29 thg 6, 2016

Bùi ngùi Hội Sơn cổ tự

Chùa Hội Sơn là một ngôi chùa cổ, một danh lam, một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia thuộc TP. HCM. Chùa tọa lạc tại số 1A1 đường Nguyễn Xiển, quận 9, TPHCM.

Tiếng là thuộc TP Hồ Chí Minh nhưng chùa Hội Sơn gần Biên Hòa hơn hẳn Sài Gòn. Từ trung tâm TP Biên Hòa, đi theo đường Bùi Hữu Nghĩa về phía Tân Vạn, vừa chui qua cầu vượt sang đường Nguyễn Xiển khoảng 3 km nhìn bên trái là thấy chùa, tổng khoảng cách độ hơn 12 km. Còn từ trung tâm quận 1 ở Sài Gòn thì khoảng cách phải gấp đôi!


​Nhớ thịt gác bếp Mường Hum

Thịt gác bếp Mường Hum trong quán nhỏ, bên bờ suối Mường Hum róc rách, có tiếng vó ngựa gõ cồm cộp trên bờ đá, con ngựa chùng chân đợi chủ đang khề khà bên chén rượu bàn bên... 

Thịt gác bếp Mường Hum - Ảnh: Thủy OCG 

Mặc dù chợ Mường Hum khá nổi tiếng ở mạn vùng núi phía tây bắc, nhất là rất gần với thị trấn du lịch Sa Pa, nhưng không hiểu sao chúng tôi lại hay ghé qua đây vào đúng bữa trưa không phải ngày phiên chợ. 

Những bức 'tranh thủy mạc' trong hang Phai Quẻ ở miền Tây xứ Nghệ

Trong hang rộng đủ sức chứa cả nghìn người là những nhũ đá với hình thù kỳ dị. 

Cách trung tâm huyện lỵ Con Cuông khoảng 7km là hang đá được người bản địa gọi là Thằm Phai Quẻ. Hang đá này thuộc bản Tân Hương xã Yên Khê, cách suối Nước Mọc khá nổi tiếng của huyện Con Cuông chưa đầy nửa cây số. 

Cuối tuần yên bình trên đảo Cái Chiên - Quảng Ninh

Không ồn ào náo nhiệt cũng không có tiếng chèo kéo mời gọi của các hàng quán ăn uống, đảo Cái Chiên là nơi 'náu mình' thú vị hè này. 

Cái Chiên là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp thuộc địa phận huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (cách Hà Nội khoảng 330 km). Đến nay đây vẫn còn là một hòn đảo khá hoang sơ với bãi cát dài trắng mịn, bao quanh là hàng phi lao xanh rì ngút tầm mắt. Với diện tích trên 500 ha rừng nguyên sinh, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều loài chim, thú rừng. 

Hòn đảo nhỏ yên bình dưới nắng sớm. Ảnh: Tuệ Trung 

Ăn bánh canh hến và ốc hấp nước dừa ở Bến Tre

Những ngày mưa gió cứ kéo dài dai dẳng, ngồi đâu đó trong góc quán xì xụp húp tô bánh canh hến nóng hay mút từng con ốc thấm nước dừa béo ngậy thì không còn gì thú vị bằng. 

Món ăn tuy dân dã, quen thuộc và dễ chế biến nhưng chỉ ở Bến Tre mới bật lên được cái hồn cốt thơm ngon, bởi đây là quê hương của xứ dừa, những giọt nước cốt dừa béo ngầy ngậy trắng ngà quyện vào từng món ăn mới dễ làm say lòng du khách phương xa.

Bánh canh nấu hến nước dừa

Bánh canh là món ăn phổ biến ở miền Tây, từ bánh canh ghẹ ngon nức tiếng Kiên Giang, Cà Mau tới bánh canh thốt nốt ngọt ngào của đất An Giang thì Bến Tre cũng có bánh canh đặc sản đó là bánh canh hến nấu nước dừa. Thoạt nghe tên thực khách có thể hình dung độ béo thơm của món bánh này.

Dù là bánh canh ngọt hay mặn thì sợi bánh ấy ở miền Tây vẫn được làm ra chủ yếu từ bột gạo. Gạo ngâm nước vài tiếng đồng hồ cho mềm rồi đem đi xay mịn thành bột. Xay gạo xong lại cho tất cả vào cái bao vải, đặt bộ cối xay thật nặng lên trên để ép lấy bột. 

Bánh canh nấu hến nước dừa là món ăn ngon ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 

Sầm Sơn - vùng sơn thuỷ hữu tình xứ Thanh

Với các bãi tắm trải dài, nước trong xanh, nồng độ muối vừa phải phù hợp với sức khoẻ du khách, lại thêm hệ thống đền, chùa trên núi Trường Lệ gắn liền với văn hóa tâm linh của người miền biển, khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) hiện là điểm đến thu hút rất đông du khách. 

Nên thơ biển Sầm Sơn

Có chiều dài chạy suốt 6km từ của biển Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, Sầm Sơn là nơi có các bãi tắm thoai thoải, sóng lớn rất thích hợp cho loại hình nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Từ thời Pháp thuộc, Sầm Sơn đã là địa điểm nghỉ mát nổi tiếng xứ Đông Dương. Nhiều thập niên sau đó, hàng loạt các biệt thự nghỉ mát đã mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng cho xây một biệt điện riêng ở Sầm Sơn.

Hiện nay, chính quyền địa phương đã đầu hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều doanh nghiệp, tư nhân cũng đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà nghỉ phục vụ du khách. Hàng loạt các dịch vụ tiện ích và hệ thống nhà hàng khách sạn quy mô được đưa vào sử dụng mùa du lịch biển 2016 nên lượng khách tăng đột biến.

Một góc bãi tắm B của khu du lịch Sầm Sơn nhìn từ flycam. Ảnh: Hoàng Hà

26 thg 6, 2016

Khám phá rạn Nam Ô hoang sơ

Muốn thay đổi không khí khi ghé thăm thành phố biển Đà Nẵng, bạn hãy thử đến rạn Nam Ô (P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu) để hòa mình vào thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ và hấp dẫn nơi đây. 

Rạn Nam Ô nằm bên bãi cát dài trắng mịn ven biển - Ảnh: T.Ly 

Làm Tarzan ở thác Datanla

Những sợi dây cáp chịu lực lớn được giăng giữa những cây thông khỏe nhất trong rừng thông tại khu vực thác Datanla, cách Đà Lạt khoảng 4km, giúp người tham gia trò chơi có thể chinh phục những ngọn thông cao vút. 

Vượt thung lũng bằng cách đu sợi cáp dài hơn 200m - Ảnh: Mai Vinh 

Trong trò chơi liên hoàn được thiết kế thành nhiều cấp độ từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, với các dụng cụ bảo hộ được trang bị “đến tận răng” để người chơi có thể tham gia tùy khả năng cũng như bản lĩnh. Tuy nhiên, không phải người chơi nào cũng có thể trải qua hết các cấp độ. 

Về Thu Xà, ghé thăm thi sĩ Bich Khê

Về Thu Xà - thương cảng xưa nay thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi - bạn nhớ đừng quên ghé Nhà lưu niệm thi sĩ Bích Khê - thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh nơi vùng đất cuối sông Trà. 

Dòng sông quê in đậm trong thơ Bích Khê: “Ngày đi chậm lắm. Dòng sông biếc” - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Với nhiều du khách, về Thu Xà là phải ghé chùa Ông - di tích lịch sử quốc gia độc đáo - để vãn cảnh chùa thắp hương lên bàn thờ đức Quan Thánh, xem kiểu kiến trúc giao thoa giữa người Việt với người Hoa.

Ngã tư nổi tiếng đất Sài thành

Sài Gòn có rất nhiều ngã tư nhưng có một ngã tư nổi tiếng từ ngày xưa cho đến nay: Ngã tư Quốc Tế. 

Khu vực Ngã tư Quốc Tế ngày nay tập trung nhiều khách Tây. Ảnh: Khả Hòa 

Nguồn gốc tên quốc tế

Ngã tư này để chỉ khu vực giao nhau của bốn con đường: Bùi Viện (tên xưa là Bảo Hộ Thoại), Đề Thám (Dixmude), Trần Hưng Đạo (Galliéni), Đỗ Quang Đẩu sau rạp hát Nguyễn Văn Hảo, gần dãy nhà lầu Tháp Ngà (Tour d'Ivoire). Theo tài liệu, trước thời gian khoảng năm 1950 - 1951, nơi này đã xảy ra một vụ cháy lớn thiêu rụi toàn bộ những căn nhà lụp xụp trong khu vực Trần Hưng Đạo - Bùi Viện - Đề Thám. Năm 1952, nhà đầu tư đã cho xây dựng hàng loạt căn hộ liền kề tại đây. Dấu tích nay vẫn rất rõ ràng trên đường Trần Hưng Đạo đoạn từ Đề Thám cho tới Nguyễn Cư Trinh. Đó là những căn nhà xây theo kiểu 1 trệt 2 lầu, có những đường nét kiến trúc giống hệt nhau. 

25 thg 6, 2016

Nam kỳ... hai chục tỉnh

Nam kỳ Lục tỉnh là chuyện thời nhà Nguyễn. Khi Pháp cai trị Nam kỳ, họ chia thành 20 tỉnh. Hồi đó không biết ai đã đặt ra một bài nửa giống thơ nửa giống vè để dễ nhớ tên các tỉnh. Bài thơ đó như sau:

Gia Châu Hà Rạch Trà
Sa Bến Long Tân Sóc
Thủ Tây Biên Mỹ Bà
Chợ Vĩnh Gò Cần Bạc.

Ẩm thực Mai Châu: Đâu chỉ thơm nếp xôi

Từ lâu rồi huyện vùng cao Mai Châu của tỉnh Hòa Bình đã trở thành một điểm sáng của du lịch cộng đồng miền Bắc, nơi du khách được sống trọn vẹn những ngày nghỉ giữa làng bản của đồng bào Thái.


Ở các bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Bước của Mai Châu, sau những thời khắc hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, sinh hoạt với cộng đồng bản địa, du khách còn được thưởng thức những bữa ăn ngon, sạch và lạ miệng, với cách nấu nướng chế biến đặc trưng của người Thái.

Ăn hải sản "đúng điệu" Vũng Tàu

Đến với thành phố du lịch Vũng Tàu cũng là một ngư trường với nguồn hải sản rất phong phú và đa dạng, sau khi tham quan những danh thắng nổi tiếng và vui đùa với sóng nước biển khơi, du khách còn có dịp thưởng thức những món hải sản tươi ngon ở chợ đêm.

Món ngon rất phổ biến ở Vũng Tàu là ghẹ luộc. Chọn ghẹ tươi rói trong các bể rọng, con cỡ ba ngón tay khép, được bó gọn càng ngoe rồi cho vào nồi, dằn tí muối, đun sôi chừng 10 phút. Ghẹ chín có màu đỏ gạch tôm, con cái có gạch rất ngon, béo, ngọt. Cũng có thể luộc ghẹ với bia, nước dừa, hoặc lót mía dưới đáy nồi, hương vị sẽ tăng lên bội phần! Ghẹ tươi ngon ở chợ Xóm Lưới (phường 2) có giá từ 120.000-200.000 đồng/kg.

Sao Biển – chỗ hẹn hò

Khi chuẩn bị tư thế của một sự thất vọng khi tìm đến khu du lịch nào đó. Ngay cả khu du lịch có tên Sao Biển này. Bởi tôi mới nhìn thấy những hình ảnh qua mạng, mà như mọi người vẫn thường nói sự lừa dối số một chính là những tấm ảnh.

Căn lều có mái tam giác nhỏ bằng gỗ, diện tích chừng 6 m2, đặt vừa vặn trong đó một chiếc nệm.

Sao Biển nằm ở Bình Lập, một địa danh của xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đi theo con đường Cam Lập – Vĩnh Hy khoảng 10 km, bên trái có một con đường nhỏ chồm lên con dốc cao, đó là con đường đi Bình Lập.

Đường lên đỉnh cao nhất dãy Trường Sơn Nam

Chuyến xe khách đưa chúng tôi đến Kon Tum xuất phát từ Sài Gòn lúc 9 giờ tối. Sau một đêm ngon giấc trên xe thì 7 giờ sáng xe dừng ngay trung tâm thành phố này. Sau khi nạp năng lượng bằng một tô phở nghi ngút khói, mua thêm một ít đồ dùng cá nhân và thuê xe máy thì đúng 11 giờ sáng hôm đó nhóm chúng tôi bốn người bắt đầu cuộc hành trình leo núi Ngọc Linh, ngọn núi có đỉnh cao nhất dãy Trường Sơn Nam.

Khung cảnh trên đèo Măng Rơi với những khúc cua tay áo và những thửa ruộng bậc thang xanh tít tắp dưới thung lũng.

Núi Ngọc Linh (gọi chệch âm Ngok Linh của thổ ngữ đồng bào bản địa), với đỉnh cao nhất là 2.605 m so với mực nước biển, nằm trên dải Trường Sơn, phần cao nguyên phía bắc Tây Nguyên, là nơi giáp ranh của ba huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Dak Glei (Kon Tum). Đây là ngọn núi thiêng của đồng bào Xê Đăng, Ca Dong sống ở đầu ngọn nước, nơi khởi thủy của các dòng sông lớn tại miền Trung như sông Sê San chảy sang phía Tây góp nước cho sông Mê Kông và một hệ thống chảy sang phía Đông, đổ trực tiếp ra biển Đông là các con sông Cái, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba chảy qua tỉnh Phú Yên.

Hành hương miền biên viễn

Từ lâu, người ta vẫn đọc cho nhau nghe câu thơ về vùng đất xa xôi nơi biên viễn: “Ai lên Trái Hút Bảo Hà/Nếm mùi phong nguyệt ấy là cảnh tiên”. Đó là vùng đất Bảo Hà (Bảo Yên-Lào Cai), một địa danh nghe lạ mà quen đối với rất nhiều du khách ở mọi miền đất nước. Ngày ngày, Bảo Hà đón hàng trăm lượt du khách hành hương về đây chiêm bái đền Bảo Hà, thăm thú miền đất biên viễn thơ mộng.

Bản làng Bảo Hà nhìn từ đèo cao.

Đền Bảo Hà tọa lạc bên dòng sông Hồng, thờ Thần Vệ quốc, tướng Nguyễn Hoàng Bảy, người có công điều binh khiển tướng, tập hợp các thổ ty, tù trưởng rèn luyện võ nghệ, dẹp loạn thổ phỉ vùng biên ải. Trong suốt cả năm, ngày nào, Bảo Hà cũng đón hàng đoàn du khách nườm nượp về lễ đền Ông, cầu xin Ông phù hộ cho mọi điều được may mắn.

24 thg 6, 2016

Thơ thẩn ở chùa Giác Lâm

1. 
Chùa Giác Lâm - còn gọi là Tổ đình Giác Lâm - tọa lạc tại số 118 Lạc Long Quân, phường 10, Tân Bình là một ngôi chùa cổ. Không chỉ là cổ mà còn là ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn - Gia Định. Chùa được xây dựng từ năm 1744.

Một vài trang web ghi rằng đây là ngôi chùa cổ nhất TP Hồ Chí Minh, với suy nghĩ đơn giản: Sài Gòn hay TP Hồ Chí Minh thì cũng thế! Đâu phải vậy! Vì Sài Gòn đâu phải là TPHCM!

Ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn là Giác Lâm, xây dựng năm 1744, còn ngôi chùa cổ nhất TPHCM là chùa Huê Nghiêm ở Thủ Đức (số 204, đường Đặng văn Bi), xây dựng năm 1721. Cần thấy rằng Thủ Đức thuộc TPHCM nhưng không hề thuộc Sài Gòn ngày xưa!

Rủ nhau đi… ngủ biển

Hè đến, người dân ở các làng dọc bờ biển miền Trung kéo nhau ra biển ngủ qua đêm.

Trời nắng Nam, gió Lào thổi ràn rạt, làng biển Thanh Bình (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) kéo nhau ra bờ biển ngủ giải nóng. Mùa hè năm nào cũng vậy, người dân ra biển ngủ ban đêm như một lệ tục đảm bảo tinh thần được sảng khoái. Năm nay, họ ra biển ngủ với một lòng thương nhớ.

Nghi thức xa xưa

Ông Phạm Văn Đồng đã gần 70 tuổi, cuộc đời của ông sinh ra và lớn lên gắn chặt với nghề biển. Bọn trẻ nhỏ trong xóm cứ đến hè lại được ông rủ ra biển ngủ. Làng ông gọi biển là bể và ngủ được gọi là ngáy. Thường chiều muộn, người ở đây vẫn gọi nhau: “Ra bể ngáy ò” (ra biển ngủ nhé).

Ông Đồng kể: “Ngủ biển sáng dậy sức khỏe sảng khoái vì không khí trong lành. Mùa nóng mà không ra biển là chịu không được. Mỗi ngày đều phải ra biển để đi làm nghề, tối ra biển để ngủ cho lại sức, cho mát mẻ là ai cũng ưng”.

Hynos - cứ ngỡ kem đánh răng ngoại

Giống xà bông Cô Ba, sự trở lại muộn màng không đem lại nhiều kết quả cho một nhãn hiệu từng một thời đi xâm chiếm thị trường nước ngoài.

Tôi đã từng sử dụng kem đánh răng Hynos khi còn nhỏ. Đó là những tuýp kem sản xuất cuối cùng của nhà máy Hynos tại miền Nam trước khi bị quốc hữu hóa. Trong trí nhớ về thời thơ ấu đó, tuýp kem màu trắng in rất đẹp với chữ đen và hình ảnh người đàn ông da đen (còn gọi là anh Bảy Chà) cười tươi khoe hàm răng trắng cực kỳ ấn tượng khiến cả một thời gian dài, tôi cứ ngỡ Hynos là hàng ngoại nhập chứ không phải nội hóa…

Những quảng cáo ấn tượng của Hynos

Trong đó có một quảng cáo “bá đạo” nhất mà người Sài Gòn đến bây giờ vẫn không thể nào quên được. Bản thân tôi không có may mắn được xem nhưng hồi nhỏ đi học vẫn được nghe bạn bè kể lại: Đó là ông Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng Hynos, đã dám bỏ tiền thuê diễn viên võ hiệp Hong Kong nổi tiếng lúc đó là Vương Vũ và La Liệt. Có người nói là Vương Vũ hóa ra là anh em họ hàng xa với ông Nghĩa nên mới mời đóng được nhưng nhiều người cho rằng việc trùng họ chỉ là ngẫu nhiên, còn lại cứ bỏ một số tiền lớn là thuê được hết. Trong một đoạn phim ngắn, Vương Vũ là trùm thảo khấu trên núi cao quan sát đoàn xe bảo tiêu (do La Liệt chỉ huy) đang đẩy về, bèn xua quân xuống cướp, hai bên đánh nhau chết hết, chỉ còn Vương Vũ và La Liệt cùng so kiếm. Qua một màn đấu võ tưng bừng, kết quả Vương Vũ thắng và sau đó anh ta leo lên xe bảo tiêu, mở thùng hàng và lấy ra đưa về phía khán giả… hộp kem đánh răng Hynos. Đoạn phim quảng cáo này thường chiếu ở các rạp phim trước khi chiếu phim chính khiến khán giả, nhất là khán giả trẻ vô cùng khoái trá. Tác động của phim vô cùng lớn. Nhưng lý do ông Nghĩa chịu bỏ một số tiền lớn như thế không đơn giản chỉ vì khách hàng trong nước mà đoạn phim đó còn để chiếu ở Đông Nam Á, do nhãn hiệu Hynos cũng bắt đầu tràn sang các thị trường Thái Lan, Singapore, Hong Kong… sau khi trở thành “độc cô cầu bại” ở thị trường trong nước.

Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại

Nhắc về xà bông Cô Ba, ông Trịnh Thành Thuận, sinh năm 1944 (quận 9 TP.HCM), vẫn chưa nằm trong số những khách hàng đầu tiên sử dụng xà bông Cô Ba, bởi loại xà bông này đã ra đời từ năm 1932. Lúc ông Thuận xài đang giai đoạn hoàng kim của xà bông Cô Ba. Nó có mặt trên hầu hết các tiệm tạp hóa ở miền Nam và không tính nổi số gia đình lao động xài nó. Bởi loại xà bông này rất tốt, có nhiều bọt, chất lượng không thua xà bông ngoại nhập nổi tiếng của Pháp mà giá lại rẻ hơn rất nhiều.

Khởi nghiệp không phải để làm xà bông

Cha đẻ của xà bông Cô Ba là ông Trương Văn Bền. Ông Bền sinh năm 1883, con nhà buôn bán khá giả. Học giỏi và được Pháp tuyển dụng làm ký lục thượng thư nhưng chỉ hai năm ông nghỉ làm để về buôn bán ở cửa hàng của gia đình. Đến năm 1905, ông mở một xưởng sản xuất và tinh luyện tinh dầu ở Thủ Đức. Xưởng làm ăn phát đạt nên ông có tiền mở tiếp hai nhà máy xay xát gạo ở Chợ Lớn, rồi mở khách sạn nhưng lợi nhuận chủ yếu vẫn từ xưởng tinh dầu.

Đến năm 1918, ông Bền mở xưởng dầu thứ hai. Xưởng này sản xuất “đa hệ” từ dầu nấu ăn đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ. Nhận thấy tiềm năng dừa ở miền Nam rất lớn nên ông Bền đầu tư vào sản xuất dầu dừa và chính từ dầu dừa đã gợi ý cho ông đi đến bước tiếp theo là sản xuất xà bông.

Những món ngon 'không bị đụng hàng' ở Tây Nguyên

Bạn có thể gặp bánh tráng cuốn thịt heo ở Huế, Đà Nẵng, miền Nam... hay món cơm gà từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có. Thế nhưng nhắc đến Gỏi lá thì chỉ có ở Kon Tum hay Phở khô là đặc sản của Gia Lai.

Gà nướng bản Đôn - Đăk Lăk 

Gà nướng bản Đôn. Ảnh: Vĩnh Hy. 

Gà bản Đôn là gà thả vườn chính hiệu, ăn cỏ non, côn trùng, lúa rẫy nên thịt ngọt thơm săn chắc. Làm món gà nướng cần chọn những con khoảng chừng một kg, làm sạch, để nguyên con, ướp muối ớt, một ít mật ong rừng và càng nhiều nước sả càng ngon. Gà được kẹp vào thanh tre rồi đặt trên lửa than, quay đều đến khi lớp da vàng bóng tươm mỡ, tỏa mùi thơm khiến bụng dạ cồn cào.

Bình minh về bên làng chài Lăng Cô

Những buổi bình minh bên làng chài Lăng Cô có nhiều nét riêng biệt và rất đỗi tuyệt vời của một vùng biển nằm kề với núi.

Lăng Cô cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km (về phía Nam) và cách thành phố Huế khoảng 70 km (về phía Bắc).

23 thg 6, 2016

Lê Lai cứu chúa xứ Kiên Giang

Hai con đường ở Rạch Giá

Ở Rạch Giá có 2 con đường lớn chạy song song với nhau, đường Nguyễn Trung Trực và đường Lâm Quang Ky. Nguyễn Trung Trực là con đường chính của thành phố này, đường Lâm Quang Ky nhỏ hơn. Nguyễn Trung Trực thì ai cũng biết rồi, đó là vị anh hùng dân tộc với 2 chiến công lẫy lừng:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Ông đã lập nên chiến công nức lòng người dân cả nước tại Kiên Giang và hy sinh đền nợ nước cũng tại nơi này. Con đường chính ở Rạch Giá mang tên ông là điều tất nhiên. Vậy còn Lâm Quang Ky là ai?

Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Lâm Quang Ky là vị phó tướng, người bạn chiến đấu của Nguyễn Trung Trực. Đặc biệt, ông đã đóng vai Lê Lai, giả làm Nguyễn Trung Trực để chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa.

Kẹo dồi - quà quê xưa thành đặc sản

Có những thứ quà quê dân dã tưởng như từ lâu đã vắng bóng. Nhưng giống như món sấu dầm, ô mai chua..., kẹo dồi đã được người dân âm thầm nuôi dưỡng rồi biến thành món quà ngon có thương hiệu. 

Kẹo dồi - Ảnh: Trân Duy 

Cô bạn có người nhà vùng làng cổ Đường Lâm, mỗi bận có ai vào Nam là lại chạy về làng mua ít kẹo dồi gởi đi làm quà. Những thanh kẹo trắng tinh, thơm nức mùi đường, nhân lạc, vani... sau chuyến đi dài vẫn còn giòn rụm như tấm lòng ấm áp của người phương xa.

Trải nghiệm cảm giác chèo thuyền ngắm cảnh trên hồ Quan Sơn

Hồ Quan Sơn là một địa điểm du lịch cuối tuần cuốn hút, nằm tại huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Đây là địa điểm thích hợp cho dân phượt bụi cũng như những gia đình muốn trải nghiệm một ngày rời thành phố ồn ào.

Non nước hữu tình ở cách Hà Nội không xa. 

Bạn có thể thăm thú nơi đây trong ngày với nhiều hoạt động thú vị. Chuyến đi mới đây của anh chàng Đào Hùng cùng những chiến lợi phẩm là những bức ảnh mà chàng trai này đem về chắc chắn sẽ khiến bạn ngay lập tức muốn xách balo lên và đi.

Hai ngày ở Sài Gòn theo chân du khách nước ngoài

Du khách người New Zealand, Brett Atkinson, đã chia sẻ lịch trình khám phá Sài Gòn trong 48 tiếng ít ỏi nhưng hết sức thú vị của mình trên trang Lonely Planet.
Ngày 1

Sáng

Hãy dành buổi sáng đầu tiên khi đến Sài Gòn của bạn tại chợ Bến Thành. Vào chợ và thưởng thức bữa sáng với một tô phở nóng hổi, thơm ngon và đừng quên gọi thêm một ly sữa đá kèm theo nhé. Từ chợ Bến Thành sẽ khá thuận tiện cho việc di chuyển đến Bảo tàng Mỹ thuật (số 97 Phó Đức Chính). Đây là nơi hiện còn sưu tầm, lưu giữ cũng như trưng bày rất nhiều các hiện vật mỹ thuật của TP HCM như đồ gốm Sài Gòn, gốm Nam Bộ hay những bộ sưu tập tranh quý hiếm đã có từ rất lâu đời. Đồng thời, những hiện vật về kháng chiến, tượng đề tài chiến tranh cách mạng, lịch sử của bảo tàng… đều là những điều khiến cho khách du lịch luôn tò mò, háo hức. 

Skydeck tầng 49 là nơi lý tưởng đến bạn ngắm nhìn toàn thành phố. 

Hè đến rủ nhau về Ninh Thuận hái nho

Trong hành trình khám phá mảnh đất Ninh Thuận đầy nắng, gió với những bờ biển hoang sơ, mộc mạc và quyến rũ thì những vườn nho xanh mướt bạt ngàn đang vào mùa chín mọng là địa điểm không nên bỏ qua khi đặt chân đến đây. 

Ninh Thuận đang bắt đầu vào mùa nho, du khách đến đây sẽ được tham quan các vườn nho căng mọng nước, tận mắt chiêm ngưỡng những giàn nho lúc lỉu đầy những quả và tự tay chọn hái những chùm ngon, thưởng thức ngay tại vườn. 

Xuất phát từ trung tâm thành phố Phan Rang 5km xuôi về phía Vĩnh Hy và đồi cát Nam Cương, những ngày này đi tới đâu bạn cũng dễ dàng bắt gặp những cánh đồng nho bạt ngàn xanh mướt dọc bãi biển. 

Nghề làm tượng Phật trong lòng phố

Có tuổi đời gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật nằm trong một con hẻm gần chùa Giác Hải (phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh) là nơi làm ra các tác phẩm khá phong phú, đa dạng từ tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền, Di Lặc, Hộ pháp, các danh nhân, Tứ đại Thiên vương… với nhiều kích cỡ khác nhau. Các pho tượng ở đây đều theo mẫu dân gian Nam Bộ vẫn tìm thấy trên các bức tượng có chất liệu gỗ, đất sét, thạch cao cổ hiện đặt tại các ngôi chùa cổ ở Tp. Hồ Chí Minh.

Cách đây gần 100 năm, hai ông Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh là những người bạn cùng nhau tu hành tại chùa Giác Hải. Cả hai cùng siêng năng và có nhiều sáng kiến khi học nghề điêu khắc trên gỗ từ ông Huệ Ngân. Do nhu cầu mỗi lúc một khác nên ông Huệ Ngân đã sáng kiến dạy học trò cách làm tượng bằng cách độn rơm làm nộm, sau đó bẻ sắt đắp lên làm cốt và trét xi măng trộn cát đắp bên ngoài, sau đó tô vẽ lại nên tượng vừa nhẹ, đẹp mà lại rất bền.

Tuy ông Huệ Ngân là thầy dạy và là người đầu tiên điêu khắc tượng, đắp tượng Phật nhưng theo những người thợ lâu năm ở làng nghề làm tượng Phật quận 6 thì các ông Mai Văn Lai và Lê Văn Chánh mới được tôn là “tổ nghề” làm tượng Phật bởi hai ông có công phát triển để làng nghề có tiếng, rồi có hậu duệ truyền nghề và giữ nghề. Nhiều người là con cháu hai ông còn mở cơ sở riêng trong làng nghề để sau gần 100 năm, làng nghề làm tượng Phật ngày càng trở nên đông đúc hơn.

Làng nghề làm tượng phật có tuổi đời gần 100 năm vẫn tồn tại giữa nơi đô hội ở phường 12, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.

22 thg 6, 2016

Tây nguyên tuyệt đẹp đầu mùa mưa

Tây nguyên đang bước vào mùa mưa. Mùa mưa, đất trời, cây cối và con người Tây nguyên như tươi mới, khiến bao du khách ngẩn ngơ trên những nẻo đường và cao nguyên hoang vu. 

Thác Dray Nur ( Đắk Lắk) tung bọt trắng xóa - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Mới tháng trước, những ao hồ cạn trơ đáy, giờ đây nước tràn đầy sông suối, cây cối được tưới tắm, khoe màu xanh non.

Mùa mưa đến, những cánh rừng biên giới dọc các huyện Buôn Đôn, Ea Súp (Đắk Lắk) chuyển từ sắc vàng sang sắc xanh mơn mởn. Cỏ cây tươi tốt, đàn trâu bò, voi nhà thảnh thơi ăn uống.

Nhớ gỏi cà đắng cá khô Đắk Lắk

Nếu có một lần đặt chân đến Đắk Lắk thì bạn nhất định phải tìm ăn món cà đắng, quả cà màu xanh sọc trắng, be bé nhỏ bằng quả cà pháo và có vị đắng rất lạ. Ấy vậy mà người dân nơi đây ai nấy đều rất ghiền các món ăn làm từ thứ quả này. 

Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên. 

Cà đắng có thể om nhừ cùng thịt bò hoặc cá khô, ếch đồng cùng với lá lốt và ớt hiểm xanh rất nổi tiếng ở đây. Một món có thể dễ dàng tìm thấy trong các quán ở Đắk Lắk là gỏi cà đắng cá khô. 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch lạc ven sông Lam

Sau khi thu hoạch lạc, người dân đã tận dụng ngay mặt đê để sản xuất. Người phơi, người kéo, người sảy… tạo nên một bức tranh ngày mùa sinh động nơi bãi bồi ven sông Lam.

Những ngày này, đi dọc đê sông Lam qua đoạn xã Hưng Lam, Hưng Xuân… của huyện Hưng Nguyên sẽ bắt gặp hình ảnh nhộn nhịp ngày mùa. Người dân sau khi thu hoạch lạc đã tận dụng các mặ đê và các mô đất bên đường ven đê làm nơi phơi và xử lý lạc. 

Nhộn nhịp chợ quê có lịch sử gần 600 năm ở Nghệ An

Chợ Sơn ở xã Nghi Thạch, Nghi Lộc, Nghệ An có họp phiên vào những ngày lẻ âm lịch được hình thành từ cách đây gần 600 năm, gắn liền với những công trạng của Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét đẹp phiên chợ quê của làng Long Tráo xưa.

Hàng tháng, chợ Sơn chỉ họp vào các phiên ngày lẻ (âm lịch).Trước đây chợ có nếp, từ 3 giờ đến 6 giờ sáng là phiên chợ mua bán đông vật như trâu, bò, lợn, gà… thu hút người dân khắp nơi. Bây giờ phiên chợ động vật bắt đầu ít dần... 

Bãi đá biển Thuận Quý: Điểm tham quan yên bình và thơ mộng

Nằm cách trung tâm thành phố 30 km, biển Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) được du khách yêu thích bởi sóng biển êm dịu, mặt nước trong xanh và đặc biệt những bãi đá nhảy vô cùng hoang sơ tạo ấn tượng đối với du khách.

Bãi đá nằm cách Mũi Kê Gà chừng 2km, đây là địa điểm thường được du khách dừng chân chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc đẹp mỗi khi có dịp đi ngang qua. Bãi đá có nhiều hình dạng tròn, vuông… có chiều cao lên đến 5 mét, bãi đá được người dân địa phương ví như một khu vườn đá. Đứng ở bãi đá, du khách tha hồ tưởng tượng những hình thù khác nhau, có lúc như một chú voi khổng lồ đang phun vòi nước, có lúc bãi đá trông giống khuôn mặt người như đang chào đón du khách ghé thăm… Thế đá dựng đứng như những vịnh nhỏ với bờ cát mềm và vách đá bao quanh, ở đây du khách có thể thả mình, nô đùa với làn nước biển trong xanh…

Dưới đây là những hình ảnh bãi đá:


Vui Tết Ramưwan ở Vĩnh Hanh

Tết Ramưwan - tết cổ truyền quan trọng nhất của đồng bào Chăm Hồi giáo. Năm nay theo phong tục hơn 15.000 người Chăm Hồi giáo ở Bình Thuận đón Tết Ramưwan sớm hơn năm trước 12 ngày. Nhân dịp Tết cổ truyền Ramưwan chúng tôi về Vĩnh Hanh - thôn người Chăm Bà Ni ăn tết cùng đồng bào. Trưa ngày 6/6 cả thôn Vĩnh Hanh đâu đâu cũng rộn ràng. Người lớn, trẻ nhỏ gương mặt vui tươi, phấn khởi trong bộ quần áo mới. Đường làng như nhộn nhịp hẳn lên bởi cờ, hoa, khách từ xa đến thăm hỏi, chúc tết. 

Mâm cỗ cúng ông bà ngày tết của người Chăm Bà Ni. 

21 thg 6, 2016

Ghé thăm làng tạc tượng truyền thần độc đáo nhất Việt Nam

Tôi theo chân nhóm Đình làng Việt đi điền dã đến các di tích đình, đền và chùa cổ trên đất Hải Phòng và có cơ hội ghé thăm làng mộc thôn Bảo Hà nổi tiếng của thành phố hoa phượng đỏ.

Tượng Linh Lang đại vương (giữa) và hệ thống tượng trong miếu Bảo Hà. 

Chúng tôi đến miếu Bảo Hà (hay miếu Cả) nằm trên địa phận ba thôn Bảo Động, Hà Cầu và Mai An của xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, nơi lưu giữ nhiều bức tượng gỗ quý hiếm với phong cách tạc tượng độc đáo của nghệ nhân Vĩnh Bảo. Đặc biệt trong miếu có thờ tượng Linh Lang đại vương, được dân quanh vùng coi là báu vật. Bức tượng được tạc với tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể chuyển động, có thể đứng lên một cách nhẹ nhàng rồi lại từ từ ngồi xuống.

Ngoạn cảnh chùa Linh Sơn nơi đảo xa

Với lối kiến trúc độc đáo, lại có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, chùa Linh Sơn là điểm đến hành hương, vọng cảnh không thể bỏ qua khi du khách vượt trùng khơi đến với đảo Phú Quý, Bình Thuận. 

Phú Quý là một hòn đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 120 km về hướng đông nam. Nơi đây đang thu hút du khách nhờ cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp cùng nhiều điểm đến hấp dẫn, trong số đó không thể không nhắc đến ngôi chùa cổ Linh Sơn hơn 100 tuổi nằm trên đỉnh núi Cao Cát, ở độ cao 106 m so với mực nước biển 

Quán bánh căn vỉa hè hơn 10 năm ở Sài Gòn

Bên chiếc lò đúc lúc nào cũng đỏ lửa, chiếc bánh vừa chín tới có màu vàng ruộm, được chấm miếng nước mắm khiến thực khách khó lòng mà không quay trở lại.

Bánh căn là một trong những món ăn mà thực khách đến Sài Gòn không nên bỏ qua. Nếu có dịp đến quận 7, bạn hãy thử tìm quán bánh căn lúc nào cũng tấp nập người ăn trên đường số 10 cắt ngang đường Nguyễn Thị Thập. 

Thực khách đến quán sẽ có cơ hội ngồi cạnh bên một dãy các bếp lò và quan sát chủ quán đổ bánh tại chỗ. Ảnh: Phong Vinh 

Trần Chánh Chiếu - đại điền chủ uyên bác

Ngôi chợ lâu đời nhất Sài Gòn, được thành lập từ những năm 1750 là chợ Trần Chánh Chiếu, vốn quen thuộc với người Sài Gòn qua hình ảnh một khu chợ chuyên bán gạo. Chợ nằm trên đường Trần Chánh Chiếu, thuộc quận 5, TP.HCM.

Trước đây đường Trần Chánh Chiếu vốn là đường Des Tamariniers, rồi Ngô Tùng Châu. Sau năm 1955 được mang tên ông Gilbert Chiếu, một đại điền chủ mang quốc tịch Pháp từng làm tới chức đốc phủ sứ. Vì sao sau năm 1975, qua nhiều lần đổi tên đường mà ông vẫn được giữ tên đường? GS Trịnh Vân Thanh từng nhận xét: Trần Chánh Chiếu vốn là một người yêu nước, có tinh thần hy sinh cao quý. Để kiến tạo xứ sở và canh tân guồng máy cai trị, ông thường viết bài công kích chính sách cai trị lỗi thời của Pháp. Ông lại hô hào cổ võ việc khuếch trương kinh tế và dùng hàng nội hóa để chấn hưng nền kinh tế quốc gia. Ông cũng chủ trương một nền văn hóa tân tiến hợp với cao trào văn minh phương Tây…

Trong các “phú hộ” miền Nam, ông được xem như người có kiến thức uyên bác nhất.

Anh chàng gây tranh cãi với bí kíp đi bộ 63 tỉnh thành chỉ với 1 triệu đồng

Điều đáng nói, chàng trai này đã 2 lần thực hiện hành trình xuyên Việt và có chuyến đi 3 nước Lào - Thái Lan - Campuchia với chi phí cực ít ỏi. 

Những trải nghiệm của chàng trai 2 lần xuyên Việt và chuyến đi Đông Dương

Mang 1 triệu phòng thân, chàng trai Sài thành Trần Thanh Tâm (tên thường gọi là Tâm ngô đồng, SN 1984) đã đi qua 32 tỉnh thành từ Lũng Cú (Hà Giang) đến thành phố Đà Nẵng với tổng quãng đường 5.000 km trong khoảng 550 ngày. Anh là chủ nhiệm CLB xuyên Việt, và đã thực hiện nhiều chuyến đi mà theo mọi người là điều... không tưởng. 

Chàng trai Trần Thanh Tâm trong hành trình xuyên Việt. 

Chuyến tàu ngoại ô

Sau hơn một tháng đưa vào hoạt động, chuyến tàu ngoại ô đi từ ga Sài Gòn đến ga Dĩ An (Bình Dương) và ngược lại đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Chỉ với 10.000 đồng, hành khách đã có một chuyến hành trình đầy thú vị, độc đáo nhưng không kém phần hấp dẫn. 

Chúng tôi có mặt tại ga Sài Gòn vào 8h sáng ngày chủ nhật, con tàu chuyển bánh qua ga Gò Vấp, Bình Triệu, Sóng Thần và điểm cuối là ga Dĩ An. Các hàng ghế trên toa không còn một chỗ trống. Những ánh mắt trong veo của các em nhỏ nhìn qua ô của kính trên tàu lạ lẫm, cuốn hút khi thế giới ngoài kia chuyển động không ngừng. Mỗi lần tàu chạy qua cầu hay qua con sông, các em nhỏ ồ lên và vỗ tay thích thú khiến cho mọi người cảm thấy khoan khoái. Đó là chuyến đi đáng nhớ của tuổi thơ.

Ý tưởng chuyến tàu ngoại ô được Tổng công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thực hiện để nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc, kẹt xe của Thành phố và san sẻ một phần vận chuyển hành khách với các phương tiện giao thông công cộng khác. Có thể nói, chuyến tàu ngoại ô đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của hành khách, cho thấy rõ hiệu quả khi mỗi ngày có hơn 3500 lượt hành khách tham gia. Những ngày cuối tuần, ngày lễ lên đến hơn 6000 hành khách/ngày.

Chuyến tàu ngoại ô bắt đầu từ ga Sài Gòn.

20 thg 6, 2016

Lang thang bên triền núi lửa

Mùa hè oi bức, thật thích hợp cho một chuyến lênh đênh trên thuyền khám phá những trầm tích núi lửa nằm yên bình bên sóng hàng triệu năm ở Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi), cùng cơ hội thưởng thức hải sản tươi sống ngọt lịm. 

Thạch Ky Điếu Tẩu đẹp nên thơ vào buổi sáng - Ảnh: Đào Tiến Đạt 

Gió biển mát lạnh, những triền đá nhấp nhô, con thuyền thong thả lướt trên sóng để du khách thỏa sức ngắm nhìn những khối đá núi lửa với muôn hình thù kỳ dị.

Diệu kỳ An Lạc

Không bị hấp dẫn bởi các bãi biển đẹp trong những ngày hè nóng nực, nhóm chúng tôi quyết định tìm đến khu rừng nguyên sinh An Lạc (Bắc Giang) để nép mình dưới những tán cây cổ thụ, ngâm mình trong dòng suối mát lạnh. 

Khách đến An Lạc thích hòa mình vào dòng suối mát lạnh trong khu rừng nguyên sinh 

Ngoài những nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng Kinh Bắc xưa, Bắc Giang cũng được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh sắc hữu tình, tươi đẹp. Vùng rừng núi hoang sơ, suối thác tuyệt đẹp ở vùng đất An Lạc hẻo lánh chính là một trong những nơi như thế.

Ăn bánh khoái Thượng Tứ xứ Huế

Nằm ngay trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần góc giao Trần Hưng Đạo, nếu đến đây một lần có lẽ bạn sẽ hiểu vì sao bánh khoái Thượng Tứ đã trở thành món ăn kinh điển nổi tiếng đất Thần Kinh.

Quán bánh khoái Thương Tứ và bức tường chi chít “lưu bút” của thực khách - Ảnh: THỦY OCG 

Trong 10 cửa của Kinh thành Huế thì cửa Thể Nhơn và cửa Đông Nam (còn có tên gọi khác là cửa Thượng Tứ) dường như là cửa quen thuộc nhất với nhiều du khách. Có lẽ vì nếu di chuyển từ nội kinh thành đi về các khu vực khách sạn bên bờ kia sông Hương, thì đây là hai cửa tiện đường nhất, một để vào và một để ra.

Khám phá chùa Bối Khê gần 700 tuổi ở Hà Nội

Là ngôi chùa cổ xây dựng từ năm 1338, chùa Bối Khê (thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội) chứa đựng nhiều giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Trong khuôn viên chùa còn có một căn hầm liên hoàn chiến đấu dưới lòng đất thời chống Pháp.

Cổng chùa Bối Khê với kiến trúc ngũ quan 

Cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 20 km về phía nam, chùa Bối Khê (Đại Bi tự) tọa lạc trên một thửa đất rộng ngay đầu làng Bối Khê. Chùa được xây dựng từ thời Trần, có lối kiến trúc độc đáo theo kiểu nội công ngoại quốc, khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000 .

Đầm sen 'bừng sáng' bên đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang

Những ngày tháng 6, hàng ngàn bông sen nở rộ dọc hai bên tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang khiến nhiều người đi đường thích thú.

Đầm sen rộng lớn, trải dài ven đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang 

Có diện tích rộng từ 15-20ha, những đầm sen này mọc chen cả ruộng lúa, tạo khung cảnh bát ngát, rộng lớn vô cùng thoáng đãng.

Chúng tôi có dịp ghé đầm sen nhà ông Thân Văn Tâm, thôn 7, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông Tâm cho biết, đầm sen của gia đình ông trước đây chỉ rộng vài mẫu, mấy năm trở lại đây, sen lan rộng ra xung quanh do địa hình đồng áng thuộc vùng trũng, cây lúa trồng không hiệu quả nên bà con “ngại” cấy. Không chỉ đem lại vẻ đẹp tinh thần, các đầm sen này còn mang về giá trị kinh tế lớn.

Huế - Thành phố Festival & Du lịch

Nằm ở trung tâm miền Trung, Huế có đủ lợi thế để phát triển thành một “thánh địa” du lịch của Việt Nam khi đang sở hữu một kho báu đầy tiềm năng về du lịch. 

Thành phố Festival

Đến hẹn lại lên, cứ hai năm một lần vào các năm chẵn, Huế lại tổ chức một kỳ Festival mang tầm cỡ quốc tế. Tính từ năm 2000 đến nay, Huế đã tổ chức được 9 kỳ Festival. Có người ví Festival Huế với các festival nổi tiếng trên thế giới như Festival Avignon của Pháp, Edinburg của Scotland, Adelaide của Úc, hay Geyongju của Hàn Quốc... bởi tính độc đáo và quy mô hoành tráng của nó.

Năm nay, Festival Huế được tổ chức vào cuối tháng Tư, đúng vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên lượng khách trong và ngoài nước đổ về dự ước tính khoảng 1 triệu lượt người.

Lễ khai mạc Festival Huế 2016. Ảnh: Tất Sơn

19 thg 6, 2016

'Lạc lối' ở biển Trung Lương

Trung Lương - Cát Tiến là một trong những khu du lịch trọng điểm ở Bình Định. Biển ở đây trong veo và xanh ngắt như chính màu trời, màu núi, màu của những bao la ở một vùng đất còn rất nhiều điều bí ẩn để khám phá.

Biển Trung Lương-Cát Tiến trong veo thu hút nhiều du khách nước ngoài 

Đường dẫn đến thiên đường

Con đường dẫn đến biển Trung Lương-Cát Tiến đi từ TP.Quy Nhơn chừng hơn 30 km. Đoạn đường đủ dài để du khách có chút tò mò, băn khoăn: tại sao phải ra tận nơi ấy? Sao không là những bãi biển gần hơn? Chẳng phải những bãi biển cũng na ná nhau với những con sóng đêm ngày vỗ bờ hay sao?

Thơm ngon lươn đồng xứ Nghệ

Xứ Nghệ nổi tiếng với nhiều đặc sản như nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, Cam Xã Đoài ... và tất nhiên không thể không nhắc đến món lươn đồng thơm ngon hấp dẫn.

Ở Thành phố Vinh có nhiều quán lươn chế biến thơm ngon nhưng đặc trưng nhất, hấp dẫn nhất là quán lươn Kiên Cúc, số 195, đường Kim Liên thuộc xóm 8, xã Hưng Chính (Thành phố Vinh). 

Nhà thờ Ka Đơn đoạt giải nhì thi Kiến trúc Thánh quốc tế 2016

Nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vừa đoạt giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ sáu-năm 2016 mới được công bố tại thành phố Pavia của Italy vào ngày 15/6.

Đây là kết quả cuộc thi về Kiến trúc Thánh trên toàn thế giới do Quỹ Frate Sole tổ chức. Giải nhất và ba thuộc về 2 nhà thờ tại Tây Ban Nha và Đức.

Trước giải thưởng này, năm 2011, bản thiết kế Nhà thờ Ka Đơn đã được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu.

Nhà thờ Ka Đơn. Ảnh: Ashui.com

17 thg 6, 2016

Mùa rêu xanh giữa lòng phố biển Nha Trang

16g, nước triều dần rút để lộ những thảm rêu xanh non trên một góc bờ biển Trần Phú, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Hàng trăm người dân và du khách lại kéo đến đây để ngắm cảnh và chụp hình. 

Nước triều rút xuống để lộ thảm rêu xanh non trên biển Nha Trang. Trong ảnh: các nhân vật Minion ngộ nghĩnh được một bạn trẻ xếp trên rêu - Ảnh: Thanh Trúc 

Khám phá sự kỳ bí của Lèn Rỏi

Nhắc đến Tân Kỳ, Nghệ An là nói đến dòng sông Con thơ mộng và dãy Lèn Rỏi trùng điệp. Lèn Rỏi gắn với huyền thoại 99 ngọn núi, 100 con phượng hoàng cùng nhiều hang động kỳ bí chưa được khám phá

Lèn Rỏi là dãy núi chạy dọc theo dòng sông Con từ đầu huyện đến cuối huyện với giai thoại về 99 ngọn núi và 100 con chim phượng hoàng. 

Những "rạn nứt" văn hóa phố cổ Hội An

Hội An trong tôi là Cẩm Thanh, một vùng quê với những vệt dừa nước, với những câu chuyện về căn cứ du kích một thời chiến tranh. Nhưng những ký ức ấy nay đã lùi rất xa. Một vùng quê nông nghiệp nghèo đặc trưng Quảng Nam cũng đã lùi rất xa. Những con phố nhỏ đã bò ngoằn nghoèo khắp nơi.

Những hàng rào với nhà cửa xây dựng kiểu cách. Và khắp nơi những dòng chữ "For rent" (cho thuê) và "Home stay" (nhà nghỉ). Buổi sáng phụ nữ Cẩm Thanh vẫn ra chợ đón hàng rau tươi đến từ Trà Quế. Buổi chiều đàn ông Cẩm Thanh vẫn nhẩn nha ngồi nhâm nhi ly trà hay ly rượu.

Đôi khi tôi từ ngôi nhà thuê đi vài trăm mét đã ra tới những khu vườn um tùm. Vài người đang làm vườn, mỗi nhát cuốc bập vào đất chỉ như một thói quen, không còn quyết liệt như xưa. Tôi cảm nhận như vậy khi lắng nghe chuyện của họ. Hóa ra họ đang trồng rau trên đất của người khác.

16 thg 6, 2016

Chùa Phước Tường: Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Chùa Phước Tường là di tích lich sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.

Phước Tường là một ngôi chùa cổ của TP. Hồ Chí Minh, chùa tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa Phước Tường do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Ngài là đệ tử Hòa thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều – Thọ Tông. Chùa Phước Tường Được khai sơn vào năm 1741. Nhưng theo lời các bô lão thì ngôi chùa bấy giờ ở gần chợ Nhỏ (Tăng Nhơn Phú), cách địa điểm hiện nay khá xa. Sau khi Tổ khai sơn tịch, đệ tử là Tổ Thuận – Đức Ấn kế thế, rồi tiếp tục sư đệ là Tổ Chơn – Phước Quang từ chùa Phước Hưng đến thay. Hòa thượng Phước Quang có 2 đệ tử là Thiền sư Tiên Hiền – Từ Minh (Diệu Minh).

Dạo chơi vườn vải u trứng chín rộ ở Uông Bí

U trứng là cái tên độc đáo mà dân gian dùng để gọi loại vải chín sớm nhất. Ở phường Phương Nam, TP.Uông Bí, Quảng Ninh đang rộ mùa vải u trứng tại vùng đất ven sông Bạch Đằng. Vải u trứng Phương Nam chín sớm hơn so với 2 vùng trồng vải nổi tiếng cả nước là Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang).

Những chùm vải u trứng chín mọng chờ tay người hái 

Về Phương Nam những ngày này khá nhộn nhịp khi người dân trồng vải đang bước vào đợt thu hoạch rộ. Dù trời nắng hè oi ả nhưng trên các con đường dẫn vào vùng chuyên canh vải tấp nập xe cộ ra vào, xe đạp, xe máy chở vải từ vườn ra bán cho thương lái, rồi ôtô tải nhỏ chở hàng ra đường lớn. Ven quốc lộ 10 trên địa bàn phường Phương Nam cũng có điểm tập kết vải để đưa lên container xuất đi các tỉnh phía nam. 

Khuôn viên thơ mộng trong dinh Bảo Đại 1

Được bao bọc bởi rừng thông thơ mộng, Dinh I, nơi vua Bảo Đại từng ở, mang kiến trúc châu Âu cổ kính với những ô cửa mái vòm và hàng ghế sắt đặt dọc lối đi trong khuôn viên.

Dinh I nằm trên đường Trần Quang Diệu, thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, cách trung tâm chừng 4 km về hướng đông nam, trên đồi thông có độ cao hơn 1.500 m. Từ khi mở cửa cho du khách tham quan vào tháng 9/2015, Dinh I trở thành một trong những địa chỉ nhất định phải đến ở Đà Lạt. 

Kỳ thú hang Dốc Dừa ở miền Tây xứ Nghệ

Hang Dốc Dừa (xóm 2 – xã Tường Sơn – Anh Sơn) nằm ngay bên cạnh quốc lộ 7 lâu nay được người dân bản địa biết đến là 1 hang động kỳ thú. Tuy nhiên, hang này ít được khách du lịch biết đến mặc dù nó nằm ngay cạnh dốc Dừa nổi tiếng với món bánh gai thơm ngon.

Hang Dốc Dừa nằm cách quốc lộ 7 chừng 500 m nhưng được ít người biết đến. Đường vào hang bị bịt kín bởi cây cỏ.