Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 4, 2025

Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định

Những ngày này, cánh đồng điện gió trên bán đảo Phương Mai (Bình Định), nơi được ví như “sa mạc thu nhỏ” phía bắc Quy Nhơn, thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Cánh đồng điện gió Phương Mai nằm trong rừng dương và những đồi cát - Ảnh: MINH CHIẾN

13 thg 3, 2025

Loài hoa rừng mỗi năm chỉ nở một lần, du khách tò mò vượt 80 km để check-in

Những ngày gần đây, hình ảnh hoa trang rừng nở rộ ở suối Tà Má, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định xuất hiện trên mạng xã hội, khiến du khách tò mò vượt khoảng 80 km để check-in.

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 80 km, suối Tà Mà tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, đang trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và những đóa hoa trang rừng rực rỡ.

Tháng 3 hàng năm, suối Tà Mà được tô điểm bởi những cây trang rừng cổ thụ bung hoa rực rỡ, tạo nên một khung cảnh thơ mộng với dòng suối trong vắt và những tảng đá rêu phong. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của nơi này.

Người dân và du khách gần xa tìm về suối Tà Mà để tham quan, nghỉ mát và chụp hình kỷ niệm (Ảnh: Nguyễn Dũng).

7 thg 3, 2025

Trang rừng nở rộ trên vùng cao Bình Định đẹp như 'chốn đào nguyên'

Từ cuối tháng 2 đến nay, những gốc trang rừng bên bờ suối Tà Má (thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, H.Vĩnh Thạnh, Bình Định) đồng loạt bung nở khiến nhiều người mê mẩn.

Suối Tà Má cách TT.Vĩnh Thạnh (H.Vĩnh Thạnh) hơn 6 km và cách TP. Quy Nhơn khoảng 70 km. Mùa này, hàng chục cây trang rừng cổ thụ dọc suối Tà Má đang nở rộ với những chùm sắc vàng cam, phủ kín tán cây, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa chốn núi rừng.

Năm 2021, dòng suối trong veo với hàng trang cổ thụ nở hoa được nhiều người phát hiện, tìm đến. Mỗi ngày có khoảng vài ngàn người tới tham quan suối Tà Má. Từ đó, suối Tà Má trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn vào mùa hoa trang nở, khoảng từ tháng 3 - 6. Các năm sau đó, hoa trang rừng nở ít hơn nhưng vẫn rất đông khách đến suối Tà Má, ngày thường khoảng 100 - 200 khách, ngày cuối tuần trên 1.000 - 1.500 người, các ngày lễ càng đông hơn. ẢNH: DŨNG NHÂN

11 thg 2, 2025

Khám phá thành đá cổ gần 2 triệu năm giữa đại ngàn

Những khối hình lục lăng xếp chồng lên nhau tạo nên một thành đá khổng lồ, sừng sững giữa đại ngàn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định. Người Ba Na gọi đó là thành Tà Kơn, tồn tại gần 2 triệu năm.

Cách Quy Nhơn khoảng 140 km về phía tây, thành đá Tà Kơn, ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định kỳ vĩ được thiên nhiên kiến tạo như một bức tường khổng lồ, sừng sững giữa đại ngàn.

Thành Tà Kơn được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích lịch sử và danh thắng cảnh ngày 25/12/2013.

Thành Tà Kơn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định (Ảnh: Phan Hiếu).

9 thg 2, 2025

Về Bình Định, ăn bánh hỏi lòng heo

Ở Bình Định, một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết hay những dịp đặc biệt chính là bánh hỏi lòng heo - một tinh hoa ẩm thực mang đậm dấu ấn của vùng đất võ hào kiệt.

Đĩa bánh hỏi lòng heo với nhiều hương vị trông rất bắt mắt

Nếu như miền Bắc tự hào với bánh chưng xanh, miền Nam nổi tiếng với bánh tét thì miền Trung - cụ thể là Bình Định, lại có bánh hỏi - một món ăn mang hương vị mộc mạc nhưng đầy cuốn hút.

2 thg 2, 2025

Truyền thuyết rắn thần nhiều đầu ở Bình Định

Trong truyền thuyết Ấn Độ giáo, rắn thần Naga là vua các loài rắn, thể hiện cho sức mạnh hủy diệt cái cũ, tạo ra cái mới. Rắn Naga ở Bình Định được xem là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa.

Ông Hoàng Như Khoa, thuộc Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm của Bảo tàng tỉnh Bình Định, cho biết, trong Ấn Độ giáo có nhiều rắn thần, nhưng phổ biến nhất là rắn thần Shesha và Naga.

Rắn thần Shesha liên quan đến truyền thuyết về thần Vishnu, người ôm rắn thần Shesha trôi trên biển vũ trụ. Từ rốn của thần Vishnu mọc một đóa sen, sinh ra thần Brahma.

Rắn thần Naga 5 đầu trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định (Ảnh: Doãn Công).

31 thg 1, 2025

Mối lương duyên giữa hai vùng đất

Tam Quan và Sa Huỳnh là hai địa danh thuộc hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Hai vùng đất này đã có mối quan hệ khắng khít từ hàng ngàn năm trước.

Nhuộm cói trước khi dệt chiếu, ngành nghề truyền thống có mặt ở cả 2 vùng đất. Ảnh: Trần Cao Duyên

17 thg 1, 2025

Võ Bình Định trên hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

“Ai về Bình Định mà coi – Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”. Không biết tự bao giờ câu ca ấy đi vào lòng người, với một nỗi thôi thúc về miền đất Võ. Võ cổ truyền Bình Định ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, Võ cổ truyền Bình Định phát triển, lan tỏa rộng khắp, là kết tinh các giá trị tinh hoa dân tộc và là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Định.

Cội nguồn và bản sắc Võ Bình Định

Bình Định, dải đất đồng bằng ven biển miền Trung nhưng có địa hình phức tạp và đầy trắc trở, ba mặt đều có núi cao án ngữ, phía Đông đối diện với biển cả bao la. Trong một không gian hẹp, đất đai không màu mỡ, chung sống nhiều thành phần dân tộc nên thời xa xưa đã từng xảy ra nhiều cuộc va chạm để giành quyền thống lĩnh địa bàn.

15 thg 1, 2025

Độc đáo các lễ hội của đồng bào Chăm Hroi

Đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những nét đặc trưng riêng với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đa dạng, phong phú, các lễ hội truyền thống như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Mặt trời - Mặt trăng, Lễ đổ đầu, Lễ hội mừng năm mới, Lễ cúng thần làng…

Dân làng chuẩn bị lễ vật để cúng thần làng

26 thg 12, 2024

Khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại Bình Định

Nhà lưu niệm Xuân Diệu là công trình góp phần gắn kết nghĩa tình giữa hai huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và Tuy Phước (Bình Định) sau gần 65 năm kết nghĩa.

Sáng 15/12, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (đơn vị kết nghĩa với huyện Can Lộc) tổ chức lễ khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại quê ngoại của nhà thơ ở thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa. Đây là công trình hướng tới kỷ niệm 39 năm ngày mất cố thi sĩ Xuân Diệu (18/12/1985 - 18/12/2024).

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Định, lãnh đạo huyện Can Lộc và huyện Tuy Phước. 

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại huyện Tuy Phước - Bình Định

21 thg 12, 2024

Về Bình Định trải nghiệm lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), ngư dân xã Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức Lễ hội Cầu ngư theo tín ngưỡng văn hoá thờ cá voi (cá Ông, thần Nam Hải). Lễ hội Cầu ngư được cộng đồng ngư dân xã Nhơn Lý tổ chức nhằm kính ngưỡng công đức thần Nam Hải, tri ân các bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngư dân ra biển khai thác thủy sản được mùa bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Lăng Ông Nam Hải đã hình thành và tồn tại hơn 183 năm tại làng chài Xương Lý, xã Nhơn Lý

20 thg 12, 2024

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý thuộc địa bàn xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, là một trong các lễ hội truyền thống lâu đời, gắn kết với đời sống ngư dân miền biển ở Bình Định.

Lễ hội cầu ngư ở Nhơn Lý

9 thg 12, 2024

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn có niên đại hơn 1.000 năm, cao gần 2 m, giữ nguyên vị trí ở trung tâm thành đến nay.

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11. Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Thành Đồ Bàn tồn tại từ thế kỷ 10 đến 15. Vào thời Tây Sơn, trên nền thành cũ, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm làm sở chỉ huy của nghĩa quân, gọi là thành Hoàng Đế (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, Bình Định). Nơi đây gồm ba lớp thành ngoại, thành nội và ''tử cấm thành'', có chu vi lần lượt là khoảng bảy km, 1,6 km, 600 m.

Tượng sư tử đá thành Đồ Bàn - nghệ thuật điêu khắc Champa

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn có niên đại hơn 1.000 năm, thuộc phong cách Tháp Mẫm trong điêu khắc Champa.

Hiện vật do Bảo tàng tỉnh Bình Định lưu giữ, bảo quản, trưng bày từ năm 1999. Hồi đầu năm, hai bức tượng được Thủ tướng ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Ông Bùi Tĩnh - Giám đốc bảo tàng - cho biết tượng được phát hiện năm 1992 tại thôn Bả Canh, xã Nhơn Hậu, tỉnh Bình Định, gần vị trí tháp Cánh Tiên trong khu vực thành Đồ Bàn - kinh đô vương quốc Champa xưa. Sau đó, chúng được đưa về Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện An Nhơn (nay là Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã An Nhơn) quản lý.

24 thg 11, 2024

Dấu ấn Bình Định ở Nam bộ

Những ngôi nhà được giới thiệu sơ qua trên đây mà bước đầu khảo sát đã cho tôi nhận định về bộ khung /giàn trò được thiết kế theo mẫu của Bình Định mà tôi gọi là phong cách phường thợ mộc Bình Định.


Nam bộ - vùng đất mà hồi còn nhỏ ở Huế tôi được nghe người lớn bảo là vùng đất phương Nam trù phú, rộng lớn với đồng ruộng mà cò phải bay thẳng cánh. Để dồi dào sản phẩm từ cây quả đến lúa gạo chắc phải có những người tiên phong từ phía Bắc vào vất vả khai phá đất hoang, đào kênh dẫn thủy nhập điền... Từ những ngôi nhà đơn sơ với vật liệu tranh tre, lá, tầm vông với cột chôn xuống đất (nhà rội) (*) được thay bằng những khung sườn nhà gỗ cao cứng cáp, liên kết dọc bằng xuyên, ngang bằng trính và các cột gỗ kê trên đá tán (nhà rường). Và như vậy các ngôi nhà được dựng lên từ nguồn vật liệu phong phú là các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, gõ, thao lao,… có sẵn tại chỗ. Cả những viên ngói cong lợp mái kiểu âm dương cũng được lấy từ nguồn đất sét khai thác chung quanh.

19 thg 11, 2024

Thư viện kiến trúc Pháp gần 100 tuổi ở Quy Nhơn

Thư viện Đại học Quy Nhơn, vốn là Đại chủng viện, được xây dựng theo kiến trúc Pháp - Việt từ năm 1930, hút sinh viên đến học tập và check in.


Tọa lạc trên đường An Dương Vương, bên bờ biển Quy Nhơn, thư viện Đại học Quy Nhơn là địa điểm nổi tiếng không chỉ với sinh viên mà còn thu hút du khách, giới nhiếp ảnh.

17 thg 11, 2024

Biểu tượng quyền uy hơn 1.000 năm tuổi của 2 bảo vật quốc gia

Theo lãnh đạo Bảo tàng Bình Định, ngoài ý nghĩa tôn giáo, đối với người Champa, hình tượng sư tử còn là biểu tượng của dòng dõi quý tộc, tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh của các vương triều Champa.

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn có niên đại cuối thế kỷ XI, thuộc phong cách Tháp Mẫm trong điêu khắc Champa.

Hai tượng sư tử đá này được Bảo tàng tỉnh Bình Định lưu giữ, bảo quản, trưng bày từ năm 1999. Hồi đầu năm, 2 pho tượng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Theo lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Bình Định, 2 tượng sư tử đá được phát hiện năm 1992 tại khu vực Bả Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, gần vị trí tháp Cánh Tiên thuộc phạm vi thành Đồ Bàn - kinh đô vương quốc Champa xưa.

Bảo tàng tỉnh Bình Định đang lưu giữ, trưng bày 2 tượng sư tử đá được công nhận bảo vật quốc gia (Ảnh: Doãn Công).

9 thg 10, 2024

Lòng Sông có kiến trúc Bồ

Êm đềm dưới tàng cây sao xanh gần cửa Phú Hoà đổ ra đầm Thị Nại, là một tu viện có kiến trúc Gothic, trầm mặc, cổ kính, uy nghiêm - như một nốt son nổi bật trên nền xanh của miên man sông nước, ruộng đồng vùng Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.

Sự hài hoà trong kiến trúc xây dựng là nét đẹp nổi bật của nhà thờ Lòng Sông

4 thg 10, 2024

Làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Những tấm nệm mút êm ái đến nay cũng chưa thể khiến cho nghề dệt chiếu truyền thống trải dài trên nhiều địa phương cả nước mất đi vị trí của nó.


Có những làng nghề trồng cói, dệt chiếu tồn tại hàng trăm năm đến nay vẫn còn mang về công ăn việc làm cho nhiều người. Trong đó làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn là một ví dụ. Đây là một trong những làng nghề truyền thống có mặt từ khá lâu, ở xã Tam Quan Bắc và xã Công Thạnh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Làng chiếu cói tại Hoài Nhơn hiện có 800 hộ dân và 3.200 lao động.

18 thg 9, 2024

Tuyến đường tuyệt đẹp đi xuyên đồi cát dẫn đến làng chài cổ ở Bình Định

Ở Bình Định có một tuyến đường nổi tiếng trên mạng xã hội vì đi xuyên qua đồi cát lớn và nằm kế bên ngọn đồi quạt gió.

Làng chài cổ Nhơn Lý (xã Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn, Bình Định) vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn nhờ có tuyến đường tránh vừa xây dựng.

Làng chài Nhơn Lý nằm cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 20 km về phía đông bắc. Nơi đây nổi tiếng thu hút khách du lịch nhờ những ngôi nhà mang kiến trúc đặc trưng của làng biển với mái thấp, hàng rào đá và bờ cát đẹp. ẢNH: THANH QUÂN