21 thg 5, 2024

Hàm Rồng, có mấy Hàm Rồng?

Trong một bài viết cách nay khá lâu tui có kể đến 3 địa danh Hàm Rồng khá quen thuộc với mọi người, đó là núi Hàm Rồng ở Pleiku, núi Hàm Rồng ở Sa Pa và núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa. Bên cạnh đó tui có kể thêm về tảng đá Hàm Rồng ở Biên Hòa. (Ai quan tâm có thể xem lại tại đây).

Cùng với những ngọn núi Hàm Rồng nổi tiếng kể trên là các địa danh hành chánh liên quan, gồm: phường Hàm Rồng ở thị xã Sa Pa, cầu Hàm Rồng, phường Hàm Rồng ở TP Thanh Hóa.

Nay tò mò, tui tìm hiểu thêm coi còn có Hàm Rồng ở đâu nữa không. Hóa ra còn cũng bộn Hàm Rồng! Xin kể ra như sau:

Bãi biển Hàm Rồng ở Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Đây là một bãi biển hoang sơ, đẹp, gần phá Tam Giang, cách TP. Huế khoảng 40 km.

Bãi biển Hàm Rồng ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh tamgianglagoon.com

Ngày 19-5, theo dấu chân Bác Hồ trên TP.HCM

Trong thời gian ở tại Sài Gòn, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vừa dạy học vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống.

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM, địa điểm lịch sử ghi dấu chân Bác ra đi tìm đường cứu nước - Ảnh: THANH HIỆP

Khu tưởng niệm thân mẫu Bác Hồ giữa rừng thông rì rào xứ Huế

Khu di tích tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ - nằm ở lưng chừng núi Bân (Huế). Đây là nơi từng an táng thi hài người mẹ của Bác Hồ, sau khi bà qua đời ở tuổi 33.

Khu tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ - nằm ở lưng chừng núi Bân (Huế) - Ảnh: NHẬT LINH

Chiêm ngưỡng 'báu vật' hơn một thế kỷ ẩn mình ở Đồng Nai

Khu rừng cổ thụ ở Đồng Nai được xem là báu vật, không chỉ sở hữu giá trị lịch sử mà còn trở thành điểm đến nghiên cứu khoa học về cây cao su.

Nhắc đến Đồng Nai, người ta biết đến các khu công nghiệp sầm uất. Ít ai biết rằng, vùng đất này còn có một "báu vật" xanh mướt mang tên Vườn cây cao su bảo tồn của ngành cao su Việt Nam hơn 100 năm tuổi.

Vườn cây cao su đầu tiên ở Việt Nam

20 thg 5, 2024

Nhà rông Kon Klor theo dòng thời gian

Nhà rông là một thiết chế văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc ở Tây nguyên. Mỗi làng dân tộc Tây nguyên có một ngôi nhà rông. Nhiều nơi gọi tên của nhà rông là Nhà văn hóa làng. Thế nhưng nhà rông không chỉ có chức năng là nhà văn hóa, mà còn là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng. Nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi. Xét ở góc độ nào đó nhà rông của người dân Tây nguyên tương đương đình làng của người Việt.

Về mặt kiến trúc, nhà rông có hình dáng như một lưỡi rìu vươn thẳng lên trời xanh, tạo dáng khỏe khoắn chinh phục không gian.

Nhà rông Kon Klor năm 2024, tiền cảnh bên trái là cây nêu, phía xa bên trái là cầu treo Kon Klor, bên phải nhà là cây sung cổ thụ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mùa nước đổ, Y Tý thành tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời

Tháng 5 mưa nhiều, ruộng bậc thang Y Tý (Lào Cai) như một tấm gương khổng lồ phản chiếu sắc nắng và mây trời, đan xen là màu xanh dịu nhẹ của mạ non mới cấy.

Cung đường đến với Y Tý những ngày tháng 5 mênh mông của những cánh đồng mùa đổ nước - Ảnh: NGUYỄN DUY HOÀNG

Dấu ấn đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại qua ảnh

Con đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh như biểu tượng về sức sống mãnh liệt của một công trình vượt qua mưa bom bão đạn thời chiến, là minh chứng lịch sử sinh động cho ý chí, khát vọng, sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách dựng xây, phát triển đất nước.

Dấu tích đường Trường Sơn còn lại trên đoạn từ ngã ba A Tép xuyên qua đất Lào và về huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong thời chiến tranh. Đường do bộ đội Trường Sơn thi công bằng đá núi xếp sát nhau (ảnh chụp năm 2013). Ảnh: HUY ĐẰNG.

Hồ Đông Tiển: điểm du lịch hút giới trẻ

Sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, không khí trong lành, hồ Đông Tiển (thôn Vinh Huy, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) đang thu hút khá đông du khách tìm về vui chơi giải trí.

Hồ Đông Tiển (xã Bình Trị, huyện Thăng Bình). Ảnh: THÚY HIỀN.

Từ phía đối diện UBND xã Bình Trị thuộc quốc lộ 14E, rẽ trái đi vào đường thôn Vinh Huy chừng 4 km, hồ Đông Tiển xuất hiện trong tầm mắt với màu xanh tươi mát.

19 thg 5, 2024

Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m

Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển với khung cảnh đẹp như tranh vẽ, rừng trúc Bản Phường đang dần trở thành địa điểm check-in thu hút các tín đồ ưa xê dịch khi tới thăm non nước Cao Bằng.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 260 km, rừng trúc Bản Phường (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) vài năm gần đây trở thành địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách ghé thăm bởi không gian xanh mát dưới tán hàng nghìn cây trúc sào cao vút, thẳng tắp.

Đến Cao Bằng thăm "Biệt thự đỏ" bị lãng quên

Sở hữu tài nguyên thiên nhiên độc đáo, vùng đất Phia Oắc – Phia Đén được ví như một "báu vật" mà trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Trong tuyến hành trình "Khám phá Phia Oắc" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách sẽ bắt gặp những dấu tích các công trình do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Trong tuyến hành trình "Khám phá Phia Oắc" của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, du khách sẽ bắt gặp điểm tham quan thú vị có tên "Biệt thự đỏ của Pháp" ở xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Lên non tắm suối đầu nguồn

Để tránh nắng nóng, bên cạnh lên các chòi duông (chòi rẫy) tận hưởng không gian mát lành, đồng bào vùng cao thường tạo các tour "cây nhà lá vườn", lên tận các dòng suối đầu nguồn tìm cách... giải nhiệt.

Người dân ngược núi tìm đến các điểm suối nước đầu nguồn để... "chữa lành" giữa thời tiết nắng nóng. Ảnh: Đ.N

Leng keng kẹo kéo ngày cũ

Cây kẹo kéo tuổi thơ chỉ có 100 - 200 đồng, nhưng là cả một niềm mơ ước. Hương vị cùng với tiếng chuông kêu “leng keng” trở thành vùng kỷ niệm tươi đẹp...

Chiếc thùng kẹo kéo thần thánh - luôn gây tò mò với nhiều thế hệ trẻ con.

18 thg 5, 2024

Gỏi sầu đâu giao duyên hai miền

Những ngày cuối xuân đầu hạ, khi miền Bắc và miền Trung bỗng chốc mơ màng với hoa xoan nở tím trời, thì tận miền Tây, một loài cây cùng họ hàng có tên là sầu đâu cũng nở chùm hoa trắng và ra lá non xanh.

Gỏi sầu đâu. Ảnh: B.N

Nhớ mùa quất hồng bì

Cứ đầu hè, hương vị những chùm hồng bì như gợi nhắc chúng tôi về một khoảng trời tuổi thơ...

Quất hồng bì. Ảnh: Minh họa

Hoa phượng vĩ rực rỡ trên đồi A1 Điện Biên

Những cây phượng vĩ nở rực đỏ trên đồi A1 những ngày tháng 5 lịch sử này càng tô điểm thêm cho cảnh sắc và không khí hào hùng, như lời chào đón các đoàn du khách đến với Điện Biên.

Cứ điểm A1 nằm cạnh đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ.

La Giang - Đức Thọ nối mạch ngàn năm

Dòng sông La được tạo nên bởi sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hội tụ nơi ngã ba Tam Soa là con sông đẹp khơi nguồn của thi ca, nhạc họa về xứ Nghệ. Con sông này cũng từng được lấy làm tên gọi của vùng đất La Giang, La Sơn, sau này là Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng Tam Soa

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng viết: “Đôi bờ vùng đất nằm lọt giữa triền Đông Thiên Nhẫn và triền Bắc Trà Sơn, từ bờ Đông Ngàn Sâu đến bờ Nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên huyện La Giang... “La”, chữ Hán mượn để ghi âm lại có nghĩa “là” lụa là. Dòng sông như một dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đôi bờ xanh lục.

Đôi bờ sông La.

17 thg 5, 2024

Về bên dòng sông tuổi thơ…

Sông vẫn trẻ. Chỉ tôi là đã già. Nhưng tôi vui vì dẫu bao nhiêu vật đổi sao dời, riêng dòng La ở Hà Tĩnh quê tôi vẫn vậy…

Đôi bờ sông La. Ảnh: Huy Tùng

Một chiều hanh nắng, lòng chợt nhớ quê. Tôi rời thành phố, chạy xe về quê theo tiếng gọi của miền ký ức. Nơi đó, triền đê La Giang vẫn thoải xanh lộng gió và con sông quê vẫn miệt mài chảy cùng những ký ức êm đềm của bao nhiêu thế hệ...

Biển Thạch Hải "hút khách" dịp nghỉ lễ

Bãi biển đẹp và gần trung tâm TP Hà Tĩnh, biển Thạch Hải (Thạch Hà) đã thu hút đông đảo du khách trong những ngày nghỉ lễ.

Biển Thạch Hải (Thạch Hà) là một trong những bãi biển đẹp và nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Đây không chỉ là điểm đến lý tưởng để du khách trải nghiệm vẻ đẹp biển hoang sơ mà còn là "thiên đường" để mỗi người tận hưởng không khí yên bình và "giải nhiệt" cho những ngày hè oi bức.

Biển Kỳ Xuân hút khách bằng vẻ đẹp hoang sơ

Thời gian nghỉ lễ năm nay khá dài cộng với thời tiết nắng nóng nên đông đảo du khách đã lựa chọn bãi biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là điểm đến.

Bãi biển Kỳ Xuân có chiều dài khoảng 13 km, hình vòng cung. Biển Kỳ Xuân hiện còn hoang sơ, nổi bật với sự hoà hợp giữa núi non và biển cả; có nhiều hải sản ngon như: tôm hùm, cua đá (cụp), các loại ốc, mực, cá... 

Bãi biển Kỳ Xuân còn mang vẻ đẹp hoang sơ.

Có một nơi để đến... Đến một nơi để nhớ

Đó là Hồ Kênh Hạ - Galina Lake View (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang). Vẻ đẹp của nơi này là sự hòa quyện của thiên nhiên với nước hồ trong xanh phẳng lặng và dãy núi bao quanh, tựa như một bức tranh thủy mặc. Đây là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến Nha Trang bởi họ tìm thấy ở đó sự nên thơ, yên bình, được khám phá thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành, khác hẳn với sự nhộn nhịp ở phố…

16 thg 5, 2024

Hoàng hôn cực chill bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp

Rộng tới 60m, Đại lộ Võ Nguyên Giáp nay trở thành địa điểm cực chill ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhất là khi hoàng hôn buông xuống, thành phố lên đèn.

Sau 16h, dòng người-xe từ nhiều hướng dừng lại bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường rộng nhất Buôn Ma Thuột, nối Cảng hàng không Buôn Ma Thuột với trung tâm thành phố.

Lý do khiến thành Cổ Loa là tòa thành “không thể công phá“

Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa này có 9 vòng xoáy trôn ốc, là một cấu trúc phòng thủ cực kỳ hiệu quả. Quân Triệu Đà đã nhiều lần vây hãm nhưng không thể chiếm thành.

Nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".

Cây sanh cổ hơn 500 năm tuổi ở Đức Thọ

Cây sanh ở xã Tùng Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm, là nơi gắn liền với nhiều sử tích, cùng người dân địa phương trải qua bao thăng trầm.

Cây sanh cổ thụ mọc tại cánh đồng Rậm thuộc khu vực thôn Châu Thịnh (xã Tùng Châu). Cây có chiều cao hơn 15 m, tán rộng gần 27 m, chu vi gốc khoảng 5,8 m.

Ngắm cặp cây muỗm gần 600 năm tuổi ở Cẩm Xuyên

Cặp cây muỗm trong đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí (đền Cương Khấu Lộc Sơn), thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa được công nhận là cặp cây di sản.

Tương truyền sau khi giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh ở vùng phía Nam Hoan Châu (tức Xứ Nghệ cũ), trên đường về Bắc, Cương Quốc Công Nguyễn Xí (một võ tướng tài ba, một danh thần kiệt xuất thời Hậu Lê) đã dừng chân ở rú Trôốc (theo tiếng địa phương) thuộc khu vực làng cổ Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy (nay là TDP 3, thị trấn Cẩm Xuyên) để lập căn cứ. Thời gian này, ông cắt cử lính nuôi ngựa, trồng lương thực, giúp bà con nhân dân nơi đây ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Vùng rú Trôốc ngày nay.

15 thg 5, 2024

Check in ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền - sông Hậu

Lên thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam ở An Giang và Đồng Tháp, du khách sẽ chinh phục 3 cột mốc biên giới trong ngày.

Độc giả Minh Đức, TP HCM, vừa có chuyến khám phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Anh chia sẻ hành trình phiêu lưu bụi bặm, với nắng, gió và những con đường gập ghềnh để chinh phục các cột mốc ở đây.

Sông Tiền là nhánh chính dòng Mekong, đổ vào Việt Nam ở địa phận xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp và xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang. Sông chảy qua các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang rồi đổ ra biển qua 6 cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, tổng chiều dài hơn 235 km.

Sông Hậu là dòng phụ của Mekong, chảy vào Việt Nam ở địa phận thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang. Sông chảy qua các tỉnh An Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh, đổ ra biển qua 3 cửa: Định An, Ba Thắc (hiện không còn) và Trần Đề, tổng chiều dài khoảng 230 km.

Cột mốc 246 nơi sông Hậu chảy vào Việt Nam. Ảnh: Minh Đức

Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Chợ Củi

Tọa lạc dưới chân núi Ngũ Mã bên bờ sông Lam thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đền Chợ Củi có kiến trúc đặc sắc và nổi tiếng về sự linh thiêng, thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm.

Trong những ngày gần đây, ngôi đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia này đang khiến dư luận quan tâm vì những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý được nêu ra trong kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Kiến trúc cổ kính và nét tín ngưỡng độc đáo

Theo Cổng Thông tin Điện tử Huyện Nghi Xuân, đền Chợ Củi còn có tên chữ là Thánh Mẫu Linh từ, được xây dựng vào thời Hậu Lê có cấu trúc theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện, mặc dù đã trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng vẫn giữ lại nét xưa, trang nghiêm thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi và tân thế của dân gian.

Cổng tam quan đền Chợ Củi. Ảnh: Đền Củi - Đền Quan Hoàng Mười/ Facebook.

Về thăm xóm nhà giàu Thanh Phú Long

Xóm nhà giàu xưa thuộc làng Thanh Thủy, nay nhập với làng Tân Long, Phú Tây thành xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Nổi bật nơi xóm nhà giàu là cụm nhà cổ của dòng họ Nguyễn Hữu. Dù trải qua hơn 100 năm, nhuốm màu của thời gian nhưng những ngôi nhà cổ vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa về một thời trù phú của vùng đất này.

Cụm nhà cổ Thanh Phú Long nằm trên diện tích khoảng 15.000 m², có vẻ ngoài tương đối giống nhau do 3 anh em dòng họ Nguyễn Hữu là các ông Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Hữu Hoanh và Nguyễn Hữu Hùng xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX

Theo ghe đi đốn lá trời

Cây dừa nước không ai trồng, không tốn công chăm sóc mà bao đời nay vẫn xanh um dọc sông Vàm Cỏ. Trong thời đại công nghiệp, tuy nhiều loại vật liệu xây dựng như tôn, ngói,... ra đời nhưng lá dừa nước vẫn giữ được "vị thế" riêng. Người dân dùng nó để lợp nhà mát, quán cà phê,... Bởi sự mộc mạc đặc trưng của vùng quê sông nước mà những mái lá vẫn tồn tại đến ngày nay, vừa đem lại thu nhập cho người dân, vừa gợi nhớ hình ảnh tiền nhân mở cõi.

Nghề đốn lá cũng có “hoa tiêu” dẫn đường. Chú Chín nhiều kinh nghiệm nhất, đứng trước mũi ghe quan sát, hễ thấy đám lá nào được là báo anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) tấp ghe vào. Đó là những đám lá được mua lại của người dân trong vùng hoặc lá hoang gần Khu công nghiệp An Nhựt Tân (huyện Tân Trụ)

14 thg 5, 2024

Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Pring

Ảnh thuộc bản quyền của NSNA Ban Nguyễn

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long) là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông. Làng nằm dọc theo Quốc lộ 24, cách trung tâm huyện lỵ 3 km về hướng đông.

Kon Pring làm du lịch homestay 'độc nhất vô nhị'

Kon Pring, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum) là ngôi làng đẹp, nằm giữa thung lũng bạt ngàn thông reo, được ví là “Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên”...

Ngày Tết ở Kon Pring - nơi trở thành làng homestay “có một không hai” này, thực sự được đánh thức bởi ân tình của cô gái với người Mơ Nâm bản địa.

Hũ gạo buôn làng Kon Pring không còn… "đói"

Mùa xuân, làng Kon Pring khoác chiếc áo đủ màu sắc, khiến ai cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tự nhiên nơi đây. Những ngày xuân, du khách đến đây hòa mình trong tiết trời se lạnh, được tìm hiểu các tập tục của người dân địa phương, được nghỉ lại qua đêm, uống rượu cần, đốt lửa trại, xem đánh cồng chiêng, múa xoang, thưởng thức các món ăn đặc trưng của núi rừng... ngay nơi những nếp nhà yên bình của Kon Pring.

Lũy Thầy ở Quảng Bình “có cánh cũng không thể vượt qua“

Với lợi thế tự nhiên và cách xây dựng khoa học, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra...

Được nhà quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Quảng Bình, Lũy Thầy hay Lũy Nhật Lệ là một công trình quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. 

Lịch sử đặc biệt của tòa Văn miếu gần thành phố Nha Trang

Cùng với thành cổ Diên Khánh, Văn miếu Diên Khánh là một điểm đến đặc sắc dành cho những du khách ưa khám phá văn hóa, lịch sử Việt Nam ở khu vực ngoại vi thành phố Nha Trang.

Tọa lạc ở khóm Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang 10 km, Văn miếu Diên Khánh là một trong số ít các Văn miếu cấp địa phương còn được bảo tồn ở Việt Nam.

13 thg 5, 2024

Ghềnh đá đen hơn 400 triệu năm ở Quảng Nam

Ghềnh Bàn Than ở Quảng Nam có màu đá đen như than hình thành từ hơn 400 triệu năm trước, là điểm đến hoang sơ hứa hẹn hút khách du lịch.


Ghềnh đá Bàn Than nằm ở phía đông bắc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành có dạng mặt bàn, nổi bật là những vách đá sắc đen như than, di tích còn lại của thềm biển cổ.

Hồ tự nhiên rộng nhất Việt Nam

Khi xét các hồ tự nhiên lớn nhất, thường người ta chỉ xét đến diện tích mặt hồ chớ không xét đến dung tích nước như các hồ nhân tạo (với các hồ nhân tạo dung tích nước là thông số quan trọng vì nó thể hiện năng lực tưới tiêu, phát thủy điện). Thành ra ta nói hồ tự nhiên rộng nhất chính xác hơn lớn nhất.

Rộng nhất là hồ Ba Bể ở Bắc Kạn với diện tích 6,5 km².

Hồ Ba Bể

Hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam

Hồ nhân tạo (tức là hồ được tạo nên để phục vụ thủy điện, công trình thủy lợi) nào lớn nhất Việt Nam?

Ở đây cần lưu ý đến khái niệm "lớn". Đối với công trình thủy điện, thủy lợi thì thông số quan trọng của hồ chứa là Dung tích của hồ. Hồ lớn nhất nghĩa là có dung tích lớn nhất.

Theo tiêu chuẩn đó thì lớn nhất là Hồ Hòa Bình, công trình chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Hòa Bình, với dung tích là 10,8 tỷ m³. Đứng thứ nhì là Hồ thủy điện Sơn La, với dung tích 9,26 tỷ m³. Hồ thủy điện Trị An ở Đồng Nai đứng thứ ba với dung tích khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ 2,76 tỷ m³.

H1ồ thủy điện Hòa Bình.

Mứt độc lạ thu hút khách ở Sài Gòn

"100 loại mứt kẹo Việt Nam" được giới thiệu tại hội thảo ở TP HCM khiến khách tham quan thích thú, có những món ít người biết như mứt phật thủ, khổ qua, cà pháo, cà chua.


Ngày 10/5, 100 món mứt truyền thống, độc lạ được trưng bày trong khuôn khổ Hội thảo "100 loại mứt kẹo Việt Nam'' tại một khách sạn ở quận Tân Bình, thu hút nhiều người quan tâm đến tham quan.

12 thg 5, 2024

'Mắt ngọc' Long Châu hơn trăm năm ở Hải Phòng

Hải đăng Long Châu ở Hải Phòng được xây dựng năm 1894, tới nay vẫn là "mắt ngọc" chiếu sáng cho tàu thuyền ra vào vịnh Bắc Bộ, được du khách tìm đến chiêm ngưỡng.


Long Châu là quần đảo gồm khoảng 30 đảo, đá và bãi ngầm, nằm cách thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng 15 km về phía đông nam. Trong đó, đảo Long Châu lớn nhất với diện tích hơn 1,2 km², được tạo thành bởi những triền núi đá tai mèo màu xám lạnh tựa như cao nguyên đá Hà Giang.

Chinh phục đỉnh Hòn Vượn

Lướt face đã thấy thích hình ảnh, đọc status của chị xong, tôi quyết định ngay điểm đến cuối tuần phải là núi Hòn Vượn. Cảm nhận về du lịch leo núi cùng niềm tự hào về sự tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho Huế là trải nghiệm tôi có được sau chuyến du lịch tới thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà.

Các bạn trẻ sẽ tiếc nếu không thử chinh phục núi Hòn Vượn

Để tránh mất sức vì nắng nóng, chúng tôi xuất phát từ 5 giờ sáng, tư trang quan trọng nhất là đôi giày, càng êm càng tốt; thêm mũ, khăn và nước uống nữa là cơ bản; gậy thì có cũng được mà không cũng chẳng sao, vì cây mọc san sát đủ để đổi tay vịn liên tục.

Trứng lộn um bầu

Có một món ăn tôi biết đến đã lâu nhưng chưa có dịp thưởng thức, một phần cũng bởi vì tên gọi không quá hấp dẫn “trứng lộn um bầu”, “trứng lộn xào me” hay “gỏi trứng lộn” có vẻ không kích thích được vị giác của tôi. Vậy nhưng, đến khi biết đây là một món ăn gốc Huế, tôi không ngần ngại mà phải thử ngay.

Trứng lộn um bầu

Thân thương giọng nói Quảng Ngãi

Người dân Quảng Ngãi dù ở đâu, làm gì, cũng giữ giọng nói thân thương của quê hương mình.

Lần theo tiếng nói quê hương

Về Quảng Ngãi, nghe mọi người nói chuyện, người địa phương khác chắc hẳn sẽ không hiểu hết nghĩa của nhiều từ ngữ. Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra nhiều từ địa phương trong tiếng nói của người Quảng Ngãi có quan hệ họ hàng với tiếng Việt phổ thông hoặc tiếng Việt ở các địa phương lân cận như Quảng Nam, Bình Định. Ví như, để trẻ con lấm bẩn, người Quảng Ngãi sẽ nói “bỏ bồ lăn bồ lóc”; trẻ con khóc nức nở sẽ nói “khóc bồ nước bồ non”. “Bồ” trong những cách nói trên chính là “vừa”. Các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra giữa từ “bồ” và từ “vừa” có mối quan hệ ngữ âm gần gũi. Về sự chuyển hóa giữa hai phụ âm b- và v-, chúng ta còn có “Thạch Bích” - “Đá Vách”, “cây bút” - “cây viết”... Đối với hai vần -ưa và -ô, ta có từ “mưa” - “vũ” và “vũ” - “vỗ về”. Do đó, “bồ” và “vừa” biến đổi cho nhau là hiện tượng ngữ âm hết sức tự nhiên.

11 thg 5, 2024

Duyệt Thị Đường - nhà hát trăm tuổi trên đất cố đô Huế


Nhà hát Duyệt Thị Đường tọa lạc tại Đại Nội Huế được ví như một viên ngọc kiến trúc lộng lẫy, mang đậm dấu ấn thời đại, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa đầy sắc màu của Cố đô Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian văn hóa độc đáo, tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc thời Nguyễn, đồng thời có thể thưởng thức những "bữa tiệc" âm nhạc cung đình khó quên.

Bước chân vào Duyệt Thị Đường, du khách như lạc bước vào một không gian hoài cổ, hấp dẫn và đầy bí ẩn. Được xây dựng khoảng những năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng, dùng là nơi dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và quốc khách thưởng thức các vở tuồng cung đình. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Duyệt Thị Đường vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, trở thành minh chứng cho sự tài hoa và tinh tế của nghệ nhân thời Nguyễn.

"Săn" đặc sản ở rừng

Ở Cà Mau, các khu rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển là nơi sinh sống của các loài nhuyễn thể như: vọp, chem chép, ốc len..., thức ăn của chúng chủ yếu là các loại tảo, chất mùn hữu cơ dưới tán rừng. Theo đó, nhiều người dân địa phương mưu sinh từ nghề khai thác nguồn lợi này, tuy vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Trước đây, người dân đi bắt vọp, ốc len... về chỉ để chế biến, cải thiện bữa ăn của gia đình. Nhiều năm trở lại đây, với hương vị thơm ngon đặc trưng, các loại: vọp, ốc len, chem chép... trở thành món đặc sản, được thương lái tìm mua.

Theo chia sẻ của người dân xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, loài vọp, ốc len, chem chép có quanh năm, chủ yếu bắt bằng tay, phải luồn sâu trong rừng ở những khu vực cho phép.

Anh Trần Văn Linh, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ, anh làm nghề bắt vọp đã trên 15 năm, ngày nào cũng đi bắt, vào lúc nước lớn thì bắt được nhiều hơn nước ròng. Hiện, vọp có giá 80 ngàn đồng/kg, ốc len 100 ngàn đồng/kg, chem chép 80 ngàn đồng/kg và sâm đất 70 ngàn đồng/kg. Một ngày vợ chồng anh cũng kiếm được từ 7-8 kg, có khi hơn 10 kg, thu nhập vài trăm ngàn đồng.

Hành trình mưu sinh của anh Trần Văn Linh, ấp Xẻo Mắm với chiếc vỏ máy và bộ đồ nghề bắt vọp, ốc len…

Món ngon từ chuối ép khô

Nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời hình thành từ rất lâu, chủ yếu tập trung nhiều ở 2 xã: Trần Hợi và Khánh Hưng. Ðây cũng chính là các địa phương nổi tiếng sản xuất chuối ép khô ngon và lớn nhất tỉnh, xây dựng được sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Chuối ép khô tuy có cách chế biến khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, công đoạn quan trọng nhất để làm món ngon này là lựa chuối ngon mang đi ép khô, phơi nắng trên vỉ để có màu vàng đẹp, tươm mật ngọt. Sức hấp dẫn của món chuối ép khô không chỉ bởi chuối dẻo, dai vừa phải, có thể ăn trực tiếp như món quà vặt, mà các bà, các chị có tay nghề khéo léo đã biến tấu thành rất nhiều món ngon khác, như chuối ép cuộn cơm dừa, chuối chiên, nướng và làm kẹo chuối...

Chuối được ép mỏng, phơi dưới ánh nắng tự nhiên có mùi thơm ngọt dịu. (Ảnh chụp tại cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Bánh lá rau mơ món ăn dân dã miền quê!

Những ai từng sinh ra, lớn lên ở các miền quê, có lẽ món bánh lá rau mơ đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ; món ăn tuy dân dã, nhưng với hương vị đặc trưng ấy khiến nhiều người nhớ và sẽ lạ miệng, thú vị với người lần đầu thưởng thức.

Nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh là lá rau mơ, loại dây leo mọc nhiều ở các bụi rậm, vườn hoang. Cách làm bánh rau mơ cũng khá đơn giản: Nước cốt lá rau mơ pha cùng bột gạo, ít bột củ năng tạo độ dai, mềm, thêm ít gia vị theo ý thích, rồi nhào đều tay, tạo thành khối bột nhão vừa phải.

Từ khối bột này, có 2 cách để tạo ra bánh lá rau mơ mà ông bà xưa thường hay làm: Ðơn giản nhất là bắc xoong nước sôi, nắn bột cho vào nồi luộc; cách 2 công phu hơn là nắn bột mỏng trên lá mít hoặc lá dừa nước rồi hấp cách thuỷ, sẽ cho bánh ngon hơn, giữ trọn mùi thơm của lá rau mơ quyện cùng lá mít, lá dừa và đây cũng là cách làm phổ biến duy trì đến ngày nay. Bánh lá rau mơ còn nóng, ăn kèm nước cốt dừa thắn sền sệt, béo thì người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món bánh dân dã này.

Ở miền quê, mỗi khi có dịp tập hợp, các chị, các cô vẫn thường tổ chức làm các món bánh dân gian thết đãi mọi người, với bánh lá rau mơ dễ làm, ăn ngon, nên cũng được ưu tiên lựa chọn.

10 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập hóa thạch hiếm có tại Hà Nội

Đến với Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời gian này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các mẫu hóa thạch kỳ thú, hình dạng khác nhau có niên đại hàng trăm triệu năm, đặc biệt viên đá cổ nhất Việt Nam - gần 3 tỷ năm. Đây là trưng bày chuyên đề mang tên "Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" do Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức nhằm mang đến cho người xem hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành trái đất thông qua những hiện vật hóa thạch.

Du khách chiêm ngưỡng viên đá cổ nhất Việt Nam có niên đại 2.936 tỷ năm.

Đặc sản mắt cá ngừ đại dương Quy Nhơn

Nằm trên dải đất duyên hải miền Trung, được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều loại hải sản đa dạng và phong phú, trong đó phải kể đến cá ngừ. Loại cá được mệnh danh ‘’đèn pha của biển cả’’ nổi tiếng với nhiều món ăn chế biến khác nhau nhưng để nói về đặc sản chắc không gì khác đó là Mắt cá ngừ.

Khi nói đến cá ngừ, người ta thường nhắc vùng duyên Hải Nam Trung bộ, nơi được xem là thủ phủ của cá ngừ đại dương. Cá ngừ đại dương Quy Nhơn là loại đặc sản đem lại giá trị kinh tế cao và tạo nên nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất ưa chuộng loại cá này. Tuy nhiên, họ chỉ dùng thịt cá để chế biến thức ăn, phổ biến nhất là làm đồ hộp, sashimi hay sushi. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia tận dụng mắt cá ngừ để làm nên món ăn trứ danh mà không phải ai cũng dám nếm thử khi mới nhìn.

Công đoạn đun sôi khử mùi tanh của mắt cá ngừ

Tấm gương trung hiếu, tiết nghĩa của bốn cha con họ Lê làng Mộ Trạch

Dòng họ Lê làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng (Bình Giang, Hải Dương) có bốn cha con Lê Cảnh Tuân đều có công giúp nước dẹp giặc, sáng ngời tấm gương tiết nghĩa, trung hiếu cho thế hệ sau noi theo.

Nhà thờ dòng họ Lê làng Mộ Trạch

Họ Lê là một trong hai dòng họ lớn của làng Mộ Trạch, đến nơi đây lập nghiệp từ khá sớm. Theo “Lê thị gia phả sự tích ký” (tác giả Nguyễn Văn Nguyên dịch và chú thích), thủy tổ của dòng họ là Lê Hữu Huy, quê ở Lão Lạt, huyện Thuần Lộc, Ái Châu (Thanh Hóa). Con của cụ là Lê Như Du, lấy vợ người làng Mộ Trạch, di dời về quê vợ sinh sống. Cụ Lê Như Du sinh ra Lê Cảnh Tuân, tự là Tử Mưu, đỗ Thái học sinh (tương đương với tiến sĩ) khoa Tân Dậu (năm 1381) triều Trần Phế Đế. Có tài liệu cho rằng Lê Cảnh Tuân đỗ Thái học sinh khoa Canh Thìn (năm 1400) triều Hồ cùng với Nguyễn Trãi.

Mỹ Ninh - Một phác thảo sang sông

Phải đến năm 1916, mới có con đường được mang tên là đường thuộc địa số 1 qua đây như một sự kế thừa nét phác thảo sang sông của triều Nguyễn.

Theo Tuyên phủ sứ Cao Hữu Dực đến Tây Ninh (1841-1845) góp sức phân định các đơn vị hành chính tổng, thôn; hẳn là chưa có ngành nào gọi là Khảo cổ học. Vậy mà chẳng biết do vô tình hay cố ý mà miền đất tổng Mỹ Ninh mới được thành lập và nhập vào huyện Quang Hoá này, lại dày đặc các di tích khảo cổ học. Đấy là cách nói theo các nhà khảo cổ ngày nay. Trên thực tế, đấy là dấu vết còn lại của các nền văn hoá xa xưa từng bị vùi lấp do những bão táp phong ba của cả thiên nhiên và thời cuộc.

Đình Bà An Thạnh.

9 thg 5, 2024

Lộng lẫy điện Kiến Trung – nơi ở của hai vị vua cuối cùng triều Nguyễn

Toàn cảnh điện Kiến Trung nhìn từ hướng chính Nam Hoàng Thành Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam.

Sau hơn 70 năm tồn tại dưới hình hài của một phế tích, mùa xuân năm Giáp Thìn – 2024, điện Kiến Trung, một trong 05 công trình kiến trúc lớn nằm trên trục thần đạo trong Tử Cấm Thành (Huế) và cũng chính là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã được trả lại dáng vẻ bề thế, lộng lẫy như xưa để tiếp tục kể những câu chuyện thú vị về nội cung nhà Nguyễn và các sự kiện mang dấu ấn lịch sử của nước nhà.

Sau 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới

Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được Tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Đây là một trong 31 di sản hỗn hợp của thế giới, là di sản hỗn hợp thứ 11 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Tỉnh Ninh Bình hướng tới đưa Tràng An là một trong những trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh lớn nhất miền Bắc và là một “dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch thế giới.

Đặc sắc tín ngưỡng thờ cúng các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương

Hải Dương còn lưu giữ khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Mỗi di tích mang quy mô, kiến trúc, sử tích khác nhau nhưng đều giàu giá trị lịch sử, văn hoá, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đặc sắc.

Nhân dân làng An Khoái, xã Tứ Cường (Thanh Miện) rước kiệu thánh quanh làng trong lễ hội truyền thống. Làng có đình An Khoái thờ Vua Hùng và các vị thành hoàng (ảnh tư liệu)