28 thg 2, 2016

Độc đáo mô hình mỹ nghệ từ gỗ tái chế

Làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai gần 40 năm qua là nơi nổi tiếng tái chế những mảnh gỗ vụn để tạo nên những mô hình gỗ mỹ nghệ độc đáo, mặt hàng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới những năm gần đây.

Xuất hiện từ hơn nửa thế kỷ qua, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở xã Bình Minh bắt nguồn từ các làng nghề mộc truyền thống của miền Bắc do người dân di cư mang theo. Đó là những làng nghề nổi tiếng như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định)... Tuy vậy, tái chế những mảnh gỗ vụn phế thải trở thành đồ mỹ nghệ tinh xảo chỉ bắt đầu từ đầu thập niên 80.

Mọi chuyện khởi đầu khi một người thợ mộc tên là Kỳ Vân ở ấp Trà Cổ, xã Bình Minh có cây mít bị chết trong vườn nhà. Vứt đi thấy lãng phí nên ông Vân đã tìm cách dùng gỗ mít để tạo hình một con thuyền có các họa tiết tinh xảo. Con thuyền này được ông Vân mang lên Tp. Hồ Chí Minh bán và được một du khách người Nga rất thích mua đem về nước làm kỷ niệm. Đây được coi là sự khởi đầu cho việc hình thành nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là các mô hình cho khách du lịch đến Việt Nam ở xã Bình Minh.

Đi xem lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh

Ngày mùng 4, 5 và 6 tháng Giêng hằng năm, làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) tổ chức hội vật cầu cổ truyền tại sân đình.

Hội vật cầu Thúy Lĩnh nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông.

Hội vật năm 2016 có sự tham dự của 12 đội, mỗi đội có từ 6-8 cầu thủ, được chia làm 3 bảng. Mỗi bảng đấu có 4 đội thi đấu để chọn ra 8 đội có thành tích tốt nhất vào thi đấu bán kết và chung kết. Phần thưởng cho đội vô địch là 6 triệu đồng. 

Sân thi đấu hình vuông có một hố ở chính giữa để đặt quả cầu và 4 hố ở bốn góc sân, tương ứng với “khung thành” của 4 đội. Mỗi đội có 2 cầu thủ, mặc quần trắng, mình trần thắt đai theo màu cờ cắm ở góc sân (4 cờ cắm ở góc sân là đỏ, xanh, vàng, tím) 

Lễ hội bắp nếp ở phố cổ Hội An

Sáng 23.2, làng nghề trồng bắp nếp phường Cẩm Nam (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) tổ chức Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam lần thứ 3 - năm 2016. 

Du khách khá thích thú với món bắp xào - Ảnh: Hoàng Vinh 

Đây là lần thứ 3 Hội An tổ chức ngày hội bắp nếp nhằm tôn vinh những người nông dân trồng bắp (ngô) Cẩm Nam. 

27 thg 2, 2016

Đi ngang Long An, nhớ ghé ăn thơm Bến Lức

Con đường từ miền Tây về TP.HCM dài hun hút, quốc lộ 1 buổi xế trưa nắng như đổ lửa. Nhìn các bảng hiệu bên đường mới biết đang vào địa phận Bến Lức, Long An - vùng đất nổi tiếng với "thương hiệu" thơm (khóm). 

Thơm Bến Lức bày bán ven quốc lộ 1 - Ảnh: Nga Bích 

Xe chúng tôi chạy qua những sạp hàng mái lá thô sơ, đóng sơ sài bằng gỗ tạp. Mít, chuối và nhiều nhất là những trái thơm vỏ xanh, vàng cam nằm sắp lớp bên đường. Có cả những trái thơm đã xay mắt, lộ khe thịt vàng tươm nước ngọt, bọc kín trong nilông che bụi treo lủng lẳng.

Đậm đà càng ghẹ rang muối

Nếu có dịp đặt chân đến Đà Nẵng, bạn khỏi phải lo về thực phẩm sạch, nhất là những món hải sản.

Muốn thưởng thức ngay, có thể tìm đến những hàng quán dọc đường Nguyễn Tất Thành, bạn sẽ được phục vụ tức khắc, còn nếu muốn lai rai với bạn bè và người thân ở nhà chỉ cần đến chợ hải sản Thanh Khê, chợ Thuận Phước hay chợ Đống Đa… hoặc chờ những chiếc thúng chài từ biển lên, bạn có thể tha hồ chọn những món hải sản tươi ngon vừa ý, hợp với túi tiền. 

Tách lớp vỏ bên ngoài ra, dùng tay gỡ lấy phần thịt trắng ngần bên trong chấm vào chén muối tiêu, cho vào miệng, vị ngon ngọt của thịt ghẹ, vị đậm đà của muối, vị cay cay của ớt hòa quyện vào nhau ngon không thể tả - Ảnh: Hòa Nhơn 

Đi dọc quốc lộ 14 khám phá mùa xuân Tây Nguyên

Tây Nguyên những ngày đầu năm trời se lạnh, những cây mai nở rộ vàng rực trước sân nhà, sau vườn hoa cà phê nở trắng xóa. Con đường quốc lộ 14 mới sửa thật đẹp, hai bên những đồi thông xanh ngắt...

Những rừng thông xanh ngắt, rì rào bên quốc lộ qua huyện Đắk Song (Đắk Nông). Đến đây, bạn có thể nán lại để tận tưởng cái lạnh nhẹ nhàng của vùng đất cao nguyên này 

Đồng bào Cơ tu làm du lịch

Ngỡ đâu chuyện lạ, song đến các bản làng của đồng bào dân tộc Cơ tu ở khắp các huyện miền núi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận Quảng Nam, bạn mới thấy đồng bào không chỉ biết làm du lịch mà còn rất chuyên nghiệp, đúng kiểu du lịch cộng đồng, rất hấp dẫn du khách. 

Du lịch cộng đồng “3 không” ở làng đồng bào Cơ tu

Vượt qua những cung đường núi ngoạn mục mà đẹp kỳ vĩ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đến xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang.

Điều làm chúng tôi ấn tượng ngay khi bước chân đến cổng làng du lịch cộng đồng ở đây chính là nội quy ''3 không'' mà dân làng và du khách phải hứa với nhau: Không tự ý đi lại trong cộng đồng, không xâm phạm đến tài sản cá nhân, và không chụp ảnh khi chưa được phép; Không vứt rác bừa bãi và mang những cây con, vật lạ, chất cấm vào cộng đồng; Không cho tiền hoặc bất cứ vật gì cho người dân, đặc biệt là trẻ em. 

Du khách cùng đồng bào Cơ tu múa tung tung da dá ở làng Du lịch tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang. 

Bức tường khổng lồ trong hang Sơn Đoòng

Nằm ở cuối hang Sơn Đoòng, bức tường Việt Nam (The Great Wall of Viet Nam) là phần thưởng xứng đáng cho hành trình chinh phục gian nan của du khách.

The Great Wall of Viet Nam là bức tường cao gần 100 m nằm ở đoạn cuối của hang Sơn Đoòng, nối với hang chính bởi một hồ nước dài 500 m. 

Mộc Châu huyền ảo trong nắng sớm và hoàng hôn

Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và luôn biến ảo kỳ diệu không chỉ theo mùa và trong cả từng ngày từng giờ.

Những ngày nắng đông này, tới Mộc Châu bạn hãy chịu khó dậy thật sớm lên đồi cao để được ngắm những tia nắng ban mai trên thảm sương mây lảng bảng. Hoặc bạn chờ chiều tối để thấy khoảnh khắc cuối ngày, nắng khuất dần sau rặng núi trùng điệp. 

Bí ẩn về huyền thoại lông đuôi voi Tây Nguyên

Nhẫn lông đuôi voi là một trong những mặt hàng lưu niệm phổ biến được bán trong các khu du lịch ở Buôn Đôn (Đắk Lắk). Nhẫn được làm bằng kim loại như vàng, bạc… bên trong rỗng để lồng lông đuôi voi. Không chỉ đặc trưng cho vùng đất Tây Nguyên với truyền thống nuôi và thuần dưỡng voi, nhẫn còn được nhiều du khách coi là món quà mang lại may mắn và giúp xua đuổi tà ma.

Người M’Nông ở Tây Nguyên được biết đến với nghề săn và thuần dưỡng voi nổi tiếng. Trong nhiều tài liệu ghi lại, một trong những vị thần mà người M’Nông tôn thờ là Nguăch Ngual, tức thần Voi. Bởi thế những câu chuyện về vị thần này luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách.

Hầu như không du khách nào khi đến Đắk Lắk, đặc biệt là Buôn Đôn, Buôn Ma Thuột không biết đến câu chuyện yêu thủy chung của đôi trai gái người M’Nông gắn liền với chiếc nhẫn lông đuôi voi.

Theo đó, từ xa xưa có một đôi trai gái yêu nhau say đắm nhưng không đến được với nhau vì mâu thuẫn giữa hai làng. Chàng trai cầu xin vị thần lớn nhất Tây Nguyên (Thần Voi) giúp đỡ và được thần tặng một chiếc nhẫn lông đuôi voi làm tín vật. Nhờ vậy, họ đã nên nghĩa vợ chồng. Từ đó, nhẫn lông đuôi voi được xem là biểu tượng của tình yêu, sự thủy chung và may mắn.

26 thg 2, 2016

Độc đáo lễ hội “rước người” tại Quảng Ninh

Những ngày đầu năm mới, tại vùng đảo Hà Nam (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) diễn ra lễ hội Tiên Công để rước thọ những cụ trên 80 tuổi đến làm lễ tại miếu Tiên Công. 

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Sim, ông Vũ Hoàng Viết năm nay cùng 90 tuổi được rước thọ bằng võng đào. Ngoài ra, các cụ thượng thọ cũng được đưa đón bằng kiệu sơn son thếp vàng - Ảnh: Đức Hiếu 

Đây là lễ hội cổ đã diễn ra được gần 500 năm nay. Các cụ được rước thọ đến miếu Tiên Công (thuộc xã Cẩm La) là các cụ có số tuổi chẵn chục từ 80 tuổi trở lên. Năm nay có 187 cụ đến miếu làm lễ, trong đó có hai cụ đã tròn trăm tuổi.

Ao bà Om kêu cứu vì nứt nẻ, khô hạn

Khi nhắc đến Trà Vinh - thành phố cây xanh, “Ao bà Om” là một trong những từ khóa phổ biến, nổi tiếng và thân thương nhất. Thế nhưng ở thời điểm hiện nay, ao đang ở trong một tình trạng hoang tàn, xơ xác nhất.

Ao bà Om nằm ngay cửa ngõ vào thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 7km, là điểm đến tham quan của gần như tất cả du khách khi đến Trà Vinh. Nơi đây không chỉ là một ao nước lớn mà còn là quần thể nhiều cây cổ thụ hình thù độc đáo, khung cảnh xanh mát nên ao không chỉ là điểm đến của du khách mà còn là nơi người dân địa phương ưa thích hóng mát và chụp ảnh. 

Hiện nay vẫn thế, du khách vẫn ghé, người dân vẫn đến chơi, nhưng ao thì không còn là ao nữa. Chỉ mới vào giữa mùa khô, nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khiến ao bà Om chỉ còn lại vài vũng nước nhỏ. 

Chiếc vạc đồng khổng lồ gần 300 tuổi ở xứ Thanh

Vạc đồng Cẩm Thủy là một trong 8 bảo vật quốc gia có xuất xứ Thanh Hóa. Hiện vậy được công nhận bảo vật quốc gia ngày 30/12/2013 và đang được bảo quản tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa. Các nhà nghiên cứu nhận định, vạc đồng Cẩm Thủy có giá trị đặc biệt gắn liền với lịch sử thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18), là minh chứng sinh động cho kỹ nghệ đúc đồng đạt đến trình độ hoàn hảo từ nhiều thế kỷ trước ở Việt Nam. 

Vạc Cẩm Thủy nặng khoảng một tấn. Ảnh: Lê Hoàng. 

Pho tượng bảo vật quốc gia bị bẻ vật cầm tay

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng đang trưng bày pho tượng Bồ tát Tara ở vị trí trang trọng. Do là hiện vật độc bản, có giá trị nghệ thuật đỉnh cao, tượng đã được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia. Xung quanh bảo vật này có nhiều câu chuyện bi hài. 

Pho tượng Bồ tát Tara đang được bảo quản tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Ảnh: Tiến Hùng. 

25 thg 2, 2016

Dinh tỉnh trưởng Gò Công: Khi người đẹp đã trên trăm tuổi

Gò Công bây giờ là thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng xưa kia đây từng là một tỉnh (từ 1900 đến 1913, 1924 đến 1956 và 1963 đến 1976). Trước năm 1900, Gò Công được người Pháp đặt là hạt tham biện (gần tương đương với tỉnh sau này). Trong thời gian đó, người Pháp cho xây dựng dinh Chánh tham biện Gò Công năm 1885. Khi hạt đổi thành tỉnh, đây trở thành dinh tỉnh trưởng. Không kể Sài Gòn thì đây là dinh thự đồ sộ đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Nam kỳ. 

Dinh tỉnh trưởng Gò Công có quy mô một trệt, một lầu với diện tích sử dụng 1.400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng, cảnh quan nên thơ.

Mặt trước dinh tỉnh trưởng Gò Công

Sôi nổi lễ hội làng mộc Kim Bồng

Ngày 13-2, hàng nghìn người dân xã Cẩm Kim (TP Hội An, Quảng Nam) và du khách đã háo hức tham gia ngày hội làng nghề vang tiếng khắp vùng được khai sinh từ thế kỉ XV và phát triển thịnh vượng vào thế kỉ XVIII. 

Cưa thân gỗ trước khi đục đẽo - Ảnh: Thanh Ba 

Ngay từ sáng sớm, rất đông bà con trong làng nghề chuyên sản xuất đồ mộc đã tập trung tại đình tiền hiền (thôn Trung Châu) để tổ chức lễ cúng tổ nghề nhằm bày tỏ lòng thành kính và tri ân đến những vị tiền bối đã có công khai sinh, truyền dạy cho con cháu nghề đục, đẽo những phôi gỗ thành vô số sản phẩm dân dụng, mỹ nghệ phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Đệ nhất bánh mì lagu Quy Nhơn

Cái quán bánh mì chấm lagu này ngộ lắm, nằm trong một cái hẻm bé tẹo đút vừa một chiếc xe máy, tới quán thì chừng dăm m2 đủ kê quầy bánh, nồi lagu, khách ăn phải leo lên đoạn cầu thang cũng có chút xíu…

Vậy mà gần 30 năm nay, chiều nào tới khuya quán cũng đông nườm nượp khách. Món bánh mì lagu ở đây đúng là ngon nhất phố biển! 

Gần 30 năm nay, chiều nào tới khuya quán cũng đông nườm nượp khách. Món bánh mì lagu ở đây đúng là ngon nhất phố biển! 

Thảo Cầm Viên - một trong 10 vườn thú lâu đời nhất thế giới

Từ vùng đất hoang sơ, Thảo Cầm Viên Sài Gòn trải qua bao thăng trầm vẫn tồn tại 150 năm với nhiều dấu tích lịch sử và là một trong 10 vườn thú lâu đời của thế giới.

5 năm sau khi chiếm Sài Gòn, ngày 23/3/1864, Đề đốc De La Grandière cho xây dựng Vườn Bách Thảo. Ông Louis Adolphe Germain, thú y sĩ của quân đội Pháp, được giao mở mang 12 hecta vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Một năm sau, vườn thú đã cơ bản được hình thành với một số chuồng trại.

Nhận thấy tầm quan trọng của vườn thú lớn ở Viễn Đông, cuối tháng 3/1865, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre - phụ trách chăm sóc thực vật của vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc. Ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện bảo tàng lịch sử thiên nhiên Paris cũng như trồng dọc các trục lộ ở Sài Gòn. Đến cuối năm đó, Vườn Bách Thảo được mở rộng thêm 20 hecta.

Từ năm 1867, Vườn Bách Thảo được đặt dưới sự quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn với kinh phí hoạt động 21.000 quan Pháp mỗi năm, do ngân sách thuộc địa cung cấp. Hai năm sau, kinh phí được tăng lên 30.000 quan Pháp. Tại thời điểm này, công viên có 509 loài động vật, trong đó có 120 loài thú, 344 loài chim và 45 loài bò sát... 

Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhìn từ trên cao. Ảnh: Giản Thanh Sơn 

Trường đua Phú Thọ - chốn 'đỏ đen' một thời của dân Sài Gòn

Được người Pháp xây năm 1932, Phú Thọ từng là trường đua ngựa lớn nhất nhì châu Á mà giới ăn chơi thượng lưu vùng Nam kỳ Lục tỉnh thường xuyên lui tới.

Năm 1893, nhóm người Pháp lập "Hội đua ngựa Sài Gòn" và xây trường đua nhỏ (Vườn Bà Lớn) ở góc ngã tư đường Verdun với Le grand de la Liraye (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM). Vào ngày cuối tuần, các sĩ quan và binh lính Pháp thường tổ chức những đợt tập dượt mã quân với sự tham gia của đội kèn để thúc nhịp. 

Trường đua Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ năm 1932. Ảnh tư liệu 

Ting Dók - tạ ơn “ông khỉ”

Tháng 12, khi bản làng đã mang hết lúa trên nương về cất kín trong kho thì cũng là lúc người Ca Dong ở Tây Nguyên rộn ràng đón Ting Dók (Tết Khỉ). Ngoài các sườn núi, muôn hoa khoe sắc rực rỡ.

Trong nhà, người Ca Dong ở xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum tất bật giết heo, mổ gà, nấu rượu chuẩn bị Ting Dók.

Tờ mờ sáng, làng Điếk Nót, xã Ngọc Tem chìm trong sương sớm. Nghe tiếng chim Eo Ók hót vang khắp thung lũng Rờ Pai, già A Đao trở dậy cùng vợ và con trai ra kho lúa gần nhà lấy một gùi lúa nếp, một gùi lúa tẻ mới thu hoạch về giã gạo, chuẩn bị cho Ting Dók.

Đúng 6 giờ, bà Y Đẹp, vợ già A Đao, giã xong cối gạo đầu tiên thì ông cùng con trai liền bắt con heo làm thịt. Tay già A Đao mổ ngang xẻ dọc thoăn thoắt, miệng khoe: “Năm nay được mùa lúa nên mình làm con heo to hơn năm ngoái cúng tạ ơn ông khỉ. Anh em tận huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cũng đã về đầy đủ ăn con heo to chung vui với nhà mình”.

24 thg 2, 2016

Đại Thế Giới - nơi hội tụ dân ăn chơi bậc nhất Sài Gòn xưa

Ngoài các sòng bạc, trong khuôn viên Ðại Thế Giới còn có các quán rượu, nhà hàng, vũ trường sang trọng - nơi hội tụ các tay ăn chơi ở Sài Gòn xưa.

Trước khi Đại Thế Giới xuất hiện, người Hoa thao túng bài bạc tại khu vực Chợ Lớn. Người Việt có máu đỏ đen nên ngành kinh doanh này rất béo bở. Để giành lại mối lợi này, năm 1937 Đại Thế Giới (Casino Grande Monde) được người Pháp cho thành lập công khai nhằm lấy thuế. Lý do chính quyền đưa ra là thà cho cờ bạc công khai, có lấy thuế, còn hơn để tệ nạn lén lút nhưng tràn lan vừa thất thu thuế, vừa xúc phạm đến quyền lực của chính phủ bảo hộ Pháp.

Cùng lúc thành lập Đại Thế Giới còn có sòng bạc Kim Chung ở khu vực Cầu Muối (nay là Khu Dân Sinh, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1). Tuy nhiên, sòng bạc này có quy mô kém hơn, người chơi thuộc loại bình dân, nên mỗi khi nhắc tới casino tiêu biểu của Sài Gòn, người ta hay nói đến Đại Thế Giới. 

Sòng bạc Đại Thế Giới - chốn đỏ đen khét tiếng một thời của Sài Gòn xưa. Ảnh: Panoramio 

Hai dòng sông lạ ở xứ Quảng

Quảng Nam có 2 dòng sông lạ là sông Tiên nước chảy ngược dòng và sông Trường Giang chảy song song với biển, không hề có thượng nguồn hạ lưu.

Sông Trường Giang ở Quảng Nam chảy êm đềm, đẹp như tranh vẽ. 

Hẳn ai lên xứ bồng lai Tiên Phước đều đã nghe qua câu thơ “Sông Tiên nước chảy ngược dòng/ Ai về Tiên Phước cho lòng vấn vương". Câu thơ đã khắc họa được nét đẹp say đắm và sự kì diệu của dòng sông Tiên - con sông duy nhất ở Quảng Nam không xuôi dòng về biển.

Đỏ lửa giữ nghề thổi thủy tinh truyền thống

Từ các công cụ thô sơ, người dân ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội) đã sản xuất ra các vật dụng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến các vật phẩm cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Từ những năm 1960, thổi thủy tinh được coi là một nghề chính của hầu hết người dân trong xã Thống Nhất. Trong khoảng thời gian này, làng Giáp Long là nơi phát triển nhất, tập trung những người thợ có tay nghề cao, có thể làm ra các sản phẩm cầu kỳ, cần độ tinh xảo.

Theo anh Lê Xuân Tiến, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề chế tác đồ thủy tinh ở xã Thống Nhất thì: “Cách đây độ chục năm, hầu như cả xã làm nghề nấu, thổi thủy tinh. Các vật dụng trong gia đình từ cái nắp phích, chai lọ gia đình đều tự làm được”.


Làm đồ gia dụng bằng thủy tinh là nghề có từ lâu đời ở xã Thống Nhất (huyện Thường Tín, Hà Nội).

23 thg 2, 2016

Ngôi nhà của vợ anh hùng Trương Định

Bà Trần thị Sanh là vợ thứ của anh hùng dân tộc Trương Định. Sinh trưởng trong một gia đình danh giá và giàu có bậc nhất ở Gò Công, thật kính phục bà đã chấp nhận gian nan nguy hiểm kết duyên cùng một con người quyết tâm hy sinh cho Tổ quốc trong thời buổi loạn lạc. Cũng chính bà đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất cho nghĩa quân của Bình Tây đại nguyên soái để chiến đấu chống giặc Pháp.

Ngôi nhà nơi bà sinh sống được xây dựng năm 1860, là ngôi nhà sang trọng nhất Gò Công thuở ấy. Năm 1864, Trương Định tuẫn tiết, bà vào chùa quy y, nhường ngôi nhà lại cho con gái riêng là Dương thị Hương và rể là tri huyện Trường Bình. Sau này, vợ chồng tri huyện Trường Bình qua đời, để lại cơ ngơi cho con gái là Huỳnh thị Diệu và chồng là đốc phủ Nguyễn văn Hải. Từ ấy ngôi nhà được gọi là nhà đốc phủ Hải.


Một lần ăn bún bề bề ở Quảng Ninh

Bề bề là cách người Quảng Ninh gọi con tôm tít hay tôm tích. Bún bề bề là món lạ, không phải nơi nào cũng có, càng không phải nơi đâu cũng biết nấu ngon.

Tô bún bề bề mê hoặc những ai mới ăn lần đầu - Ảnh: Thúy Hằng

Bạn phương xa đến chơi, bảo kiếm món gì ăn sáng cho mát ruột và thật lạ miệng. Ngó tấm biển quảng cáo, thấy ghi "bún bề bề", bạn trợn tròn mắt. Thế nhưng chỉ sau muỗng nước dùng đầu tiên, bạn không nhìn tôi nữa mà chỉ nhìn tô bún. Thế mới hiểu sức lôi cuốn của một món ăn đã lạ mà lại còn ngon miệng.

Qua miền di sản

Một chốn lên non, một nơi xuống biển nhưng hai di sản Mỹ Sơn và Hội An vẫn đồng điệu với nhau ở sự trường tồn của nền văn hóa Á Đông

Nằm cách nhau hơn 40 km, hai di sản văn hóa thế giới Hội An (TP Hội An) và Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cùng nằm bên dòng Thu Bồn thơ mộng. Nếu như ngày trước, từ Duy Xuyên sang Hội An phải lụy một chuyến đò thì giờ đây, những hình ảnh con đò đưa khách sang sông đã trở thành ký ức để nhường chỗ cho những con thuyền du lịch. Đứng trên cây cầu Cửa Đại vừa mới hoàn thành, hướng tầm mắt về phía Tây Bắc là những ngôi nhà cổ mái ngói rêu phong. Kể từ đây, mọi ưu phiền của cuộc sống xin gửi lại nơi rừng dừa 7 mẫu Cẩm Thanh để bắt đầu thả hồn vào miền di sản.

Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ..., khiến cho nhiều du khách đến phố Hội lưu luyến không muốn rời. Đô thị cổ này đẹp si mê đến từng góc phố, từng con hẻm nhỏ với mái ngói rêu phong. Đi đâu cũng thấy rêu xanh, từ những thành giếng, bậc thềm đến những bức tường loang chạy dài theo hẻm. Rêu như là một thứ trang sức rất bình dị tô điểm cho phố Hội.

Dấu ấn tín ngưỡng phồn thực trên chiếc thạp đồng bảo vật

Trong 16 bảo vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu giữ có thạp đồng Đào Thịnh, được coi là một trong những "siêu phẩm" của thời kỳ văn hóa Đông Sơn, niên đại 2.000-2.500 năm. Đến nay, thạp cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm vẫn là chiếc lớn nhất được phát hiện ở Việt Nam. Thạp đồng Đào Thịnh cũng là một trong những bảo vật quốc gia được Thủ tướng ký quyết định công nhận đợt đầu tiên vào ngày 1/10/2012.

Cuốn "Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam" có đề cập đến nguồn gốc chiếc thạp. Vào ngày 14/9/1961, ông Phạm Văn Phúc ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên, Yên Bái) đi câu thì phát hiện thạp nằm sâu trong lòng đất, ven bờ sông Hồng bị lở. Mở thạp ra, ông Phúc phát hiện bên trong còn một thạp nhỏ hơn, chứa nhiều gỉ đồng được cho là vòng đồng và nhiều công cụ, đồ trang sức khác cùng cả vết tích xương người. Bên trên thạp nhỏ có đậy mảnh gỗ mục. 

Tượng nam nữ giao hoan trên nắp thạp đồng Đào Thịnh. Ảnh: Giang Huy. 

Chuyện ít biết về pho tượng thần Trấn Vũ

Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần có nguồn gốc từ tín ngưỡng và đạo giáo Trung Hoa. Thần được hợp bởi khí thiêng của trời đất nên có khả năng trừ tà ma. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, kết hợp với văn hóa bản địa, thần ngoài trừ yêu ma quỷ quái, còn trị thủy, bảo hộ cuộc sống an bình cho cư dân nông nghiệp.

Nhiều người thường nhắc đến tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), ít ai biết được ở thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn (Long Biên) còn có pho tượng đồng nặng 4 tấn được thờ trong đền Trấn Vũ. Tượng được công nhận là bảo vật quốc gia vào tháng 12/2015. 

Pho tượng thần Trấn Vũ ở Thạch Bàn (Long Biên) nguyên khối bằng đồng, nặng 4 tấn có nhiều nét tương đồng tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Ba Đình). Ảnh: Hoàng Phương. 

Thanh kiếm tượng người đẹp nhất Việt Nam

Điểm đặc biệt của bảo vật quốc gia thanh kiếm núi Nưa nằm ở phần chuôi với biểu tượng phụ nữ có hình thể đẹp, đầy quyền uy, hai tay chống nạnh…

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện lưu giữ bộ sưu tập binh khí thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trong đó nổi bật nhất là thanh kiếm ngắn núi Nưa. Hiện vật được sưu tầm dưới chân núi Nưa (xã Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa) vào năm 1961. Tháng 12/2013, kiếm ngắn núi Nưa được công nhận là bảo vật quốc gia do đáp ứng các tiêu chí độc bản, hình thức độc đáo và có giá trị lịch sử đặc biệt. 

Bảo vật Kiếm ngắn núi Nưa hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hoàng. 

22 thg 2, 2016

Mùa xuân - mùa cá chuồn tung cánh bay

Không ngoạn mục như trên biển Hoàng Sa nhưng ven bờ vẫn có những đàn cá chuồn bay là là trên mặt sóng khoe lớp vảy trắng bạc lấp lóa dưới nắng xuân. Thế là mùa cá chuồn đã về!

Cá chuồn vừa đánh bắt từ biển - Ảnh: Minh Kỳ 

Cập bến sau chuyến đánh bắt xuyên tết trên vùng biển Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi cũng hào hứng kể "cá chuồn đi thành đàn, dày đặc. Có con nhảy lên khỏi mặt nước, bay như chim, rớt “chạch” ngay trên sàn tàu".

Hấp dẫn bánh tráng cuốn tương Chợ Lầu

Cuối tuần, người bạn nhắn tin: “Về Chợ Lầu ăn bánh tráng cuốn tương đi. Ngon lắm!”. Với kẻ mê văn hóa ẩm thực như tôi, lời “dụ” ấy vừa hấp dẫn vừa gợi sự tò mò, không thể nào từ chối được. 

Bánh tráng cuốn tương Chợ Lầu - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng 

Cách TP.HCM 260km theo quốc lộ 1A, thị trấn Chợ Lầu, Bắc Bình, Bình Thuận từ lâu nổi tiếng với đặc sản bánh tráng mè. Tuy nhiên món bánh tráng cuốn tương chỉ mới xuất hiện tại địa danh này vài năm gần đây.

Từ bánh tráng mè truyền thống, người dân nơi đây đã sáng tạo ra món bánh tráng nướng cuốn tương, mà theo nhiều người ở Chợ Lầu, dù chỉ là món ăn vặt dân dã, nhưng “ai cũng ghiền, nhớ và rất thèm ăn” mỗi khi xa quê.

Có một mùa lá rụng kỳ lạ ở Draysap

Từ bài viết trên trang du lịch báo Tuổi Trẻ - Tây nguyên mùa lá rụng, tôi quyết định đi một vòng Tây nguyên và đã gặp hai mảng màu trái ngược trên một ngọn thác. 

Thác Draysap giữa trời xanh và nước xanh 

Sáng sớm mùng 1 tết, khu vực thác Draysap im lắng, gần như không một bóng người.

Mùa khô, dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng không quá dữ dội để tạo thành những đám mây bụi nước bay là đà như sương khói, nhưng cũng đủ đọng lại thành một hồ nước trong trẻo, in hình bóng mây trời, bóng lá, bóng cây…

21 thg 2, 2016

Chúa Chổm - Giai thoại và những dị bản...

Có nhiều dị bản khác nhau về giai thoại Chúa Chổm, cũng có thông tin giai thoại đó có liên quan đến vua Lê Trang Tông. Tuy nhiên, vẫn chưa có tư liệu lịch sử nào khẳng định về sự liên quan này. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng có thể Chúa Chổm chỉ là do cách phát âm mà thôi.

Đi tìm nguồn gốc Vua Chổm

Đầu thế kỷ 16, nhà hậu Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau. Năm 1527, Mạc Đăng Dung chính thức giành ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc; nhiều trung thần của vua Lê không phục, lấy Thanh Hóa làm căn cứ để khởi sự, mưu việc “Phò Lê diệt Mạc”. Một võ tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim tìm được Lê Duy Ninh ở vùng thượng du Thanh Hóa, tôn lập làm vua Lê Trang Tông. Cũng trong thời kỳ này, dân gian bắt đầu lưu truyền giai thoại về vị vua tên Chổm. 

Ông Hà Nam Ninh, ở huyện Bá Thước, người chuyên nghiên cứu về văn hóa đồng bào thiểu số ở miền Tây xứ Thanh 

Sài Gòn lý thú địa danh

Trên đường Phan Đình Phùng có chợ Phú Nhuận. Tên chợ này mới đặt sau ngày thống nhất đất nước. Còn trước đó, chợ mang tên Xã Tài. Xã Tài là ai?

Xã trưởng Lê Tự Tài, người chủ trương lập chợ này vào cuối thế kỷ XIX. Có lẽ việc đổi tên từ Xã Tài sang Phú Nhuận này là do có người cho rằng những viên chức dưới thời Pháp thuộc thực chất là những công cụ của thực dân. 


Ở bên đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5 có chợ Xã Tây, được xây vào năm 1925. Phải chăng có ông xã trưởng tên Tây, giống như Xã Tài, có công lập nên chợ này? Bạn đã lầm to! Xã Tây là tên tòa đô chính, ở đây là của thành phố Chợ Lớn, do chợ ở cạnh cơ quan đó.

Sài Gòn nhớ những cây cầu

Cùng thời với những cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn trước kia như cầu Chà Và, cầu Chữ Y..., cầu Nhị Thiên Đường (còn được gọi cầu Mới) là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa.

Gần cuối năm, tôi chuẩn bị cùng mẹ đưa ông táo về trời thì anh Bổn nhờ tôi đưa cho chị Lan lá thơ tình. Ở cùng con xóm nhỏ vùng Chợ Lớn, người học Trường Đại học Kiến trúc, người học Trường Văn khoa nhưng hẹn hò lại nhờ thằng nhỏ 15 tuổi đưa những lá thơ tình sực nức mùi dầu thơm

1. Nhờ vậy, tôi thường xuyên được cho ăn nước đá nhận và cà lem cây của cả anh và chị. Cho nên, dù chờ mẹ đưa cho cái áo mới, tôi vẫn phải làm nhiệm vụ “đưa thơ tình” tất niên để kiếm lì-xì. 

Cầu Nhị Thiên Đường được xây dựng từ năm 1925 Ảnh: hoàng triều 

20 thg 2, 2016

Nhà thờ Núi ở Nha Trang

Nhà thờ chánh tòa Nha Trang có tên đầy đủ và chính thức là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng người dân còn gọi ngôi nhà thờ này bằng nhiều tên khác, như Nhà thờ Núi (vì nhà thờ tọa lạc trên một ngọn đồi cao), Nhà thờ Ngã Sáu (vì ở gần Ngã Sáu), Nhà thờ Đá (vì làm bằng đá)... Thế nhưng khi tôi nhắc đến tên Nhà thờ Đá với anh Phạm Đình Quát, một người sống ở Nha Trang nhiều năm, thì anh cười bảo rằng: Đâu phải đá!

Không phải đá sao gọi là nhà thờ Đá? Và thật sự là làm bằng gì? Ta hãy đọc nguyên văn bài viết của anh Phạm Đình Quát để biết thêm về công trình kiến trúc này nhé (tôi có xí xọn chen vô vài hình ảnh mới chụp tháng 1/2016 ở cuối bài).

Xe ôm Sài Gòn có từ khi nào?

Xe ôm ở Sài Gòn có từ khi nào? Lục tìm qua sách báo, trước 1954 hầu như không thấy nhắc đến chiếc xe ôm. Lúc đó, các phương tiện công cộng chở người trong thành phố là xe kéo, xích lô và taxi.

 Xe Lambretta được quảng cáo trên báo Sài Gòn Mới xuân Giáp Ngọ năm 1954 - Ảnh: T.L

Xe gắn máy lưu hành nhưng không dùng làm dịch vụ chở người.

Miến cá khoai - đặc sản xứ Thanh

Cá khoai có nhiều ở các vùng biển Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình và Thanh Hóa. Đây là một loại cá hiếm và rất ngon.
Ở miền nắng gió xứ Thanh, người ta thường chế biến loài cá này thành các món ăn đặc trưng của vùng miền như canh cá khoai thì là, canh cá khoai rau cần và miến cá khoai. 

Miến dai sợi, ngọt nước. Thịt cá khoai trắng, mềm lại dai dai vừa phải. 

Cá khoai có hình dáng thuôn dài như củ khoai lang, với thịt cá trong và mềm. Cá có thân mềm oặt, màu trắng trong. Xương cá như một đường sụn dài chạy dọc sống lưng, rất mềm, dường như có thể ăn được, có bám những đường gai như sợi chỉ. Đây là thức ăn dân dã của người dân quê vùng biển. Nhưng nó đã trở thành món ăn đặc sản của phố xá thành thị bởi độ hiếm và ngon. Ăn một lần sẽ nhớ mãi. Đặc biệt là món miến cá khoai, sẽ là một gợi ý thú vị cho những ngày Tết với bao món ăn quen thuộc và nhàm chán. 

Nhớ cơm gạo đỏ

Vùng miền núi Phú Yên có các giống lúa ngắn ngày như cúc lùn, cúc rằn, to đá, ba trăng... đều cho gạo đỏ thơm ngon.
Nhiều người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo ngon này nhiều năm liền trong đời. Tuy nhiên, bây giờ, gạo đỏ không còn nhiều như trước nữa. Trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà. 

Các loại lúa trên được trồng trỉa trên nương rẫy. Thường vào tháng bảy âm lịch, khi trời mưa xuống thì nông dân gieo lúa. Lúa từ khi trồng đến khi lớn lên cho hạt đều nhờ nước trời, nông dân không bón phân cũng chẳng phun thuốc. Cuối tháng mười đầu tháng mười một âm lịch lúa chín. Mùa lúa rẫy chín cũng là mùa rộn ràng tất bật của cả xóm thôn. Lúa được cắt, chất thành từng đống to trong các chòi trại tại rẫy. Hồi ấy không có máy tuốt nên người dân phải dùng chân đạp, mỗi lần đạp hai bó, hết lượt này đến lượt khác, đạp đến khi nào xong lúa thì thôi. 

Cơm gạo đỏ ăn với cá khô - Ảnh: Tuy An 

Ngon khó quên củ hũ dừa miền Tây

Tôi đã thưởng thức một bữa tiệc củ hũ dừa đúng nghĩa khi có dịp về thăm nhà bạn ở Sa Đéc, Đồng Tháp.

Để có món ăn củ hũ dừa, người ta phải hạ một cây dừa bằng chiếc cưa máy, chứ không phải bằng cái rìu như tôi hình dung. 

Nhà Đốc phủ Hải: Phim trường sống động, công trình kiến trúc độc đáo

Nhà “Đốc phủ Hải” không chỉ là nơi thu hút các bậc trí thức, học giả; cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở; học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du khảo… còn là nơi lý tưởng cho giới điện ảnh tái hiện lại một giai đoạn lịch sử, cuộc sống người dân vùng Nam bộ.

NHƯ MỘT PHIM TRƯỜNG

Có lẽ hiếm có nơi nào ở Tiền Giang được nhiều nhà làm phim trong nước, các đài truyền hình quan tâm, chọn bối cảnh để quay phim như Nhà Đốc phủ Hải. Đó là không gian dễ tái hiện lại thời điểm lịch sử, cuộc sống của người dân Nam bộ ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Toàn cảnh nhà Đốc phủ Hải.

19 thg 2, 2016

Miếu Võ Quốc Công ở Gò Công - Tiền Giang

Miếu Võ Quốc Công chính là miếu thờ Võ Tánh, một bậc công thần - danh tướng của nhà Nguyễn. Để biết về miếu này, không gì bằng đọc bài viết sau đây từ website của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Cục công tác phía Nam:

Giá trị văn hóa của Miếu Võ Quốc Công tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Những năm gần đây, nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa được phục hồi đã góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Như nhiều địa phương khác, nhân dân ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Miếu thờ Võ Quốc Công Hầu từ năm 1801 khi Ông tuẫn tiết theo thành Bình Định do không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân thù.


Hậu duệ cây Bồ Đề thiêng của Phật tổ trồng ở Vũng Tàu

Trong khuôn viên Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu) trồng cây Bồ Đề có gốc từ cây mà Đức Phật ngồi thiền và giác ngộ.

Nằm trên sườn phía bắc của núi Lớn (còn gọi là núi Tương Kỳ), Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng tọa lạc tại số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu. Nơi đây được giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đánh giá là vùng đất đắc địa tụ kết khí thiêng, có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lại thuận tiện giao thông đi lại cho chư tăng, Phật tử thập phương hành hương. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên đã tạo nên sức hấp dẫn cho Thích Ca Phật Đài. 

Thăm “đất thép” Củ Chi

Củ Chi được mệnh danh là “đất thép”, là nơi ghi dấu anh hùng trong cuộc kháng chiến cứu nước của người dân Sài Gòn - Gia Định.

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ nằm trong lòng đất ở huyện Củ Chi - ngoại thành TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 70km về phía Tây Bắc. Công trình này được thực hiện trong hai giai đoạn: Kháng chiến chống Pháp (1946-1948) và kháng chiến chống Mỹ (1961-1965). Đây là vùng ven Sài Gòn xưa, còn khá hoang vu với những cánh rừng rậm rạp.

Thưởng thức đặc sản tuyệt vời nơi đỉnh đèo Đá Trắng

Trên cung đường Tây Bắc, chợ cóc của người dân tộc với những lán tạm liêu xiêu trên đỉnh đèo Đá Trắng giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) là một điểm hẹn ấm áp thơm mùi ngô nếp nướng...

Với dân phượt đây là điểm dừng chân lý tưởng để thưởng thức đặc sản địa phương và từ trên đỉnh đèo có thể ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của các bản làng phía dưới.

18 thg 2, 2016

"Tứ thú" của người Việt trong ngày Tết

Ngày xuân, đến Bảo tàng “Đồ sứ triều Nguyễn” ở số 114 đường Mai Thúc Loan (Tp. Huế), người xem bất ngờ khi được chiêm ngưỡng những cổ vật liên quan đến “tứ thú” (bốn thú vui) của người xưa là: ăn trầu, uống trà, hút thuốc và uống rượu.

Bảo tàng vốn là tư thất của cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình đời nhà Nguyễn, là cố nội của nhà sưu tầm cổ vật nổi tiếng xứ Huế Trần Đình Sơn. Ông Sơn đã bỏ công sức và tiền bạc phục dựng lại căn nhà rường cổ như xưa kia cụ cố ông đã từng ở và biến nó thành một Bảo tàng trưng bày cổ vật quý hiếm, có giá trị.



Du khách tham quan bảo tàng và tìm hiểu về “tứ thú” của người Việt.

17 thg 2, 2016

Huyền thoại 'bà cá chúa' đeo khuyên vàng ở xứ Thanh

Chuyện ở bản Chiềng Ban (xã Văn Nho, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) có đàn cá quý, nổi tiếng linh thiêng, đặc biệt có bà cá chúa to lớn lạ thường trên tai đeo chiếc khuyên vàng, khiến nhiều du khách tìm đến.

“Chỉ mới nghe nói cá thần linh thiêng”

So với đàn cá Cẩm Lương, cá ở Chiềng Ban không tập trung dày đặc trước cửa hang, mà bơi lội tản mát, chỉ nổi lên khi được cho ăn. Điều đặc biệt là câu chuyện truyền miệng về sự xuất hiện của bà cá chúa to lớn đeo vòng vàng và những câu chuyện rùng rợn về cá thần báo oán.

Ai đến đây cũng mong nhìn thấy "bà chúa" một lần. Tuy nhiên, lượng nước khá lớn, lòng hang dài ăn sâu vào trong núi nên việc nhìn thấy đàn cá đã khó, chưa nói đến việc gặp bà cá chúa. 

Những con cá ở đây có màu sắc rất lạ

Đón xuân cùng hoa mai anh đào ở Đà Lạt

Không chỉ là một loài hoa biểu tượng của Đà Lạt, mai anh đào còn là kỷ niệm khó phai trong lòng những du khách tới đây vào mùa xuân.

Những cánh mai anh đào quyến rũ du khách khám phá Đà Lạt trong ngày đầu xuân. 

Ngôi chùa cổ 250 năm của người gốc Hoa ở Sài Gòn

Chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa được xây dựng ở Sài Gòn vào năm 1760.

Tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hoa sinh sống tại TP HCM từ thời xa xưa. Chùa được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. 

Những ngôi nhà mái rạ ở 'thủ phủ' gạo tám

Đến Hải Hậu (Nam Định), đi trên các con đường quê, thỉnh thoảng sẽ bắt gặp những ngôi nhà mái rạ trông rất đẹp mắt.

Đây là ngôi nhà mái rạ xây dựng từ năm 1975 của gia đình ông Trần Công Tâm, 70 tuổi, tại tổ 4, thị trấn Yên Định, Hải Hậu. 

Mái nhà hoàn toàn làm bằng rạ có độ dày gần 1 m, bên trong được liên kết bằng các cột, rui, mè rất chắc chắn. 

Nhờ kết cầu này mà trong nhà luôn ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. 

Để làm nhà mái rạ tốn kém hơn làm trần bê tông. Một bộ mái rạ tốn ít nhất 10 triệu đồng tiền mua rạ chất lượng tốt từ ruộng, vật liệu tre, gỗ, tiền công thợ và khoảng 5 năm phải thay một lần. 

Trên nóc nhà có 5 ụ rơm nhỏ, gọi là các con rơm hay "ngũ phúc", là các thanh tre, thép, được cuộn rạ để bắt chặt mái, tránh gió bão và cũng để trang trí cho mái nhà. 

Bên dưới mái nhà có hệ thống rui mè rất chắc chắn. 

Ngôi nhà trải qua hơn 40 năm nhưng đến nay vẫn rất chắc chắn, chỉ có mái rạ là 5 năm thay một lần. 

Chủ nhân ngôi nhà là một nghệ nhân trồng đào cảnh. Năm nay 70 tuổi, sức khỏe đã yếu, ông chuyển sang trồng gừng. Vườn gừng già đem lại cho ngôi nhà một khung cảnh khác lạ. 

Mạnh Quân