì

Lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, ánh lên trong nắng làm mê mẩn bước chân của du khách khi một lần bước tới Hoàng Su Phì, Hà Giang.

Tháng 10, những thửa ruộng bậc thang trên vùng cao Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang lại bước vào mùa lúa chín. Khi màu vàng quyến rũ của lúa phủ kín mọi nơi cũng là lúc các phượt thủ lại náo nức lên đường để ngắm cảnh đẹp. 

Độc đáo món ăn nấu từ lồ ô ở Tây Nguyên

Ngoài việc sử dụng cây lồ ô để làm các loại nhạc cụ độc đáo như đàn T’rưng, Chapi, đồng bào Tây Nguyên còn dùng để nấu các loại thực phẩm hấp dẫn khác như cơm lam, canh thụt, đọt mây...

Cây lồ ô là một loại cây cùng họ tre có mặt nhiều ở Tây Nguyên. Loại cây này quen thuộc trong đời sống của đại đa số các dân tộc Tây Nguyên như Ê Đê, M’nông, S’tieng…Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều vật dụng của bà con như gùi, cán rựa, kèn, sáo, vật đựng nước đều được làm từ cây lồ ô. Và độc đáo hơn cả đồng bào ở đây còn dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.

Cây lồ ô để nấu món ăn được đồng bào nơi đây chọn rất kỹ, phải là những cây không già cũng không non. Các đốt dài và thẳng, lõi trong phải lớn để chứa được nhiều nguyên liệu nấu ăn.

16 thg 10, 2014

Thế giới đằng sau chiếc khăn piêu của người Thái

Với màu sắc phong phú theo từng hoa văn, chiếc khăn piêu được coi như vị thần bảo vệ linh hồn mỗi người phụ nữ Thái.

Mỗi dân tộc Việt Nam đều có nét đặc trưng riêng về văn hóa. Điều này thể hiện qua thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng đặc biệt là trang phục... Với người Thái, nét đặc trưng được biết đến nhiều hơn qua chiếc khăn piêu truyền thống. 

Khăn piêu chỉ được thêu ở hai đầu khăn với 3 loại hoa văn chính là cút piêu, sai peng và tà leo. Ảnh: toithichdoc. 

Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn piêu được dệt từ sợi bông sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô người phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Có tất cả 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn là tà leo, cút piêu và sai peng. Trong đó tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn, cút piêu là phẩm vật cao quý của người bề trên và sai peng là dây tình của đôi lứa. Tuy nhiên cả ba loại hoa văn này chỉ được thêu có chừng mực ở hai đầu của chiếc khăn.

Khám phá làng lụa Hà Đông giữa lòng Hà Nội

Người Sài Gòn ai cũng biết đến bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa với hai câu thơ nổi tiếng “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Dệt nên những tấm lụa mềm mại ấy là những nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc, cách trung tâm Hà Nội chỉ 10km. 


Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ ngàn năm trước, được công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Đây là điểm tham quan rất nổi tiếng tại Hà Nội, mỗi tháng đón từ 3.000 đến 5.000 khách du lịch.

14 thg 10, 2014

Chiều mưa vào ngôi nhà ma ở Đà Lạt

Cô gái khoảng 25 tuổi sống ở Đà Lạt nhắc nhở nhóm người chuẩn bị bước vào ngôi nhà ma trên đèo Prenn rằng các bạn nữ tóc dài phải cột cao lên trước khi vào. 

Nhờ có khí hậu mát rượi quanh năm, nhiều rừng thông và núi đồi mà Đà Lạt trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch. Người ta còn ưu ái gọi Đà Lạt là "Paris của Việt Nam" vì ở đây lưu giữ những ngôi biệt thự cổ kính, sang trọng từ thời Pháp thuộc. Bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng thích hợp cho các cặp tình nhân, Đà Lạt còn cuốn hút du khách về những ngôi nhà ma bị bỏ hoang cùng với lời đồn thổi rùng rợn.

Một nhóm gồm 6 người bạn thuê xe du lịch để đi vòng vòng Đà Lạt trong một buổi chiều. Ban đầu chỉ định xem hoa, ăn uống rồi đi chợ Đà Lạt, thế nhưng một anh bạn trong nhóm chợt nảy lên ý tưởng vào ngôi nhà ma bị bỏ hoang ở Đà Lạt. Lúc này ngoài trời mưa rả rích, cảm giác vừa sợ nhưng vừa phấn khích. Sau một hồi biểu quyết, cả nhóm quyết định nhờ chú tài xế chở đến ngôi nhà ma nằm trên đèo Prenn, Đà Lạt. 

Ngôi nhà ma lúc còn nguyên vẹn với các cửa kính. Ảnh: dalatvatoi 

Sắc Tứ Minh Thiện tự - ngôi chùa cổ nhất tỉnh Khánh Hòa

Trong lịch sử dân tộc Việt, Khánh Hòa chính thức trở thành đất đai Đại Việt từ năm 1653, mảnh đất nằm ở vùng duyên hải miền Trung, miền Thùy dương cát trắng, với những hàng dừa xanh tít tắp, bờ biển ngút ngàn, nơi nổi danh là xứ Trầm hương

Cổng Tam quan- Sắc tứ Minh Thiện tự (Chùa Phật Lớn)

Từ thị trấn Diên Khánh đi về hướng Tây, qua khỏi cửa Đông, rồi qua cửa Tây, đi dọc theo tỉnh lộ 2, khoảng 3 km, rẽ vào hương lộ bên trái khoảng 100 m là đến chùa Sắc Tứ Minh Thiện - ngôi chùa cổ gần 350 năm, một danh thắng, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, ở làng quê Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa Phụng Sơn: Di tích Lịch sử Cách mạng thị xã Ninh Hòa

Là một ngôi chùa luôn gắn bó với dân làng, có những đóng góp lớn trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, năm 2001, Trung tâm Quản lý Di tích Danh Lam Thắng Cảnh Khánh Hòa đã xếp hạng chùa Phụng Sơn, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa là Di tích lịch sử… 

“Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân lành mọi mái tranh”

Chùa Phụng Sơn tọa lạc tại làng Phụng Cang, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa nằm ở đầu làng Phụng Cang, đối diện với Hòn Lớn. Phía Đông chùa là ngôi đình làng cổ kính. Phía Tây trải dài cánh đồng phì nhiêu bát ngát, cò bay thẳng cánh. Phía Nam là dòng sông uốn lượn giữa những cánh đồng mênh mông sóng lúa, phía Bắc là đồng ruộng.

Chùa Phụng Sơn, tại thôn Phụng Cang, xã Ninh Hưng (Ninh Hòa) 

Ngỡ ngàng cảnh đẹp Hồ Gươm sang thu

Những ngày đầu tháng 10, tiết trời thu như ùa vào lòng người Hà Nội. Những tán lá xanh đang dần đổ vàng cùng thời gian, những cơn sóng lăn tăn dưới mặt hồ xanh ngắt…. Một mùa thu lại đến. 

Mùa thu, trong hành trình du lịch phương Bắc của mình, khách phương xa nhất định sẽ ghé Hà Nội, thong thả dạo chơi trên những con đường rợp bóng mát, ngắm Hồ Gươm, thăm Tháp Bút, dạo cầu Thê Húc, nhâm nhi tách cà phê ven hồ, cảm nhận không khí thu lãng đãng xung quanh. 

Tháp Rùa linh thiêng rọi bóng lòng hồ mỗi ngày 

13 thg 10, 2014

Người Sài Gòn và văn hóa uống cà phê trên Telegraph

Nhật báo nổi tiếng của Anh, tờ Telegraph chia sẻ cùng độc giả thế giới về một Sài Gòn đổi mới gắn liền nét văn hóa “uống” độc đáo của người dân tại đây. 

Một trong những khu ăn uống “đường phố” ở Sài Gòn - Ảnh: Telegraph 

Dưới ngòi bút của nhà báo Nicola Graydon, Sài Gòn hiện lên thật sống động và gần gũi. Đó là một Sài Gòn của những chiếc máy, tiếng còi xe, hay những quán phở ở góc đường. Đặc biệt hơn hết, là nét văn hóa “uống” cà phê của người dân Sài Gòn.

Ngắm hàng cây cổ thụ sắp không còn trên đường Tôn Đức Thắng

Sáng cuối tuần, chạy xe thong dong trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM), ngắm những vệt nắng xiên qua những vòm lá xanh rì, bạn sẽ thấy lòng mình bỗng nhiên thư thái. Đáng tiếc, hàng cây cổ thụ làm nên 'con đường màu xanh' này sắp không còn.

Đường Tôn Đức Thắng với bốn hàng cây cổ thụ là một trong những con đường xanh mát nhất ở trung tâm TP.HCM 

Các món vừa ăn vừa giải nhiệt ở Cần Thơ

Khi đến Cần Thơ mùa nắng nóng, ngoài các ly nước mát ưa dùng như sâm, rễ tranh hay nước mía, du khách có thể tham khảo thêm bốn loại đồ ăn có thể giải khát sau đây.

Không mất nhiều thời gian và nguyên liệu cũng rất dễ tìm kiếm, sương sa hạt lựu, sâm bổ lượng, chè bưởi hay tàu hủ đá đều là những món khoái khẩu của người Cần Thơ.

Sương sa hạt lựu

Hạt lựu ở đây không phải được lấy ra từ trái lựu, loại này làm từ bột năng vo thành những viên tròn nhỏ có tẩm màu thực phẩm đỏ. Sau đó luộc lên, khi vớt ra bột trong veo, dai mềm lại có màu ngà ngà đỏ nên người Cần Thơ thường gọi là hạt lựu. Còn sương sa thì đổ bằng bột thạch sương sáo và rau câu. Khi thạch sương sáo và rau câu đông đặc lại thì sẽ cắt thành những miếng hình vuông nhỏ. Để món ăn này thêm thơm béo hấp dẫn thì không thể thiếu sự có mặt của nước cốt dừa và đậu xanh xay nhuyễn. 

Sương sa hạt lựu ngọt mát hấp dẫn. Nguồn: Tranvanrang 

Các loại bánh dân gian từ chuối ở Bến Tre

Ngoài món kẹo dừa nổi tiếng, khi về các vùng nông thôn ở Bến Tre du khách sẽ có dịp được thưởng thức các loại bánh chuối quen thuộc nhưng cũng không kém phần lạ miệng.

Không chỉ có bánh chuối hay kẹo chuối mà ta thường thấy ở các quán hàng rong hay tiệm tạp hóa mà người dân Bến Tre còn chế biến chuối thành nhiều món dân dã đặc trưng nhưng vẫn không làm mất đi vị thanh ngọt tự nhiên của loại trái cây này

Chuối xiêm chín thường được dùng làm bánh bởi trái to, nhiều nhựa, khi xay thành bột nó quện sánh hơn so với các loại chuối khác. Ảnh: sangiaodich. 

5 món ngon chế biến từ dừa

Cháo dừa, rau câu trái dừa hay tôm kho cùi dừa đều là những món mà chỉ cần nhắc đến cũng đủ khiến bạn thèm ăn.

Dừa là loại cây mà từ thân dừa, vỏ dừa, sọ dừa, lá dừa và sơ dừa đều có thể sử dụng được. Dưới đây là một số món ăn ngon được chế biến từ dừa đủ sức thuyết phục dạ dày của bạn.

Ốc len xào dừa

Ốc len xào dừa là món thường được gọi đầu tiên mỗi khi bước vào quán ốc. Với nước cốt dừa béo ngậy và đặc quánh, thêm vào vài lát ớt thấm vị, ốc len xào dừa thường được dùng khi còn nóng hổi. Khi ăn ốc len xào dừa, nhiều người cầm đuôi ốc, múc một chụt nước cốt rồi mới bỏ vào miệng hút. Nước cốt dừa càng chất lượng, đĩa ốc len xào dừa càng ngon. 

Nhìn một thố ốc len xào dừa ngập nước cốt thế này bạn sẽ chỉ muốn bắt tay vào ăn ngay. Ảnh: Linh Lê 

Hoang sơ Cồn Vành

Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.

Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng. Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách.

Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bê tông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi. 

Một góc Cồn Vành nhìn từ ngọn hải đăng Ba Lạt.

Côn Đảo - “Hòn ngọc” của Biển Đông

Trước đây, Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian”. Giờ đây, giữa biển khơi của Tổ quốc, Côn Đảo trở thành một “hòn ngọc” lộng lẫy thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những bãi biển, bãi san hô cùng những vạt rừng xanh ngút ngàn được bao bọc bởi sóng và gió biển… 

Từ địa ngục đến thiên đường du lịch:

Huyện đảo Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Tp. Vũng Tàu 97 hải lý.

Do nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu - Á nên Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm. Vào năm 1294, đoàn thuyền của nhà thám hiểm Marco Polo người Italia trên đường từ Trung Hoa trở về nước đã gặp bão phải dạt vào trú tại Côn Đảo. Từ đó, đến thế kỷ 15-16, rất nhiều đoàn du hành của châu Âu đã ghé thăm Côn Đảo.

Côn Đảo bắt đầu hình thành hệ thống nhà tù tàn bạo kể từ năm 1862, ngay sau khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông thuộc Nam kỳ. Từ đó đến năm 1975, suốt 113 năm, địa danh Côn Đảo trở thành “địa ngục trần gian”, nơi lưu đày, giam cầm những người chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ.

Du khách tham quan tìm hiểu về lịch sử Côn Đảo tại Bảo tàng Côn Đảo. Ảnh: Lê Minh

11 thg 10, 2014

Những con đường mang tên chức sắc tôn giáo ở Sài Gòn

Đường phố thường mang tên những danh nhân lịch sử - văn hóa, hiếm có tên đường là tên những vị chức sắc tôn giáo (nhất là sau 1975). Thế nhưng hiếm không phải là không, ở TPHCM có những con đường mang tên của các vị chức sắc ấy.

Nhiều nhất là Phật giáo, điều này chắc không cần phải giải thích. Có lẽ quen thuộc nhất là những con đường Sư Vạn Hạnh, Thích Quảng Đức,,, có người còn kể tên Trần Nhân Tôn với giải thích rằng ông chính là Phật hoàng, Gần hơn, có Sư Thiện Chiếu (1898 - 1974), thế nhưng sát với thời nay nhất và đúng là một chức sắc cao cấp của Phật giáo chính là Ni sư Huỳnh Liên (1923 - 1987). Đường Ni sư Huỳnh Liên nằm ở quận Tân Bình.


Mùa hồng giòn trên xứ lạnh Đà Lạt

Ngoài những thắng cảnh nên thơ, thành phố sương mù Đà Lạt còn có những vườn cây trái xum xuê trĩu quả, trong đó hồng giòn là loại trái cây đặc sản ngon, hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua.

Đà Lạt với đất đai màu mỡ và khí hậu tươi mát thuận lợi cho các loại cây trái và hoa màu phát triển. Ngoài là thủ phủ của rất nhiều loài hoa, Đà Lạt còn là nơi cho ra nhiều trái cây ngon ngọt không kém miền Tây, trong đó hồng giòn là một đặc sản rất riêng và đặc trưng của thành phố sương mù. 

Hồng giòn, đặc sản đặc trưng của phố núi Đà Lạt. Ảnh: Lamchame. 

Vãn cảnh chùa Đục, chùa Hang trên đảo Lý Sơn

Đến Lý Sơn bạn không chỉ bị mê hoặc bởi cảnh biển bình yên hay những món ăn ngon miệng mà còn bị thu hút bởi những ngôi chùa thanh tĩnh, tầm nhìn hướng ra biển. Chùa Đục và chùa Hang là hai trong số đó mà bạn không thể không ghé qua.


Cách cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) hơn 1 giờ tàu cao tốc, Lý Sơn hiện ra trước mắt bạn là hòn đảo trù phú với cảng biển lúc nào cũng tấp nập các hoạt động bán buôn. Lý Sơn còn hoang sơ và bình yên, người dân hiền hòa với nhịp sống khẽ chầm chậm trôi.

Ngoài hai đình làng An Hải và An Vĩnh nổi tiếng, Lý Sơn còn có hàng chục miếu thờ, am ở khắp nơi trên cả đảo lớn và đảo nhỏ. Nhưng nhắc đến Lý Sơn không thể bỏ qua hai ngôi chùa trứ danh: Chùa Đục và chùa Hang.

8 thg 10, 2014

Ngôi nhà quyền lực nhất vùng cao nguyên trắng

Sau gần 100 năm tồn tại với thời gian, dinh thự vua Mèo hay dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà, Lào Cai) vẫn giữ được sự bề thế, uy nghi của một gia tộc quyền lực nhất miền cao nguyên trắng.

Dinh thự Hoàng A Tưởng hay dinh thự vua Mèo nằm ở trung tâm huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là một tòa nhà bề thế được xây dựng vào năm 1914 và hoàn thành vào 1921. Người có công xây dựng là Thổ ty Hoàng Yến Chao, người dân tộc Tày và là cha đẻ của Hoàng A Tưởng. 

10 món ăn hợp trời thu Hà Nội nhất

Ốc luộc nóng hổi hay bánh chuối giòn tan là những món dễ làm du khách ngon miệng hơn khi đến Hà Nội vào mùa thu.

Mùa thu đến, Hà Nội còn vương lại chút nắng cuối hè và bắt đầu đón gió heo may. Đây cũng là lúc những món ăn đặc trưng của mùa trở thành tâm điểm như bánh chuối, ốc luộc hay chí mà phù, lục tào xá. Dưới đây là những món ăn vặt dành cho trời thu du khách nên thử khi đến thủ đô.

1. Ốc luộc 

Mỗi hàng ốc luộc sẽ có cách pha chế nước chấm riêng theo bí quyết của chủ quán. Ảnh: Lan Itou. 

7 thg 10, 2014

Núi Châu Thới, suối Lồ Ồ: Một thời chiến địa

Núi Châu Thới nằm cách trung tâm TP. Biên Hòa khoảng 5 km, có thể nhìn thấy khi ngồi uống cafe ở bất kỳ quán cafe nào bên bờ sông Đồng Nai. Trên núi có Châu Thới sơn tự, ngôi chùa có đông đảo khách thập phương lui tới. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh mà còn là nơi du lịch sinh thái hữu tình (xem: Núi Châu Thới). Còn suối Lồ Ồ ở cách đó không xa cũng đã từng là nơi ngoạn cảnh thiên nhiên tươi đẹp của bao nam thanh nữ tú (xem: Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối).

Thế nhưng cách đây gần 250 năm, chốn thiên nhiên hữu tình ấy là bãi chiến trường đầu rơi máu đổ của một trong những thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam.

Cảnh thủy mặc bên sườn núi Châu Thới. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngon ấn tượng với cá bùng binh

Mỗi lần đãi khách quý, bạn bè, người dân các làng chài xứ Quảng thường dùng các món thủy sản tươi sống, trong đó có các món chế biến từ cá bùng binh.

Cá bùng binh làm sạch ướp gia vị và các nguyên liệu để hấp - Ảnh: T.Ly 

Tuy hình dạng xấu xí nhưng khi nấu chín cá bùng binh có màu trắng lại rất chắc thịt, mùi vị thơm, ngon, dai và ngọt. Tại vùng biển Quảng Nam cá bùng binh có quanh năm. Những hôm gặp luồng cá thế nào bà con ngư dân cũng đánh bắt được cả chục sọt.

Mộc Châu, nơi những chú ong về lấy mật

Du lịch đến cao nguyên Mộc Châu, Sơn La vào mùa hoa nở, không khó để bạn có thể bắt gặp hình ảnh những trang trại nuôi ong trông khá lạ mắt ở trên núi cao.

Nghề nuôi ong phải di chuyển nhiều để phù hợp thời tiết và ong có được nguồn thức ăn dồi dào. Có như vậy, ong mới cho ra năng suất cao khi vào mùa lấy mật. Cao nguyên Mộc Châu là địa điểm lý tưởng để những người nuôi ong tìm đến. Vào tháng 11 tới tháng 5 âm lịch hàng năm, ở Mộc châu có đến hàng trăm trại nuôi ong lớn nhỏ, mỗi trại lại nuôi tới hàng trăm đàn. 

Thiên Mụ - ngôi chùa cổ đẹp nhất xứ Huế

Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương..


Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương - chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) được nhiều người biết đến là ngôi chùa cổ và đẹp nhất của Huế. Chùa được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Sau này, chùa cũng đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. 

5 thg 10, 2014

Tục nhuộm trứng đỏ của người La Hủ ở Lai Châu

Trong các dịp lễ tết, đặc biệt là lễ cúng bản, người La Hủ ở Lai Châu thường nhuộm trứng thành màu đỏ sẫm làm quà tặng nhau với mục đích chúc phúc, cầu may.

Người La Hủ (còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy) sống tập trung ở các xã Pa ủ, Pa Vệ Sủ, Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhuộm trứng đỏ (Gá u nhi) là một trong những tập tục lâu đời của đồng bào dân tộc nơi đây, mang nét đẹp độc đáo, thú vị.

Lễ cúng bản (Gạ Ma Te) là một trong những ngày lễ truyền thống, thường diễn ra vào ngày Dần trong tháng 3 âm lịch hằng năm để cầu bình an đến với dân làng. Vào ngày này, các gia đình trong bản sửa soạn đồ tế lễ gồm cơm vàng, trứng đỏ và các lễ vật như ngô, khoai, bạc trắng, rượu… để cùng nhau cúng bến thuyền (Ca tà hứ), bến nước (Ló khọ sò hứ), Thổ địa (Thủ tý hứ) và cổng bản (Cá tu hứ). Chủ trì Lễ cúng là Mí Cù, người coi sóc rừng thiêng của bản. Lễ cúng được diễn ra 2 lần, lần thứ nhất cúng đồ sống, lần thứ 2 cúng bằng đồ chín. 

Công việc này do người phụ nữ đảm nhiệm, họ sẽ làm cho mỗi người trong nhà một quả trứng nhuộm đỏ. Ảnh: Langvietonline. 

Mũi Sa Vĩ, cực Đông miền Bắc

Vào ngày trời gió lạnh mù sương, Sa Vĩ càng trở nên ám ảnh với bãi vắng, người thưa, phi lao ngăn ngắt và những con thuyền biếng lười nằm dài trên cát trắng.

Thành phố Móng Cái nơi có cửa khẩu giao thương với Trung Quốc từ lâu là điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh, nhất là với những người yêu thích mua sắm. Nơi đây lúc nào cũng nhộn nhịp những chuyến tàu chở hàng hóa ngược xuôi, tấp nập người mua kẻ bán với đủ mặt hàng, nào vải vóc, quần áo, giày dép, nào đồ điện tử, đồ gia dụng.

Nhưng chỉ cần ra khỏi thành phố chưa đầy 10 cây số, du khách đã có thể cảm nhận một không gian hoàn toàn khác biệt của Trà Cổ yên bình. Đây là nơi mà ai cũng muốn đến khi đã đặt chân tới thành phố vùng biên. Người ta tìm đến đây để tắm, để vùng vẫy trong làn nước mát lành và thỏa lòng mình với cơn gió lộng từ biển thổi về. Nhưng hơn cả là được chiêm ngưỡng những “mái đình, làng biển” và nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ tổ quốc - mũi Sa Vĩ.

Biển Trà Cổ cong hình lưỡi liềm. Ảnh: dulichvietnam