Hiển thị các bài đăng có nhãn Di sản văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Di sản văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 12, 2022

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu và hành trình trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) được vinh danh Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cơ sở, điều kiện để Hà Tĩnh xây dựng làng văn hóa - du lịch Trường Lưu thành một địa chỉ văn hóa du lịch mang tầm quốc tế.

Đại diện đoàn Việt Nam nhận chứng nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu.

13 thg 2, 2015

Về miền Ví, Giặm

Ngày 27/11/2014, tại Thủ đô Paris (Pháp), dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam được tôn vinh trên trường quốc tế. 
«
          Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Vì vậy, các lối hát thường được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví Phường Vải, Ví Phường Đan, Ví Phường Nón, Ví Phường Củi, Ví Trèo Non, Ví Đò Đưa, Giặm Ru, Giặm Kể, Giặm Khuyên… Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là dân ca Ví, Giặm.
»

Dân ca Ví, Giặm có một sức sống cực kì mãnh liệt. Sức sống ấy không phải chỉ có ở quá khứ, mà đến nay nó vẫn đang không ngừng sinh sôi nảy nở trong chính tâm hồn người dân xứ Nghệ hôm nay. Chẳng thế mà người xứ Nghệ có câu nói nổi tiếng rằng: “Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm”.

Ngay sau khi dân ca Ví, Giặm chính thức được UNESCO vinh danh, chúng tôi đã về Nghệ An, về với “miền Ví, Giặm” để khám phá tính đặc biệt của loại hình dân ca này.

1. 
6h sáng, chúng tôi rời Hà Nội đúng vào ngày tiết trời lạnh giá nhất của mùa đông để bắt đầu chuyến hành trình tìm về “miền Ví, Giặm”. Địa danh đầu tiên chúng tôi đến là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nơi có phong trào hát dân ca Ví, Giặm phát triển mạnh mẽ nhất và cũng là cái nôi của điệu Ví Phường Vải, một trong những điệu Ví nổi tiếng của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Đón đoàn chúng tôi là anh Trịnh Hưng Minh, cán bộ văn hoá huyện Nam Đàn. Là cán bộ văn hóa, anh Minh cũng là người soạn lời phần lớn các bài hát Ví, Giặm cho các Câu lạc bộ (CLB) ở trong vùng. Anh Minh đưa chúng tôi đến một ngôi nhà cổ có niên đại cả trăm năm ở xã Kim Liên, nơi sinh hoạt thường xuyên của gần 30 thành viên trong CLB Ví Phường Vải Kim Liên.

12 thg 2, 2013

Đêm phố Hội

Khi màn đêm buông xuống, Di sản Văn hóa Thế giới phố cổ Hội An trở nên lung linh huyền ảo trong muôn vạn ánh đèn lồng. Thoảng đâu đó trong đêm, điệu hò xứ Quảng của những người con gái phố Hội đằm thắm vang lên như níu giữ đôi chân du khách.

Đêm phố Hội bao giờ cũng sâu lắng, gợi cho du khách cái cảm giác thanh bình, ấm cúng, gần gũi như đang đi giữa chốn quê nhà của một thời xưa cũ.

Dọc theo các tuyến phố nhỏ, những ngôi nhà cổ với dãy đèn lồng treo cao trước cửa ra vào hắt ra mặt đường thứ ánh sáng đỏ hoặc vàng ấm áp. Các cửa hiệu bày bán nhiều món đồ lưu niệm mang đặc trưng của người phố Hội như đèn lồng vải, đồ may mặc bằng lụa, tò he đất nung, đồ thủ công mĩ nghệ bằng mây tre đan, đồng, gỗ…

10 thg 2, 2013

Những pho sử đá

Sau mộc bản Triều Nguyễn, hệ thống 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới vào tháng 3 năm 2010. Đây là nơi lưu giữ đầy đủ và rõ ràng nhất về lịch sử khoa cử của các triều đại phong kiến Việt Nam. 

Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm 82 tấm bia đá, được dựng từ năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức thứ 15) đến năm 1780 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41). Bia là nơi ghi danh những người đỗ tiến sĩ Nho học của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiêu Đại Bảo thứ 3) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40).

Theo Đại Việt sử kí toàn thư, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, vua Lý Thánh Tông cho khởi công xây dựng Văn Miếu ở phía Nam kinh thành Thăng Long để thờ các bậc thánh hiền, các bậc nho gia có công với nước. Trong đó có thờ Khổng Tử, người sáng lập ra nền Nho giáo phương Đông và Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, cũng tại nơi đây, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam bên cạnh Văn Miếu để làm nơi đào tạo nhân tài cho đất nước.

Thanh âm đại ngàn

Ai đã một lần lên Tây Nguyên, nghe tiếng cồng chiêng âm vang đầy huyền bí bên ánh lửa bập bùng giữa đại ngàn mới thấy được hết sức sống mãnh liệt và kì diệu của con người nơi đây. Chẳng thế mà có người đã ví, cồng chiêng là “linh hồn” của người Tây Nguyên.

Vậy là đã gần 6 năm kể từ ngày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (25/11/2005). Sáu năm là quãng thời gian chưa phải đã là dài, nhưng cũng không phải là quá ngắn, để chúng ta có được một cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn về di sản đặc biệt này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống ở Tây Nguyên đang có nhiều thay đổi lớn như hiện nay.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc biệt này không ai khác chính là cư dân các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên như: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... 

Âm vang cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Minh Quốc

9 thg 2, 2013

Di sản Hội Gióng

Hội Gióng không chỉ được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là có tính độc đáo nhất trong tổng số hơn 7000 lễ hội dân gian truyền thống của người Việt, mà nó còn có những giá trị văn hóa - tín ngưỡng đặc biệt mang tầm nhân loại. Chính vì vậy, lễ hội này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghìn năm hội Gióng vẫn còn.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời Hùng Vương thứ 6 (khoảng 1718-1631 TCN), ở làng Gióng (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), có một chú bé mới 3 tuổi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng, cưỡi ngựa sắt ra trận đánh đuổi giặc Ân phương Bắc xâm lược. Giặc tan, ông đến núi Sóc (nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) rồi bay về trời… 

Với những chiến công thần thánh ấy, dân gian gọi ông là “Phù Đổng Thiên Vương”, tục gọi là Thánh Gióng và suy tôn thành một trong “tứ bất tử” (bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam gồm: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh mẫu Liễu Hạnh).

Thánh địa Mỹ Sơn

Năm 1999, tại phiên họp lần thứ 23, Khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vì di sản này là một ví dụ điển hình về sự trao đổi văn hóa và là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.

Khu di tích Mỹ Sơn - Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Tp. Đà Nẵng 69km, cách thị xã Hội An 42km và cách thành cổ Trà Kiệu 30km. 

Thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2km, được bao quanh bởi núi đồi, chỉ có một lối vào duy nhất là con đường độc đạo nằm giữa hai quả đồi và một con suối chắn ngang trước mặt con đường vào thung lũng như một chiến hào sâu rộng, gây trở ngại cho những ai muốn vào thánh địa. 

Thánh địa Mỹ Sơn là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Champa và là nơi đặt lăng mộ của các vị vua hay hoàng thân quốc thích Champa. Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á.

Một góc quần thể Thánh địa Mỹ Sơn.

22 thg 1, 2013

Khám phá Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới

Thành nhà Hồ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), từng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta. Dù chỉ tồn tại trong thời gian bảy năm (1400- 1407) dưới triều nhà Hồ, nhưng đây là một công trình kiến trúc độc đáo, một biểu tượng kiệt xuất của những công trình thành cổ.



Mặt ngoài cổng phía bắc Thành nhà Hồ

19 thg 10, 2012

Cây muỗm - cây di sản chùa Phổ Minh


 Cây muỗm cổ thụ chùa Phổ Minh

Ngày 25/9/2012, Ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp-Nam Định) đã tổ chức buổi lễ đón nhận Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây muỗm tại chùa Phổ Minh, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận.


2 thg 10, 2012

Bộ linga - yoni to nhất

Bộ linga - yoni to nhất có kích thước như sau: linga cao 2,1 met, yoni là một hình vuông mỗi cạnh 2,26 met!


Bộ linga-yoni khi mới được khai quật

Đây là bộ linga-yoni không chỉ to nhất Việt Nam mà còn to nhất Đông Nam Á, được khai quật tại Cát Tiên năm 2006.

Người háo danh như Hai Ẩu nghe tới đây là mừng rơn, vì biết rằng vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc Đồng Nai, cặp linga-yoni này ở Cát Tiên, như vậy Đồng Nai sẽ có kỷ lục Linga-Yoni bự nhất!

2 thg 8, 2012

Bình Định có Tháp Đôi

Ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn có một khu tháp Chămpa cổ, nơi ấy có 2 tòa Tháp. Vì có 2 tháp nên dân gọi là Tháp Đôi.


 Từ bao đời nay, hình tượng cặp đôi của ngôi tháp cổ này đã trở thành đề tài tình yêu đôi lứa của trai gái Bình Định, như thể hiện trong câu ca dao:

Tháp Đôi đứng với cầu đôi
Vật còn như vậy nữa tôi với mình


21 thg 11, 2011

Có một cái linga to như thế đó!

Khi xe chạy trên tỉnh lộ 943, trên đường đến núi Ba Thê, từ xa mọi người nhìn thấy một kiến trúc là lạ trên triền núi.

Cái gì thế kia?

Theo từng khúc quanh, kiến trúc ấy thoáng ẩn thoáng hiện nhưng luôn nổi bật trên triền núi xanh.

Có người buộc miệng: Giống... con cu quá!

Có tiếng cười khúc khích và có người đỏ mặt, nhưng chẳng ai biết đó là gì!


...

16 thg 11, 2011

CNN ngợi ca Trường lũy Quảng Ngãi - Bình Định

Hãng thông tấn CNN trang trọng dành một bài viết lớn để nói về di tích lịch sử Trường lũy Quảng Ngãi - Bình Định của Việt Nam. PV của CNN còn gọi di tích này là Vạn lý Trường Thành của riêng người Việt Nam.

Adam Bray là phóng viên nước ngoài đầu tiên tới thăm Trường Lũy của Việt Nam. Ngay sau khi trở về, quá ấn tượng và thán phục, Adam Bray đã có bài viết đặc biệt dài gần 1.000 từ đăng tải trên CNN về "bức tường đá" đặc biệt này.


Theo tác giả bài báo, Trường Lũy của Việt Nam dù không dài bằng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nhưng đây chắc chắn là một di tích lịch sử - văn hóa gây ấn tượng mạnh đối với thế giới. Adam Bray cũng phỏng đoán Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch thế giới.


Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định đươc Triều Nguyễn xây dựng từ thế kỷ 17 -18, có chiều dài tới 200 km, nối từ huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi đến huyện An Lão tỉnh Bình Định. Trường Lũy nằm dọc qua 9 huyện của dãy Trường Sơn Đông.



Chiêm ngưỡng Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Vào 13 giờ địa phương (tức 18h Việt Nam) tại Paris, Pháp, Thành nhà Hồ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Được xây dựng từ năm 1397, Thành nhà Hồ (thuộc 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) là tòa thành duy nhất của Việt Nam được xây bằng đá.


Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha), bao gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn.