31 thg 7, 2023

Thừa Thiên Huế: Chợ phiên đặc sản hút khách về huyện miền núi Nam Đông

Chợ phiên cuối tuần gây ấn tượng với nhiều du khách đến trải nghiệm; tìm hiểu đặc sản của huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế.

Chúng tôi có dịp ghé thăm huyện miền núi Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong không khí tiết trời khá dễ chịu. Trong hành trình có một điểm dừng Nhà Văn hóa dân tộc huyện Nam Đông (cách trung tâm TP Huế khoảng 55km), nơi cứ mỗi cuối tuần sẽ diễn ra chợ phiên bày bán những đặc sản, chất lượng nhất có ở địa phương này.

30 thg 7, 2023

Khám phá cảnh sắc thiên nhiên Quảng Trị

Cảnh sắc thiên nhiên của Quảng Trị khiến du khách thay đổi cách nhìn về vùng đất từng mưa bom bão đạn một thời.


Vùng đất Quảng Trị được biết đến là nơi đặt vĩ tuyến 17, giới tuyến quân sự Bắc - Nam tạm thời và là nơi lưu dấu nhiều di tích của cuộc kháng chiến dân tộc. Ngày nay, Quảng Trị sở hữu tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử với những địa danh đã đi vào lịch sử như địa đạo Vĩnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, Đường Chín - Khe Sanh, Đường Hồ Chí Minh; Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Bên cạnh đó, thiên nhiên Quảng Trị cũng thay mình với non nước hữu tình, núi cao, biển rộng, trở thành địa điểm du lịch nhiều tiềm năng để du khách khám phá.

Độc lạ phở sắn Quế Sơn giữa phố Tây Sài Gòn

Phở sắn Quế Sơn xuất hiện ngay giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh như một minh chứng cho việc giá trị của món ăn sẽ còn được giữ gìn và lan toả mãi đến những người yêu ẩm thực truyền thống Việt Nam.

29 thg 7, 2023

Gỏi măng đầu mùa

Mấy hôm rồi, trời mưa giông. Mẹ điện thoại bảo măng mọc nhiều lắm. Có về làm món gỏi măng. Lời nhắn của mẹ làm lòng tôi xôn xao, ký ức những ngày thơ bé bỗng ùa về...

Quê tôi nằm bên một dòng sông. Để “giữ đất giữ làng” trong mùa mưa lũ, người quê tôi đời nối tiếp đời trồng tre. Đất soi ven sông của nhà ai thì nhà ấy tự trồng. Mùa hạ về bóng tre mát rượi. Khi trời bắt đầu chuyển sang thu, mưa giông, đất ẩm, ở những bụi tre bật lên những búp măng to đầy sức sống. Người làng tôi, sớm chiều kéo nhau ra soi bãi, dùng rựa chặt những cành gai lòa xòa trong bụi để cắt lấy măng. Măng tre có nhiều loại, nhưng ngon nhất vẫn là măng tre gai.

Mùa măng mọc, nhà nhà cắt măng đem ra chợ bán để kiếm tiền mua mắm, muối, thịt cá. Đó cũng là mùa trong mâm cơm của mỗi nếp nhà đều có những món thức ăn được chế biến từ măng. Nào là gà kho măng, cá lóc nấu canh chua măng, mắm bỏ măng và cả măng kho thịt ba rọi. Măng đem kho với thịt gà thì cắt thành miếng dày, đem nấu canh cá lóc thì xắt thành lát mỏng. Để bớt vị hăng nồng, khi cắt măng xong đem luộc sơ rồi mới chế biến. Mỗi món đều có mùi vị riêng, nhưng đều cho người thưởng thức có cảm giác ngọt, mềm, ăn an toàn.

Mùa măng mọc trong mâm cơm của mỗi nếp nhà ngày đó đều có những món ăn được chế biến từ măng. Ảnh: ÁNH NGUYỆT

Gỏi thịt heo trộn lá hẹ

Món gỏi thịt heo trộn lá hẹ nghe có vẻ lạ với nhiều người, nhưng ở Lý Sơn đây là món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ người dân trên đất đảo.

Nhớ hồi còn đi học ở TP.Hồ Chí Minh, tôi chế biến món gỏi thịt heo trộn lá hẹ để các bạn cùng phòng trọ thưởng thức, cũng là cách để giới thiệu món ăn riêng có ở xứ đảo quê mình. Hồi đó, bạn tôi ở Trảng Bom (Đồng Nai) về quê lên đem cho miếng thịt heo ba chỉ. Phòng trọ có 6 người, ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đều là sinh viên. Nhìn miếng thịt ngon, chúng tôi phân vân không biết chế biến thế nào cho giống món thịt kho mà chúng tôi thường ăn trong căng tin của trường. Tôi chợt nhớ món gỏi thịt heo trộn lá hẹ ở quê mình nên xung phong nấu ăn cho cả phòng. Các bạn hỏi nấu món gì? Tôi bảo: Bí mật, khi nào ăn thì biết!

Món gỏi thịt heo trộn lá hẹ nghe có vẻ lạ với nhiều người, nhưng ở Lý Sơn đây là món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ người dân trên đất đảo.

Gỏi thịt gà trộn rau càng cua

Rau càng cua là loại cây mọc tự nhiên, rất bổ dưỡng. Rau có vị chua nhẹ, giòn nên phù hợp để làm các món gỏi. Mẹ tôi thường làm món gỏi thịt gà trộn rau càng cua để cả nhà thưởng thức trong những khi cả gia đình sum họp.

Rau càng cua ưa đất ẩm nên sau những trận mưa dông, chỉ cần mang rổ ra vườn chừng vài phút là đã hái được một mớ rau xanh mướt. Theo lời mẹ dặn, tôi chỉ hái những cọng rau ít bông vì rau còn non, không bị đắng. Rau càng cua dùng để trộn gỏi cần lặt bỏ bông, rửa sạch. Gà để trộn gỏi ngon nhất là gà thả vườn, chắc thịt, thơm ngon. Sau khi gà được làm sạch, luộc chín, vớt ra dĩa để nguội, rồi xé thành từng miếng vừa ăn. Còn nước luộc thịt gà thì mẹ tôi thường cho gạo vào để nấu cháo, ăn cùng gỏi trộn.

Những món ăn ngon từ cá cơm

Cá cơm tuy nhỏ nhưng có thể chế biến thành nhiều món. Cá cơm ngọt thịt, thơm dịu, đậm đà, kho nấu món gì cũng ngon. Từ đặc điểm này, có thể ví von rằng cá cơm là “hợp khúc” mà khúc nào cũng đậm đà tròn vị.

Đầu tiên là món cá cơm kho mặn. Món này rất dễ chế biến. Chỉ cần ướp cá cơm tươi với vài muỗng nước mắm, đường, tiêu... Để vài chục phút cho cá cứng thì bắc lên bếp, để lửa nhỏ, chờ cá sôi vài dạo cho nước cạn ở mức xăm xắp là xong. Trước khi ăn rắc tí tiêu bột. Cơm trắng mà ăn với cá cơm kho mặn thì hết chê. Nhớ hồi nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, chạy đi chơi, sau đó về lục nồi. Cá hết nhưng chỉ cần chút nước cá cơm kho thôi là mừng rồi. Xúc đầy tô bưng ra hè ngồi “đánh chén”. Chỉ vài muỗng nước cá cơm thôi mà có thể đánh bay cả một tô cơm nguội.

Hấp dẫn cá cơm kho nghệ. Ảnh: C.Duyên

28 thg 7, 2023

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Dinh Thầy Thím

Thị xã La Gi - một vùng đất ở cực Nam Trung bộ luôn là một địa điểm thu hút khách du lịch bởi những bãi biển đẹp hoang sơ, những di tích văn hóa, lịch sử truyền thống mang tính giáo dục đạo đức, hay những lễ hội tín ngưỡng đậm nét nhân văn...

Điểm nhấn cho bức tranh du lịch ở La Gi ngày thêm sinh động đặc biệt phải kể đến đó là Lễ hội Văn hóa - Du lịch Dinh Thầy Thím được diễn ra vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Ngôi chùa bên đồi Trinh Nữ

Chiếc xe 16 chỗ ngồi dừng bánh, đoàn khách du lịch trên xe bước xuống, mắt dõi theo hướng bàu Trắng và đồi cát Trinh Nữ. Cô hướng dẫn viên hỏi: “Bây giờ ta đi chùa trước hay leo đồi cát? Một người trong đoàn lên tiếng: - Lên đồi cát trước để khỏi nắng, sau đó về chùa Bình Nhơn bái Phật.


Từ trên cao nhìn xuống, chùa Bình Nhơn nằm trên đụn cát giữa 2 hồ nước ngọt bàu Ông và bàu Bà (xã Hòa Thắng – Bắc Bình), xung quanh là ao sen, vườn thanh long ngút ngàn. Anh Lê Hữu Vinh - một du khách từ thành phố Đà Lạt đến tham quan, ngắm cảnh bàu Trắng ngày cuối tuần chia sẻ: “Lần đầu tôi đến đồi cát Trinh Nữ, bàu Ông, bàu Bà và viếng cảnh chùa Bình Nhơn. Thắng cảnh ở đây tuyệt đẹp. Theo giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch chúng tôi đến chùa Bình Nhơn thắp hương bái Phật trước, cầu mong mọi sự bình yên trong cuộc sống; sau đó mới thuê xe đặc chủng lên đỉnh đồi Trinh Nữ ngắm cảnh đẹp Hòa Thắng và hứng làn gió từ đại dương thổi vào…”.

Vẻ đẹp thảm rêu xanh ở Hòn Đỏ - Mỹ Hiệp

Thích nhất cho một chuyến đi chơi ở Hòn Đỏ là mỗi chiều hoàng hôn xuống cùng bạn bè ngồi ngắm những chiếc tàu rời cảng vươn khơi đánh bắt. Khuya đến thì sum vầy bên bạn bè đốt lửa trại, nướng BBQ, cùng ăn, cùng hát, cùng cười, cùng ngắm sao trời bình yên. Và sau giấc ngủ dài, bình minh lên, anh - em lại cùng nhau nắm tay dạo bước trên những thảm rêu xanh mềm mại. Dang tay, ngửa mặt đón những tia nắng đầu tiên nơi không ai biết đến …

Du lịch Bắc Bình: Kỳ vọng từ… văn hóa, biển, cát

Bắc Bình là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là thế mạnh đặc trưng về văn hóa, biển, cát. Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút được 31 dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch, với tổng vốn đăng ký hơn 6.875 tỷ đồng.


So các địa phương khác trong tỉnh, Bắc Bình sở hữu khá nhiều di tích văn hóa. Trong đó có 5 di tích văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia, gồm: Đình Xuân An, Đình Xuân Hội (Chợ Lầu), Đình Đông An (Phan Rí Thành), Đền PôNít (Phan Hiệp) và Đền PôKlong MơNai (Lương Sơn, Phan Thanh)... Ngoài ra trên địa bàn còn có di tích danh lam thắng cảnh Bàu Trắng (Hòa Thắng) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích quốc gia.

Đập tràn Măng Tố: Điểm du lịch mới ở Tánh Linh

Dòng nước trong vắt, nhẹ nhàng mơn man khiến người đến đây như trút bỏ được những muộn phiền lo toan trong cuộc sống… Đó là cảm giác mà nhiều người muốn tìm đến với đập tràn Măng Tố…

Đập tràn Măng Tố - điểm du lịch sinh thái mới ở Tánh Linh.

Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế mà còn khiến nhiều người bị ảnh hưởng về mặt tinh thần, bởi thiếu sự sinh hoạt cộng đồng hoặc những chuyến du lịch cùng anh em, bạn bè hay đồng nghiệp. Ở vùng bắc sông Tánh Linh nằm thượng nguồn con suối Đá, đập tràn Măng Tố được xây dựng cách đây khoảng 5 năm với chức năng để giữ nước tưới trong khu vực, đồng thời ngăn chặn việc xói lở dưới dòng hạ lưu con suối. Tuy nhiên, gần đây đập tràn Măng Tố lại có thêm chức năng là… điểm du lịch sinh thái cho bà con trong vùng.

Dạo chơi trên hồ Hàm Thuận

Lên Đa Mi thường xuyên nhưng chỉ đi những vườn cây ăn trái, đi dạo vòng vòng xung quanh hồ Hàm Thuận - Đa Mi. Lần này được thổ địa ở đó biệt danh là Chung Đa Mi dẫn đi khám phá lòng hồ mới thấy thật tuyệt.

Từ Phan Thiết lên theo đường Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ đi thẳng là đến Đa Mi thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Con đường được trải nhựa rất dễ đi, uốn lượn 2 bên là những nương bắp, vườn trái cây, rừng núi xanh rờn… 

Khám phá bãi biển La Gi

Thị xã La Gi nằm cách TP. Phan Thiết khoảng 63 km và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 150 km về phía tây. Thị xã nổi bật với những bãi biển xanh ngát êm đềm, những đồi cát trắng mịn còn hoang sơ. Các bãi biển ở La Gi đã trở thành một điểm đến thú vị, thu hút đông đảo du khách muốn cảm nhận sự bình yên, trốn khỏi những ồn ào, xô bồ của cuộc sống.

Biển La Gi vốn được ví von như “nàng đào” mới nổi, đẹp và hoang sơ hút hồn du khách. Dưới đây là 4 bãi biển xinh đẹp mà nếu bạn ghé thăm thị xã La Gi thì không nên bỏ qua
.

Khu du lịch biển Cam Bình, La Gi. Ảnh: N. Lân

Ngôi đền trên ngọn núi vua Quang Trung chọn xây kinh đô

Với địa thế đất tứ linh, núi Dũng Quyết ở TP Vinh từng là nơi vua Quang Trung xây kinh đô, nay đền thờ ông tại đây thu hút nhiều khách đến vãn cảnh, chiêm bái.


Đền thờ vua Quang Trung tọa lạc trên núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, TP Vinh. Núi có 4 chi gồm: long thủ (đầu rồng), phượng dực (cánh phượng), quy bôi (cồn rùa) và kỳ lân, hội tụ đủ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng.

26 thg 7, 2023

Chùa Vĩnh Nghiêm - trường đại học Phật giáo đầu tiên

Chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã được thư tịch và tư liệu cổ ghi nhận là một danh lam cổ tự đứng đầu thiên hạ. Giữ vị trí địa lý tâm linh quan trọng nên chùa Vĩnh Nghiêm trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trên hành trình về với kinh đô của đất thiêng Yên Tử.

Ngày 23/9/2014, Website của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã đăng tải Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản thế giới. Theo đó, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong 6 điểm thuộc 3 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang) được lựa chọn để lập hồ sơ. Căn cứ vào thư tịch cổ cho biết, ngôi chùa được xây dựng thời Lý (thế kỷ XI) có tên gọi là Chúc Thánh. Đến thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), chùa được mở mang, tôn tạo và đổi tên là chùa Vĩnh Nghiêm.

“Cư trần lạc đạo phú” - Áng văn Nôm mang tinh thần Phật giáo Trúc Lâm

Tháng 5/2012, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với giá trị lớn lao của kho mộc bản, nhiều nhà nghiên cứu Hán-Nôm và những người yêu mến Thiền phái Trúc Lâm, những người làm công tác nghiên cứu đã dày công lược thuật toàn bộ kho mộc bản.

Qua nghiên cứu cho thấy, kho mộc bản gồm hai loại kinh, sách chính: Loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại bằng ngôn ngữ Hán - Nôm. Những tác phẩm này đa phần chứa đựng nội dung cốt lõi của tư tưởng nhân văn Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nguồn di sản tư liệu phong phú, đa lĩnh vực giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cơ sở phát triển của Thiền học Trúc Lâm Yên Tử, lịch sử Phật giáo Việt Nam, văn hóa, giáo dục, văn học, ngôn ngữ học, sinh thái môi trường, tâm linh học, lịch sử nghề khắc in mộc bản, nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền, y học, cùng các lĩnh vực khác thuộc về khoa học xã hội của Việt Nam từ đầu thế kỷ XIII đến những năm đầu thế kỷ XX.

Đi cấy trên nương miền biên viễn xứ Thanh

Vào vụ cấy lúa mùa, trên khắp những cung ruộng bậc thang miền biên viễn huyện Mường Lát, đồng bào nơi đây lại nô nức tay cày, tay cuốc ra đồng, với mong ước có một mùa màng bội thu.

Khi những cơn mưa rào đổ nước xuống những thửa ruộng bậc thang, thì cũng là thời điểm đồng bào vùng cao huyện Mường Lát bước vào vụ cấy lúa mới.

Mùa 'hoa' san hô Hòn Yến

Quần thể Hòn Yến là danh thắng có giá trị tự nhiên từ địa chất đến hệ động thực vật, đa dạng sinh học. Danh lam thắng cảnh kỳ vĩ và nguyên sơ bên bờ biển xã An Hòa Hải (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được tạo thành bởi: Hòn Yến, Hòn Đụn (Hòn Sắt), Bàn Than, Gành Yến, Hòn Choi, Vũng Choi. Trong đó, Hòn Yến là điểm nhấn nổi bật của quần thể thắng cảnh này, đặc biệt là những rạn san hô độc đáo.

Mời bạn đọc cùng Đà Nẵng cuối tuần ngắm nhìn những bông hoa của biển đầy độc đáo qua góc máy của tác giả Mộc Nhiên (Đà Nẵng).

Hình thành trên trầm tích của núi lửa, san hô ở Hòn Yến mang vẻ đẹp khác biệt so với một số loại san hô phân bố ở các vùng biển nước sâu thuộc các địa phương khác.

Rộn ràng mùa buôn trái cây núi Cấm

Khi những cơn mưa già nặng hạt trút xuống núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái cũng là thời điểm các chủ vựa dưới chân núi tranh thủ thu mua trái cây của nhà vườn...

Mùa này, trái cây đặc hữu trên đỉnh núi Cấm khá phong phú, như: Bơ sáp, sầu riêng, dâu xanh, dâu vàng, mãng cầu núi, hồng quân… Những năm qua, dưới chân núi Cấm luôn là địa chỉ gặp gỡ, mua bán giữa nhà vườn và chủ vựa trái cây thật rộn ràng.

25 thg 7, 2023

Có một phố Hàng rất khác

Không cứ người Hà Nội mà bất kỳ ai đặt chân tới thủ đô, đều xem 36 phố phường như một biểu tượng văn hóa giúp nhận chân bản sắc đô thị. Những con phố mang tên “Hàng” ngay lập tức khiến người ta liên tưởng tới ngành nghề thủ công hay mặt hàng mà chúng gắn liền. Tuy nhiên, có một biệt lệ: phố Hàng Bè.

Tên người Pháp dành cho phố Hàng Bè là Rue des Radeaux, tức phố của những chiếc bè. Khác với những phố Hàng khác, tên gọi của phố Hàng Bè không phản ánh loại hàng hóa đặc trưng của nó. Con phố này được đặt tên dựa trên vị trí đặc thù và loại phương tiện di chuyển gắn với cư dân địa phương. Để thử lý giải sự khác biệt này, ta cần “theo bè” ngược dòng lịch sử.

Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.

Đền bà Chúa Thác Bờ - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Những ngày tháng Giêng, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước nô nức hành hương, chiếm bái tại đền bà Chúa Thác Bờ, thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Trong trạng thái bình thường mới, ngôi đền nổi tiếng linh thiêng này là điểm đến thu hút khách trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du khách hành hương, vãn cảnh tại điểm đến du lịch tâm linh đền bà Chúa Thác Bờ.

Tương truyền, đền bà Chúa Thác Bờ thờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao. Dước thời vua Lê Lợi, hai bà đã có công giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn. Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng. Nhân dân biết ơn nên lập đền thờ hai bà nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khỏi nguy hiểm khi đi qua dòng nước.

Dấu vàng son một vùng ghềnh thác

Cảm thức về thiên nhiên hùng vĩ vốn đậm đặc trong cổ thi hay tranh thủy mặc Á Đông. Một điều đáng kể là vào giai đoạn tiếp biến văn hóa phương Tây trong thời Pháp thuộc, các sản phẩm và thực hành văn hóa vẫn kế thừa cảm thức này. Núi rừng, sơn cước hay sông suối ghềnh thác chiếm một vị trí nổi bật trong các tác phẩm văn học, mỹ thuật, đặc biệt trong tranh của các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Chợ Bờ, thác Bờ, Đà giang… là một khu vực như vậy.

Hai bức tranh sơn mài nổi tiếng của Nguyễn Văn Tỵ và Phạm Hậu gần đây được đấu giá rất cao tại một số sàn quốc tế có chung một đề tài về phong cảnh thác Bờ.

Trước khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành, tạo ra vùng hồ sông Đà ngập toàn bộ vùng ghềnh thác Bờ, khu vực này đã nổi tiếng hiểm trở với các luồng nước xoáy giữa các ghềnh đá lởm chởm. Trong tín ngưỡng dân gian, nơi đây đã đi vào hệ thống đạo Mẫu với đền thờ bà Chúa thác Bờ cùng bài hát văn trong giá hầu đồng Chầu đệ Tam. Bỏ qua yếu tố nghi lễ, lời văn tô đậm vẻ khác thường của cảnh thác Bờ:

Lô xô đá mọc đầu nguồn
Thiên nhiên khéo tạc trên luồng chơi vơi
Cảnh thác Bờ là nơi thắng tích
Lập ngôi đền thờ thanh lịch biết bao
Sông Đà nước chảy rì rào
Sau đền đá mọc thấp cao mấy tầng
(hát văn bà Chúa thác Bờ)

Cư xá ở Phú Nhuận

Xã Phú Nhuận tuy nhỏ nhưng có lẽ ở thập niên 1950 - 1960 còn nhiều đất trống nên có nhiều cơ quan nhà nước hoặc công ty tư nhân lập nên những cư xá bán trả góp.

Xã Phú Nhuận tuy nhỏ nhưng có lẽ ở khoảng thập niên 1950 - 1960 còn nhiều đất trống nên có nhiều cơ quan nhà nước hoặc công ty tư nhân lập nên những cư xá bán trả góp.

Được sống ở cư xá trước năm 1975 thường là giới công chức hay viên chức của các công ty tư nhân, những người có thu nhập ổn định nên có thể mua trả góp một căn, dưới trệt hay trên lầu. Một căn nhà trong cư xá thường nhỏ (trừ khi chủ nhân có khả năng mua hai căn liền nhau), nhưng cư dân trong đó được sống ở một nơi khá sạch sẽ so với nhà dưới mặt đất trong ngõ hẻm quanh co lúc đó chưa được tráng nhựa, mưa ngập nước và nắng thì tung bụi (là chuyện hồi thập niên 1960, 1970… bây giờ đã khác).

Tôi có viết vài cảm nghĩ về những cư xá được xây dựng ở Sài Gòn thập niên 1960: “Cư xá dịp Tết vui hơn ngày thường. Nhìn từ tầng này thấy tầng kia có người đi chợ về với giỏ đầy trái cây, lạp xưởng, bó hoa bày bàn thờ. Lác đác có người bưng lên mấy chậu bông thược dược, mãn đình hồng mà mặt mày tươi rói. Đêm Giao thừa, nhà dưới trệt bày bàn cúng ngoài trời, nhà trên lầu bày bàn ra hành lang tạo cảnh ánh sáng lung linh giữa trời đêm. Đám con nít mang pháo xuống đốt dưới sân, nhiều người đứng tựa hành lang ngó xuống ngửi mùi pháo trong hơi lạnh. Ngày cuối tuần, đám con trai đứng tựa ban công, ngắm mấy các cô là khách vào cư xá, cô nào cũng diện đẹp hết sẩy, đánh má hồng thoa son” (Trích Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm – cùng tác giả).

Cơm hến từ món của dân nghèo xứ Huế đến đặc sản tiến vua

Cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã trước khi trở thành vật phẩm cung đình, nay món cơm là đặc sản trứ danh của Huế.

Nếu từng một lần đến Huế, có lẽ hiếm du khách nào chưa nghe đến cơm hến - đặc sản hớp hồn thực khách bởi hương vị thanh đạm nhưng vô cùng đậm đà.

Thuở xưa, cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã nhà nghèo, trước khi trở thành đặc sản dâng các vị vua triều Nguyễn. Còn ngày nay, cơm hến đã trở thành điểm sáng trên tấm bản đồ ẩm thực cố đô.

Theo người dân xứ Huế kể lại, cơm hến có nguồn gốc từ hơn 200 năm trước. Một ngày nọ, gia đình nghèo khó của người đàn bà họ Huỳnh chẳng bắt được chút tôm cá nào, nên đành ăn cơm nguội với hến. Nhờ cái lần "ăn cho qua bữa" của gia đình ấy, tiếng lành đồn xa, cơm hến trở thành món ăn người dân Huế yêu thích.

Đến Quảng Ninh nhất định phải thử bún cù kỳ trứ danh

Bún cù kỳ dân dã mà lạ miệng rất được lòng du khách thập phương mỗi dịp ghé vùng đất biển Quảng Ninh xinh đẹp.

Có lẽ cái tên cù kỳ còn xa lạ với nhiều thực khách. Cù kỳ còn có nhiều tên gọi khác như con cua sấm, cua đá, con cùm cùm... Tương truyền, cù kỳ đã cắp người thì chỉ nhả ra khi nào có một tiếng sấm vang lên, do đó nó còn có tên là cua sấm. Thực tế, loài cua này khá lì lợm, sẽ dùng hai chiếc càng to khỏe cắp chặt đối phương đến khi thấy an toàn mới nhả ra.

Cù kỳ có mai màu nâu, mắt màu xanh lá. Chúng thường ăn các loại phù du, giáp xác nhỏ. Phần càng của cù kỳ khá lớn và nhiều thịt, phần thân xốp hầu như không có thịt. Thịt cù kỳ không ngọt như cua nhưng ngon hơn ghẹ, giá rẻ nên được ưa chuộng.

Con cù kỳ có phần càng to và chắc thịt. Ảnh: Hungda/Creative Commons

24 thg 7, 2023

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Từ 5-6h sáng những người dân (chủ yếu là người Thái, Khơ Mú) ở các xã Mường Ải, Hữu Kiệm và Na Ngoi đã được các hộ người Mông thuê lên rẫy để đào và "bế" gừng xuống núi. Ảnh: Khánh Ly - Thanh Nga

Chợ cá Kim Đôi...

Chợ cá làng tôi còn gọi là chợ cá Kim Đôi. Kim Đôi là tên làng ngày xưa, bây giờ là xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Ngư dân Thạch Kim (Lộc Hà) phân loại sản phẩm sau khi đi khai thác về bờ.

Kim Đôi cũng có nghĩa là gò vàng. Cái gò vàng như mũi chân cái nhô ra màu cát vàng vốn là nơi có cửa sông chảy ra biển, gọi là Cửa Sót. Nơi đây giờ thành cảng cá Cửa Sót, cảng cá lớn nhất tỉnh được xây dựng khá khang trang gồm các dãy ki-ốt bán hàng, đại lý xăng dầu cùng một diện tích khá rộng để các loại xe đậu và người dân họp chợ cá, bán buôn rộn ràng, nhộn nhịp.

“Cổng trời” ở Châu Lăng

Đó là cách ví von của giới trẻ, khi đứng trước những chiếc cổng chùa Khmer Nam Bộ in hằn dấu tích thời gian. Ở An Giang, nơi nào đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nơi đó sẽ xuất hiện những chiếc “cổng trời” lớn nhỏ. Riêng tại xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn), nhiều “cổng trời” nổi tiếng vì độ hòa hợp với đất trời Bảy Núi.

Cổng chùa Koh Kas là địa điểm “check-in”được yêu thích nhất, là nơi đầu tiên được gắn với tên “cổng trời”. Thông thường, cổng sẽ cách chùa một quãng, đủ dài để khám phá khuôn viên quanh chùa, nhưng cũng đủ ngắn để bước chân chưa kịp mỏi. Đằng này, từ cổng, phải chạy xe hơn nửa cây số, men theo con đường dân sinh quanh co xuyên qua ruộng lúa xanh ngắt mới đến chùa.

Nhãn tím ở xứ lụa Tân Châu

Những chùm nhãn tím ngả màu đỏ trông rất bắt mắt đang được ưa chuộng trên thị trường. Vài nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) nhanh chóng “bắt kịp xu hướng”, đưa nông sản mới lạ này đến với người tiêu dùng.

Giống nhãn này được nông dân 2 xã Tân Thạnh và Vĩnh Hòa mua từ tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai về, rồi nhân rộng cùng với các loại nhãn khác. Màu sắc nổi bật của nhãn tím càng trở nên ấn tượng hơn khi trồng cạnh loại nhãn có màu vàng thông thường.

Mùa “kết mật” ở Bảy Núi

Mùa này, ở Bảy Núi trăm hoa đua nở. Những chú ong thợ cần mẫn đua nhau xây tổ, tìm hoa rừng hút mật ngọt dự trữ. Tôi đã tận mắt bắt gặp những tổ ong “khủng” treo lơ lửng trên nhánh cây cổ thụ...

Anh Sớt, người dân sống lâu năm trên núi Cấm cho hay, thường loài ong mật xây tổ trên những cây cổ thụ cao, kín đáo, không có người qua lại.

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương: nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc xứ Huế

Nằm trong căn nhà vườn Lan Viên cố tích (số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của GS.TS Thái Kim Lan là một bảo tàng đặc biệt sưu tầm và trưng bày gần 5.000 hiện vật gốm cổ được trục vớt từ đáy sông Hương có niên đại từ thời thời tiền Sa Huỳnh (cách nay khoảng 2.500 – 3.000 năm). Đây cũng là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam chỉ trưng bày những hiện vật gốm cổ được tìm thấy từ một dòng sông.

22 thg 7, 2023

Về Phan Thiết, nhất định phải ghé Suối Tiên

Nếu Bình Dương có Suối Đờn, Phú Quốc có Suối Tranh, Suối Đá Bàn, Đồng Nai có Suối Mơ... thì Suối Tiên ở Phan Thiết cũng được mệnh danh là một trong những con suối đẹp nhất nước.

Nằm cách TP. Phan Thiết khoảng 16 km, Suối Tiên nằm vắt ngang con đường Huỳnh Thúc Kháng - con đường huyết mạch dẫn đến khu du lịch nổi tiếng Hàm Tiến - Mũi Né. Có du khách đã ghé đây nhiều lần, nhưng lần nào cũng có cảm giác mới lạ vì được hòa mình vào thiên nhiên trong lành và tản bộ trong dòng nước mát lạnh. Được mệnh danh là con suối có 1 không 2 Việt Nam, vì Suối Tiên chỉ là một khe nước nhỏ chảy khuất sau những đồi cát đỏ vàng, các nguồn nước mạch nhỉ trong lòng các động cát quanh năm tuôn trào tạo nên dòng suối hiền hòa, lững lờ chảy về hướng biển, lượn quanh những nhũ đất cát pha sét nhiều màu đặc trưng, chứ du khách không được tắm mình như những con suối ở các tỉnh, thành khác.

Cây cối xanh mát làm du khách không cảm thấy mệt dù đi bộ khá xa

“Săn” mây trên lòng hồ Hàm Thuận

Mây vờn trên đỉnh núi, mây vờn giữa đường đi… Nhưng thú vị nhất là mây cùng hơi nước và sương mai quyện vào nhau giữa lòng hồ Hàm Thuận vào sáng sớm để du khách có thể chạm tay vào. Cảm giác được “săn” mây giữa vùng trời Bình Thuận thật khó tả…

Thiên nhiên vốn ưu đãi cho mỗi vùng đất có đặc trưng riêng để đôi khi nét đặc trưng ấy trở thành lợi thế. Ví như trên vùng đất Bình Thuận, ở huyện Tuy Phong nắng và gió nhất tỉnh, thì cái nắng ấy giúp người dân trồng được cây nho có thương hiệu. Còn với gió thì các dự án phong điện. Ở Bắc Bình, giữa “sa mạc” cát thì có hồ Bàu Trắng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Với Tánh Linh giữa rừng núi bao la lại có Thác Bà thơ mộng… Riêng Hàm Thuận Bắc, vùng đất từ Đông Giang, La Dạ đến Đa Mi thì khí hậu lại ôn hòa ảnh hưởng thời tiết từ cao nguyên Di Linh nên nơi đây thường có mưa nhiều hơn những nơi khác. Nhất là khu vực xã Đa Mi, nhiệt độ luôn thấp hơn vùng kế cận 4 độ C nên tạo ra những điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch, đặc biệt là khách ở đô thị sau những ngày ở chốn đông người không khí ngột ngạt muốn tìm nơi yên tĩnh, không khí trong lành với núi rừng, biển hồ mênh mông sông nước thì Đa Mi là điểm đến lý tưởng…

Những đồi cát trắng ôm bờ biển xanh

Tuy Phong không chỉ nổi tiếng bởi du lịch tâm linh Chùa Hang hay bãi biển Cổ Thạch vào mùa rêu xanh, bãi đá bảy màu sắc độc đáo, cánh đồng quạt gió trải dài… mà giờ đây nhiều người biết đến những đồi cát trắng hoang sơ ôm bờ biển xanh.

Đồi cát Hòa Phú (Tuy Phong)

Uy nghi cụm di tích đình, đền, chùa Bảo Sài

Giữa lòng TP Hải Dương sôi động, đông đúc, cụm di tích đình, đền, chùa Bảo Sài (phường Phạm Ngũ Lão) vẫn giữ nét trầm mặc, uy nghi.

Tấm bia cổ ghi Quốc hiệu Đại Việt ở chùa Duyên Khánh

Tấm bia được nói đến mang tên “Tịnh lập Hậu Thần, Hậu Phật bi ký”, có niên đại vào năm 1704 dựng trước cửa chùa Duyên Khánh (thường gọi là chùa Toại An) thuộc xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.

Thác bản mặt trước và mặt sau tấm bia mang tên “Tịnh lập Hậu Thần, Hậu Phật bi ký” – ghi quốc hiệu Đại Việt đặt tại chùa Duyên Khánh được dập và đưa về Bảo tàng tỉnh để lưu giữ

Tiếng thơm Nguyễn Đức Sáu

Gần tròn 70 năm trôi qua, tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Sách, Chính trị viên Huyện đội, vẫn sáng mãi.

Phần mộ anh hùng Nguyễn Đức Sáu được xây dựng ở vị trí trang trọng trong nghĩa trang liệt sĩ xã Minh Tân (Nam Sách)

Quán ốc núp hẻm từng lên chương trình ẩm thực Mỹ

Quán ốc của bà Kim Phượng phục vụ vào giờ "chẳng giống ai" nhưng vẫn hút khách suốt 25 năm, từng xuất hiện trong series ẩm thực của Mỹ.

Đều đặn 9h hàng ngày, bà Phượng dọn hàng ra đầu hẻm trên đường Cô Bắc, quận 1, bán ốc các loại, "món chẳng mấy người ở Sài Gòn phục vụ vào buổi sáng".

Bà Phượng bắt đầu công việc hàng ngày từ 12h đêm, chạy xe xuống chợ đầu mối thủy hải sản Bình Điền, quận 8, để lựa các loại ốc bán cho ngày hôm sau. "Về nhà làm sạch, sơ chế một mạch đến 8h sáng, rồi dọn hàng bán luôn. Hôm nào đuối quá không thức đêm được thì tôi đành nghỉ bán", bà Phượng nói.

Bà Phượng, chủ quán ốc, đang chế biến món cho khách.

20 thg 7, 2023

Độc đáo nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông


Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là một kỹ thuật phổ biến và độc đáo của dân tộc Mông (H'Mông) ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Bằng bàn tay khéo léo cộng với trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ bản địa đã sử dụng sáp ong để tạo ra những hình ảnh hoa văn độc đáo nhằm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các sản phẩm truyền thống như túi xách, ví, khăn, trang phục quần áo...

Xã Chế Cu Nha, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái là nơi có nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm. Hầu hết người dân nơi đây mặc trang phục truyền thống được thêu bằng vải lanh với những hoa văn trang trí bằng phương pháp vẽ sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải. Trong tất cả các công đoạn đó thì phương pháp vẽ sáp ong luôn tạo nên sự độc đáo vì nó là đặc trưng riêng chỉ được truyền qua các thế hệ trong gia đình người Mông. Người Mông sử dụng sáp ong nóng chảy vẽ trên mặt vải nhằm che phủ những vị trí mong muốn của vải. Sau khi vẽ tấm vải sẽ được đem đi nhuộm và được luộc trong nước sôi. Trong quá trình luộc, sáp ong sẽ tan chảy trong nước sôi và để lộ ra những phần hoa văn. Vải có hình hoa văn được thêu thủ công thành nhiều sản phẩm khác nhau bán trên thị trường.

Hang Heo - bãi đá kỹ vĩ ở Nha Trang

Hang Heo là bãi đá tự nhiên, gai góc nằm cạnh bãi tắm hoang sơ, tách biệt khỏi thành phố ồn ào, gần đường chạy VnExpress Marathon Nha Trang.

Bãi đá nằm ở thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang. Từ trung tâm thành phố, du khách theo đường Phạm Văn Đồng, lên đèo Lương Sơn đến khi đổ xuống hết dốc cuối cùng là đến Hang Heo. Du khách, runner đến vào dịp VnExpress Marathon Marvelous Nha Trang ngày 13/8 có thể nhìn thấy bãi đã này từ đường chạy 42km, đoạn cuối đèo Lương Sơn.

Đi bộ vào bên trong khoảng 200 mét, du khách sẽ gặp bãi đá cong vòng theo bờ biển, dài gần cây số. Bên trái bãi đá là bãi tắm Lương Sơn, bên phải có những khối đá nhọn to sừng sững, kỳ ảo. Leo vào bên trong những khối đá này là Hang Heo. Bãi đá ở Hang Heo đã nghìn năm tuổi. Nắng, mưa, sóng, gió khiến bãi đá trở nên xù xì. Những khối đá ở đây đủ mọi hình dạng, kích thước, có khối sắc nhọn, có khối cong tròn. Nằm cạnh bãi biển xanh, những khối đá còn được nhiều loại thực vật họ cây leo bao phủ tạo nên khung cảnh hoang sơ, mộc mạc.

Bình minh tại Hang Heo. Ảnh: Sưu tầm

Quán cháo ấu tẩu gần 30 năm ở Hà Giang

Quán Mộc Miên gần 30 năm tuổi ở thị trấn Đồng Văn chuyên bán cháo ấu tẩu, món ăn làm từ một loại củ vốn có độc tính nếu chế biến không đúng cách.


Quán Mộc Miên nằm ở trung tâm thị trấn trên quốc lộ 4C, cách phố cổ Đồng Văn gần 1 km. Đây là một trong những hàng cháo ấu tẩu lâu năm và là địa chỉ ăn uống quen thuộc ở Đồng Văn. Cô chủ Mộc Miên đã bắt đầu bán hàng từ năm 1996. Quán không chỉ phục vụ người dân trong vùng mà còn cả khách du lịch khi dừng chân tại thị trấn. Vì cháo ấu tẩu là món ăn đêm, quán cũng chỉ mở cửa buổi tối từ 18h.

Ăn sáng như người Hải Phòng

Du khách có thể trải nghiệm bữa sáng với những món làm từ bánh đa, hải sản, mang đậm vị biển khi đến Hải Phòng.

Người Hải Phòng thường khởi đầu ngày mới với những món ăn quen thuộc, dân dã. Đó là bát bánh đa cua, bún cá cay nóng hổi, hay những chiếc bánh mỳ cay thơm ngon, nóng giòn. Dưới đây là những món ăn sáng quen thuộc, du khách có thể thử khi đến thành phố hoa phượng đỏ.

Bánh đa cua

Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi ẩm thực Hải Phòng. Món ăn này được làm từ những nguyên liệu đậm vị đồng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút.

Bát bánh đa cua có tôm, chả cá, chả lá lốt, rau ăn kèm. Ảnh: Bùi Thủy

Đồi Vạn Hoa - 'bảo tàng sống' 35.000 m² về thực vật năm châu

Du khách ví đồi Vạn Hoa tại VinWonders Nha Trang như "thư viện sống" với 5 nhà kính, 3 khu vườn mở ngoài trời, chăm sóc chục nghìn "kỳ hoa dị thảo" 5 châu.


Đồi Vạn Hoa (còn gọi World Garden) có diện tích 35.000 m², tọa lạc ở vị trí cao nhất khuôn viên VinWonder Nha Trang, đảo Hòn Tre. Nơi đây quy tụ hàng chục nghìn loài cây quý hiếm khắp năm châu, quy hoạch thành 5 nhà kính (khoảng 1.000 - 2.000 m² mỗi công trình) và ba vườn mở lộ thiên.

Khám phá vùng đất trên 'cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam'

Nằm trên cung đường ven biển được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam, thị xã Đông Hòa có cả đồng bằng, đồi, núi và biển, được ví như kiệt tác của xứ Nẫu.


Những năm gần đây, Phú Yên đã trở thành điểm đến hot trong dịp hè. Thị xã Đông Hòa nằm ở phía nam tỉnh Phú Yên là một thị xã mới được thành lập vào tháng 6/2020 trên toàn bộ diện tích của huyện Đông Hòa trước đây. Thị xã nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhưng sở hữu cả địa hình đồng bằng, đồi núi và biển.

19 thg 7, 2023

Nhà thờ Tân Triều

Có lẽ bạn đã từng ghé thăm Làng bưởi Tân Triều, hoặc ít ra đã từng nghe nói đến bưởi Tân Triều, một giống bưởi ngon nổi tiếng ở Biên Hoà. Thế nhưng nhà thờ Tân Triều thì chắc bạn ít hoặc chưa nghe nhắc đến.

Nhà thờ giáo xứ Tân Triều. Ảnh: PHN

Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, cách trung tâm TP. Biên Hoà khoảng 10 km về phía Bắc, thuộc huyện Vĩnh Cửu (tức là nói một cách chính xác về mặt địa lý hành chánh thì Tân Triều không phải ở Biên Hoà!). Du khách phương xa đến Biên Hoà thường ghé thăm khu du lịch sinh thái 
Làng Bưởi Tân Triều, hay còn được gọi là Vườn bưởi Năm Huệ.

Cá kình rào nấu khế chua mùa nóng

Cá kình rào nấu với khế chua không chỉ giải nhiệt ngày nắng nóng mà còn trị bệnh mất ngủ.

Vì sao cá kình được gọi là cá kình rào như người Huế hay gọi?

Rào là tên phá Tam Giang mà người địa phương hay gọi, hay rủ nhau đi tắm rào là ngày mà phá còn trong veo với trời mây không phải chia ô vuông nạo vét nuôi tôm, nuôi cua như bây giờ. Thế mới biết con cá kình rào là vậy, chứ mới nghe tưởng cá vào mùa nhảy rào rào vào lưới là không phải đâu.

Cá kình rào

Cận cảnh ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Thanh Hóa

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời đại, chùa Bụt ở xứ Thanh ngày nay đã được phục dựng lại bằng lối kiến trúc độc lạ đã trở thành điểm du lịch tâm linh níu chân du khách thập phương.

Chùa Bụt ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được biết đến là trầm tích văn hóa từ gần 1.000 năm trước được người dân lập một gian thờ Phật ngay cạnh gian thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành gắn liền với sự tích về một đại thần có tước vương làm việc trong phủ Liêu của triều Lý (dưới thời vua Lý Anh Tông, 1138 - 1175). Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Du xuân tại ngôi chùa tuyệt đẹp nơi cửa biển xứ Thanh

Những ngày Tết, chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách đến vãn cảnh, lễ chùa.

Là một trong những ngôi chùa mới được trùng tu, chùa Bụt nằm ở vị trí nơi cửa biển tuyệt đẹp với lối kiến trúc độc đáo.

Phục dựng Lễ mừng thọ của người M’nông tại Đắk Lắk

Lễ mừng thọ của người M’nông được tổ chức đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa; là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; thể hiện tình yêu thương, kính trọng người cao tuổi và lòng biết ơn của con cháu dành cho đấng sinh thành.

Lễ mừng thọ của người M’nông tại buôn Đung (xã Đắk Phơi). Ảnh: Báo Đắk Lắk

18 thg 7, 2023

K'pan: Ghế độc mộc độc đáo

K'pan là tên một chiếc ghế của người Ê đê. Chỉ là chiếc ghế thôi, nhưng đây là chiếc ghế hết sức độc đáo.

Về mặt tinh thần, đây là chiếc ghế cao quý, mà mỗi buôn làng chỉ 1 đến 2 gia đình được sở hữu. Họa hoằn lắm, nếu buôn làng rất sung túc, giàu có thì mới có 3 hoặc tối đa là 4 gia đình có có k'pan. Gia đình được phép có k'pan chẳng những phải là gia đình khá giả mà còn là gia đình có lòng hào hiệp, thường giúp đỡ người trong buôn.

Về mặt vật chất, k'pan là một chiếc ghế dài khoảng 15 met, rộng 65 - 85 cm, dày khoảng 7 - 8 cm, 2 đầu hơi uốn cong, được đẽo từ một thân gỗ duy nhất! K'pan chính là một chiếc ghê độc mộc. Thời nay khi cây rừng đã bị tàn phá, không dễ gì làm được một chiếc k'pan.

Chính vì k'pan quan trọng như vậy cho nên từ lúc xin phép được làm k'pan, chọn cây để làm k'pan, thi công làm k'pan trong rừng... người chủ k'pan đều phải trải qua những nghi lễ hết sức trịnh trọng. Đặc biệt là khi k'pan đã được làm xong, lễ rước k'pan từ rừng về nhà là một lễ hội lớn với những nghi thức trọng thể của cả buôn làng.

Lễ rước k'pan từ trong rừng về. Ảnh: Báo Công an TPHCM.

Ngôi nhà sàn hơn 130 năm tuổi của vua săn voi

Ngôi nhà sàn cổ của vua voi Y Thu Knul (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) là một điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách khi đặt chân tới Đắk Lắk.

Ngôi nhà sàn cổ hơn 130 năm tuổi ở Buôn Đôn (còn gọi Bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với khách du lịch. Ngôi nhà sàn cổ này của ông Y Thu K’nul (1828-1938), người đã khai phá và sáng lập ra Buôn Đôn cùng nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng.

Lên Lào Cai, thăm đền Mẫu Trịnh Tường

Đền Mẫu Trịnh Tường là nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn là Thánh Mẫu thứ hai trong tam tòa thánh Mẫu, cai quản nhạc phủ - tức là cai quản vùng rừng núi, trấn giữ vùng biên ải.

Một góc đền Mẫu Trịnh Tường.

Đền Mẫu Trịnh Tường được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Sau đó, bằng nguồn vốn xã hội hóa, UBND huyện Bát Xát đầu tư xây dựng, tôn tạo đền Mẫu Trịnh Tường trên diện tích 9.245 m², thuộc thôn Phố Mới I, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Cận cảnh nhà thờ đá Đạ Tông đậm bản sắc Tây Nguyên

Kiến trúc cơ bản của nhà thờ Đạ Tông là sự kết hợp hài hòa giữa nhà rông và nhà dài của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên như K’Ho, M’Nông… tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi giữa khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.

Nhà thờ đá Đạ Tông

Theo các già làng M’Nông, nhà thờ đá Đạ Tông được khởi công xây dựng vào năm 2007 và khánh thành năm 2009, trở thành nơi hành lễ của hàng vạn giáo dân ở xã Đạ Tông cùng các xã lân cận như Đạ M’Rông, Đạ Long thuộc huyện Đam Rông, Lâm Đồng.

Bà con Cầu Muối xưa ngưỡng mộ "đại ca" Hai Miên

Cầu Muối là một chiếc cầu gỗ xưa bắc ngang một con kênh (nay là đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.HCM) dẫn nước ngang qua kho muối thuộc Nhơn Hòa Xã.

Bảng tên Chợ Cầu Muối ghi rất rõ năm thành lập 1947 và năm tái thiết 1971, sau cơn cháy lớn thiêu rụi hết chợ - Ảnh: HỒ TƯỜNG